MỘT SỐ Ý KIẾN BÀN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG-PHÂN VIỆN PHÚ YÊN<br />
<br />
Nguyễn Quang Thuận – Bộ môn Cơ bản<br />
<br />
<br />
I. LÝ DO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong<br />
những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng<br />
giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo.<br />
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được dư luận quan tâm. Báo<br />
chí và các cơ quan truyền thông đã mở nhiều cuộc trao đổi xoay quanh vấn<br />
đề này. Cũng là những tín hiệu đáng mừng, nó phản ánh chủ trương mạnh<br />
dạn xã hội hóa giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học ở nước ta,<br />
trong điều kiện khách quan đã chín muồi: Phải dạy học trong môi trường dân<br />
chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa để có được khâu đột phá về mặt đào tạo<br />
chuyên sâu nguồn nhân lực.<br />
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Con<br />
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong<br />
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá” , “coi phát triển giáo dục và đào tạo<br />
khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hoá”, do đó, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói<br />
chung và chất lượng giảng dạy cao đẳng và đại học chính quy nói riêng là<br />
vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục ở<br />
nước ta trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 có thể tiến kịp với sự phát triển của<br />
khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.<br />
Nếu như các doanh nghiệp có thương hiệu thông qua các sản phẩm hàng<br />
hóa và dịch vụ của mình thì chất lượng giảng dạy của các trường tạo thương<br />
hiệu cho chính trường đó. Chất lượng giảng dạy được thể hiện ở chất lượng<br />
sản phẩm đào tạo. Đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thông qua khả<br />
năng của người được đào tạo, trong đó theo chúng tôi mấu chốt vẫn là năng<br />
lực tư duy sáng tạo của chính người học. Người học không chỉ có khả năng<br />
tác nghiệp nghiệp vụ tốt mà còn phải có chiều sâu của phương pháp luận,<br />
chiều rộng của tri thức thực tế, năng lực nghiên cứu khoa học. Nghĩa là,<br />
không chỉ biết chiếm lĩnh tri thức mà còn phải biết đánh giá tri thức và tái<br />
tạo phát triển tri thức.<br />
II. BA XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÓ<br />
TRIỂN VỌNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:<br />
- Phát triển công nghệ dạy học hiện đại (Technology of teaching): Đây<br />
là hướng lý luận dạy học ứng dụng, nghiên cứu dạy học theo chiều phân hóa<br />
– cá thể hóa theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội. Sử dụng tối đa, trong<br />
thế chọn lựa tối ưu các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt<br />
chú trọng tự học có hướng dẫn (Assisted Self – learring), có hệ đánh giá<br />
định lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh.<br />
- Dạy học theo khuynh hướng sáng tạo học (Creatology): Một khuynh<br />
hướng mới, đang thịnh hành ở các nước tiên tiến. Vượt chuẩn “công nghệ<br />
cao”, họ bắt đầu quay về thu hút tất cả những ai có “chất xám” bất kể có<br />
trình độ học vấn cỡ nào, ai cũng có thể học để phát huy sáng tạo. Vận dụng<br />
tất cả thế mạnh của các phương pháp dạy học nhằm kích thích và bảo đảm<br />
đầy đủ cho năng lực và môi trường sáng tạo của người học. Có hệ chuẩn<br />
đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh theo năm cấp độ khác nhau.<br />
Đây là khuynh hướng rất quan trọng, đẩy mạnh sự học, chịu khó sáng<br />
tạo khi học để “đuổi kịp người và thời đại”.<br />
- Xu hướng thứ ba, tạm gọi là Cách tân truyền thống, chuyển mình đón<br />
