Một số vấn đề lí luận về phát triển hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường
lượt xem 5
download
Bài viết nhằm tìm hiểu tác động tích cực của hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc đến người học ở mọi lứa tuổi trong bối cảnh học đường. Đây là cách giúp vừa tối ưu hóa được thành tựu của người học và cũng giảm bớt các rối loạn tâm lí có liên quan đến bối cảnh học đường và quan trọng nhất là thúc đẩy việc xây dựng trường học hạnh phúc cho mọi người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề lí luận về phát triển hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠNH PHÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CHO NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỌC ĐƯỜNG Lê Nguyễn Anh Như1, Ngô Xuân Điệp1 Tóm tắt Thực tế quan sát cho thấy: Có nhiều người học khỏe mạnh nhưng lại xuất hiện các rối loạn tâm lí như lo âu, stress,… vì các nguyên nhân trong bối cảnh học đường, ví dụ như chương trình học dày đặc, nhiều áp lực thi cử,... Làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này và giúp phát triển tối ưu cho người học cả về kiến thức lẫn sức khỏe tinh thần? Bài viết này dựa trên phương pháp tra cứu tài liệu. Nó nhằm tìm hiểu tác động tích cực của hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc đến người học ở mọi lứa tuổi trong bối cảnh học đường. Đây là cách giúp vừa tối ưu hóa được thành tựu của người học và cũng giảm bớt các rối loạn tâm lí có liên quan đến bối cảnh học đường và quan trọng nhất là thúc đẩy việc xây dựng trường học hạnh phúc cho mọi người. Từ khóa: hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, bối cảnh học đường SOME THEORETICAL ISSUES ON INCREASING HAPPINESS AND WELLBEING FOR STUDENTS IN THE SCHOOL CONTEXT Abstract In fact, the observation shows that: There are many healthy learners but have psychological disorders such as anxiety, stress, etc… because of reasons in the school context, for example: hard curriculum, exam pressure, etc... How to improve this situation so as to provide learners with an optimal development in terms of knowledge and mental health? This article is based on literature research method. It aims to understand the positive impact of happiness and 1 Khoa Tâm lí học, Đại học KHXH &NV – ĐHQG-HCM. * Liên hệ: 541
- wellbeing on learners of all ages in the school context. This is the way to both optimize learners’ achievement and also reduce psychological disorders related to the school context and most importantly, to promote the building of a happy school for everyone. Keywords: happiness, wellbeing, school context I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các rối loạn chuyên biệt học tập liên quan đến khía cạnh nhận thức (các vấn đề về đọc, viết, tính toán,…) và phi nhận thức (các vấn đề về cảm xúc, hành vi, mối quan hệ,…) trong bối cảnh học đường là hiện trạng phổ biến và đáng chú ý. Trên thực tế, nhiều học sinh có chức năng nhận thức và sức khỏe tinh thần bình thường nhưng lại xuất hiện rối loạn tâm lí như lo âu, stress,… với nguyên nhân trực tiếp liên quan đến bối cảnh học đường em mà đang tham dự. UNICEF Việt Nam (2015) cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lí xã hội đều đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một số nguyên nhân được tổ chức này dẫn ra là do kì vọng, áp lực lớn từ gia đình và nhà trường về việc học tập tốt, chuẩn mực xã hội cũng như từ sự gia tăng tiếp xúc Internet. Đó là những nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe tâm lí xã hội. Thật vậy, theo thống kê của khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi tuần có khoảng 200 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi đến khám với các bệnh lí liên quan đến căng thẳng, chủ yếu là do áp lực học hành, các mối quan hệ với bạn bè kém chất lượng, ít thời gian vui chơi giải trí, bị bố mẹ la mắng, so sánh và áp đặt theo thành tích của các bạn học giỏi ở trường (Lê & cộng sự, 2018). Lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông có tỷ lệ chiếm khoảng từ 15-21%. Cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lo âu học đường là: những lo lắng, căng thẳng và áp lực trong vấn đề học tập và những ảnh hưởng khách quan từ mối quan hệ ứng xử của giáo viên khiến học sinh lo lắng, căng thẳng (Nguyễn, 2019)… Đây là một thực trạng đáng buồn và cần phải khắc phục. Câu hỏi đặt ra là, nền giáo dục như thế nào là hiệu quả? Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hạnh phúc (HP) làm người ta thông minh, không chỉ nhất thời mà còn lâu dài. Theo Klein (2014), tâm trạng ảnh hưởng đến khả năng tinh thần. 542
