intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề về website khuyến mại trực tuyến theo quy định pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số vấn đề về website khuyến mại trực tuyến theo quy định pháp luật Việt Nam" cho thấy được những rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động khuyến mại bằng hình thức điện tử phải được khắc phục từ nhiều khía cạnh khác nhau không chỉ dừng ở việc nâng cao kỹ thuật mà còn phải hoàn thiện về khung pháp lý chung và riêng cho loại hình website khuyến mại trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề về website khuyến mại trực tuyến theo quy định pháp luật Việt Nam

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ WEBSITE KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Lê Phạm Hoàng Phát*, Phan Lê Khánh Trang, Lê Minh Vũ, Nguyễn Long Hồ, Nguyễn Mạnh Khương Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Hà TÓM TẮT Thương mại điện tử cho phép người bán thực hiện mục tiêu kinh doanh nhưng lại không quá tốn kém và khả năng thành công cao bằng việc sử dụng website thực hiện việc khuyến mại trực tuyến. Tuy nhiên, phương pháp khuyến mại trực tuyến theo kiểu mới này càng phát triển - cũng tiềm ẩn những rủi ro và các hình thức xâm phạm quyền lợi của các chủ thể tham gia ngày càng phức tạp và tinh vi mà tới nay do rất nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật Việt Nam trong vấn đề thương mại điện tử nói chung và hoạt động website khuyến mại trực tuyến nói riêng đều đang có nhiều nhiều bất cập. Nhưng để đảm bảo được công tác kiểm soát thì trước tiên cần nâng cao hiệu quả hoạt động website khuyến mại trực tuyến theo quy định pháp luật Việt Nam. Từ khóa: Khuyến mại, khuyến mại trực tuyến, website khuyến mại, thương mại điện tử. 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ WEBSITE KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN 1.1 Khái niệm về website khuyến mại trực tuyến Website khuyến mại trực tuyến hiện đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau và khái niệm của nó không có một tính thống nhất, và một số quốc gia trên thế giới gọi là mua theo nhóm. Tại Úc, Bộ quy tắc ứng xử của hoạt động mua theo nhóm (Group Buying Code of Conduct) đưa ra cách hiểu đây là việc mua bán với giá giảm đáng kể trong điều kiện có một số lượng người mua tối thiểu. Theo quy định của pháp luật Philippines, hình thức mua theo nhóm là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá giảm đáng kể được áp dụng cho số lượng người mua tối thiểu sẽ thực hiện việc mua cùng một đề nghị cụ thể. Tức là khi đủ điều kiện thì người mua sẽ nhận được ưu đãi do bên bán cung cấp và được hiểu là hình thức khuyến mại và điều này cho thấy website khuyến mại cũng mang hình thức tương tự đấy theo khoản 10 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: “Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.” 1.2 Hình thức hoạt động của website khuyến mại trực tuyến Website khuyến mại trực tuyến vận hành trên cơ sở của website cung cấp dịch vụ khi tất cả giao dịch đều được số hóa, dữ liệu hóa và trên cơ sở của hoạt động khuyến mại là chủ yếu, đây chính là đặc điểm cốt lõi của hình thức này. Căn cứ tại Điều 7 Thông tư số 47/2014/TT-BCT và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP có ba hình thức chính gồm: 1711
  2. Hình thức bán phiếu: đây là hình thức bên bán cung cấp phiếu điện tử hoặc tờ phiếu được kèm theo sản phẩm khi bán; Hình thức bán thẻ gần giống như bán phiếu nhưng nó nhằm ghi nhận và giữ khách hàng lâu dài hơn và áp dụng riêng cho khách hàng có thẻ đó; Hình thức khác do Bộ Công thương cho phép: tặng hàng hóa không phải trả tiền, đưa hàng mẫu, bán sản phẩm sau có mức giá thấp hơn giá trước, có kèm theo các hoạt động mang tính may rủi, phiếu dự thi,… 1.3 Các đối tượng được kinh doanh trên website khuyến mại trực tuyến Hoạt động thương mại điện tử nói chung mặc dù được tự do kinh doanh nhưng không được rơi vào 08 ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Luật Đầu Tư 2020 bao gồm: Ma túy, hóa chất, thực – động vật hoang dã, mại dâm, mua bán mô, xác, bộ phận cơ thể, bào thai người, kinh doanh về sinh sản vô tính trên người, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ. Và một số hành vi khi tham gia hoạt động thương mại điện tử không được thực hiện được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ- CP bao gồm các hành vi: Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác; Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép; Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử. Ngoài ra, website khuyến mại trực tuyến khi thực hiện khuyến mại thì các đối tượng hàng hóa phải tuân theo quy định tại Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP nếu như không đủ điều kiện thì không được kinh doanh các sản phẩm như: rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế, tiền và một số mặt hàng khác bị cấm theo quy định luật liên quan. Thêm vào đó khi hoạt động khuyến mại không được phép áp dụng mức khuyến mại ngoài phạm vi luật cho phép tại Điều 6,7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. 