intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng đóng góp một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần làm đa dạng hơn những luồng tư tưởng về một số mặt trong vấn đề tự chủ như: Tổ chức cán bộ, tài chính, ngành nghề đào tạo,…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ CHỦ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Hà Hồng Vân1 - Nguyễn Trí Thành2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang Tóm tắt: Đã có rất nhiều hội thảo, hội nghị cấp quốc tế, quốc gia về quyền tự chủ của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong nhiệm vụ tổ chức, xây dựng chương trình giảng dạy và đào tạo tuy nhiên vấn đề này còn phải bàn thêm nhiều và rất nhiều trong thời gian sắp tới. Trong phạm vi ở trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ), chúng tôi xin được đóng góp một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần làm đa dạng hơn những luồng tư tưởng về một số mặt trong vấn đề tự chủ như: tổ chức cán bộ, tài chính, ngành nghề đào tạo,… I. Vai trò đào tạo của trƣờng CĐCĐ. CĐCĐ là loại hình cơ sở đào tạo đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Canada. Ở Việt Nam đến nay đã có 16 trường CĐCĐ được thành lập, trong đó có CĐCĐ Trà Vinh đã trở thành ĐH. Hệ thống trường CĐCĐ được thành lập và hoạt động hiệu quả nhờ các đặc điểm sau: - CĐCĐ là loại hình cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo đa cấp, đa ngành, thực hiện các chương trình đào tạo liên thông giữa các trình độ từ sơ cấp đến CĐ. Điều này thể hiện được tính chất của một nền giáo dục hiện đại, là tạo thuận lợi cho người lao động có thể cần gì học nấy, học suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, khi có điều kiện mà không phải học lại những điều đã học, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đa dạng về lao động kỹ thuật của sản xuất, của thị trường lao động. 1 ThS – Hiệu trưởng 2 ThS – Trưởng phòng Đào tạo 311
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - CĐCĐ với cái tên của nó, luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, luôn bám sát nhu cầu phát triển nhân lực và nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư từng địa phương. II. Vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống CĐCĐ. Thật ra đến thời điểm hiện tại Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) vẫn chưa có văn bản chính thức nào quy định đối với các trường CĐCĐ. Văn bản quy định chung là Luật giáo dục ban hành năm 2005 có đoạn viết: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục” (Điều 14). Tuy nhiên thực tế cho thấy các trường CĐCĐ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chương trình đào tạo sao cho vừa phù hợp với thực tiễn vừa phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó có những khó khăn tiêu biểu như sau: - Chưa có cơ sở để xác định mục tiêu đào tạo và thiết kế nội dung các chương trình đào tạo một cách hợp lý để từ đó đào tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; do vậy, dẫn đến việc thiết kế mục tiêu và chương trình đào tạo nghề một cách tùy tiện như hiện nay. - Chưa đủ cơ sở khoa học để xây dựng chương trình liên thông giữa các trình độ đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể học suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không phải học lại từ đầu những điều đã học. Cũng chính vì chưa có được hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo để thiết kế các chương trình đào tạo kế thừa, tiếp nối từ chuẩn trình độ thấp lên chuẩn trình độ cao hơn; do vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được Nghị định 43/2000/CP của Chính phủ về đào tạo liên thông giữa các trình độ. - Chương trình đào tạo chưa tương thích với công việc thực tế khi đi làm nên chưa phản ánh được chất lượng đào tạo. Thực tế này vô hình chung dẫn đến tình 312
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» trạng đánh giá chất lượng đào tạo một cách tùy tiện và chất lượng đào tạo bị thả nổi như hiện nay. - Không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để kiểm định chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục từ quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang quản lý chất lượng theo cơ chế thị trường. - Đào tạo không gắn được với sử dụng, với nhu cầu của thị trường lao động, dẫn đến tình trạng hàng vạn lao động kỹ thuật được đào tạo không tìm được việc làm, trong khi các doanh nghiệp lại đang thiếu nhưng không tuyển dụng được lao động phù hợp. Chất lượng đào tạo là tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như trong quá trình hội nhập. Đáp ứng chất lượng đào tạo là đáp ứng được thị trường lao động – tức là đáp ứng được yêu cầu xã hội. Do đó để đáp ứng nhu cầu xã hội trong quá trình hội nhập cần xây dựng hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo làm cơ sở để đào tạo nguồn lực có thể hòa nhập vào thị trường lao động trong khu vực và thế giới. Đối với các cơ quan, xí nghiệp và người sử dụng lao động, không có chuẩn chất lượng các trình độ đào tạo sẽ có những khó khăn lớn là không có căn cứ để tuyển dụng được những người lao động kỹ thuật có trình độ đúng với yêu cầu về chất lượng mà sản xuất - dịch vụ đòi hỏi và cũng không có căn cứ để sử dụng hợp lý đội ngũ lao động kỹ thuật, dùng người đúng việc, đúng năng lực được đào tạo; mặt khác cũng không có căn cứ để bồi dưỡng, nâng bậc hoặc đào tạo lại đội ngũ lao động một cách có chất lượng và hiệu quả. III. Vấn đề tự chủ trong hệ thống trƣờng CĐCĐ. Tự chủ của trường ĐH, CĐ, trung cấp (TC) chính là việc các trường có thể làm mọi việc mà pháp luật cho phép và thực thi những quyền hạn đã được cụ thể hóa trong điều lệ cũng như trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được cấp có thẩm quyền thông qua. Đối với trường ĐH, CĐ, TC của Việt Nam điều 60 Luật Giáo dục 2005 đã quy định những lĩnh vực mà nhà trường có quyền tự chủ: 313
