intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết "Một số vấn đề về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở" phân tích quy định pháp luật, nêu ra một số vấn đề bất cập, thực tiễn và kiến nghị giải pháp về hợp đồng mua bán nhà ở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở Nguyễn Hà Duy An, Hoàng Thị Thúy An, Trương Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Hoàng Dung, Đỗ Hoàng Tuyết Nhung Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Ngọc Thạnh TÓM TẮT Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân tổ chức, trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hợp đồng mua bán nhà ở xảy ra với nhiều hình thức phức tạp, trong đó tình trạng hợp đồng mua bán nhà ở không tuân thủ quy định pháp luật xảy ra phổ biến, tình trạng tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở tại các tòa án ngày càng nhiều, … Những hình thức trên gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, xã hội, kinh tế của đất nước và quyền lợi của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả đã phân tích quy định pháp luật, nêu ra một số vấn đề bất cập, thực tiễn và kiến nghị giải pháp về hợp đồng mua bán nhà ở. Từ khóa: Hợp đồng, mua bán, nhà ở, tài sản, lợi ích. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi cuộc sống ngày càng văn minh, xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng chú trọng hơn đến việc nhà ở. Và chính vì thế vấn đề nhà ở luôn là sự quan tâm của tất cả mọi người và toàn xã hội. Ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước cũng đều phải quan tâm đến vấn đề nhà ở. Sự quan tâm đó thể hiện ở việc nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết về mua bán nhà ở để đáp ứng nhu cầu cần thiết của tất cả mọi người. Nhưng vì mua bán tài sản này vẫn gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn những rủi ro pháp lý cao do các quy định của pháp luật có nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến thực tiễn thi hành có nhiều bất cập. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp pháp của các chủ thể trong hợp đồng mua bán nhà ở buộc pháp luật phải có những đổi mới căn bản để giải quyết vấn đề. Vì vậy, việc nghiên cứu và làm rõ việc mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật thực sự rất cần thiết. 2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở 2.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán nhà ở Hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng dân sự thông dụng. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao nhà và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận nhà và trả tiền theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. 1705
  2. Theo quy định tại Điều 430 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán” [1]. Theo khoản 2 Điều 105 BLDS năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” [1]. Cũng theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 quy định bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật [1]. Như vậy, căn cứ vào những điều khoản trên thì hợp đồng mua bán nhà ở cũng như hợp đồn mua bán tài sản, đều là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. 2.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán nhà ở Trước hết, hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng mua bán tài sản do đó nó có đặc điểm là hợp đồng có tính chất song vụ. Căn cứ vào khoản 1 Điều 402 BLDS năm 2015 hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đề có nghĩa vụ đối với nhau [1]. Từ tính chất cơ bản của hợp đồng song vụ chúng ta thấy trong hợp đồng mua bán nhà ở thì bên bán nhà ở và bên mua nhà ở đều có quyền và lợi ích nhất định. Không bên nào chỉ có quyền và cũng không bên nào chỉ có thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ của bên này là lợi ích của bên kia và ngược lại. Nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở là những quy định tương xứng như: Bên bán có nghĩa vụ giao nhà và nhận tiền, bên mua có nghĩa vụ giao tiền và tiếp nhận quyền sở hữu đối với ngôi nhà hoặc một phần của ngôi nhà. Để có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các bên thì cần phải công chứng, chứng thực để có căn cứ xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Với những quy định tương xứng trên thể hiện rõ hợp đồng mua bán nhà ở có tính chất song vụ. Thứ hai, hợp đồng mua bán nhà ở có tính chất đền bù. Tính chất đền bù trong hợp đồng mua bán nhà ở xuất phát từ nguyên tắc giao kết trong hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Ngoài ra tính chất đền bù trong hợp đồng mua bán nhà ở còn xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên cơ sở lợi ích của các bên, khống được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích của người khác. Thứ ba, hợp đồng mua bán nhà ở là loại hợp đồng chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản từ người bán sang người mua. Việc chuyển giao tài sản thể hiện ở nội dung như nghĩa vụ của bên bán là giao nhà đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng, vấn đề chuyển giao quyền sở hữu tài sản thể hiện nội dung như bên bán nhà ở thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bên bán nhà ở yêu cầu bên mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thỏa thuận. Thứ tư, hợp đồng mua bán nhà ở có đối tượng là tài sản buộc phải đăng ký quyền sở hữu vì thế các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở rất chặt chẽ, cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán này khác nhiều về mặt pháp lý so với các đối tượng mua bán tài sản khác. Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán nhà ở thì còn những điểm khác biệt về đối tượng của hợp đồng, chủ thể hợp đồng, nội dung hợp đồng, … và đặc biệt một khái niệm đang là vấn đề trọng tâm trong hiện thực của xã hội hiện nay mà cần được quan tâm là hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. 1706