- HP và lí trí không loại trừ lẫn nhau. Sinh viên có thể cười và vui vẻ trong lớp học thì học dễ dàng hơn. Nhân viên thích thú với công việc của mình thì làm việc hiệu quả hơn. Não bộ vận hành bằng niềm vui. Theo Steptoe (2018), về mặt thể chất và sức khỏe, sự suy giảm HP không chỉ để lại hậu quả là sức khỏe kém mà còn là tác nhân tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Theo Walsh và Lyubomirsky (2018), HP có tương quan và thường đi trước thành công trong sự nghiệp cũng như việc tăng cường những cảm xúc tích cực dẫn đến cải thiện được kết quả tại nơi làm việc. Như vậy, HP và cảm xúc tích cực của cá nhân có liên quan đến sức khỏe, kết quả học tập lẫn hiệu quả làm việc. Trường học HP, nơi người học có thể cảm nhận được niềm vui là một giải pháp hiệu quả. Tại Việt Nam, đây là một vấn đề còn khá mới, chưa được chú trọng thực hiện. Do đó, nghiên cứu “Một số vấn đề lí luận về phát triển hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường” nhằm làm rõ tác động của HP đến người học và quá trình học tập trong bối cảnh học đường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu tổng quan tài liệu, chủ yếu sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu để góp phần làm sáng tỏ câu hỏi: HP và cảm nhận HP (CNHP) là gì? Nó có tác động như thế nào đến người học trong bối cảnh học đường? Có nên tập trung vào phát triển HP và CNHP cho người học trong bối cảnh học đường? Giả thuyết chúng tôi đưa ra là: HP và CNHP có tác động tích cực đến người học trong bối cảnh học đường nên nếu nền giáo dục tập trung vào nâng cao HP và CNHP cho người học thì sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là mô tả khái niệm về HP, CNHP, tác động tích cực của chúng lên người học trong bối cảnh học đường để góp phần phát triển nhà trường, lớp học và người học HP, có CNHP. Cách thực hiện của phương pháp này là tìm hiểu các thông tin chính thống, mang tính khoa học liên quan đến đề tài thông qua mọi kênh thông tin có thể như sách, báo, tạp chí, mạng internet,… có liên quan đến các từ khóa là “HP”, “CNHP”, “xây dựng trường học HP”,… Đề tài được tiến hành các bước sau: 543
- Bước 1: Thu thập thông tin; Bước 2: Phân tích, chọn lọc, tổng hợp thông tin; Bước 3: Hoàn thành nội dung nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc HP (happiness) và CHNP (well-being) là hai khái niệm có sự liên hệ vô cùng mật thiết. Đối với một số nhà nghiên cứu, đây là 2 khái niệm tương đồng. Nhưng với một số khác, 2 khái niệm này có sắc thái khác nhau (Bentea, 2019). Vào 400 năm trước Công nguyên, Aristotle là người đầu tiên nói đến HP – sản phẩm của một cuộc sống tốt đẹp, sự tổng kết của hành trình trọn vẹn, được duy trì cho đến cuối ngày của một người (“a complete life” – McMahon, 2004). Theo triết gia phương Đông cổ đại Trang Tử: “Trong trạng thái tự nhiên con người được hưởng tự do tuyệt đối và bình đẳng tuyệt đối. Con người phải có tự do tuyệt đối mới thuận theo tính tự nhiên của mình để được hưởng hạnh phúc” (Phạm, 2019). Với quan điểm Phật giáo, Thích Nhất Hạnh dạy rằng: “Không có một sự vật nào khi không được điều phục mà có thể đem lại nhiều đau khổ như tâm của chúng ta. Không có vật nào khi đã được điều phục và chế ngự mà lại có thể đem lại nhiều hạnh phúc như tâm của chúng ta” (Thích, 2020). Vào thời kì Khai Sáng (thế kỉ XVIII), HP là đạt được cuộc sống xứng đáng (Stearns, 2012). Từ năm 60 của thế kỉ XIX, chủ đề HP phát triển bùng nổ, đặc biệt trong tâm lí học tích cực (Positive Psychology). Nhà tâm lí học tích cực giống “nhà HP học”, mở ra cách mạng định hướng lại tâm lí học với đối tượng nghiên cứu và can thiệp chủ yếu là “sự hưng thịnh” (“flourishing”) của cá nhân. Seligman & cộng sựikszentmihályi có công khai sinh ra một trường phái mới này (Froh, 2004). Seligman cho rằng HP đích thực bắt nguồn từ ba tập hợp trải nghiệm chính trong cuộc sống, đó là trải nghiệm cảm giác dễ chịu thường xuyên 544
- (cuộc sống thoải mái – Pleasant Life), trải nghiệm mức độ dấn thân cao là các hoạt động thỏa mãn (cuộc sống dấn thân – Engaged Life), và trải nghiệm cảm giác kết nối với cái toàn thể lớn hơn (cuộc sống có ý nghĩa – Meaningful Life) (Sirgy & Wu, 2013). Csikszentmihalyi phát hiện HP đến từ trải nghiệm bên trong mà ông gọi là “flow” (tạm dịch: Dòng chảy). Con người rơi vào trạng thái flow khi tập trung cao độ trong công việc. Trạng thái flow hấp dẫn đến nỗi mọi người thường quên mất thời gian và kể cả vị trí chính xác của mình. Khi con người đạt được mục tiêu (ví dụ: hoàn thành trò chơi hoặc tác phẩm nghệ thuật…) thì dòng chảy sẽ dừng lại (Aronson & cộng sự, 2016). Nhìn chung, nghiên cứu về HP có lịch sử lâu dài, tiếp cận nhiều góc độ. Theo thời gian, các tác giả còn mở rộng thêm các khái niệm khác có liên quan như chất lượng cuộc sống, thịnh vượng,… Trong đó, CNHP là khái niệm quan trọng, hiện đang thịnh hành. CNHP được chia làm 2 loại chính