intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm

Chia sẻ: ViSamurai2711 ViSamurai2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng phát triển ở dân tộc Chăm dưới góc nhìn phát triển bền vững; qua đó, đưa ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổ chức thực hiện ở vùng đồng bào Chăm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> <br /> <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở<br /> DÂN TỘC CHĂM*<br /> Phú Văn Hẳn<br /> Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; Email: phuvanhan@gmail.com<br /> <br /> Thông tin chung<br /> Ngày nhận bài: 1/11/2018 Đ ồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng Duyên<br /> hải miền Trung, do quá trình vận động và biến đổi của<br /> lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt theo hướng Nam<br /> Ngày phản biện: 5/11/2018<br /> của đất nước, sống quần cư ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và<br /> Ngày duyệt đăng: 12/11/2018 ở một số tỉnh của miền Đông và Tây Nam Bộ. Từ năm 1986 đến<br /> nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Chăm. Trong đó,<br /> Title có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người, về sự phát<br /> triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc Chăm. Bài viết phân tích<br /> SOME ISSUES IN SUSTAINABLE thực trạng phát triển ở dân tộc Chăm dưới góc nhìn phát triển bền<br /> DEVELOPMENT IN CHAM vững; qua đó, đưa ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổ<br /> PEOPLE chức thực hiện ở vùng đồng bào Chăm.<br /> Abstract<br /> Từ khóa Cham people in our country mainly live in the Central Coast,<br /> Dân tộc Chăm; Chính sách phát due to the process of mobilization and transformation of social<br /> triển; Phát triển bền vững; Phát history, the Cham community drifted in the South of the country,<br /> triển bền vững ở dân tộc Chăm. living populations in some provinces of the South Central and<br /> some provinces of the East and South West. From 1986 up to now,<br /> Keywords there have been many studies on the Cham people. In particular,<br /> there are many studies on ethnic culture, the socio-economic<br /> Cham people; Development development of the Cham people. The article analyzes the realities<br /> policy; Sustainable Development; of development in the Cham people under the vision of sustainable<br /> Sustainable development in the development, thus introducing a number of issues to be further<br /> Cham people. studied and implemented in the Cham people.<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Vấn đề nghiên cứu phát triển bền vững ở quan điểm và chính sách phát triển và hội nhập của<br /> dân tộc Chăm Việt Nam theo tinh thần “Việt Nam là đối tác tin<br /> Báo cáo Brundtland đệ trình cho Đại hội đồng cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của<br /> Liên hiệp quốc (năm 1987) cho phát triển bền vững cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa<br /> (sustainable development) là “đáp ứng được các bình và phát triển bền vững” đã nêu thêm hai trụ<br /> nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không gây nguy cột nữa, đó là bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân<br /> hại đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng tộc, biến văn hóa của chúng ta trở thành một nguồn<br /> các nhu cầu của họ”. Mục tiêu của phát triển bền lực cho sự phát triển đất nước, vừa là mục tiêu, vừa<br /> vững là sự kết hợp hài hòa của ba khía cạnh: Kinh là động lực của sự phát triển, kết hợp sức mạnh với<br /> tế, xã hội và môi trường sinh thái trong tất cả các phát triển của dân tộc với thời đại và phải ổn định<br /> hoạt động con người. Hội nghị Rio - 92 và Hội nghị chính trị xã hội.