nhận những thành tựu dạy học hiện đại, lấy phương pháp nêu vấn đề - đối<br />
thoại làm then chốt. Vận dụng linh họat tất cả các phương pháp nhằm đạt<br />
hiệu quả tối ưu trong giảng dạy. Tùy tình hình cụ thể mà có một lộ trình<br />
thích hợp, từng bước tiến tới đổi mới dạy học toàn diện.<br />
<br />
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐỔI MỚI<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆN NAY TẠI PHÂN VIỆN PHÚ<br />
YÊN<br />
1.Những thuận lợi:<br />
- Người dạy: đa phần là giáo viên trẻ, có khả năng chuyên môn vững<br />
vàng, có nhiệt tình cao.<br />
- Về phía người học, đây là lớp người có độ tuổi trẻ, sức khoẻ tốt, có<br />
khả năng nhận thức tốt, tư duy nhạy bén.<br />
- Về tài liệu học tập: ngày nay tài liệu học tập phong phú nhất là mạng<br />
internet.<br />
- Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy: đã có một số máy tính, máy chiếu<br />
projecter,<br />
2.Những khó khăn<br />
- Người dạy:<br />
Ít tiếp cận và làm quen nhiều với phương pháp giảng dạy mới, chưa<br />
được dự những tiết giảng cụ thể theo phương pháp đổi mới, chưa có điều<br />
kiện để nghiên cứu kỹ để có thể vận dụng vào các bài giảng cụ thể của mình.<br />
NCKH chưa thực sự trở thành phong trào và là nhu cầu tự thân của giảng<br />
viên. Mối quan hệ giữa giảng viên và cơ sở thực tế thiếu chặt chẽ nên khả<br />
năng tiếp nhận thông tin thực tiễn bị hạn chế và không có cơ hội giải quyết<br />
vấn đề thực tiễn<br />
- Người học:<br />
+Đa số chưa có thói quen học tập độc lập, chủ động trong việc chiếm<br />
lĩnh kiến thức, chưa mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, chưa có phương<br />
pháp học tập thích hợp với bậc đại học mà vẫn theo thói quen của bậc phổ<br />
thông, nhất là những năm đầu tiên.<br />
<br />
+ Thiếu chủ động trong học tập, còn có tình trạng học đối phó, lên lớp<br />
đối phó hoặc chăm chỉ nhưng thụ động.<br />
<br />
+ Sinh viên cao đẳng do chưa ổn định về tâm lý những năm đầu kéo<br />
theo kết quả học tập kém và ảnh hưởng đến các năm sau.<br />
<br />
+ Sinh viên tại chức còn ỷ lại vào lý do bận đi làm, lớn tuổi.. nên chờ<br />
thầy cô thông cảm, không tích cực trong học tập.<br />
- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy: tuy đã có nhưng còn rất hạn chế về<br />
máy tính và máy chiếu projec ter.<br />
- Phân viện chưa thực sự quyết tâm trong cách lựa chọn số lượng<br />
người học hay chất lượng!<br />
<br />
<br />
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP<br />
DẠY HỌC<br />
Mỗi giảng viên phải có khả năng làm việc cường độ cao, có tinh thần<br />
đổi mới, tiếp cận thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ<br />
năng mới. Giảng viên phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổ<br />
chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học<br />
viên thảo luận, dẫn đắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Giảng viên<br />
phải là những chuyên gia trong lĩnh vực phụ trách, phải là những nhà nghiên<br />
cứu khoa học giỏi. Để đáp ứng yêu cầu trên cần thay đổi lại cơ chế tuyển<br />
dụng giảng viên, chú trọng nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thực tiễn, xây<br />
dựng chiến lược huấn luyện, thực tập thường xuyên, lâu dài, khai thác tối đa<br />
bộ phận trợ giảng. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế động viên như thêm thời<br />
gian, điểm đánh giá, tài chính,….<br />
<br />
1. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm<br />
trung tâm<br />
Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” không có nghĩa<br />
là loại trừ phương pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hoà<br />
nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ<br />
tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương pháp<br />
này yêu cầu người giảng không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày<br />
mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên<br />
cơ sở đó người giảng có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến<br />
người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú.<br />
Để có thực hiện tốt phương pháp giảng dạy này, đòi hỏi:<br />
- Ngay từ đầu môn học, giảng viên phải giới thiệu các tài liệu học tập đã<br />
chọn lọc theo từng vấn đề trong nội dung giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng<br />
viên phải nêu vấn đề, gợi mở các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu tài liệu<br />
tham khảo từ đó giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức trong sự so sánh đối<br />
chiếu, tạo thuận lợi cho sinh viên tích lũy được vốn kiến thức đa dạng, khám<br />
phá ra những ý tưởng mới, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận tri<br />
thức vá phát huy tư duy sáng tạo.<br />
- Giảng viên phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nội dung thảo luận và tăng<br />
cường các hình thức trao đổi thảo luận cả về lý thuyết và thực hành. Trong<br />
qúa trình thảo luận, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, định<br />
hướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, tự bồi dưỡng<br />
niềm tin khoa học, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập nghiên cứu<br />
một cách sâu sắc và đầy đủ.<br />
- Trong điều kiện thời gian có hạn, việc tổ chức thảo luận nhóm và học<br />
đối thoại có thể làm “cháy” giáo án. Do đó phải lựa chọn những vấn đề trọng<br />
tâm và phải xác định rõ thời lượng cho mỗi bài thảo luận.<br />
- Để cho sinh viên tự tin trong tham gia phát biểu thảo luận, đối thoại,<br />
đòi hỏi giáo viên cần phải tạo cho lớp học một không khí học tập thoải mái<br />
thân thiện và không căng thẳng, mà vẫn không mất đi tính nghiêm túc của<br />
nó.<br />
- Kết cấu chương trình phải hợp lý sao cho sinh viên phải có quỹ thời<br />
gian để đọc và nghiên cứu các tài liệu được giáo viên hướng dẫn.<br />
- Lớp học phải bố trí số lượng sinh viên vừa phải. Nếu số lượng sinh<br />
viên qúa đông thì khó có thể giảng dạy theo phương pháp mới một cách<br />
hiệu quả được.<br />
2. Nâng cao chất lượng giảng dạy<br />
<br />
Chất lựợng giảng dạy có thể được đánh giá từ kết quả học tập của người<br />
học, từ những đánh giá dành cho giảng viên, từ nhận xét của người sử dụng<br />
“sản phẩm”…Vậy tiêu chí cụ thể là gì và tiêu chí đó có thể phân chia thành<br />
yếu tố định tính và định lượng được không? Với ý kiến cá nhân, tôi mạnh<br />
dạn liệt kê các tiêu chí để đánh giá chất lượng và lấy đó làm cơ sở để xét<br />
đoán chất lượng giảng dạy thưc tế hiện nay của trường chúng ta như sau :<br />
<br />
* Chỉ tiêu định lượng :<br />
<br />
-Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp<br />
-Dựa trên tổng hợp ý kiến thăm dò của sinh viên<br />
<br />
*Chỉ tiêu định tính :<br />
<br />
-Có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học, từng<br />
chuyên đề, môn học.<br />
-Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòi<br />
hỏi, thông tin được cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thực<br />
tiễn, có sự kết nối với các môn học có liên quan.<br />
<br />
* Cung cấp đầy đủ tài liệu:<br />
<br />
Nêu tên tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập và có hướng dẫn cách thức tìm<br />
hiểu thông tin, phương pháp giải bài tập.<br />
<br />
* Giúp cho người học nhận thức được khả năng ứng dụng kiến thức đã<br />
học vào việc học các môn khác hoặc vào thực tiễn, các môn ngành có thể<br />
thao tác, xử lý được nghiệp vụ ngay khi còn đang học.<br />