là CNHP chủ quan và CNHP khách quan (objective wellbeing – OWB). CNHP chủ quan đề cập đến trải nghiệm cụ thể của một cá nhân trong cuộc sống của chính họ và có thể được đo lường thông qua các phương pháp tự báo cáo, chẳng hạn như thông qua khảo sát dân số. CNHP khách quan bao gồm một danh sách các chỉ số kinh tế hoặc xã hội có thể định lượng được – nó là lí thuyết về những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống do một học giả nghiên cứu ra (Eger & Maridal, 2015). Bài viết đầu tiên về chủ đề CNHP chủ quan là trong tác phẩm “Avowed Happiness” của tác giả Wilson (1967). Đến đầu thập niên 80, CNHP chủ quan trở thành lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Từ đó, nhiều công trình quan trọng đã được hình thành, đóng góp lớn cho khoa học về CNHP chủ quan (Miao, Koo, Oishi, 2013). Từ nửa sau của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của tâm lí học về CNHP (wellbeing psychology), lĩnh vực nghiên cứu CNHP gắn liền với việc phát triển các thang đo và khảo sát CNHP chủ quan (Stoll, 2014). CNHP chủ quan giúp phân biệt giữa các điều kiện khách quan trong cuộc sống của cá nhân và những đánh giá, cảm nhận chủ quan về chính cuộc sống của họ. Nhiều người tương đối giàu có, khỏe mạnh đang đau 545
- khổ nhưng nhiều người tương đối nghèo hoặc không khỏe mạnh lại cảm thấy cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ (Maddux, 2018). CNHP chủ quan bao hàm cả “nhận thức (cognition)” (thành phần đánh giá/phán xét) và “cảm nhận cảm xúc (affect)” (thành phần vui thích – đau buồn của CNHP). Cần lưu ý rằng: Về bản chất, việc đo lường mức độ HP theo cách trải nghiệm này là chủ quan, do đó trải nghiệm có thể có tác động khác nhau đến cảm xúc của từng người (Wheatley, 2017). CNHP chủ quan có xu hướng ổn định vừa phải theo thời gian, nhưng cũng thể hiện sự nhạy cảm với kinh nghiệm liên tục và hoàn cảnh thay đổi (Pavot & Diener, 2013). Có thể đánh giá CHNP dựa trên 3 thuyết chính, gồm: CNHP lượng giá (evaluative wellbeing – EWB), CNHP hưởng thụ (hedonic wellbeing – HWB) hoặc CNHP về mặt tình cảm (affective wellbeing – AWB) và CNHP bản chất (eudaimonic wellbeing – EWB). Trong đó, CNHP đánh giá (EWB) được định nghĩa là một đánh giá toàn cầu, có tính chiêm nghiệm, dài hạn, là trạng thái HP phản ánh cảm nhận của cá nhân về chất lượng cuộc sống – không phải tại một thời điểm nhất định mà là trong suốt cuộc đời. CNHP hưởng thụ HWB (hoặc còn được gọi là CNHP về mặt tình cảm) đề cập đến trạng thái HP hiện tại của một người và có khả năng là nhất thời, chóng tàn hơn, được đo lường bằng cảm nhận tình cảm tích cực hoặc tiêu cực mà cá nhân đang trải qua trong lúc này hoặc hàng ngày. CNHP về mặt tình cảm AWB là một thuật ngữ có thể được sử dụng thay thế cho CNHP hưởng thụ HWB để mô tả trạng thái HP hiện tại hoặc đã trải qua của một người. Vì sự hưởng thụ mang tính khoái lạc (hedonic) không phải là một từ khóa chính xác để mô tả trải nghiệm HP vì cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của một người ngay tại thời điểm đó không nhất thiết chỉ liên quan đến niềm vui (Eger & Maridal, 2015). Ngoài ra, CNHP bản chất EWB là cách tiếp cận đánh đồng HP với tiềm năng của con người, theo cách đó, cá nhân thấy HP khi được nhận ra ý nghĩa của cuộc đời và có hoạt động tối ưu trong cuộc sống (Negovan, 2010). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thừa nhận sự giống nhau giữa hai khái niệm HP và CNHP cũng như phân biệt 2 khái niệm này theo quan điểm của Seligman (2011): CNHP là một cấu trúc chứ không phải HP, là chủ đề của tâm lí học tích cực. Theo tác giả, CNHP bao gồm năm yếu tố có thể đo lường (PERMA), đó là: 546
- 1. Cảm xúc tích cực (Positive emotion): Con đường dẫn đến HP này mang tính hưởng thụ – làm tăng cảm xúc tích cực. Có thể gia tăng cảm xúc tích cực của cá nhân về quá khứ (ví dụ: nuôi dưỡng lòng biết ơn và sự tha thứ), về hiện tại (ví dụ: tận hưởng những thú vui thể chất và chánh niệm) và về tương lai (ví dụ: nuôi dưỡng hi vọng và lạc quan). Con đường này bị giới hạn bởi khả năng trải nghiệm những cảm xúc tích cực của cá nhân. 2. Dấn thân (Engagement): trải nghiệm “flow”, tập trung được hoàn toàn tập trung vào khoảnh khắc, nhận thức về bản thân, thời gian biến mất. Flow có thể được trải nghiệm trong nhiều hoạt động thực tiễn khác nhau, như trò chuyện hay công việc, chơi nhạc cụ, đọc sách, viết lách, đóng đồ nội thất, sửa xe đạp, làm vườn, tập luyện thể thao hoặc biểu diễn… 3. Các mối quan hệ (Relationships): Các mối quan hệ là nền tảng để có được HP. Nghiên cứu cho thấy hành động tử tế dành cho người khác làm gia tăng HP. Nó liên quan đến tình yêu, lòng trắc ẩn, đồng cảm, làm việc nhóm, hợp tác, hy sinh… của mỗi người. 4. Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose): Ý thức về ý nghĩa và mục đích có thể bắt nguồn từ việc thuộc về và phục vụ một cái gì đó lớn lao hơn bản thân, còn gọi là sứ mệnh. 5. Thành tựu (Accomplishment): Con người theo đuổi thành tích, năng lực, thành công và khả năng làm chủ trong nhiều lĩnh vực như học tập, công việc, thể thao, trò chơi, hoạt động nghệ thuật... vì lợi ích cá nhân ngay cả khi nó không nhất thiết phải dẫn đến cảm xúc tích cực, ý nghĩa, hoặc các mối quan hệ1. 3.2. Tầm quan trọng của phát triển hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường Trường học và các vấn đề trong bối cảnh học đường có tác động to lớn đến sự phát triển trọn vẹn của con người từ thể chất, cảm xúc, nhận thức cho đến hành vi. Trường học tích cực sẽ giúp nuôi dưỡng con người lành mạnh và ngược lại. Theo Miao và cộng sự (2013), Lyubomirsky và Nguồn: https://ppc.sas.upenn.edu 1 547
- cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp toàn diện trên 225 bài báo về ý nghĩa của HP. So với người kém HP hơn, những người HP có nhiều khả năng: kiếm được thu nhập cao hơn, có được các mối quan hệ lứa đôi hoặc hôn nhân thỏa mãn hơn và nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ các đồng nghiệp tại nơi làm việc. Ngoài ra, những người HP có nhiều khả năng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa HP và kết quả của nó không phải lúc nào cũng tuyến tính. Proctor và cộng sự (2009) nghiên cứu khảo sát các đặc điểm của thanh thiếu niên có mức độ hài lòng rất cao trong cuộc sống. Kết quả cho thấy nhóm thanh niên rất HP có điểm số trung bình cao hơn đáng kể trên tất cả các biến gồm trường học (sự hài lòng với nhà trường, khát vọng vọng học tập, thành tích học tập, thái độ với giáo dục), mối quan hệ liên cá nhân (quan hệ cha mẹ, quan hệ đồng đẳng, sự chấp nhận của xã hội (social acceptance)) và nội tại (ý nghĩa cuộc sống, lòng biết ơn, khát vọng, lòng tự trọng, HP, ảnh hưởng tích cực, lối sống lành mạnh). Thêm vào đó, các bạn này cũng có điểm số trung bình về trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực và căng thẳng xã hội thấp hơn đáng kể so với nhóm còn lại. Kết quả này phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Gilman và Huebner (2006). Antaramian (2017) tiến hành nghiên cứu để xem liệu mức độ hài lòng trong cuộc sống có liên quan đến thành công trong học tập ở cấp Đại học hay không. Kết quả chỉ ra rằng những sinh viên có mức độ hài lòng rất cao với cuộc sống có lợi thế đáng kể so với những nhóm khác (mức độ hài lòng trung bình và thấp) về kết quả học tập, bao gồm sự tham gia vào các hoạt động, hiệu quả tự học và thành tích đều cao hơn và giảm căng thẳng học tập. Những sinh viên hài lòng nhất cũng có điểm trung bình cao hơn. Bourner và Rospigliosi (2014) tìm câu trả lời cho vấn đề: Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học mới về HP là gì và nếu có, nó có liên quan gì đến Giáo dục đại học không? Các lập luận được trình bày trong bài nghiên cứu có thể được tóm tắt trong ba điểm chính: (1) nghiên cứu về HP là quan trọng để cải thiện tình trạng con người, (2) rằng nó là một phần quan trọng của sự tiến bộ của tri thức, và (3) nó có thể có tác động tích cực đến sinh viên, nhân viên và các bộ phận liên quan khác của trường Đại học. Các khóa học về tâm lí học tích cực sẽ phát triển như các môn tự chọn trong các trường Đại học. Năm 2011, tâm lí học tích cực là khóa học phổ 548
- biến nhất tại Đại học Harvard và cùng năm đó Harvard được xếp hạng là trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác động tích của HP và CNHP đến người học trong bối cảnh học đường. Trường học tập trung vào HP và CNHP của người học có thể là cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng cho mọi người. Ngược lại, bối cảnh học đường không phù hợp với chương trình dày đặc, căng thẳng thường xuyên; áp lực từ hệ thống khen thưởng dựa trên thành tích; bạo lực học đường giữa các cá nhân... có thể tạo ra các rối loạn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần của người học đang lành mạnh. 3.3. Phát triển hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường Trong nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa giáo dục đại học và ba thước đo riêng biệt của CNHP chủ quan: (1) đánh giá (evaluative), (2) hưởng thụ (hedonic) và (3) bản chất (eudaimonic), tác giả Nikolaev (2016) kiểm tra mối quan hệ giữa giáo dục đại học và sự thỏa mãn trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng báo cáo mức độ CNHP chủ quan cao hơn về mặt bản chất và hưởng thụ, tức là họ xem cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn và trải qua nhiều cảm xúc tích cực và ít tiêu cực hơn; (2) Người có trình độ học vấn cao hơn hài lòng với hầu hết các lĩnh vực cuộc sống (tài chính, cơ hội việc làm, khu vực