<br /> Johannesburg - 2002 khẳng định “Phát triển bền Từ sau năm 1975 đến nay, đã có nhiều nghiên<br /> vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, cứu về dân tộc Chăm và các dân tộc Việt Nam. Các<br /> hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể về lý<br /> Tại hội thảo quốc tế Việt Nam học, tổ chức vào luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học góp phần<br /> năm 2012, với chủ đề “Việt Nam trên đường hội hoạch định chính sách dân tộc và tăng cường khối<br /> nhập và phát triển bền vững” đề xuất các ý kiến về đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng đất nước thời<br /> <br /> * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp quốc gia: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển<br /> bền vững ở dân tộc Chăm”, mã số: CTDT 15.17/16-20.<br /> <br /> Số 24 - Tháng 12 năm 2018 23<br /> Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> kỳ đổi mới và hội nhập hướng tới phát triển bền dựng và phát triển vựa lúa, vườn cây, một vùng<br /> vững. Chính sách Đổi mới từ năm 1986 đã đem lại nông nghiệp thích hợp trên các tiểu vùng sinh thái<br /> những biến đổi về kinh tế, mức sống và xã hội cho nước ngọt, nước phèn, nước lợ và nước mặn ở vùng<br /> mọi nhóm dân cư. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đất phía Nam (Tây Nam Bộ). Hoạt động kinh tế<br /> định lượng và định tính gần đây cho thấy, mặc dù nông nghiệp, với phương thức canh tác lúa nước<br /> đời sống ở dân tộc Chăm được cải thiện, song các của người Chăm cũng đã được người Việt và các<br /> nhóm của dân tộc Chăm tại các địa phương khác dân tộc thiểu số trong vùng tiếp nhận, phát huy.<br /> nhau, các nhóm tín ngưỡng tôn giáo ở dân tộc Chăm Ngoài hoạt động kinh tế nông nghiệp, săn bắt, hái<br /> khác nhau vẫn còn khoảng cách trong phát triển so lượm theo truyền thống, người Chăm còn biết canh<br /> với dân tộc đa số. Sự đa dạng ở dân tộc Chăm về các tác ruộng khô ở những nơi trũng thấp với kỹ thuật<br /> nhóm dân tộc, nhóm tôn giáo - tín ngưỡng và văn cày bừa. Người Chăm cùng người Việt đã lai tạo,<br /> hóa đã làm nên bản sắc phong phú ở dân tộc Chăm. sử dụng có hiệu quả kinh tế nhiều giống lúa địa<br /> Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa phương. Cho đến trước năm 1975, những giống lúa<br /> học xã hội về dân tộc và về dân tộc Chăm đã thực truyền thống của người Chăm vẫn được cư dân địa<br /> hiện có nhiều đóng góp khoa học, song mới chỉ phương ưa chuộng.<br /> đề cập đến một số lĩnh vực cụ thể của kinh tế, văn Người Chăm và các dân tộc Việt Nam có sự gần<br /> hóa hoặc về dân tộc học mà chưa hoặc ít phân tích, gũi về văn hóa, chia sẻ với nhau những tri thức,<br /> đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển ở dân kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và hợp tác cùng<br /> tộc Chăm, chưa đánh giá đầy đủ chính sách và việc nhau ứng xử với môi trường, kiến tạo vùng đất giàu<br /> thực hiện chính sách đối với dân tộc Chăm; các luận tiềm năng này thành ruộng vườn trù phú và phát<br /> cứ và định hướng giải pháp điều chỉnh chính sách triển, chung một khát vọng đổi đời, ổn định cuộc<br /> chưa đáp ứng kịp thời, phù hợp nhằm phát huy năng sống; thiết lập sự gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn<br /> lực cộng đồng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh nhau để vươn tới tự do và hạnh phúc. Dân tộc Chăm<br /> tế - xã hội ở dân tộc Chăm trong tiến trình phát triển đã cùng các dân tộc xây dựng xóm làng phát triển,<br /> bền vững. đã tiếp cận, khai thác, tận dụng có hiệu quả các<br /> Các nghiên cứu đã phân tích đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tại chỗ<br /> đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu phát triển để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời<br /> bền vững, đưa ra quan điểm phát triển vùng, định sống cộng đồng.