1.4 Phương pháp giải quyết tranh chấp trên website khuyến mại trực tuyến Tại Điều 76 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Điều 317 Luật Thương mại hiện hành đều liệt kê gồm: Thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án. Mỗi phương thức sẽ có ưu nhược điểm riêng và sẽ áp dụng cho mỗi giai đoạn khác nhau. Thường đối với thương lượng chỉ dành cho sự việc không quá nghiêm trọng và có thể tự đàm phán với nhau để đưa ra ý chung; còn hòa giải mặc dù cũng là thương lượng nhưng lại có sự can thiệp của bên thứ ba và được công nhận bởi luật; Đối với trọng tài thương mại và tòa án là 2 phương thức có tính chất phức tạp và mối quan hệ giữa các chủ thể đã trở nên căng thẳng nên cần có những minh chứng cụ thể và ràng buộc trách nhiệm bởi tổ chức trọng tài hoặc Tòa án nhưng trọng tài sẽ tổ chức kín trong khi Tòa thì lại công khai. Ngoài ra thì hiện nay đối với các hoạt động thương mại điện tử nói chung đều đang khuyến khích sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến – ODR, đây là linh hoạt, hiệu quả, không quá tốn kém và có sự giúp đỡ bảo công nghệ việc 1712
  3. giải quyết sẽ trở nên dễ dàng từ đó cho phép các bên vượt qua những rào cảng về địa lý hoặc thời gian và dễ dàng cho người tiêu dùng khi có bị xâm phạm quyền lợi có giá trị nhỏ. 2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG WEBSITE KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN 2.1 Website khuyến mại trực tuyến đang mất ưu thế Hiện nay, theo như thống kê của báo cáo thương mại điện tử thì website khuyến mại (bao gồm luôn cả ứng dụng di động) nhưng chiếm 4.7%; trong khi sàn giao dịch cao gấp 20 lần.4 Nguyên nhân này do sự giao thoa các loại hình thương mại điện tử với nhau nên sàn giao dịch thương mại điện tử đã có tích hợp thêm khả năng cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến nên vô tình làm mất đi tính nổi bật của loại hình khiến cho các website chỉ hoạt động khuyến mại như hotdeal.vn, muachung.vn,… khiến cho loại hình này không thể nào phát triển. Điển hình như việc khai tử Zingdeal, Nhommua,… mặc dù trước đó chiếm một niềm tin rất lớn cho sự phồn thịnh của website khuyến mại trực tuyến. Các chuyên gia không đánh giá cao cho website khuyến mại trực tuyên khi mà các bài nghiên cứu về hoạt động thương mại điện tử hầu như không có và các bài báo liên quan đến các website khuyến mại trực tuyến trong hơn 05 năm gần đây đã không còn xuất hiện và không được quan tâm quá nhiều như hồi loại hình này du nhập vào Việt Nam năm 2011. 2.2 Các mức và hình thức khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến Hiện nay, việc lạm dụng khuyến mại trên website ngày càng phổ biến khi mà khuyến mại không chỉ giúp kích cầu tiêu dùng mà còn là một cách để các thương hiệu khác, sàn giao dịch, website khuyến mại trực tuyến cạnh tranh bảo vệ thị phần, chiếm lĩnh thị phần trong nước, thu hútđược nhiều khách hàng mua sắm bằng nhiều chương trình như Black Friday, các ngày đôi 1/1, 2/2, 9/9, Valentine,… có khi mức giảm giá vượt hơn cả quy định của Luật. Khuyến mại ở bất kì loại hình nào scũng có thể sẽ là “liều thuốc độc” trong kinh doanh vì họ lo chạy theo doanh số mà quên mất chất lượng nên được ưu tiên. Ngoài ra, việc để cho tình trạng khuyến mại trực tuyến phát triển như hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu bởi vì theo thống kê của Nielsen cho biết hơn 87% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng mua vì giá nên mối quan hệ giữa bên bán và mua đã không còn sâu sắc. Việc liên tục đặt khuyến mại làm cho hình ảnh và giá trị thương hiệu suy giảm nhưng nếu không dùng khuyến mại thì lại không thể đạt được doanh số cao. Nếu như các thương nhân và các sàn không đủ tỉnh táo khi áp dụng khuyến mại như hiện nay có thể sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn giữa hai yếu tố nêu trên.5 Nhiều thành phần còn lợi dụng những cụm từ như “Khuyến mại khủng”, “Ưu đãi khủng”, “Xả kho”,… và thậm chí còn dùng cả ký hiệu “Mall” của thương hiệu để lừa đảo dụ người mua chi một số tiền tưởng là rẻ nhưng lại mua vào các sản phẩm có chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đây là chiêu trò đã được sử dụng khá nhiều không chỉ mấy trang điện tử không chính thống mà ngay trên website chiếm thị phần lớn như Lazada, Shopee,…chủ yếu đánh vào tâm lý mua hàng rẻ ở Việt Nam. Ngoài ra, một số hình thức khuyến mại lại bất lợi cho bên bán khiến cho nhiều người hạn chế sử dụng các hình thức ngoại trừ giảm giá tiền xuống. Điển hình như khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại hiện hành 4 Bộ Công Thương (2022), Sách Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, tr.66, Download ngày 21/03/2023; 5 Cask Academy (2019) 1713