<br />
* Phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên, hướng dẫn được cho<br />
sinh viên cách thức nghiên cứu vấn đề, tạo sự hứng khởi, chủ động cho<br />
người học.<br />
<br />
* Biết sử dụng các phương tiện trợ giảng hợp lý.<br />
Tuy nhiên các tiêu chí này cần được đặt trong một hoàn cảnh và môi<br />
trường cụ thể, trong mối quan hệ giữa dạy và học cũng như sự hỗ trợ về cơ<br />
sở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc, cách thức quản lý thích hợp để<br />
xét đoán<br />
<br />
3. Sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại<br />
<br />
Phải chuẩn bị chu đáo và sử dụng hợp lý các phương tiện trợ giảng. Tuy<br />
nhiên không nên qúa lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Vẫn còn tình trạng<br />
quá lạm dụng, ỷ lại phương tiện trợ giảng, không thoát ly được bài giảng, vì<br />
vậy khi xảy ra bất trắc -ví dụ như mất điện-các phương tiện trợ giảng không<br />
sử dụng được thì giảng viên trở thành bị động.<br />
<br />
Lạm dụng phương tiện trợ giảng sẽ vô tình biến quá trình dạy học “đọc-<br />
chép” trở thành “nhìn-chép”!<br />
<br />
4. Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập<br />
<br />
Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa<br />
được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ<br />
thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề<br />
rất đáng quan tâm.<br />
<br />
Giống như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính là<br />
dấu hiệu chỉ báo cơ bản phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cần<br />
phải đạt được qua một khoá học. Đánh giá quá trình học tập phải được thể<br />
hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xác<br />
định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống<br />
điểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hết<br />
mục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích<br />
năng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được<br />
mục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản<br />
thân.<br />
<br />
Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở<br />
chổ chất lượng của hệ thống xác định nó. Chất lượng càng cao mức độ<br />
chuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hoá nền giáo dục đó càng rộng. Trước<br />
yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống<br />
đánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu.<br />
5. Những biện pháp cụ thể để sinh viên có thái độ học tập tích cực<br />
<br />
a/. Tăng tính tự giác học tập qua việc cho sinh viên thấy hệ quả giữa<br />
chất lượng học tập và vị trí làm việc trong tương lai<br />
<br />
Xét cho cùng khi vào trường đại học, mục đích của mọi sinh viên là<br />
muốn có một việc làm để giúp ích cho bản thân và gia đình trước khi có suy<br />
nghĩ trở thành người hữu ích cho đất nước. Nhưng cần cho sinh viên thấy<br />
rằng quan niệm học tập chiếu lệ, miễn sao có được mảnh bằng để ra làm<br />
việc là sai lầm. Văn bằng là điều kiện cần nhưng chưa đủ, đó chỉ là phương<br />
tiện để đưa các bạn đến cổng đơn vị, cơ quan. Nếu các bạn không tự giác<br />
học tập, không say mê nghiên cứu, không tự đầu tư kiến thức khi còn ngồi<br />
trên ghế nhà trường thì các bạn chỉ dậm chân tại chỗ trong quá trình công tác<br />
hoặc sẽ bị đào thải. Điều này chỉ có các nhà tuyển dụng mới là người có<br />
tiếng nói mang tính trọng lượng nhất đối với sinh viên. Do vậy, nhà trường<br />
cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về cơ hội nghề nghiệp, các buổi<br />
giao lưu hướng nghiệp với các nhà quản trị doanh nghiệp, ngân hàng để sinh<br />
viên biết được yêu cầu của công việc trong tương lai mà cố gắng phấn đấu.<br />