<br /> hướng phát triển vùng để phát huy lợi thế, sử dụng Tuy nhiên, ở vùng cư trú hiện nay của dân tộc<br /> tốt nguồn lực nội vùng và nội bộ ở dân tộc Chăm; Chăm đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là<br /> phân tích đánh giá hiện trạng và xây dựng hệ quan sự suy thoái về môi trường, thiếu hụt về nguồn tài<br /> điểm, hình thành các kiến nghị về định hướng chính nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người, bấp<br /> sách và giải pháp; góp phần phát triển bền vững dân bênh về sinh kế, hạn chế về kiến thức, kỹ năng lao<br /> tộc Chăm vào xu thế phát triển quốc gia chung, tăng động, biến đổi về xã hội, khác biệt về văn hoá, bấp<br /> cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. cập về thực hiện chính sách… làm cho các nhóm ở<br /> 2. Thực trạng phát triển ở dân tộc Chăm dưới dân tộc Chăm chưa thể chuyển biến nhanh và vững<br /> góc nhìn phát triển bền vững chắc trong xây dựng, phát triển đời sống cộng đồng<br /> để tạo thế ổn định, để tận dụng những lợi ích do<br /> Với những quan điểm về nghiên cứu phát triển<br /> tăng trưởng kinh tế cao của đất nước, nhằm bảo<br /> bền vững thì ở dân tộc Chăm cần xem xét các vấn<br /> đảm cho phát triển bền vững. Môi trường sinh thái<br /> đề dân tộc với các chiều kích của năm trụ cột chính<br /> trong vùng sinh sống của dân tộc Chăm, nhất là<br /> của phát triển là kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá<br /> vùng cao (Chăm ở Bình Định, Phú Yên), ven biên<br /> và chính trị ở Việt Nam.<br /> giới (Chăm ở Tây Ninh, An Giang) và ven biển, gần<br /> Ở nước ta đến nay đã có nhiều văn bản pháp lý biển (Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận) ngày càng<br /> làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển, song suy giảm. Sự phân bổ các nguồn lực (đất đai, vốn,<br /> tại một số địa phương, vùng dân tộc thiểu số có đông đầu tư…) và nguồn nhân lực ở vùng sinh sống của<br /> đồng bào dân tộc Chăm sinh sống vẫn còn thiếu người Chăm thiếu hợp lý và thiếu hụt nguồn nhân<br /> những quy hoạch tổng thể, khả thi được hướng dẫn lực có chất lượng cao. Quản lý và sử dụng đất đai<br /> bởi một tư duy mới, sử dụng phương pháp hiện đại, ở vùng cư trú của người Chăm tiềm ẩn những yếu<br /> phù hợp hơn với hội nhập kinh tế, thiếu một cơ chế tố thiếu bền vững; Vấn đề sinh kế, vấn đề nghèo,<br /> hữu hiệu để hiện thực hóa quy hoạch. Đa số người tái nghèo và di dân của các cộng đồng Chăm chưa<br /> dân Chăm vẫn còn nghèo, còn ở khoảng cách so với giải quyết xong, trong khi đó công tác xóa đói giảm<br /> mặt bằng chung và dễ tụt hậu. Việc đánh giá và điều nghèo, dạy nghề và giải quyết việc làm thiếu bền<br /> chỉnh công tác thực hiện chính sách chưa kịp thời vững. Sự khác biệt mức sống ngày càng lớn trong<br /> và chưa phù hợp với thực tế khách quan. các tầng lớp cư dân giữa các nhóm cư dân Chăm;<br /> Trong đời sống kinh tế - xã hội, người Chăm Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở<br /> đã cùng người Việt và các dân tộc tại chỗ đóng vai dân tộc Chăm ngày càng trở thành vấn đề cấp bách;<br /> trò chủ lực trong công cuộc khai khẩn đất đai, xây Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chuyển giao<br /> <br /> 24 Số 24 - Tháng 12 năm 2018<br /> Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> kỹ thuật - công nghệ, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ ở dân tộc Chăm tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> môi trường của vùng ở dân tộc Chăm còn nhiều bất Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách<br /> cập. Bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá bằng nhiều<br /> dân tộc Chăm đang có nhiều biến đổi. Tình hình tôn chương trình, dự án mục tiêu Quốc gia và địa phương<br /> giáo ở dân tộc Chăm có những chuyển đổi, chuyển về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư<br /> biến khó lường. Việc thực hiện chính sách phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển cộng đồng…<br /> vùng, chính sách dân tộc ở dân tộc Chăm còn bộc có tác động tích cực, làm thay đổi về giảm nghèo<br /> lộ nhiều hạn chế và bất cập ảnh hưởng đến các vấn trên bình diện chung của cả nước. Tuy nhiên, quá<br /> đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở dân tộc Chăm và trình giảm nghèo ở người Chăm còn chậm và chưa<br /> quốc gia chung. bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo ở dân tộc Chăm còn cao<br /> Các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở dân tộc (có