  4. khi mà các giải thưởng mang tính may rủi nếu như không có người lãnh thì phải trích ngân sách 50% giá trị giải thưởng. 2.3 Niềm tin của người mua trên website khuyến mại trực tuyến Theo như báo cáo thương mại điện tử năm 2022 đã thống kê cho thấy tiêu chí chọn hàng rẻ lên tới 54% và giá trị mà người tiêu dùng có thể chi cho các hàng hóa, dịch vụ trên website cung cấp dịch vụ chỉ dao động từ 500.000 đổ lại chiếm tới 65,5% (dưới 200.000 đồng chiếm tới 27,4% và từ 200.000 đến 500.000 đồng chiếm 38,1%).6 Điều này khiến cho nhiều người bị lừa khi mua sản phẩm giá rẻ nhưng mang tên của thương hiệu lớn (Samsung, Iphone, Ipad,…); điển hình như “Điện thoại Iphone 13 Promax” có giá hơn 30.000.000 đồng ở thời điểm hiện tại nhưng lại có khuyến mại còn 2.900.000 đồng, được mô tả là chạy hệ điều hành Android 6 thay vì IOS như hàng chính hãng. Mặc dù, biết nội dung sai với thương hiệu nhưng nhiều người vẫn đặt mua và không có bất kỳ ý kiến vì vốn họ đã biết trước kết quả. Điều này có nghĩa người mua cho phép người khác xâm hại đến quyền lợi của mình và từ chối nhận các quyền khiếu nại, khởi kiện, sử dụng các sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó, trong thực tiễn hiện nay về hoạt động thương mại điện tử nói chung và website khuyến mại nói riêng đã liên tục được Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) đưa ra những lời cảnh báo về trường hợp người tiêu dùng phải nhận đơn hàng không phải do mình đặt từ các website. Và tình trạng đánh cắp thông tin, giả mạo thường xuyên diễn ra và được Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cảnh báo và ngoài sự quản lý của nhà nước còn nhiều vụ hơn nữa. Chính vì thế mà quyền lợi của người tiêu dùng luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa. 2.4 Phương thức giải quyết tranh chấp trên website khuyến mại trực tuyến Các phương thức truyền thống thường chỉ áp dụng có các vụ tranh chấp có giá trị cao nên ít được lựa chọn nhưng ODR thì mục đích dành cho bất kể các đối tượng mặc dù hiện nay không có bất kỳ điều luật nào nói về vấn đề này nhưng nhiều chuyên gia nhận định nó là công cụ dành cho người tiêu dùng. Đáng tiếc tại Việt Nam hoạt động này lại không hiệu quả khi liên tục xuất hiện các điểm hạn chế từ quy định pháp luật đến công tác vận hành xuất hiện nhiều bất cập khi mà việc giải quyết bằng hình thức này bắt buộc phải thông qua ý chí tự nguyện cung cấp chứng cứ của các bên nếu như không có sẽ không thành công. Ngoài ra, mặc dù ưu điểm của ODR là xuyên biên giới nhưng quy định luật lại bị hạn chế biên giới khi hoạt động thương mại điện tử khi mà khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ – CP thì chỉ có các đối tượng quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam, điều này cũng là lý do khiến ODR hoạt động không hiệu quả. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE KHUYẾN MẠI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM Thứ nhất, trong thủ tục hành chính về giải quyết các tranh chấp của người tiêu dùng hiện nay mặc dù đã được pháp luật dự liệu nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản. Vì thế, nhà nước ta nên ban hành các quy định nhằm phân cấp rõ ràng trong thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo hướng tất cả các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng đều có thẩm quyền yêu cầu hoặc bắt buộc bên trung gian cung cấp hàng hóa (website) hoặc thương nhân có hàng hóa, dịch vụ sửa đổi hợp đồng trong trường hợp có điều khoản 6 Bộ Công Thương (2022), Sách Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, tr.44, tham khảo ngày 23/03/2023; 1714
