intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về tự chủ cho giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số vấn đề về tự chủ cho giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay trình bày những khó khăn và thách thức trong tự chủ đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay; Làm thế nào để gia tăng quyền tự chủ cho các trường đại học và cao đẳng; Vai trò của Bộ Giáo dục- Đào tạo và trường đại học và cao đẳng trong tự chủ; Một số giải pháp nhằm tăng quyền tự chủ ở các trường đại học và cao đẳng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về tự chủ cho giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ CHỦCHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Minh Hùng1 Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai 1. Đặt vấn đề. Trong những năm gần đây giáo dục đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) ở Việt Nam đã có đổi mới và đạt một số kết quả đáng khích lệ, nhưng nhìn chung, sự chuyển biến đó còn chậm và vẫn đang ở trong tình trạng yếu kém, bất cập như: - Chất lượng đào tạo còn thấp, hiệu quả chưa cao, nhân lực được đào tạo còn yếu về năng lực và phẩm chất chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội; quy mô đào tạo còn nhỏ lẻ, mất cân đối giữa cung và cầu. - Chương trình đào tạo cứng nhắc, cơ cấu ngành nghề đơn điệu, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, quy trình đào tạo thiếu mềm dẻo, liên thông; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thiếu cả về số lượng và trình độ; cơ cấu hệ thống chưa hợp lý, mạng lưới trường đại học, trường cao đẳng và viện nghiên cứu hoạt động còn độc lập chưa đồng bộ, liên kết còn lỏng lẻo. - Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường chưa cao; nguồn lực hạn hẹp và sử dụng chưa hiệu quả; quản lý vĩ mô còn biểu hiện quan liêu, quản lý ở các trường thiếu chủ động; chưa có quy hoạch phát triển trường dài hạn và hợp lý... Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay mô hình ĐH và CĐ truyền thống đang trở nên lỗi thời. Do vậy, việc trao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường ĐH và CĐ là biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển giáo dục ĐH và CĐ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 1 ThS – Phó Hiệu trưởng 42
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 2. Những khó khăn và thách thức trong tự chủ đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay Việc trao quyền tự chủ cho ĐH và CĐ tại nước ta trong thời gian qua có thể nói là chưa được thực hiện một cách triệt để và đầy đủ bởi những lý do sau: - Hiện nay các trường đều phải chịu sự phân phối về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT nên cho dù nguồn lực có thể tiếp nhận nhiều hơn nhưng các trường không thể tuyển vượt quá chỉ tiêu đã được ấn định. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực. - Hiện tại Bộ GD-ĐT buộc tất cả các ngành ở các trường đều phải dạy theo chương trình khung của Bộ, vì vậy, các trường ĐH và CĐ của chúng ta còn bị động. - Các trường ĐH và CĐ công lập ở nước ta chưa tự chủ về tài chính. Việc quyết định mức thu học phí vẫn do Bộ quy định. - Chương trình đào tạo của các trường ĐH và CĐ ở Việt Nam hiện nay còn nặng về lý thuyết, ít thực hành (trong nhiều chương trình đào tạo, phần thực hành chỉ chiếm từ 10 - 15% và thực tế việc thực hành cũng chưa được đầu tư chất lượng đúng mức), ít học theo nhóm, ít tạo cho sinh viên tư duy năng động, biết giải quyết tình huống. Hầu hết các trường chưa có sách giáo khoa riêng đầy đủ nếu có thì chất lượng chưa cao, thiếu các tài liệu tham khảo có chất lượng. -Về đội ngũ giảng viên của các trường ĐH và CĐ, hầu hết còn quá trẻ hoặc quá già, nhiều giảng viên không chịu khó cập nhật thông tin, không chủ động nâng cao tay nghề, hàng năm nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế..., phương pháp giảng dạy còn thụ động, nhiều giảng viên vẫn còn dùng phương pháp cũ để dạy phương pháp mới, kiến thức mới. 3. Làm thế nào để gia tăng quyền tự chủ cho các trƣờng đại học và cao đẳng? Việc tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH và CĐ phải giải quyết được yêu cầu: tự chủ ĐH phải gắn liền với quản trị ĐH, theo chúng tôi cần có hai điều kiện chính: 43