tới 34,0% hộ người Chăm ở Tây Nam Bộ). Tình<br /> Chăm diễn biến rất đa dạng và có phần phức tạp, trạng nghèo ở người Chăm thường do thiếu vốn,<br /> đan xen lẫn nhau trong vùng và xuyên biên giới/ thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn. Trên thực<br /> xuyên quốc gia. Sự hình thành và phát triển dân tộc tế ở dân tộc Chăm, việc hỗ trợ vốn và đất sản xuất<br /> Chăm gắn liền với quá trình di dân. Vì thế, trong cho người Chăm đã được chính quyền địa phương<br /> bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc chú ý thông qua việc lồng ghép nhiều chương trình,<br /> tế hiện nay, các thế lực thù địch, kể cả bên trong và dự án mục tiêu quốc gia và địa phương, nhưng hiệu<br /> bên ngoài luôn lợi dụng vấn đề dân tộc và quan hệ quả mang lại còn thấp.<br /> dân tộc ở dân tộc Chăm để châm mồi cho những Một trong những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp<br /> mâu thuẫn, xung đột dân tộc trong lĩnh vực đời sống bách trong phát triển ở dân tộc Chăm hiện nay là<br /> kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, tạo ra việc làm mới phù hợp<br /> mâu thuẫn, xung đột với dân tộc đa số (Việt) đã xảy để đa dạng hóa các nguồn thu nhập nhằm nâng<br /> ra trong các thời kỳ lịch sử trước đây và điều này có cao dần mức sống các thành phần cư dân và giảm<br /> tác động đến việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc. nghèo bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều<br /> Việc làm và thu nhập ở dân tộc Chăm luôn là vấn lao động người Chăm không tìm được việc làm mới<br /> đề quan tâm hàng đầu. Người Chăm có việc làm và (90,2%). Phần lớn lao động Chăm chủ yếu sống<br /> việc làm ổn định thì mới đảm bảo thu nhập để có bằng nghề nông (Ninh Thuận, Bình Thuận), buôn<br /> thể nâng cao mức sống và bảo đảm cho sự ổn định bán (21,13%, An Giang) và có đến 30,99% số lao<br /> của mình và gia đình. Nguồn thu nhập chính của hộ động là phụ nữ (Chăm An Giang) làm nội trợ, nuôi<br /> gia đình người Chăm đến nay chủ yếu vẫn dựa vào con nhỏ.<br /> việc làm nông truyền thống, chủ yếu làm ruộng lúa, Người Chăm ở Trung Bộ chủ yếu sống dựa vào<br /> làm rẫy, trồng cây, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nên rất cần có<br /> tự nhiên, trồng rau màu, cây ăn quả (ở Ninh Thuận, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo<br /> Bình Thuận, ở Bình Định, Phú Yên), buôn bán (An việc làm mới trong nông thôn sao cho phù hợp với<br /> Giang, Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay, xuất trình độ, tập quán sản xuất của họ và theo xu hướng<br /> hiện nhiều lao động người Chăm làm thuê, làm phát triển của nền kinh tế chuyển đổi trong thời kỳ<br /> mướn, làm công nhân tại các khu công nghiệp, khu hội nhập hiện nay. Đối với người Chăm (Nam Bộ)<br /> chế xuất, hưởng lương và phụ cấp (14,64%) và làm vốn đã quen với việc buôn bán và phụ nữ thường là<br /> nghề thủ công (12,44% lao động nông nhàn). Hiện làm nội trợ, làm việc tại nhà.<br /> nay, việc làm của người Chăm có đa dạng hơn so<br /> với thời gian trước như thu nhập từ lương và phụ Mặt bằng dân trí ở dân tộc Chăm hiện nay cao<br /> cấp (nhờ làm việc cho các cơ quan nhà nước và làm hơn một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên và Tây Nam<br /> công nhân). Bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Đề cập đến lý<br /> do người Chăm chưa từng đi học và đã nghỉ học khi<br /> Bình quân thu nhập đầu người của hộ gia đình đang trong độ tuổi đi học thì có đến 56,36% cho<br /> người Chăm nằm trong nhóm thu nhập thấp nhất1 rằng vì lý do kinh tế gia đình khó khăn. Nhưng điều<br /> ở mức dưới xa so với ngưỡng nghèo trong khu vực đáng chú ý là có đến 25,72% số người chưa từng đi<br /> nông thôn. Chênh lệch mức sống giữa nhóm thu học và đã nghỉ học vì lý do học không được và tự ý<br /> nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất là 15,09 bỏ học. Thực tế cho thấy, số lao động không có tay<br /> lần. So sánh người Chăm với nhau về mặt thu nhập nghề hoặc chưa được đào tạo tay nghề chiếm đa số<br /> thì trong những năm sau có cao so với trước, nhưng<br /> ở dân tộc Chăm. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh<br /> so với mặt bằng chung thì sự phân hoá giàu nghèo<br /> công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập<br /> ở vùng người Chăm cư trú là khá sâu sắc, đặc biệt<br /> kinh tế quốc tế hiện nay, dân tộc Chăm đang đứng<br /> 1.<br /> Xem thêm Võ Công Nguyện, (2009, HTKH, Viện PTBV vùng Nam Bộ),<br /> trước những cơ hội và thách thức mới trong phát<br /> Kết quả khảo sát về tổng thu nhập bình quân đầu người/tháng từ tháng 8/2015 triển đối với việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiếp<br /> đến tháng 7/2016 của hộ gia đình ở vùng Tây Nam Bộ của hộ gia đình thu kiến thức khoa học để nâng cao trình độ chuyên<br /> 1.571.000 đồng. Trong đó, người Kinh là cao nhất (2.099.000 đống), người<br /> Hoa (1.830.000 đồng), người Khmer (1.250.000 đồng) và người Chăm là thấp<br /> môn, trình độ kỹ thuật và trình độ tay nghề, tạo ra<br /> nhất (910.000 đồng). được nhiều việc làm mới để làm tăng thu nhập, nâng<br /> <br /> <br /> Số 24 - Tháng 12 năm 2018 25<br /> Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> cao mức sống cư dân và bảo đảm cho sự phát triển tộc này bằng các chính sách đặc biệt (đào tạo nhà<br /> bền vững cộng đồng. Do vậy, giáo dục là vấn đề cơ nông chuyên nghiệp, hỗ trợ phát triển dịch vụ nghề<br /> bản lâu dài và dạy nghề là vấn đề cấp bách trước nghiệp, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, tiếp cận<br /> mắt để ở dân tộc Chăm có thể chủ động tiếp cận, thị trường, tiếp cận vốn…). Đối với những hộ người<br /> khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dân tộc Chăm không còn ruộng đất canh tác cần rà<br /> nguồn lực con người, quản lý và sử dụng hợp lý, có soát lại, có chính sách cấp đất, gắn với các chế định<br /> hiệu quả đất đai và tạo ra được nhiều việc làm mới cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khai thác<br /> tạo thu nhập. Số liệu điều tra cho thấy số lao động tri thức truyền thống của người Chăm trong quản<br /> không có tay nghề hoặc chưa được đào tạo tay nghề lý xã hội, giáo dục, y tế để lồng ghép vào xây dựng<br /> chiếm đa số ở dân tộc Chăm. Trong thời kỳ tiếp tục chính quyền cơ sở, phát triển giáo dục, mở mang y<br /> đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tế, phát huy vai trò của người đứng đầu “làng dân<br /> đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, dân tộc: po palei”, thông qua giáo dục tại cộng đồng<br /> tộc Chăm đang đứng trước những cơ hội và thách (ở thánh đường Islam, nhà cộng đồng của dân tộc<br /> thức mới trong phát triển đối với việc tiếp cận các Chăm…) để lồng ghép các tri thức khoa học cần<br /> nguồn tài nguyên, tiếp thu kiến thức khoa học để thiết về quản lý xã hội và chăm sóc sức khỏe.<br /> nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và Vấn đề phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa<br /> trình độ tay nghề, tạo ra được nhiều việc làm mới ở dân tộc Chăm đến nay đã có nhiều thành tựu. Tuy<br /> để làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống cư dân nhiên cần cập nhật các tri thức trong các tài liệu<br /> và bảo đảm cho sự phát triển bền vững cộng đồng. giáo khoa lịch sử để hình thành nhận thức đúng đắn<br /> 3. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển bền về lịch sử trong học đường. Lồng ghép tri thức lịch<br /> vững ở dân tộc Chăm sử địa phương trong các chương trình giáo dục phổ<br /> Việt Nam ngày nay được thừa kế di sản lịch sử thông, chương trình giảng dạy tiếng dân tộc Chăm.