intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số Võ thuật của các nước trên thế giới - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

256
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Võ thuật Myanma, được gọi chung là Thaing, có một lịch sử lâu dài và chịu nhiều ảnh hưởng của các môn võ thuật từ nhiều nơi. Nguồn gốc Myanma có biên giới với Ấn Độ, Thái Lan, và Trung Quốc. Do đó, nước này có một di sản võ thuật phong phú. Các nhà sư Ấn Độ không chỉ đem tới cho Trung Quốc võ Thiếu Lâm mà còn mang tới cho Myanma những môn võ thuật từ cách đây gần 2000 năm. Sau này, võ thuật Trung Hoa phát triển và phổ biến xuống phía Nam trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số Võ thuật của các nước trên thế giới - Phần 1

  1. Một số Võ thuật của các nước trên thế giới Phần 1 1. Võ thuật Myanma Võ thuật Myanma, được gọi chung là Thaing, có một lịch sử lâu dài và chịu nhiều ảnh hưởng của các môn võ thuật từ nhiều nơi. Nguồn gốc Myanma có biên giới với Ấn Độ, Thái Lan, và Trung Quốc. Do đó, nước này có một di sản võ thuật phong phú. Các nhà sư Ấn Độ không chỉ đem tới cho Trung Quốc võ Thiếu Lâm mà còn mang tới cho Myanma những môn võ thuật từ cách đây gần 2000 năm. Sau này, võ thuật Trung Hoa phát triển và phổ biến xuống phía Nam t rong đó có Myanma và pha trộn với các dòng võ thuật được phát triển trước đó tại nước này mà tạo nên lối võ thuật Myanma ngày nay được gọi là Thaing. Traditional arakan naban Các dân tộc lớn ở Myanma gồm người Myanma, người Myanma gốc Hoa, người Myanma gốc Ấn, người Chin, người Kachin, người Karen, người Môn, người Shan, người Talaing đều có một hình thức Thaing riêng. Thaing bao gồm cả võ tay không mà nổi tiếng nhất là bando và võ với vũ khí như kiếm, gậy, dao mà Banshay là tiêu biểu. Các môn phái võ thuật Myanma khác có Naban (vật) và Lethwei (tương tự kick boxing ở một số nơi tại Đông Nam Á.
  2. Có nhiều truyền thuyết kể rằng các nhà sư đã mật truyền võ cho môn đồ. Tới ngày nay, người Myanma vẫn không có lệ phổ biến võ thuật cho người ngoài. Họ cho rằng khi mà võ đã bị truyền ra ngoài thì hiệu quả chiến đấu sẽ mất đi. Do đó, các nhà sư thấy tốt hơn là dạy võ một cách bí mật tại các tu viện. Các văn kiện cổ cho biết từ thời vua Anawrahta (1044 - 1077 công nguyên) các nhà sư đã dạy các bí quyết kiểm soát hơi thở và luyện thiền để kiểm soát sức mạnh. Những bí quyết này được truyền qua nhiều thế hệ tới nay trở thành một bộ phận của hệ phái bando trong võ thuật Myanma. Có một kỹ thuật chiến đấu độc đáo trong võ thuật Myanma gọi là Thaing Byaing Byan có một nguồn gốc rất huyền bí. Và có một nhân vật mà tên tuổi gắn với kỹ thuật này, đó là U Maung Lay. Người ta đồn rằng, sư phụ của U Maung Lay là một người xuất thân từ miền bắc bang Shan và chỉ nhận ba đệ tử. Người trẻ tuổi nhất trong số ba đệ tử đó là U Maung Lay và ông này sau đó trở thành người sáng lập môn phái Thaing Byaing Byan ở Myanma. Triết lý và các bài quyền của môn phái này khá khác biệt so với các phái võ khác của Myanma. Thaing Byong Byan hay còn gọi Khu-Kar-Chant có nghĩa là "Phản Thaing" là một phái nhu thuật của Myanma. Những người luyện môn Thaing Byong Byan thường mặc trang phục truyền thống của người Shan. Kỹ thuật Thaing Byong Byan nổi tiếng là hiệu quả trong cận chiến. Người ta đồn rằng kỹ thuật chiến đấu này có nguồn gốc từ võ thuật của các cao thủ nội cung ỏ Kanbawza. Tuy nhiên không rõ là Kanbawza này là Kanbawza ở bang Shan (còn gọi Kanbawza Thadi) hay thành Hanthawadi ở Pegu. Trong số các môn phái võ tay không cùng được gọi là thaing có: Bando  Banshay  Lethwei  Naban 