Học tập tốt sẽ có việc làm tốt, đây chính là động lực thúc đẩy sinh viên tự<br />
giác học tập, hăng say nghiên cứu để làm giàu cho kiến thức chuyên môn,<br />
năng lực nghề nghiệp.<br />
<br />
b/. Tăng tính tự giác học tập qua việc đánh thức lòng tự trọng, tự hào<br />
của sinh viên<br />
<br />
Cần đặt sinh viên ở vị trí của một người đã trưởng thành, một người lớn,<br />
một công dân để đánh thức lòng tự trọng. Đã là một người lớn thì không đợi<br />
ai phải nhắc nhở, đã là một công dân thì bên cạnh quyền lợi phải có nghĩa vụ<br />
đối với xã hội. Điều này sẽ tăng tính tự giác, tự vươn lên, tự chịu trách<br />
nhiệm trong sinh hoạt, học tập của sinh viên. Muốn như vậy thì nhà trường,<br />
giảng viên, cán bộ quản lý phải thực sự tôn trọng và đối xử bình đẳng với<br />
các em. Vừa là người thầy, người cha để bảo ban uốn nắn các em, nhưng lại<br />
phải là người bạn đáng tin cậy để động viên, chia sẻ giúp các em vượt qua<br />
các khó khăn, vướng mắc.<br />
<br />
c/. Công tác giáo dục chính trị và sự động viên của các đoàn thể<br />
<br />
Bên cạnh điểm học tập, sinh viên còn có điểm rèn luyện đạo đức. Đây<br />
cũng là động lực nhắc nhở các em phải luôn giữ cách sống đúng mực. Sinh<br />
viên luôn được thầy cô, các phòng ban chức năng và đoàn, hội động viên<br />
trong học tập, nhắc nhở trong sinh hoạt và uốn nắn các suy nghĩ lệch lạc<br />
nhằm hướng cho các em con đường đi đúng đắn, tạo một mội trường lành<br />
mạnh để các em có điều kiện phấn đấu rèn luyện trở thành những công dân<br />
tốt có năng lực chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.<br />
Nhưng để đạt hiệu quả cao hơn, công tác giáo dục chính trị và sự động viên<br />
của các đoàn thể cần đi vào chiều sâu, có những biện pháp thật cụ thể đối<br />
với từng nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, cần thấy rằng đây cũng chỉ<br />
là những biện pháp hỗ trợ chứ điều chủ yếu vẫn là ý thức vươn lên của mỗi<br />
sinh viên.<br />
<br />
d/.Thực hiện một chế độ học tập mềm dẻo từ mục tiêu, nội dung, hình<br />
thức đến quy trình học tập. Sinh viên có thể lựa chọn môn học, nội dung,<br />
hình thức lên lớp, học vượt, học chậm, học theo giai đoạn hoặc niên chế<br />
v.v... Thực hiện quy trình đào tạo theo hướng cá biệt hóa.<br />
<br />
e/.Tiến hành phân hóa và sàng lọc sinh viên qua từng giai đoạn, từng<br />
năm học. Mạnh dạn xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn về năng<br />
lực hoặc phẩm chất của người học.<br />
<br />
f/. Công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch và quy trình đào tạo ở cấp<br />
nhà trường, khoa, tổ bộ môn cho sinh viên biết ngay từ đầu mỗi khóa, năm<br />
học, mỗi môn học để họ có thể chủ động tự mình thiết kế quá trình học tập<br />
của mình.<br />
g/. Biên soạn những tài liệu hướng dẫn học tập chung về quá trình học<br />
tập, phương pháp, sử dụng phương tiện, gặp gỡ giáo viên, tham khảo tài liệu<br />
... và tài liệu hướng dẫn cho từng loại môn học.<br />
h/.Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đặc biệt là những kiểu dạy<br />
học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thông báo, đàm thoại...; giảm tối đa tỉ lệ<br />
diễn giảng một chiều tùy vào từng bộ môn.<br />
i/. Nâng cao tỉ lệ giờ thực hành. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành<br />
với nội dung thiết thực và phong phú qua các dạng bài tập sáng tạo, bài tập<br />
tình huống, kích thích sinh viên suy nghĩ, tưởng tượng để tìm ra phương án<br />
giải quyết tối ưu.<br />
Trên đây chỉ là một số ý kiến và cách nhìn nhận về đổi mới phương<br />
pháp giảng dạy của bản thân nhằm đóng góp vào chiến lược phát triển đào<br />
tạo của Phân viện, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của đồng nghiệp.<br />