<br /> của các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, Tôn trọng bản sắc văn hóa của cộng đồng người<br /> thừa kế lãnh thổ lịch sử và dân cư của các quốc gia Chăm đi đôi với tạo ra cơ chế cho người Chăm hòa<br /> Văn Lang, Âu lạc, Champa và Phù Nam, với nhiều nhập xã hội, bao gồm từ tham gia chính quyền, hòa<br /> thành phần dân tộc trong đó có người Chăm. Mọi tư nhập về kinh tế, hòa nhập về văn hóa, tránh để bị lợi<br /> tưởng gọi là phục hồi lãnh thổ lịch sử đều đi ngược dụng. Cần tăng cường quan hệ giữa các dân tộc, tộc<br /> lại luật pháp quốc tế, cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc người, củng cố trên cơ sở các nguyên tắc của Đảng,<br /> cực đoan, đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia Nhà nước, đồng thời có chính sách ưu tiên đặc biệt<br /> khác, đe dọa hòa bình khu vực và thế giới, mất ổn gồm cả tinh thần và vật chất với tư cách là nhóm cư<br /> định khu vực. Nhận thức lệch lạc, phiến diện, thậm dân tại chỗ.<br /> chí xuyên tạc lịch sử ở dân tộc Chăm cũng trở thành Phát triển giáo dục song ngữ, có phân hóa ngôn<br /> nguyên nhân gây chia rẽ quan hệ các dân tộc, ở dân ngữ giáo dục vùng, dựa vào quyền tự nguyện của<br /> tộc Chăm với cả nước và các dân tộc. Do vậy, việc người Chăm, có phân hóa ngôn ngữ giáo dục học<br /> nhận thức đúng đắn về lịch sử hình thành dân tộc đường và ngôn ngữ nghiên cứu để bảo tồn; Tăng<br /> Chăm ở Việt Nam là vấn đề quan trọng và cấp thiết, cường chất lượng phát thanh, truyền hình, báo viết<br /> cần được thống nhất từ tài liệu giáo khoa, truyền bằng tiếng dân tộc Chăm, đào tạo đội ngũ phát<br /> thông đến tâm thức của người dân các dân tộc. thanh viên chuyên nghiệp, cơ bản, phát âm chuẩn,<br /> Hiện nay, dân tộc Chăm, vùng người Chăm còn khắc phục tình trạng đồng bào không nghe radio và<br /> lưu giữ một kho tàng tư liệu khảo cổ học, tư liệu truyền hình Việt Nam. Tôn trọng tính chất đa văn<br /> thành văn (bằng chữ Pali, chữ Sanskrit, chữ Chăm, hóa của người dân trong vùng và tiểu vùng, được<br /> chữ Jawi, chữ Hán, chữ Nôm,…) chưa được khám chế định trong các chính sách địa phương và hành<br /> phá đầy đủ. Giải mã các tài liệu đó đã và sẽ góp vi của cán bộ cơ sở. Tổ chức có chất lượng, hiệu<br /> phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển các quả hơn những ngày hội văn hoá ở dân tộc Chăm<br /> cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, tăng cường sự hiểu theo vùng và cấp quốc gia, nhằm giới thiệu rộng rãi<br /> biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Điều đó có ý nghĩa những tinh hoa dân tộc Chăm, tăng cường hiểu biết<br /> quan trọng cho ổn định dân tộc và tăng cường khối giữa dân tộc Chăm và các dân tộc, tăng cường khối<br /> thống nhất Việt Nam ở dân tộc Chăm. đoàn kết toàn dân tộc và động viên tinh thần hăng<br /> Vấn đề xây dựng, củng cố quan hệ dân tộc, tộc say lao động.<br /> người là nhiệm vụ chiến lược dựa trên quan điểm Tiếp tục phát huy vai trò tích cực của tín<br /> đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, giúp nhau cùng phát ngưỡng tôn giáo ở dân tộc Chăm. Người Chăm<br /> triển. Trong quan hệ dân tộc, cần giải quyết tốt vấn trong quá trình phát triển theo nhiều tín ngưỡng tôn<br /> đề đất canh tác ở dân tộc Chăm; phát huy vai trò của giáo (Balamon, Phật giáo, Hồi giáo Islam, Bani,<br /> các thể chế dân cư, của cộng đồng “làng dân tộc” B’hai…). Nghiên cứu một cách cơ bản, có chiều<br /> (puk, palei…) trong quản lý ruộng đất. Phát triển hệ sâu, làm rõ những giá trị đặc trưng của từng nhóm<br /> thống sinh kế phi nông nghiệp ở dân tộc Chăm bảo tôn giáo, tín ngưỡng ở dân tộc Chăm để có những<br /> đảm cơ hội dịch chuyển cơ cấu lao động của dân đề xuất phù hợp. Phát huy vai trò tích cực của chức<br /> <br /> <br /> 26 Số 24 - Tháng 12 năm 2018<br /> Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> sắc, chức việc trong cộng đồng dân tộc, tôn giáo ở cư nhằm đồng bộ hóa với quá trình tăng trưởng kinh<br /> dân tộc Chăm trong quản lý xã hội, phát triển giáo tế ở dân tộc Chăm.<br /> dục, y tế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Lồng Chủ động dự báo và ứng phó với các hoạt động<br /> ghép các nội dung giáo dục chính thống trong các từ bên ngoài. Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng<br /> cơ sở giáo dục tôn giáo; quản lý tốt hoạt động truyền và tác động di cư thụ giáo xuyên biên giới của một<br /> giáo và phát triển ổn định tôn giáo ở dân tộc Chăm. bộ phận người Chăm sang Campuchia, Malaysia,<br /> Song song với quá trình đó cũng cần quản lý tốt Indonesia, Arab…, di cư hôn nhân và di dân lao<br /> hoạt động thụ giáo và học tập của các giáo sinh tôn động sang Campuchia và Malaysia; di cư tham<br /> giáo du học về. Tôn trọng tự do tín ngưỡng đi đôi chính (người Chăm tham gia chính quyền và tham<br /> với phòng ngừa các biểu hiện tôn giáo cực đoan; gia quân đội). Nghiên cứu cơ bản, toàn diện về Hồi<br /> chăm lo đời sống đồng bào tín đồ, hạn chế dần các giáo Islam, để đưa ra kiến nghị phù hợp về tổ chức<br /> hủ tục (có thể nảy sinh trong hoạt động tôn giáo), giáo hội cũng như chính sách tôn giáo gắn với chính<br /> tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không sách dân tộc. Trù liệu kịch bản ứng phó với hoạt<br /> tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng ý thức tôn trọng động chống phá của các tổ chức lợi dụng tôn giáo,<br /> pháp luật, thực hiện bình đẳng tôn giáo thật sự. Giải dân tộc ở nước ngoài và hoạt động chống phá của<br /> quyết hợp lý vấn đề đất đai gắn với cơ sở thờ tự do các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở một số<br /> lịch sử để lại. Đánh giá đúng hiện tượng chuyển đổi quốc gia láng giềng.<br /> đức tin tôn giáo, nhất là trước các áp lực truyền giáo Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có sự<br /> một số tôn giáo mới xuất hiện ở dân tộc Chăm. tham gia của người Chăm. Chất lượng hoạt động<br /> Quan tâm đến vấn đề xã hội nảy sinh ở dân tộc của hệ thống chính trị và chất lượng của đội ngũ<br /> Chăm. Nổi bật ở dân tộc Chăm là vấn đề hôn nhân, cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu<br /> di cư xuyên biên giới (ở Nam Bộ). Đây là những và yếu, trong đó có ở vùng dân tộc Chăm; cần quan<br /> vấn đề xã hội cần phải được kiểm soát bằng can tâm, đẩy mạnh việc phát triển đảng viên và xây<br /> thiệp cả chính sách vĩ mô, chính sách vùng và chính dựng đội ngũ cán bộ cốt cán ở dân tộc Chăm. Có<br /> sách địa phương. Quản trị di cư tự phát xuyên biên những chủ trương và chính sách cụ thể nhằm thực<br /> giới của những người đồng tộc, đa số đối với người hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo,<br /> Chăm (Islam) sinh sống dọc biên giới Việt Nam – sử dụng cán bộ người dân tộc Chăm. Chú trọng<br /> Campuchia. Di cư tự phát xuyên biên giới bao gồm hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ<br /> cả di cư hôn nhân, di cư lao động, di cư truyền giáo cho cán bộ cơ sở, cán bộ tại chỗ là người dân tộc<br /> và thụ giáo, di cư sinh kế, thậm chí rất nhiều người Chăm, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh<br /> Chăm sang Campuchia, Malaysia và một số quốc niên dân tộc Chăm để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi<br /> gia Đông Nam Á lấy vợ, lấy chồng, định cư lâu cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội vùng<br /> dài. Điều này ảnh hưởng đến quản lý nhân khẩu, dân tộc Chăm. Huy động nhiều nguồn lực và bố trí<br /> an ninh chủ quyền quốc gia, quản lý biên giới. Phối hợp lý để thực hiện các chương trình, chính sách<br /> hợp chặt chẽ với Campuchia, Malaysia trong xử lý trong vùng dân tộc.<br /> vấn đề di cư truyền giáo - thụ giáo và di cư hôn Đổi mới phương thức vận động đồng bào dân<br /> nhân, vừa tôn trọng quyền con người, vừa đảm bảo tộc Chăm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc<br /> các giáo sinh hồi cư hoặc định cư đúng pháp luật; của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống tốt<br /> xây dựng hệ thống sinh kế bền vững để hạn chế di đạo đẹp đời, để đồng bào các dân tộc trong vùng<br /> cư tự phát vùng biên giới. Tăng cường quản lý nhà Nam Bộ đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc<br /> nước về môi giới hôn nhân quốc tế; tạo nhiều công xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng khối đại<br /> ăn việc làm, hệ thống sinh kế bền vững ở khu vực đoàn kết dân tộc vững mạnh. Ngoài những chính<br /> nông thôn; cung cấp nhiều thông tin cho người dân sách chung cần nghiên cứu điều chỉnh chính sách<br /> về nhập cư để có sự hiểu biết đầy đủ, phòng ngừa hiện nay và sớm xây dựng chính sách đặc thù đối<br /> rủi ro, hoặc hòa nhập xã hội sở tại khi rơi vào tình với dân tộc Chăm.