  3. 2. Nhu thuật – Nhật bản Võ sĩ tập luyện Nhu Thuật ở Nhật Bản năm 1922 Nhu Thuật (柔術; Jujitsu, Jiu-Jitsu) là một danh từ gọi chung cho nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Nhật. Nhu Thuật xuất nguồn từ giai cấp võ sĩ samurai xưa ở Nhật Bản dùng tay không để tự vệ và chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang.[cần dẫn nguồn] Vì các samurai nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp, họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân,… để kháng cự địch thủ. Những phương pháp này nói chung là dựa trên lý thuyết dùng sức công của đối phương để kềm chế địch thủ, thay vì chống trả trực tiếp. Phương pháp Khóa tay của Nhu Thuật Nhu thuật có rất nhiều phương pháp khác nhau, vì thế từ nó đã nẩy sinh ra nhiều môn phái khác nhau. Nhu Đạo (Judo) là môn võ nổi tiếng nhất được bắt nguồn từ Nhu thuật. Ngoài ra còn có các môn võ khác như Aikido,… hoặc môn phái hiện đại khác như Nhu thuật Brazil,… đều có nguồn gốc chính thức từ Nhu thuật
  4. 3. Shorinji Kempo – Nhật Bản Shōrinji Kempō (少林寺拳法, âm Hán Việt: Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp) là một trong chín môn võ thuật lớn của Nhật Bản (theo nhận định của tổ chức Nippon Budōkan - Nhật Bản Võ Đạo Quán) và là một chi phái của võ Thiếu Lâm, do Sō Dōshin (tên thật là Nakano Michio) sáng lập vào năm 1947 trên cơ sở môn Kungfu của Trung Quốc (người Nhật gọi môn này là kempo). Nakano Michio vốn được lục quân Nhật Bản gửi sang Trung Quốc học võ để về xây dựng lực lượng đặc công của Nhật. Tại Trung Quốc, Nakano được Trần Lương, một cao thủ Kungfu của Nghĩa Hòa Đoàn nhận làm đệ tử và đặt cho tên Tôn Đạo Thần (âm Hán- Nhật là Sō Dōshin). Sau khi bị điều tới vùng Đông Bắc Trung Quốc, Sō Dōshin tiếp tục học võ từ Văn Thái Tôn, sư phụ đời thứ hai mươi của Bắc Thiếu Lâm Nghĩa Hòa Môn Quyền. Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh năm 1945, tinh thần người Nhật suy sụp ghê gớm. Để góp phần động viên tinh thần cho người Nhật, Sō Dōshin lập ra môn võ Shōrinji Kempō. Từ Nhật Bản, môn võ này đã được phổ biến ra thế giới. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á XXIV tổ chức năm vào năm 2007 tại Thái Lan, Shorinji Kempo đã được đưa vào làm một môn biểu diễn.
  5. 4.Quyền thuật Pháp quốc Savate hay còn gọi là quyền Pháp[1] hay quyền thuật Pháp quốc là một môn võ thuật truyền thống của nước Pháp, đây là môn võ dựa trên các kỹ thuật chiến đấu chủ yếu bằng đòn chân, xuất phát từ nhu cầu tự vệ và thể dục thể thao. Môn võ này vừa có dáng dấp của quyền Anh, quyền Thái và Silat. Lịch sử Savate ra đời vào khoảng thế kỷ XVII tại Paris và miền Bắc Pháp. Tại thời điểm đó, môn võ này được mọi người ưa chuộng, xem như một thứ “kỹ thuật tự vệ đường phố” hữu hiệu, môn võ này được biết với tên “Savate De Rue” (Savate đường phố).[2] Khi xuất hiện ở miền Nam, nó bị coi là “trò thi thố sức mạnh” của các thủy thủ ở Marseille. Savate từng bị lãng quên trong gần 100 năm. Đến thế kỷ XIX, môn võ này hồi sinh vào năm 1825, nhờ ông Michel Casseaux (1794-1869). Một học trò của ông - Charles Lecour (1808-1894) đã đưa Savate ra khỏi nước Pháp với tên mới “Boxe Francaise”. Lecour là người mê thể thao và từng là tay đấm quyền Anh và ông đã nghiên cứu đưa đòn tay vào Savate, dù khởi thủy của môn võ này chỉ có đòn chân. Sau khi phát triển môn võ này, ông truyền bá sang nước Anh. Nhưng môn võ này bị giới quý tộc Anh chỉ trích “một thứ Boxing không thượng võ” vì những đòn chân nguy hiểm. Trong khi từ Pháp, Savate lan đến vùng Tây Bắc Ý, rồi Đông Bắc Tây Ban Nha. Đến năm 1924, với màn ra mắt ấn tượng tại Olympic Games Paris, Savate mới được quốc tế công nhận là môn võ đặc trưng của người Pháp. Năm 2010, FISU (Liên đoàn Thể thao Hoàn vũ) quyết định tổ chức “Giải vô địch Savate ho àn vũ” lần đầu tiên tại Nantes. Kỹ thuật Savate hiện đại phân hóa nhiều trường phái, sử dụng cả kiếm, gươm, đoản côn. Tiến tới thể thao hóa, võ này dần loại bỏ những đòn thế nặng dấu ấn đường phố (móc mắt, đánh đầu, đòn gối, chỏ…).
