intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ trình bày đặc điểm của hệ thống tín chỉ; Đặc điểm của đào tạo liên thông; Một số đề xuất để đảm bảo chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Nguyễn Cao Đạt1 Trường Đại học Cửu Long Học chế tín chỉ được hình thành và mở đầu tại Viện Đại học (ĐH) Harvard, Hoa kỳ năm 1872. Mục đích của nó là quá trình đào tạo được tổ chức sao cho người học có thể lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính của mình. Cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động, đa dạng của đời sống xã hội. Với mục đích như vậy, học chế tín chỉ được phát triển nhanh chóng ở Mỹ và lan rộng sang châu Âu. Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau 1975, vào năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM đi tiên phong triển khai từ năm học 1993-1994, sau đó là các trường ĐH Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang, Khoa học tự nhiên Tp.HCM… Và cho đến nay, theo quy chế 43/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lộ trình để các trường ĐH Việt Nam triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Như vậy, đối với hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ quả là còn quá mới cho các trường ĐH Việt Nam. Trong các hội thảo, có nhiều ý kiến thuận nhưng cũng còn ý kiến băn khoăn mặt này mặt khác. Với hệ thống đào tạo chính quy gần như đầy đủ điều kiện triển khai mà còn có những băn khoăn hay trở ngại khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc đào tạo liên thông không biết sẽ như thế nào. Nói như vậy, không có nghĩa là dừng lại, không triển khai, chúng ta phải tìm cách nào đó để thực hiện cho tốt nhất. Xuất phát điểm tại Hoa Kỳ là đáp ứng nhu cầu của người học bị hạn chế về khả năng kinh tế và có thể là học vấn. Vậy, với những người hạn chế về thời gian và tuổi tác, sức khỏe, học vấn như đối tượng của loại hình này chúng ta đào tạo có được không? 1 ThS, Quyền Hiệu trưởng 5
  2. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Để có ý kiến về vấn đề này, xin được đi qua các mục sau đây: 1. Đặc điểm của hệ thống tín chỉ: Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, coi người học là trung tâm, nói cách khác là hướng đến người học. Người học được chủ động đề ra kế hoạch học tập cho phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức này. Có nhiều mô hình khác nhau, nhưng hệ thống này có những đặc điểm cơ bản sau: 1.1.Người học phải tích lũy kiến thức theo từng học phần. 1.2.Mỗi học phần cấu tạo theo module, phân bổ theo mốc thiết kế của năm học. Ngoài phần đại cương chung cho một chương trình, còn cấu tạo môn học tự chọn, chia nhánh sâu cho mỗi chuyên ngành hẹp. 1.3.Quy định khối kiến thức cho mỗi văn bằng, với ĐH hệ 04 năm khối lượng kiến thức từ 120 đến 140 tín chỉ (không nhất thiết phải tối đa). 1.4.Chương trình đào tạo mềm dẻo, người học dễ dàng điều chỉnh ngành nghề khi thấy không thích hợp với sở trường sở đoản. 1.5.Đánh giá thường xuyên, trong quy chế 43 quy định về đánh giá theo quy định sau: • Điểm đánh giá bộ phận và kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. • Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận nhân với trọng số, sau đó chuyển điểm thành chữ và quy đổi ra điểm số 4,3,2,1,0. • Căn cứ vào điểm của mỗi học phần tính điểm trung bình học kỳ và trung bình chung tích lũy theo công thức sau: n ∑a × n i i A= i =1 n ∑n i =1 i Trong đó A là điểm trung bình học kỳ hay TBC tích lũy, 6
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ai là điểm của học phần thứ i, ni là số tín chỉ của học phần thứ i, n là tổng số học phần. 1.6.Dạy học lấy người học làm trung tâm, vì thế phải đổi mới phương pháp dạy học, người học phải làm việc nhiều hơn và trao đổi với thầy, bạn thông qua giờ thảo luận, trên mạng hay thầy bố trí giờ trả lời trực tiếp người học. 1.7.Tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo rất khác biệt với cách tổ chức theo quy chế 25/2006, như: đăng ký môn học, giờ giấc của một ngày học, đội ngũ cố vấn học tập, và lớp “tín chỉ”… 1.8.Tuyển sinh theo học kỳ, xét tốt nghiệp 02 lần/01 năm; không thi tốt nghiệp… 1.9.Chỉ có một loại văn bằng cho tất cả các loại hình (chính quy và không chính quy). 2. Đặc điểm của đào tạo liên thông: 2.1.Có hai hình thức: từ CĐ lên ĐH và từ TC lên ĐH. 2.2.Đối tượng là người lớn tuổi, đã học xong một loại văn bằng nào đó, đã công tác ở một đơn vị nào đó. 2.3.Chương trình đào tạo liên thông theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp, mềm dẻo để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các trình độ khác. 2.4.Chương trình phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và thiết kế phù hợp với các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo. 2.5.Nguồn tuyển sinh đa dạng về địa bàn và trình độ, độ tuổi và kinh nghiệm nghề nghiệp, mục đích và động cơ học tập. 3. Một số đề xuất để đảm bảo chất lượng: Từ lâu nay, việc đào tạo liên thông đã đem đến cho chúng ta một dấu ấn khó xóa về chất lượng khi chúng ta thực hiện điều hành theo các quy chế cũ. Trên thực tế, cũng còn có những đơn vị đào tạo chưa chú ý đến việc đảm bảo 7