lân cận, cộng đồng địa phương, con cái ở nhà) nhưng họ luôn báo cáo mức độ hài lòng thấp hơn với lượng thời gian rảnh rỗi mà họ có; (3) Hiệu quả tích cực của giáo dục đại học ngày càng tăng, nhưng với tốc độ giảm dần; CNHP chủ quan thu được từ việc lấy bằng sau đại học thấp hơn nhiều so với việc lấy bằng đại học. Theo Ruiu và Ruiu (2018), giáo dục có tác động tích cực đến thu nhập cá nhân. Người lao động có trình độ đại học và cao học có thu nhập trung bình cao hơn những người khác. Người có trình độ có vẻ HP hơn những lao động khác. Giáo dục thật sự có tác động tích cực đến HP. Omar và cộng sự (2013) nhận thấy HP của sinh viên bị lãng quên do quá chú trọng đến thành tích học tập, nên làm tăng mức độ căng thẳng, dẫn đến bỏ học, mất động lực học tập và cuối cùng là có thể bỏ cuộc. Các tác giả tiến hành nghiên cứu để xác định liệu động cơ học tập về học thuật có mối quan hệ nào với HP của sinh viên Bách khoa của ở Malaysia hay 549
- không. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ học tập dường như có ảnh hưởng đến HP của sinh viên. Các bạn có chiến lược học tập tích cực và sự tin tưởng vào năng lực bản thân (self-efficacy) càng cao thì càng HP, dẫn đến thành tích học tập tốt hơn trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có biến số nào là đáng kể cho HP, nhưng các mối quan hệ xã hội tốt là cần thiết (Diener & Seligman, 2002). Ratelle và cộng sự (2013) phát hiện: Những sinh viên nào được cha mẹ, bạn bè và người yêu hỗ trợ quyền tự chủ thì có mức CNHP chủ quan cao hơn. Do đó, các chương trình can thiệp nhằm hỗ trợ sinh viên đại học phát triển trọn vẹn, nâng cao CNHP nên nhắm vào các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của sinh viên. Việc giúp cha mẹ, bạn bè và người yêu của các sinh viên nhận thức tầm quan trọng của họ và huấn luyện cho họ cách phát huy quyền tự chủ của sinh viên cũng rất quan trọng (ví dụ: khuyến khích sinh viên tự đưa ra lựa chọn). Theo Proctor và cộng sự (2009): Nghiên cứu trên thanh thiếu niên HP và bất hạnh cho thấy ý nghĩa cuộc sống, lòng biết ơn, lòng tự trọng và ảnh hưởng tích cực được phát hiện có tác động đáng kể đến sự hài lòng trong cuộc sống đối với những thanh thiếu niên rất bất hạnh hơn là các bạn cùng trang lứa rất HP. Kết quả cũng cho thấy những thanh thiếu niên không HP được hưởng lợi nhiều nhất từ các can thiệp tập trung nhằm thúc đẩy những biến số có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ hài lòng trong cuộc sống của họ. Ví dụ: nghiên cứu đã chứng minh rằng các biện pháp can thiệp đơn giản, chẳng hạn như liệt kê và đếm hành động tử tế của chính mình trong 1 tuần hoặc tham gia các bài tập về lòng biết ơn, làm tăng lòng biết ơn, ảnh hưởng tích cực đến HP. Hơn nữa, nghiên cứu bổ sung chứng minh rằng tham gia các bài tập liên quan đến phát huy điểm mạnh cá nhân như viết ra ba điều tốt mỗi ngày và sử dụng điểm mạnh của chính mình theo cách mới mỗi ngày trong 1 tuần, giúp tăng cảm giác HP và giảm các triệu chứng trầm cảm trong tối đa 6 tháng. Nhìn chung, những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các ứng dụng trong giáo dục. Các kết quả đo lường về sức khỏe tâm lí của trí tuệ cảm xúc được chứng minh là yếu tố dự báo tốt nhất về mức độ hài lòng với cuộc sống và các yếu tố bảo vệ cá nhân. Lớp học là nơi hoàn hảo để phát triển trí tuệ cảm xúc, học hỏi các chiến lược hiệu quả để phát triển cá nhân và tăng cường HP và sức khỏe của người học. Mặt khác, rèn luyện trí tuệ cảm xúc có thể 550
- giúp phát triển chất lượng cuộc sống ở cấp độ cá nhân và cấp độ xã hội (Bustamante & cộng sự, 2015). Mertoğlu (2020) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định mức độ HP của trẻ em đang đi học từ lớp 3 đến lớp 12 và các biến số ảnh hưởng đến mức độ HP của trẻ cũng như đưa ra gợi ý cho những người có trách nhiệm giáo dục. Kết quả cho thấy: Cha mẹ và giáo viên có trách nhiệm lớn lao trong việc nuôi dạy những cá nhân HP. Các chủ đề khiến học sinh HP nhất là “Thích được ở bên cạnh những người khác”, “Tự tin”, “Vui vẻ”, “Cảm thấy trường học là một nơi an toàn”. Cảm thấy trường học là một nơi an toàn, vui vẻ và ở bên cạnh bạn bè có liên quan trực tiếp đến HP. Năm vấn đề hàng đầu khiến học sinh không HP: “Mệt mỏi”, “bối rối”, “bị đau đầu”, “lo lắng”, “khó chịu”. Thực tế là số lượng học sinh có các vấn đề này cao đến mức cần phải tập trung vào nguyên nhân của vấn đề này. Theo Clarke (2020), nghiên cứu gần đây tại Anh chỉ rõ nền văn hóa biểu diễn/thành tích (performativity cultures) có thể gây hại cho CNHP của học sinh. Trên bình diện quốc tế, các hệ thống giáo dục ngày càng cạnh tranh về chất lượng ở những nơi khác có khả năng mắc phải vấn đề tương tự. CNHP của trẻ em tại Anh suy giảm đáng kể trong thập kỷ qua. Chính sách gần