  6. Cũng như các môn võ Karate và Tae Kwondo, Savate chú trọng vào đòn chân, đặc biệt là các đòn đá thẳng và cầu vồng (phang ống quyển), ngo ài ra đòn tay cũng rất lợi hại với lối đánh nhanh, mạnh y như boxing (quyền Anh), phải kể là các đòn chém và đấm mốc từ dưới lên (upper-cut) khi nhập nội. Nhưng lối đánh của Savate khác với Karate hay Tae Kwondo hay Boxing là do ở các thế tấn và các thế thủ. Tấn tuy rất thấp nhưng lại không theo hệ thống nhất định giống như tấn pháp của Karate, Tae Kwondo, hay các môn võ cổ truyền Trung Quốc, thế thủ thì lại không giống Boxing (quyền Anh) vì tay luôn luôn mở ra, hướng lên trên hoặc về phía trước (không nắm tay lại như boxing), khi tấn công thì đòn tay của Savate mới giống của boxing Trong môn savate, thế thủ thấp, bàn tay mở hướng về phía trước, và không bao giờ nắm tay lại để đấm. Bàn tay luôn xoè ra tát vào mặt địch thủ. Savate hiện đại chỉ giữ lại 4 đòn chân và 4 đòn tay (thực chất là 4 cú đấm của quyền Anh). Đòn chân: Đòn chân gồm Fouett (tương tự như Đảo sơn cước)  Chass (Xuyên tâm cước)  Revers (Nghịch lân cước)  Coup de pied bas (Tảo địa cước).  Đòn tay: Direct bras avant (đấm thẳng tay trước)  Direct bras arrière (đấm thẳng tay sau)  Crochet (đấm móc)  Upper cut (đấm xốc). 
  7. 5. Bando – võ thuật Myanma Bando là một môn võ thuật có xuất sứ từ Myanma. Bando bao gồm võ tay không và các kỹ thuật chiến đấu bắt trước các loài động vật như chim ưng, bò tót, rắn hổ, báo, khỉ và lợn lòi. Bando có nhiều phái và nhiều lối khác nhau. Các phái lớn là: - Nan twin thaing (Võ hoàng gia) - Pyompya thaing (Trường phái cương-nhu phối triển) - Neganadai thaing (Xà hình) - Shan thaing, một phái chịu nhiều ảnh hưởng của võ Tàu (do bang Shan có biên giới với Trung Quốc) Nguồn gốc của Bando gắn liền với các tu viện và kinh điển Phật giáo, và các tu viện có truyền thống là những trung tâm giáo dục. Những người từ Ấn Độ mang theo tín ngưỡng
  8. Phật giáo, văn hóa và võ thuật có nguồn gốc từ Himalaya tới Đông Nam Á. Những người Hoa di cư đến Myanma cũng sùng bái đạo Phật và cũng có ảnh hưởng tới văn hóa Myanma. Sự pha trộn giữa võ thuật Trung Hoa và võ thuật Ấn Độ tại Myanma đã cho ra đời môn Bando. Bando đã vượt khỏi biên giới Myanma và được phổ biến cả ở Mỹ, Pháp, v.v...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2