<br /> huống bất khả kháng; có đối sách ứng phó với thủ Có các chính sách đặc biệt hỗ trợ số đồng bào<br /> đoạn đưa vấn đề “người Việt nhập cư bất hợp pháp” dân tộc Chăm còn gặp nhiều khó khăn trong đời<br /> để mặc cả về chính trị. sống, nhằm khắc phục tình trạng thua thiệt về cơ<br /> Cải thiện điều kiện, môi trường sống ở khu hội phát triển. Am hiểu thật đầy đủ tâm tư nguyện<br /> vực nhập cư, nhất là khu vực đô thị. Khuyến khích vọng của người dân tộc Chăm, đánh giá thật khách<br /> chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tại chỗ quan hiện trạng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân<br /> ở dân tộc Chăm nhằm giảm áp lực người dân tộc tộc cụ thể, nghiên cứu dự báo sự phát triển của<br /> nhập cư vào đô thị lớn (Thành phố Hồ Chí Minh). cộng đồng để có kế hoạch phát huy, phát triển phù<br /> Xây dựng hệ thống sinh kế bền vững, an sinh xã hội hợp. Sớm có biện pháp khoa học phù hợp giúp<br /> đa tầng, linh hoạt, trụ cột là bảo hiểm y tế và các trợ cộng đồng dân tộc Chăm thoát hẳn đói nghèo, có<br /> giúp xã hội. Hoàn thiện chính sách xã hội đối với khả năng tự lực vươn lên hòa nhập, bình đẳng và<br /> lao động các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân phát triển một cách bền vững, để dân tộc Chăm<br /> <br /> <br /> Số 24 - Tháng 12 năm 2018 27<br /> Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC<br /> <br /> hòa nhập một cách tự tin và đóng góp có hiệu quả Dalton, Russell J., Pham Minh Hac, Pham Thanh<br /> vào sự nghiệp phát triển bền vững. Nghi, Nhu-Ngoc T. Ong. Social Relations<br /> Tài liệu tham khảo and Social Capital in Vietnam: The 2001<br /> World Values Survey<br /> Bùi Thế Cường, (2003), Phúc lợi Xã hội ở Việt<br /> http://www.democ.uci.edu/democ/papers/<br /> Nam trong Thời kỳ Đổi Mới: Hiện trạng,<br /> vietnam02.pdf.<br /> Vấn đề và Điều chỉnh. Báo cáo tổng quan đề<br /> Schneider, Friedrich and Alexander F. Wagner,<br /> tài cấp Bộ “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam: Hiện<br /> (2001), Institutions of Conflict Management<br /> trạng và xu hướng”, Viện Khoa học Xã hội<br /> and Economic Growth in the European<br /> Việt Nam, Hà Nội.<br /> Union. Kyklos. 54(4). pp. 509-532.<br /> Phú Văn Hẳn, (2011), Một số vấn đề về dân<br /> SIDA/ILO/UNDP, (2004), Promoting Rapid,<br /> tộc trong phát triển bền vững vùng Nam Bộ,<br /> Sustainable and Pro-poor Economic Growth<br /> ĐTB Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt<br /> for Achieving the Millennium Development<br /> Nam.<br /> Goals in Viet Nam<br /> Phú Văn Hẳn, (2013), Sự chuyển đổi tôn giáo http://www.undp.org.vn/undp/docs/2004/<br /> của các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ, ĐTB ilosida/propoor.pdf.<br /> Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.<br /> Walle, Dominique van de, and Dileni<br /> Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược (Chủ biên, Gunewardena. Sources of Ethnic Inequality<br /> 2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của in Viet Nam. The World Bank’s Rural<br /> Việt Nam hiện nay, NXB. Thế Giới, Hà Nội. Development and Poverty and Human<br /> Wischermann, Joerg/ Bùi Thế Cường/ Nguyễn Resources (under RPO681-39) Team in<br /> Quang Vinh, (2002), Quan hệ giữa Các Tổ Development Research Group.<br /> chức Xã hội và Cơ quan Nhà nước ở Việt Thủ tướng Chính phủ, (2004), Định hướng<br /> Nam - Những kết quả chọn lọc của một cuộc chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.<br /> khảo sát thực nghiệm ở Hà Nội và Thành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Ban<br /> phố Hồ Chí Minh. hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg,<br /> ngày 17-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 28 Số 24 - Tháng 12 năm 2018<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0