intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số Võ thuật của các nước trên thế giới - Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

200
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Arnis – Võ thuật Philippines Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay); đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. à...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số Võ thuật của các nước trên thế giới - Phần 2

  1. Một số Võ thuật của các nước trên thế giới Phần 2 1. Arnis – Võ thuật Philippines Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay); đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. Tên trong tiếng Việt hiện nay là võ gậy. Arnis, lần đầu tiên, trở thành bộ môn thi đấu chính thức trong SEA Games lần thứ 23 vào năm 2005. Tên Các tên eskrima và escrima có gốc từ chữ esgrima trong tiếng Tây Ban Nha và mang nghĩa "đấu kiếm". Arnis đến từ arnés de mano, cũng là tiếng Tây Ban Nha, và có nghĩa là "áo giáp bọc tay". Kali, theo nhiều người, có thể đến từ keris của tiếng Malay dùng để chỉ một loại dao dài được dùng như một vũ khí của võ thuật Mã Lai. Từ kali, thật sự, chỉ xuất hiện vào khoảng thập niên 1960, sau khi hai nhà kiếm thuật người Mỹ (eskrimador) bắt đầu dùng nó để phân biệt lối dùng kiếm của họ với các kiếm thuật khác.
  2. Một bộ các vũ khí tập luyện dùng trong một lớp học Eskrima (từ trái sang phải): gậy bọc, gậy bằng song, dao gỗ, và một bộ dao bằng nhôm. 2. Capoeira – Vỗ thuật Brasil Capoeira là một môn võ thuật xuất phát từ Brasil, nhưng có nguồn gốc châu Phi, được người nô lệ da đen bí mật du nhập và truyền bá, nguỵ trang thành những vũ điệu trong những nghi lễ tôn giáo. Cái tên Capoeira do người da đỏ ở Brasil đặt. Nó có nghĩa là " trảng bụi mọc lại sau khi bị cắt", đó cũng là nơi người da đen tới sinh hoạt. Ở Brasil có các cuộc thi đấu giữa những hội Capoeira khác nhau.
  3. Capoeira vốn có một hiệu lực về mặt chiến đấu thật đáng sợ. Đó là một nghệ thuật tập hợp nhiều nghệ thuật khác. Nó là thứ trò chơi nhào lộn, vừa là âm nhạc, vừa là thơ ca. Từ đó người ta sáng tác ra các bài hát, chế tạo ra các nhạc cụ, cùng khai phá những phương pháp chiến đấu độc đáo. Có thể nói Capoeira ngày nay có một sức hấp dẫn lạ lùng, nó đã đi chu du khắp thế giới, chinh phục mọi tầng lớp xã hội[cần dẫn nguồn]. Từ bình dân tới thượng lưu đều say mê luyện tập. Ở một số vùng, nhất là ở châu Mỹ La Tinh, nó có khuynh hướng vượt qua cả môn Karate nổi tiếng. Biểu diễn Capoeira ở Boston. Đấu Capoeira.
  4. Giống như các môn võ thuật khác, Capoeira cũng có các cấp đai. Đai ở đây là những sợi dây mảnh bện lại, màu đỏ là đai cao nhất và chỉ người thầy mới có quyền đeo. Mỗi năm người ta làm lễ phong đai vào tháng Bảy. Một Capoeirist mới nhập môn phải thực hiện bài đầu tiên trước mọi người. Trong buổi lễ nhập môn này nhiều bậc thầy tới dự và người mới nhập môn sẽ " đấu" với một trong số họ. Để nhận ân huệ và được phong biệt danh, người đấu phải thực hiện thành công đòn dencao, tức đòn chân đẩy đối phương bật ra sau. Nếu mông đối phương chạm đất thì coi như anh ta thắng và trở thành Capoeirist. 3. Pencak-Silat Pencak-Silat là một môn võ xuất phát từ Philippines, Indonesia và Malaysia. Do môn võ này được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính nên nhiều khi nó còn được gọi là võ nhà binh. Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật. Ngày nay, môn này có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ pencak silat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Tuy thế, tất các các thế, pháp đều có chung một cơ sở. Tập luyện Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Silat chính tông thường dùng rất nhiều đòn chỏ và gối. Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Chẳng hạn, langkah Dua là tư thế chờ và Tiga là một thế thủ. Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác.
  5. Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn,quan trọng là tấn pháp phải vững. Bước tiếp theo chủ yếu là tập phòng thủ và võ sinh học cách đỡ và tránh đòn đánh của võ sinh cấp trên. Bước thứ ba tập trung vào việc sử dụng các đòn chân gồm đá tống, đá vòng cầu và đá đạp: di chuyển và tấn công. Ở bước thứ tư, võ sinh học cách đỡ và tránh các đòn chân như gạt tay và bắt chân. Ở bước thứ năm, võ sinh học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học. Các hệ phái Ngày nay người ta chia môn silat thành 7 hệ phái chính: hệ phái Hồi giáo, trong đó yêu cầu võ sinh phải theo Hồi giáo và biết đọc  kinh Coran; hệ phái mở cho tất cả mọi người, đặc trưng bởi sự chuyên về các phương  pháp tự vệ và xuất hiện trong những năm 1940 (silat hiện đại); các hệ phái thể thao dạy môn silat thi đấu gần giống môn đấm bốc có d ùng  chân ; {[cần dẫn chứng}} các hệ phái truyền thống dân gian chủ yếu dạy silat để biểu diễn trong các  đám cưới hay để biểu diễn cho khách du lịch; các hệ phái kín trong đó người ta dạy các chiêu thức độc đáo nhất; chỉ dành  cho những người được tin cẩn hay có được một sự tiến cử nào đó;
  6. các hệ phái đang trên đà biến mất (do các yếu tố dị giáo đối với đạo Hồi),  tuy nhiên vẫn còn tồn tại tại một số vùng hẻo lánh của Sunda tại Indonesia; các hệ phái lai tạp chuyên dạy silat phù hợp với người phương Tây; các hệ  này chủ yếu có tại Mỹ và châu Âu. Ngày nay, rất nhiều nước đã chấp nhận silat là môn thể thao quốc gia và tổ chức các giải thi đấu như tại Bỉ, Áo, Hà Lan và hiển nhiên là tại các nước Đông Nam Á như Indonesia,Malaysia và Việt Nam...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0