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» “Trường TC, trường CĐ, trường ĐH được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: 1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; 2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; 3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; 5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. (Điều 60, Luật Giáo dục 2005). Tuy nhiên trên thực tế các trường CĐCĐ đăng gặp những khó khăn như sau: 1. Về đào tạo: Trường chưa chủ động được việc xây dựng chương trình đào tạo cũng như các ngành nghề đào đào. Khi địa phương có nhu cầu đào tạo ngành nào đó thì phải xây dựng mã ngành theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT sau đó trình Bộ GD&ĐT xin được mở mã ngành. Bộ GD&ĐT kiểm soát về cách thức quản lý, về năng lực và trình độ giảng viên là hoàn toàn hợp lý nhưng quy trình còn mất rất nhiều thời gian. 2. Về tổ chức cán bộ: Đối với các trường trực thuộc tỉnh nói chung và CĐCĐ nói riêng thì việc tuyển dụng cán bộ còn rất khó khăn. Khi cần tuyển dụng thì trường thông báo tuyển dụng, chọn được người sau đó phải gởi kết quả về xin Sở Nội vụ (có một số trường còn phải xin Sở GD&ĐT!) và Sở Nội vụ trình lên xin quyết định Ủy ban nhân dân Tỉnh. Khi tất cả các thủ tục đã xong thì một số người được tuyển dụng đã có việc 314
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» làm nên không đến nhận việc. Ngoài khó khăn trong công tác tuyển dụng thì vấn đề thuyên chuyển cán bộ cũng rất khó khăn. Theo nhận xét của ông Bùi Mạnh Nhị thì “Tôi được biết có địa phương, giáo viên muốn thuyên chuyển từ trường này sang trường khác phải có đủ... bảy con dấu". 3. Về tài chính: Có thể nói đây là vấn đề khó khăn nhất không chỉ đối với các trường CĐCĐ mà là của tất cả các sở, ban, ngành, trường học trong cả nước. Đối với các trường CĐCĐ đang gặp các vấn đề khó khăn như sau: - Không có nguồn kinh phí đào tạo nâng cao nâng lực của đội ngũ giảng viên của trường mà chỉ dựa và nguồn kinh phí đào tạo chung của tỉnh tuy nhiên cũng rất ít ỏi. - Không có nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học từ chủ trương của tỉnh mà phần lớn phải tự vận dụng giờ quy định của Bộ GD&ĐT. - Phải chịu sự thanh, kiểm tra của Sở Tài chính, Kiểm toán nhà nước và ngay cả Sở GD&ĐT cũng kiểm tra tài chính của trường. Phát biểu tại hội thảo "Tự chủ trong giáo dục" tổ chức ngày 28 và 29-3-2008, PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị - Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Bộ GD&ĐT - cho rằng: "Vấn đề tự chủ trong giáo dục đang gặp phải "nhiều vòng kim cô", "Các đơn vị đang loay hoay trong trục tam giác: việc, người và tiền” (TTO, 29.3.2008). Theo tổng hợp của Báo Hà Nội Mới thì “Thiếu hụt kinh phí mua tài liệu, trang thiết bị học tập và thí nghiệm; lương giảng viên thấp, chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng do hạn hẹp về nguồn thu, đó là điệp khúc mà các trường ĐH, CĐ vẫn "ca" từ nhiều năm nay”. IV. Một số đề nghị. - Bộ GD&ĐT sớm có những quy chế hoạt riêng cho hệ thống trường CĐCĐ. Cụ thể hóa và thể chế hóa khái niệm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm thông qua việc phê chuẩn quy chế tổ chức hoạt động của loại hình trường này. 315
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Cho trường CĐCĐ được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. - Khi ban hành những quy định Bộ GD&ĐT cần ban hành những thông tư liên tịch với các Bộ ngành khác để các sở, ban ngành ở tỉnh, đặc biệt là Sở Tài chính, có thể vận dụng tốt mà không làm ảnh hưởng lẫn nhau. - Tập huấn nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ quản lý các trường về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục đồng thời tuân thủ hành lang pháp lý đã quy định. Tài liệu tham khảo 1. TS. Đặng Xuân Hải, Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay – Một cách tiếp cận đổi mới GD ĐH để hội nhập. Tham luận hội thảo, 2005. 2. GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường, Vai trò Cao đẳng Cộng đồng trong giáo dục quốc dân. Tạp chí Khoa học và giáo dục số 1, 2009. 3. Báo Hà Nội Mới, Tự chủ tài chính trong giáo dục đại học: Tăng thu để có tiền nào của nấy? - 17/04/2009. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật giáo dục 2005. 5. Sandra A. Engel, Culture and the Community College. Tham luận hội thảo, 2005. 6. TTO, Tự chủ trong giáo dục đang gặp "vòng kim cô". Báo Điện tử, 29/03/2008. 316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2