  5. không có hiệu lực hay xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng. Và cần ban hành một quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp để tránh ưu tiên cho một phía vì nếu cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lạm quyền sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên website. Thứ hai, khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ – CP thì chỉ có các đối tượng quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam cần lượt bỏ cụm từ “tại Việt Nam” để mở rộng phạm vi giải quyết cho ODR để gia tăng khả năng hội nhập thương mại của Việt Nam. Ngoài ra, chưa có văn bản pháp lý nào nhắc về ODR dẫn tới mặc dù được thừa nhận nhưng lại không có tính pháp lý và chưa được hướng dẫn cụ thể nên nước ta cần bổ sung thêm các văn bản và quy định có liên quan. Thứ ba, để được chứng nhận “Mall” dành cho thương hiệu, cửa hàng có chất lượng cao và độ uy tín nhất định trong xã hội thì các website phải yêu cầu bên bán cung cấp các giấy chứng nhận của hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp chứng chỉ hành nghề liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và môi trường và cam kết nếu có xảy ra sai phạm phải chịu trách nhiệm ra sao. Thứ tư, cần có một phương pháp sửa đổi, bổ sung cho quy định tại khoản 4 Điều 96 Luật thương mại hiện hành về việc áp nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước 50% giá trị giải thưởng nếu không có người lãnh giải vì nếu quy định này không đủ thiết thực và như chế tài dành cho bên bán khiến cho việc áp dụng hình thức này còn khá “e dè”, nên có một quy định mang hướng hỗ trợ, khuyến khích cho doanh nghiệp thay vì là một chế tài ẩn cho vấn đề này. Thứ năm, người mua cần tố cáo, khiếu nại các hành vi lừa đảo thay vì mặc định chịu mất số tiền mặc dù rẻ nếu như so vưi giá thương hiệu nhưng sẽ khá cao nếu như mua phải hàng giả nhái và điều này cũng sẽ góp phần giúp đỡ công tác kiểm soát hành vi sai phạm trong hoạt động thương mại điện tử và cần liên hệ đến Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (vca.gov.vn) hoặc cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Đối với hiệp hội, người tiêu dùng liên hệ với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (vecom.vn) hoặc Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (vinastas.org). 4. KẾT LUẬN Môi trường thương mại điện tử hiện đang là thị trường kinh doanh “màu mỡ” đối với thương nhân, tổ chức kinh doanh trong nước và ngoài nước vì thế mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhau. Chính vì lý do đó mà hoạt động khuyến mại không chỉ là cơ hội điều chỉnh cán cân cung – cầu mà còn là tăng khả năng cạnh tranh giữa thị trường trong và ngoài nước, giữa sản phẩm nội địa và ngoại quốc. Suy cho cùng thì bài báo nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại các vấn đề chung về thực áp dụng pháp luật về hoạt động thiết lập website khuyến mại trực tuyến hiện nay, vì tầm hiểu biết của tác giả chỉ dựa trên sự nghiên cứu từ những công trình lớn và được đúc kết và tìm hiểu theo cách của mình.Tuy nhiên, bài nghiên cứu cho thấy được những rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động khuyến mại bằng hình thức điện tử phải được khắc phục từ nhiều khía cạnh khác nhau không chỉ dừng ở việc nâng cao kỹ thuật mà còn phải hoàn thiên về khung pháp lý chung và riêng cho loại hình website khuyến mại trực tuyến. 1715
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2022), Sách Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022. 2. Cask Academy (2019), Bài toán khuyến mại – Làm sao để không “rẻ” thương hiệu, Generation of Active Marketers – GAM 7, Nhà xuất bản lao động. 3. Nguyễn Thành Minh Chánh (2022), Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam, Lập pháp, nguồn: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210953/Phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-truc-tuyen-trong- thuong-mai-dien-tu-tai-Viet-Nam.html. 4. Nguyễn Công Đại (2017), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Lê Thị Thùy Dung (2016), Pháp luật về hoạt động website khuyến mại trực tuyến, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật, Hà Nội. 6. Hiệp Nguyễn Quang Hiệp (2019), Lệ thuộc khuyến mại, Generation of Active Marketers – GAM 7, Nhà xuất bản lao động. 7. Nguyễn Duy Thanh (2021), Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến, Trường Đại học Luật, Thừa Thiên Huế. 8. The Free Vietnamese Dictionary Project, hoạt động, Nguồn: https://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/Dict/. 9. Dương Thị Trâm (2022), Pháp luật về Khuyến mại – thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 10. Chính Phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Về thương mại điện tử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Vietnam net (2017), Thời tàn “mua chung”, ngán ngẩm voucher giảm giá ăn uống, Nguồn: https://vietnamnet.vn/thoi-tan-mua-chung-ngan-ngam-voucher-giam-gia-an-uong-372252.html. 1716
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2