  3. 2.3 Vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở Pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng mua bán tài sản nói chung, và hợp đồng mua bán nhà ở nói riêng đã xây dựng một nền tảng pháp lý tương đối vững chắc, tạo lập những điều chỉnh khá cụ thể, rõ ràng, giúp cho việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh trong giao dịch dân sự liên quan đến đối tượng tài sản là nhà ở trở nên rõ ràng, rành mạch hơn, đồng thời hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng. Có thể nói, với tầm quan trọng của việc mua bán nhà ở, những xu hướng điều chỉnh pháp luật thể hiện sự thích nghi với các mối quan hệ trong xã hội, bắt kịp những thay đổi cơ bản của thời đại để đưa ra những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả hơn. Do đó, hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh về hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai có thể kể đến như Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi, bổ sung 2019, 2020; … Mỗi văn bản có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt nhằm hạn chế tối đa sự xung đột pháp luật xảy ra. Tuy vậy, ở một góc nhìn nhận khác, chúng ta thấy rằng ngay trong chính quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai vẫn xảy ra những hạn chế, thậm chí là xung đột lẫn nhau khiến ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế, gây ra những rủi ro đáng kể đối với quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Những hạn chế của pháp luật về hợp đồng mua nói chung và hợp đồng mua bán nhà ở khi trên thực tiễn đời sống, đây là giao dịch dân sự có tần suất xuất hiện cao và có khả năng tranh chấp lớn. 3. THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở 3.1 Thực tiễn đối với tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở Bộ luật dân sự hiện hành được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015 gồm 27 chương 689 điều và được quy định có hiệu lực áp dụng từ tháng 1/2017 thay thế cho bộ luật dân sự năm 2005. Đây là cơ sở pháp lý khá toàn diện để tòa án thuận lợi trong việc xét xử các vụ án dân sự trong những năm vừa qua theo báo cáo của ngành tòa án thì TAND đã giải quyết một lượng lớn về giao dịch dân sự góp phần bảo vệ quyền dân sự cho các chủ thể khi bị xâm phạm mang lại sự công bằng, tạo niềm tin về sự an toàn cho các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự. Trên cơ sở thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở cho thấy công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở trong thời gian qua chuyển biến tương đối phức tạp, số lượng án bị hủy, bị sửa nhiều so với các tranh chấp dân sự khác. Đáng lưu ý là có nhiều bản án, quyết định của TAND các cấp quận/huyện bị Tòa án nhân dân cấp tỉnh tuyên bố vô hiệu. Việc vận dụng đường lối, chủ trương và chính sách pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở chưa đúng và thiếu thống nhất dẫn đến nhiều trường hợp trong cùng một vụ việc tranh chấp có nhiều quan điểm pháp lý giải quyết vụ việc khác nhau. Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hạn chế trong công tác xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở trong thời gian qua. Ngoài ra phải kể đến các quan điểm xấu xa khác, hầu hết các vụ án tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà ở đối tượng tranh chấp là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất chưa có đầy đủ giấy tờ chủ quyền hợp lệ, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, các giao kết hợp đồng chủ yếu được thực hiện bằng giấy tay, không được công chứng và chứng thực theo đúng quy định của pháp luật nên bị Tòa án nhân dân tuyên bố vô hiệu do vi phạm tư cách chủ thể, hình thức và nội dung của hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu khi xác định lỗi còn có quan điểm chưa thống nhất. 1707
  4. Các vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở là một trong những loại vụ án dân sự phức tạp và đường lối giải quyết thường có nhiều vướng mắc. Trong đó, phải kể đến trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở không tuân thủ về hình thức của hợp đồng, như các bên chỉ lập giấy mua bán nhà mà không có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, hoặc chỉ có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường nhưng chưa đăng ký trước bạ sang tên, chưa đăng ký quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên bán nhà ở xin hủy hợp đồng có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là gioi sáng nhà có biến động theo chiều hướng tăng, bên bán không chịu tiếp tục thực hiện hợp đồng (như không chịu làm thủ tục mua bán hoặc không giao nhà cho bên đã mua). Trong số những vụ án mà tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà ở thì việc thực hiện hợp đồng cũng ở những giai đoạn khác nhau: có trường hợp hợp đồng mới thực hiện ở bước khởi đầu, người mua giao tiền đặt cọc, có trường hợp bên mua đã trả một phần tiền lớn mua nhà, đang làm thủ tục mua bán nhà hoặc bên bán nhà đã bàn giao nhà cho bên mua nhưng bên mua chưa trả đủ tiền, … Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà của các tài sản trong những năm gần đây không thống nhất. Có nhiều trường hợp vụ án có tình tiết, diễn biến tương tự nhưng cách giải quyết ở mỗi toán lại khác nhau. Nguyên nhân là do có một số quy định của pháp luật chưa thật rõ ràng và chưa có văn bản hướng dẫn để áp dụng thống nhất nên còn nhiều cách hiểu khác nhau, dưới đây là một vài ví dụ: Hợp đồng không đủ điều kiện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018 [4], Người sử dụng đất Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai hai không 13 - Đất không có tranh chấp - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án - Trong thời hạn sử dụng đất Như vậy, nếu bên chuyển nhượng thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì sẽ không được quyền chuyển nhượng và hợp đồng mua bán nhà đất cũng sẽ bị vô hiệu. Đồng thời, với các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 191 Luật Đất đai hợp đồng chuyển nhượng cũng sẽ không có hiệu lực. Hợp đồng giả. Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ: "Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhầm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị chia dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhầm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu" [1]. Như vậy, nếu như hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự với mục đích nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì sẽ bị vô hiệu do giả tạo. Hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực. Theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực ơ [4]. Nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015: "Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực" [1]. 1708
  5. Hợp đồng vi phạm pháp luật. Theo điều 123 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Đồng nghĩa với việc, tòa án hoàn toàn có thể tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu khi có đủ căn cứ chứng minh hợp đồng đó vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội [1]. Từ những nguyên nhân trên cho thấy, tình hình giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà ở thời gian qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiều vụ án phải xét xử đi xử lại nhiều lần, kéo dài và phải mất trong nhiều năm mới giải quyết xong. Đương sự khiếu nại nhiều và làm giảm lòng tin đối với Tòa án nhân dân. 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở Hiện nay các trường hợp tranh chấp hợp đồng về mua bán nhà ở xảy ra nhiều trong thực tế xã hội hiện nay. Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành để giải quyết những vấn đề gây mâu thuẫn có thể xảy ra tranh chấp lớn trong các hợp đồng như Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi, bổ sung 2019, 2020. Tuy nhiên mỗi văn bản lại có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng khiến cho các giao kết hợp thường xảy ra những mâu thuẫn, xung đột trong giao kết giữa các bên với nhau. Xảy ra nhiều tồn đọng khiến số lượng hợp đồng bị hủy rất nhiều, xảy ra tranh chấp lớn trong quá trình giao kết hợp đồng. Có nhiều bản án, quyết định của TAND quận/huyện bị TAND cấp tỉnh tuyên bố vô hiệu. Những trường hợp xảy ra ở trên đều do các quy định trong các văn bản pháp luật chưa quy định rõ hay thống nhất về các phương pháp giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở, đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai còn nhiều quy định chồng chéo nhau gây cho các chủ đầu tư bị chi phối và gây tranh chấp lớn, ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của các bên. Vậy nên cần phải hoàn thiện pháp luật để giải quyết các vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở và bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi hợp đồng được giao kết. Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của mọi người về hợp đồng mua bán tài sản nói chung và hợp đồng mua bán nhà ở nói riêng thông qua các văn bản pháp luật như: Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi, bổ sung 2019, 2020. Vì pháp luật mang tính nguyên tắc và lý thuyết nên đưa pháp luật vào cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau như: áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, đòi hỏi có hiểu biết về pháp luật. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật còn góp phần nâng cao lòng tin của nhân dân vào chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Phát huy được hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn. Qua đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về pháp luật để hạn chế những tranh chấp về hợp đồng, những vấn đề mâu thuẫn trong quán trình giao kết hợp đồng. Tình trạng người dân thiếu hiểu biết pháp luật tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản, xảy ra những vụ tranh chấp lớn và ngày một càng nhiều người dân mất quyền và lợi ích và thậm chí là bị chiếm đoạt tài sản. 4. KẾT LUẬN Như vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hợp đồng mua bán nhà ở và giải quyết hậu quả pháp lý hợp đồng mua bán nhà ở trong tương lai cho chúng ta thấy giao dịch dân sự về nhà ở đang diễn ra rất sôi động. Qua đó cũng cho thấy pháp luật Việt Nam hiện nay đã có sự chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời bắt kịp xu hướng và nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, với sự diễn biến phức tạp vấn đề trong 1709
  6. hợp đồng mua bán nhà ở, các giao dịch diễn ra tự phát và thiếu hiểu biết pháp luật tạo điều kiện dễ dàng để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Cần phải có sự quan tâm từ chính quyền, các cuộc tuyên truyền pháp luật để mọi người hiểu rõ hơn và Nhà nước cần có sự điểu chỉnh nhất định và thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng một cách cao nhất và khuyến khích giao dịch dân sự phát triển hạn chế những rủi ro, tranh chấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở 2014 sửa đổi, bổ sung 2019, 2020; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản 2014 sửa đổi, bổ sung 2020; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Quốc hội (2013), Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Giáo Trình Pháp luật về hợp đồng. 6. Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Luật sư Tưởng Duy Lượng, Pháp luật Dân sự và thực tiễn xét xử (tái bản lần thứ 5, có sủa chữa, bổ sung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1710
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0