đây về chương trình giảng dạy đã thay đổi để thúc đẩy CNHP của trẻ, nhưng có luận điểm đáng chú ý là CNHP được coi là trái ngược/đối nghịch với thành tích học tập của trẻ. Tác giả Sahlgren ngụ ý rằng các nhà hoạch định chính sách có một sự ‘đánh đổi’ không thể tránh khỏi giữa CNHP của trẻ và thành tích học tập của chúng. Tuy nhiên, tác giả Clarke lại lập luận rằng CNHP và thành tích của trẻ em có mối liên hệ tích cực với nhau. Mối quan hệ này không đơn giản và cần phải cẩn thận tách rời các thành phần hưởng thụ và bản chất của HP. Sự đánh đổi như vậy không chỉ có hại cho CNHP của các công dân tương lai, mà nó còn đánh giá thấp sức mạnh chuyển đổi của giáo dục để chuẩn bị cho trẻ em sống mãn nguyện. Khi đưa ra các chính sách khuyến nghị, các nhà nghiên cứu nên tránh suy nghĩ “tất cả hoặc không gì cả” khiến rơi vào tình trạng phân đôi sai lầm. Talebzadeh, Samkan (2011) cố gắng trình bày một mô hình khái niệm để tạo ra HP ở các trường tiểu học Iran mà thông qua nghiên cứu tổng quan tài liệu. Bốn yếu tố quan trọng là: các yếu tố thể chất, xã hội-tình cảm, cá nhân và hướng dẫn dạy học (instructional). Do đó, các cơ quan quản 551
- lí nhà trường cần phải điều chỉnh lại các chương trình học tập cũng chú ý giáo dục thể chất trong trường học. Mặt khác, thiền định và thiên nhiên có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội. Lợi ích của thiền định: Tăng kết nối với vỏ não trước trán, cải thiện khả năng ra quyết định, tăng cảm giác kết nối và đồng cảm, cải thiện các mối quan hệ, tăng mức BDNF (chất do gen tạo ra để bảo vệ não), cải thiện trí nhớ, giảm viêm, giảm cortisol (là hoạt chất gây stress), giảm căng thẳng, nâng cao khả năng sáng tạo, bồi dưỡng sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch, kiểm soát đường huyết tốt hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ, quan tâm nhiều hơn đến môi trường xung quanh. Thiên nhiên có tác dụng chữa lành và kết nối, đưa não bộ về trạng thái bình yên, hỗ trợ chức năng sinh lí của toàn bộ cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, thực sự thay đổi sóng não, thúc đẩy hành vi xã hội thích ứng, tính vị tha,… (Perlmutter, Perlmutter, 2021). Nói cách khác, chương trình giáo dục hướng tới HP và CNHP thật sự cần chú trọng đến 2 giải pháp hữu hiệu liên quan đến thiền định và thiên nhiên vì nhiều lợi ích mà chúng mang đến. IV. BÀN LUẬN Vấn đề rối loạn phi nhận thức liên quan đến sức khỏe tinh thần (lo âu, stress,…) mà nguyên nhân đến từ bối cảnh học đường là thực trạng nhức nhối của Việt Nam. Giáo dục nước ta có thể thực hiện tốt chức năng học thuật, dạy kiến thức nhưng cũng góp phần gây ra một số rối loạn phi nhận thức cho người học. Do đó, việc cải cách và thay đổi giáo dục là điều cần thiết để đảm bảo cả hiệu quả học thuật lẫn sứ tinh thần (HP, CNHP) của người học. Bởi lẽ các kết quả nghiên cứu nêu trên đã chứng minh được tác động tối ưu của HP và CNHP lên người học trong tất cả các lĩnh vực của học tập lẫn cuộc sống. Một điều đáng mừng, HP và CNHP có thể phát triển thông qua giáo dục và các chương trình can thiệp phù hợp. Có thể nói, một chương trình giáo dục tập trung vào HP, CNHP của người học lẫn người dạy là điều hoàn toàn khả thi. “Hiện tượng Phần Lan” đã là minh chứng cho điều này. Chỉ trong 2-3 thập niên ngắn ngủi, Phần Lan từ quốc gia lạc hậu, vươn lên thành nền giáo dục hàng đầu thế giới và trở thành hiện tượng mà tất cả đều muốn tìm hiểu. Ba điều kiện chính trong ngữ cảnh học tập của giáo dục Phần Lan là những điều kiện chung (Universal conditions), điều kiện khách 552
- quan (Objective conditions) và điều kiện lịch sử xã hội (Socio-historical conditions). Trong đó, những điều kiện chung đề cập đến các điều kiện thể chất và sinh học chung của con người, tình hình thực tế và các rủi ro ước tính tác động đến HP của người học trong quá trình học tập (Hautamäki & Kupiainen, 2014). Nghĩa là, giáo dục Phần Lan đặc biệt chú trọng đến nhu cầu và HP của học sinh. Ngoài ra, Phần Lan còn đề cao chính sách liên quan đến giáo viên: Ngành giáo dục được thiết lập dựa trên tinh thần trách nhiệm và giáo viên toàn quyền tự chủ trong lớp học; tương tác và phối hợp là nguyên tắc cốt lõi thứ hai và cuối cùng là giảm hết mức sức ép đối với giáo viên cũng như yêu cầu rất cao về chất lượng giáo viên (Lê, 2013). Tại Việt Nam, bắt đầu có cơ sở giáo dục đặt nền tảng trên HP như Trường Học HP – Huế, Học viện Eurasia (ELI). Từ năm 1999, Eurasia đã xây dựng 7 trường học và thành lập lớp học chuyên biệt tại Huế cũng như xây dựng và tài trợ nhiều trung tâm dạy nghề và viện dưỡng lão dành cho các cụ bà, góa bụa do chiến tranh. Năm 2018, Eurasia kỉ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam. Có thể nói rằng các hoạt động của Eurasia xoay quanh 3 trục chính: Quan tâm đến bản thân, quan tâm đến người khác, quan tâm đến thiên nhiên2. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các yếu tố giúp phát triển HP và CNHP có liên quan đến giáo dục, như dành thời gian cho bạn bè, các mối quan hệ; sự tự chủ; lòng biết ơn; chiến lược học tập tích cực; sự tự tin, tin tưởng vào bản thân; trí thông minh cảm xúc… Nó khá phù hợp với thuyết của Seligman, đó là CNHP liên quan đến 5 yếu tố có thể đo lường được là Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose) và Thành tựu (Accomplishment). Các giáo viên, nhà quản lí có thế sử dụng mô hình lí thuyết này để ứng dụng vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, cần phải chú ý tính phù hợp với thực tế giảng dạy và từng giai đoạn phát triển của người học. Một trong những hạn chế của đề tài này là chưa đề cập đến các nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam và cũng chưa xét đến các yếu tố xuyên văn hóa và tâm lí học phát triển có ảnh hưởng đến HP và CNHP của người học. Nguồn: https://eurasia-foundation.org/ 2 553
- V. KẾT LUẬN Các nghiên cứu về HP và CNHP cho thấy nó tác động giúp phát triển tối ưu cho người học trong nhiều lĩnh vực học tập lẫn đời sống. Bối cảnh học đường dựa trên nền tảng HP hoàn toàn là điều khả thi, vô cùng lợi ích nên cần tiến hành thực hiện. Nền giáo dục dựa trên HP và CNHP có thể giúp phát triển trọn vẹn cho người học không theo nghĩa xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực mà mỗi người sẽ đạt được thành tựu cao nhất theo cách của mình, sống đầy đủ, mãn nguyện cuộc đời của chính mình. Một mô hình giáo dục đáng để học hỏi chính là Phần Lan, chú trọng tập trung vào người học và người dạy; và mọi cá nhân đều xứng đáng thụ hưởng bối cảnh học đường như vậy. BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Cảm nhận hạnh phúc CNHP Hạnh phúc HP TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Thích Nhất Hạnh (tái bản 2020). Hạnh phúc: Mộng và Thực, NXB Phương Đông. Phạm Quang Huy (2019). Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho nghiên cứu hành pháp. VNU Journal of Science: Legal Studies, 35, 84-95. Stefan Klein (2014). Sáu tỉ đường đến HP. NXB Thế giới. Lê Thị Quỳnh Nga (2013). Phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo dục ở Phần Lan. Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 48, tháng 5/2013. Lê Minh Nguyệt, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Phương Linh (2018). Áp lực gây căng thẳng tâm lí ở học sinh trung học cơ sở. Kỉ yếu hội thảo quốc tế học đường lần 6, 404-417. NXB Đại học Sư phạm. Austin Perlmutter, David Perlmutter (2021). Thanh Lọc Não Bộ, 126 -127, 204. NXB Thế Giới. UNICEF Việt Nam (2015). Báo cáo tóm tắt: Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Nguyễn Thị Vân (2019). Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội. 554
- Tài liệu tiếng Anh Antaramian, S. (2017). The importance of very high life satisfaction for students’ academic success. Cogent Education, March 2017. Bentea, C. C. (2019), Approaches Of Happiness And Well-Being In Psychology. International Multidisciplinary Scientific Conference on the Dialogue between Sciences & Arts, Religion & Education, 257-264. Published by IFIASA. Bourner, T. & Rospigliosi, A. (2014). The importance of scientific research on happiness and its relevance to Higher Education. https://www.researchgate. net/publication/280712188_The_importance_of_scientific_research_on_ happiness_and_its_relevance_to_Higher_Education Clarke, T. (2020). Children’s wellbeing and their academic achievement: The dangerous discourse of ‘trade-offs’ in education. Theory and Research in Education 2020, 18(3) 263-294. Bustamante, G. J., Barco, B. L. D., & Barona, E. G. (2015). Emotional Intelligence And Happiness In The Learning Process. Journal of Learning Styles, 8(15), 91-112. Diener E. & Seligman, M. (2002. Very Happy People. Psychological Science, 13(1):81-4, February 2002. Eger, R. J. & Maridal, J. H. (2015). A statistical meta-analysis of the wellbeing literature. International Journal of Wellbeing, 5(2), 45-74, 45-74. Gutman, L. M. & Vorhaus, J. (2012). The Impact of Pupil Behaviour and Wellbeing on Educational Outcomes. Institute of Education, University of London Childhood Wellbeing Research Centre. Hautamäki, J. & Kupiainen, S.(2014). Learning to learn in Finland: Theory and Policy. Research and Practice. Learning to Learn, 170-194. DOI:10.4324/9780203078044-9 Maddux, J. E. (2018). Subjective Well– Being And Life Satisfaction, 3-4. Routledge. Mertoğlu, M. (2020). Factors Affecting Happiness of School Children. Journal of Education and Training Studies, 8(3), March 2020. Miao, F. F., Koo, M., and Oishi, S. (2013). Subjective well-being. In Susan A. David, Ilona B. Oniwell và Amanda Conley Ayers (biên tập) (2013). The Oxford handbook of Happiness, 135-151. Oxford University Press. Negovan, V. (2010). Dimensions of Students’ Psychosocial Well-Being and Their Measurement: Validation of a Students’ Psychosocial Well Being Inventory. Europe’s Journal of Psychology, 6(2). https://doi.org/10.5964/ ejop.v6i2.186. 555