  4. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM chất lượng. Điều đó được thể hiện ở các lĩnh vực về quan điểm, nhận thức cũng như thực hiện. Người học khi tham gia học cũng nhận thức chưa đầy đủ và phiến diện. Vì thế ở đâu đó vẫn có hiện tượng “học giả” bằng thật? Theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, việc quản lý và tự học của người học rất cao; liệu có thể đảm bảo chất lượng khi vận hành quy chế này hay không? Ở đây trong khuôn khổ bài tham luận, xin nêu một vài ý kiến góp phần vào đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ. 3.1. Vấn đề xây dựng và cấu tạo chương trình đào tạo: Để có chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng người học và phương thức đào tạo, cần nghiên cứu và xem xét nhu cầu việc làm của ngành đào tạo. Vì thế, cần coi trọng những ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp. Muốn vậy, từ hệ đào tạo chính quy, nhà trường cần nắm được thực trạng đội ngũ cán bộ nhân viên mà doanh nghiệp đã có, cần đào tao lại… trên cơ sở đó chương trình được thiết kế sẽ phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp và thiết thực với người học. Chương trình xây dựng cần khai thác khả năng chuyên môn, thực tế của người học. Chương trình không thiên về lý luận, dùng lý luận để tìm những chỗ khiếm khuyết xảy ra trong thực tế và đem thực tế vào nội dung của bài giảng. 3.2. Quản lý đào tạo: Quản lý người dạy đảm bảo đúng giờ được phân bổ trên chương trình. Cử cán bộ theo dõi kiểm tra việc học của người học sít sao đảm bảo thời gian tối thiểu dự lớp. Quản lý việc thực hiện trao đổi nhóm, thảo luận. Có thể phân công thêm giảng viên cùng tham gia những giờ thảo luận với giảng viên đứng lớp chính của bộ môn. Nên có suy nghĩ về việc trao đổi, trả lời của thầy bằng hình thức qua mạng Internet. Vì thực tế, các thầy ít có điều kiện gặp sinh viên và ngược lại người học vì lý do công việc và địa dư khó có thể thực hiện việc trao đổi trực diện với thầy. 8
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 3.3. Đánh giá: • Cần cải tiến cách đánh giá cho điểm, trọng số của từng loại điểm. • Nên coi trọng phần thực hành, thực tế do vậy phần thảo luận, tiểu luận... nên để trọng số 0.5. • Phần kiểm tra lý thuyết nên xây dựng đề thi trắc nghiệm và cho trọng số 0,5. Vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn của một mô hình đào tạo, để đảm bảo chất lượng thì cần xem xét một mô hình tương thích. Nếu đảm bảo chất lượng thì việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ khai thông cho một phương thức đào tạo tốt. Nó có tác dụng thúc đẩy thực sự sự phát triển của các đơn vị, các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, nếu có tác dụng thiết thực, các doanh nghiệp sẽ đầu tư và đào tạo sẽ có nguồn và có môi trường “sạch sẽ” dụng võ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. Lâm Quang Thiệp, 1998, Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở đại học trong thời kỳ mới. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2006, Tài liệu giới thiệu hệ thống tín chỉ, phát triển chương trình đào tạo đại học & cao đẳng. 3. Quy chế 43/2007 tháng 08/2007 về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 4. Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13/02/2008 về Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. 5. GS. Lâm Quang Thiệp, 2009 hội thảo Huế 2009, Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam. 6. TS. Nguyễn Tiến Vờn, 2009 hội thảo Huế 2009, Đào tạo theo tín chỉ, tại sao? 7. TS.Võ Văn Thắng, 09/2008, Thông tin khoa học Đại học An Giang, Vấn đề đào tạo theo học chế tín chỉ. 9
  6. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 8. ThS. Hoàng Thị Tuyết, “Làm thế nào để đưa sinh viên quen lối học thụ động vào quỹ đạo ‘dạy tự học’?” Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo”, Đà Lạt 2001. 9. TS. Nguyễn Thiện Tống, “Đổi mới đồng thời phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập & phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Hội thảo khoa học VUN lần 2, Hải phòng 09/2007. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2