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Về phía Bộ GD-ĐT cần thực hiện nhiệm vụ định hướng và đề ra chiến lược phát triển giáo dục, xây dựng lộ trình tăng quyền tự chủ cho các trường đại học, ban hành các chuẩn mực hành chính, tài chính, các chuẩn mực học thuật, tiến hành công tác tổ chức kiểm định chất lượng ĐH và kiểm toán tài chính độc lập, đảm bảo điều phối nguồn lực hiệu quả, thiết kế cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và không can thiệp vào các công việc cụ thể của nhà trường. - Về phía các trường ĐH và CĐ cần phải có Hội đồng trường để những quyết định đưa ra là vì lợi ích chung chứ không vì lợi ích của nhà trường. Hội đồng trường là hội đồng quyền lực cao nhất trường bao gồm cả sinh viên và các đại diện bên ngoài chứ không chỉ là các đại diện các khoa, các phòng, các bộ môn bên trong nhà trường. 4. Vai trò của Bộ Giáo dục- Đào tạo và trƣờng đại học và cao đẳng trong tự chủ Để thực hiện vai trò của Bộ Giáo dục- Đào tạo và trường ĐH và CĐ trong tự chủ cần có hai điều kiện thiết yếu: - Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành các thể chế, chính sách, giám sát, quy định minh bạch và không làm thay công việc của các trường ĐH và CĐ. Muốn thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, chuyển đổi từ cơ chế nhà nước kiểm soát sang cơ chế nhà nước giám sát kết hợp với đào tạo theo thị trường, đồng thời thay đổi thái độ và phương thức làm việc của cán bộ, đầu tư mạnh và đúng chỗ cho giáo dục, tăng lương cho cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, đổi mới phương pháp, nội dung chương trình đào tạo và trên hết là giao quyền tự chủ cho các trường ĐH thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ từ xã hội, Bộ GD-ĐT và Hội đồng trường. - Mỗi trường ĐH và CĐ sẽ căn cứ vào tính đặc thù và năng lực của mình và nhu cầu việc làm của địa phương được tự quyền quyết định số lượng tuyển sinh và phương thức đào tạo, tự quyết định chương trình đào tạo về chuyên môn và có quyền tự chủ về tài chính. 44
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» 5. Một số giải pháp nhằm tăng quyền tự chủ ở các trƣờng đại học và cao đẳng Để tăng quyền tự chủ ở các trường ĐH và CĐ, nâng cao năng lực đào tạo trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: - Các trường được quyền chủ động về nhân sự, về tài chính, về tổ chức đào tạo, nâng cao trách nhiệm xã hội, thực hiện một cách hiệu quả những nhiệm vụ được giao phù hợp với định hướng phát triển giáo dục của quốc gia, yêu cầu phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. - Tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo hướng: nghiên cứu – phát triển, nghề nghiệp và ứng dụng, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành; đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường liên thông trong đào tạo giữa các ngành và các trường. Sử dụng các thành tựu công nghệ đánh giá hiện đại trong kiểm tra, đánh giá và tuyển sinh; thiết lập và vận hành hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng có hiệu quả. - Các trường ĐH và CĐ cần tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, có tâm huyết nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục ĐH có phẩm chất đạo đức và chuyên môn cao, có phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Hoàn thành việc bỏ chế độ biên chế trong các trường ĐH, mạnh dạn đưa cán bộ trẻ đi đào tạo nước ngoài theo kiểu “Nhà nước và nhân dân cùng tham gia”. - Cần nhập một số chương trình, giáo trình tiên tiến về khoa học tự nhiên, công nghệ và quản lý kinh tế từ các trường tiên tiến nhất hoặc hàng đầu trên thế giới. Tổ chức đào tạo các chương trình này bằng tiếng Anh, mời giáo sư là người nước ngoài hoặc Việt kiều tham gia giảng dạy, quản lý. 6. Kết luận và kiến nghị - Về tự chủ ĐH và CĐ, được xem là mấu chốt của cải cách. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở ta, việc trao quyền tự chủ cho trường ĐH và CĐ cũng cần cân nhắc. Theo chúng tôi, những trường nào có khả năng tự chủ mới trao quyền, như những trường ĐH và CĐ công lập có quy mô đào tạo lớn có đội ngũ giảng viên đủ mạnh. Họ có quyền tự chủ trong đề xuất chương trình đào tạo, tự quyền quyết định 45
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» số lượng tuyển sinh, tự tuyển chọn giảng viên, tự ấn định mức lương, mức học phí, tự quyết định nguồn tài chính... - Tự chủ ở ĐH và CĐ là cần. Nhưng cần phải nằm trong định hướng của Chính phủ; sự quản lý của Nhà nước trong tự chủ ĐH và CĐ, tránh xu hướng thả lỏng hoàn toàn. Nhà nước phải nắm được chất lượng của đào tạo để bảo về quyền lợi cho người học, điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục ĐH và cao đẳng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ. - Việc trao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường ĐH và CĐ ở Việt Nam là biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển giáo dục ĐH và CĐ hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=52149&ChannelID 2. http://www.nld.com.vn/247467P0C1017/tu-chu-dai-hoc-tai-vn-phai-can- nhac.htm 3. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=81901 4. http://www.laodong.com.vn/Home/Tu-chu-dai-hoc-la-mau-chot-cai-cach-giao- duc/200710/61302.laodong 5. http://www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-thao-hoc-hoi-kinh-nghiem-tu-chu-dai- hoc/200811/704.vn 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2