- Nikolaev, B. (2016). Does Higher Education Increase Hedonic and Eudaimonic Happiness? Journal of Happiness Studies, 19, 483-504 (2018). Omar, S., Jain, J., Noordin, F. (2013). Motivation in Learning and Happiness among the Low Science Achievers of a Polytechnic Institution: An Exploratory Study. 6th International Conference on University Learning and Teaching (InCULT 2012). Procedia – Social and Behavioral Sciences 90(2013) 702-711. Pavot, W., Diener, E. (2013). Happiness Experienced: The Science of Subjective Well-Being. In Susan A. David , Ilona B Oniwell và Amanda Conley Ayers (biên tập) (2013). The Oxford handbook of Happiness, 135-151. Oxford University Press. Proctor, C., Linley, P. A., Maltby, J. (2009). Very Happy Youths: Benefits of Very High Life Satisfaction Among Adolescents. Social Indicators Research, 98, 519-532 (2010). Ruiu, G. & Ruiu, L. M. (2018). The Complex Relationship Between Education and Happiness: The Case of Highly Educated Individuals in Italy. Journal of Happiness Studies, 20, 2631-2653 (2019). Sirgy, M. J., & Wu, J. (2013). The pleasant life, the engaged life, and the meaningful life: What about the balanced life? In A. Delle Fave (Ed.), The exploration of happiness: Present and future perspectives, 175-191. Springer. Stearns, N. P. (2012). The History of Happiness. Harvard Business Review, 90(1- 2): 104-9, 153. Steptoe, A. (2018). Happiness and Health. Annual Review of Public Health, 40, 339-359. https://doi.org/10.1146/annurev-publhealth-040218-044150 Stoll, L. (2014). A Short History of Wellbeing Research. In David McDaid, Cary L. Cooper. (2014). Wellbeing: A Complete Reference Guide, Economics of Wellbeing Volume V, 13, 27. Wiley-Blackwell. Tuominen-Soini, H. (2012). Student Motivation And Well-Being: Achievement Goal Orientation Profiles, Temporal Stability, and Academic and Socio- Emotional Outcomes, Academic dissertation. University of Helsinki. Institute of Behavioural Sciences, Studies in Educational Sciences. Talebzadeh, F., Samkan, M. (2011). Happiness for our kids in schools: A conceptual model, International Conference on Education and Educational Psychology (ICEEPSY 2011). Elsevier Ltd. Walsh, C. L. & Lyubomirsky, S. (2018). Does Happiness Promote Career Success? Revisiting the Evidence. Journal of Career Assessment. January 15, https://doi.org/10.1177/1069072717751441 Wheatley, D. (2017). Time Well Spent: Subjective Well-Being and the Organization of Time, 4-5. Rowman & Littlefield International Ltd. 556
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy, học - Một số vấn đề lí luận: Phần 2
126 p | 91 | 12
-
Một số vấn đề lí luận về thần thoại
8 p | 471 | 11
-
Giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy, học - Một số vấn đề lí luận: Phần 1
187 p | 116 | 11
-
Một số vấn đề lí luận và phương pháp phân tích diễn ngôn (in lần thứ 2): Phần 2
150 p | 19 | 11
-
Một số vấn đề về việc rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận cho học sinh THPT
9 p | 107 | 7
-
Chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên phổ thông - Một số vấn đề lí luận
7 p | 13 | 6
-
Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng đổi mới giáo dục đại học
6 p | 11 | 6
-
Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học
9 p | 125 | 6
-
Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 p | 19 | 5
-
Một số vấn đề lí luận về phát triển văn hóa nhà trường
5 p | 39 | 5
-
Một số vấn đề lí luận về quản lí chất lượng các chương trình đào tạo bậc Đại học theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA
9 p | 12 | 4
-
Một số vấn đề lí luận về hoạt động lễ hội ở trường mầm non
4 p | 131 | 4
-
Vận dụng mô hình PDCA trong quản lí bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non một số vấn đề lí luận
6 p | 15 | 3
-
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
11 p | 37 | 2
-
Một số vấn đề lý luận dạy học trong xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa phổ thông
7 p | 41 | 2
-
Một số vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số dựa vào cộng đồng
4 p | 54 | 2
-
Một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí hoạt động học tập của học viên cao học ở trường Đại học Sư phạm
10 p | 72 | 1
-
Văn hóa dòng họ Việt Nam: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
12 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn