Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH<br />
MUA HÀNG QUẦN ÁO THỜI TRANG NỮ, THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
SOME FACTORS AFFECTING FEMALE FASHION CLOTHE BUYING<br />
DECISION - NHA TRANG CITY<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm1, Nguyễn Văn Ngọc2<br />
Ngày nhận bài: 07/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 12/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là xác định một số yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hàng<br />
quần áo thời trang nữ, khu vực thành phố Nha Trang. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được<br />
áp dụng. 340 mẫu thu thập được từ khách hàng ở các cửa hàng thời trang nữ được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy<br />
mô hình có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ sắp xếp theo mức độ giảm dần: 1) Tìm kiếm<br />
thông tin, 2) Thiết kế sản phẩm, 3) Động cơ, 4) Kinh nghiệm và 5) Giá.<br />
Từ khóa: quyết định mua hàng, quần áo thời trang nữ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study is to determine some factors and their influences on female fashionable clothe buying<br />
decision, Nha Trang City. Qualitative and quantitative research methods are applied. Three hundred and forty customers<br />
of female fashion shops were selected and studied. The resuls revealed that there are five factors that affect buying decision<br />
sorted by their relative importances: 1) Information search; 2) Produce design; 3) Motivation; 4) Experience; and 5) Price.<br />
Keywords: buying decision, female fashion clothe<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ<br />
cao và các quốc gia trên thế giới đều không muốn tự<br />
cô lập mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các quốc<br />
gia ngày nay đều cố gắng mở cửa để hội nhập vào<br />
nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi các quốc gia mở<br />
cửa và hội nhập với thị trường quốc tế, các doanh<br />
ngiệp trong nước luôn luôn phải đối đầu với mức độ<br />
cạnh tranh gay gắt hơn, lý do là có nhiều hàng hóa<br />
được nhập khẩu hoặc đầu tư của nước ngoài cùng<br />
tham gia vào thị trường do không có sự can thiệp<br />
của hàng rào thế quan. Ngành hàng quần áo thời<br />
trang trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó,<br />
ngày càng nhiều các thương hiệu thời trang quốc tế<br />
đã có mặt tại Việt Nam. Ngoài sức mạnh về tài chính<br />
và công nghệ, các nhãn hàng thời trang quốc tế còn<br />
có thế mạnh về thương hiệu và đặc biệt là hằng<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
năm họ dành rất nhiều ngân sách cho các hoạt động<br />
tiếp thị trong đó có nghiên cứu về hành vi tiêu dùng<br />
của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp trong<br />
nước thường phải nỗ lực hơn trong công việc kinh<br />
doanh của mình. Một trong các vấn đề các doanh<br />
nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài quan tâm<br />
là khách hàng sẽ chọn sản phẩm quần áo thương<br />
hiệu nào? Tại sao họ chọn mua? Hay là những yếu<br />
tố chính nào tác động vào hành vi mua hàng quần<br />
áo thời trang của người tiêu dùng?<br />
Vấn đề xem xét những yếu tố nào tác động ảnh<br />
hưởng đến quyết định mua hàng đã được nhiều nhà<br />
nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng về tiếp thị trên thế<br />
giới quan tâm và tập trung nghiên cứu trong nhiều<br />
năm qua. Tuy nhiên đối với lĩnh vực quần áo có rất<br />
ít nghiên cứu. Đặc biệt là nghiên cứu các yếu tố<br />
nào tác động ảnh hưởng đến quyết định mua hàng<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Tâm: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
156 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
quần áo thời trang của phụ nữ Việt Nam. Chính vì<br />
lý do đó, việc nghiên cứu đề tài một số các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần áo thời<br />
trang nữ, khu vực thành phố Nha Trang là hết sức<br />
cần thiết và có ý nghĩa.<br />
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mô hình nghiên cứu<br />
Năm 2005, Philip Kotler đã đưa ra một mô hình<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định người tiêu<br />
dùng gồm có: yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố<br />
xã hội và yếu tố cá nhân. Trong mô hình giai đoạn<br />
Stylised (S Ratneshwar, 2005) cũng chỉ ra rằng tiến<br />
trình mua của khách hàng trải qua 5 giai đoạn: nhận<br />
biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa<br />
chọn, lựa chọn mua và đánh giá sau khi mua.<br />
Nghiên cứu áp dụng hai lý thuyết trên và kết<br />
hợp thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với<br />
20 khách hàng nữ thường xuyên của các cửa hàng<br />
thời trang nữ tại thành phố Nha Trang, mô hình<br />
nghiên cứu đề xuất gồm các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ gồm các<br />
yếu tố: yếu tố động cơ, yếu tố tìm kiếm thông tin,<br />
yếu tố giá, yếu tố thiết kế sản phẩm và yếu tố kinh<br />
nghiệm bản thân theo hình 1:<br />
<br />
Động cơ<br />
H1<br />
Tìm kiếm<br />
thông tin<br />
Giá<br />
<br />
H2<br />
<br />
H3<br />
H4<br />
<br />
Quyết định<br />
mua hàng<br />
<br />
Thiết kế<br />
sản phẩm<br />
H5<br />
Kinh<br />
nghiệm<br />
bản thân<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
Động cơ: là tập hợp các yếu tố phi lí thúc đẩy<br />
con người như là những mong muốn, nhu cầu, tình<br />
cảm, cảm xúc đam mê, mối quan tâm, niềm tin, các<br />
giá trị sống, ảo ảnh, sự tưởng tượng, khát vọng, thói<br />
quen, thái độ, ý kiến, v.v... (Mucchielli Alex {42, tr.29})<br />
hay nói cách khác Động cơ là một nhu cầu đang gây<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn<br />
nhu cầu đó và việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi<br />
sự căng thẳng.<br />
Tìm kiếm thông tin: là một hoạt động nhằm<br />
học hỏi nhiều hơn về một vài dòng sản phẩm, thu<br />
thập thông tin để xây dựng cơ sở thông tin sử dụng<br />
trong tương lai.<br />
Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng<br />
hóa nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó.<br />
Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng<br />
hóa, một đơn vị hay một tài sản nào đó.<br />
Thiết kế sản phẩm:<br />
Kiểu dáng: mô tả bề ngoài của sản phẩm. Kiểu<br />
dáng có thể bắt mắt, gợi cảm, thu hút sự chú ý và<br />
thỏa mãn khiếu thẩm mỹ nhưng nó không nhất thiết<br />
phải làm cho sản phẩm có năng lực tốt hơn.<br />
Thiết kế: là khái niệm rộng hơn kiểu dáng, đi<br />
vào chiều sâu và trung tâm của sản phẩm. Thiết kế<br />
sản phẩm tốt sẽ thu hút sự chú ý, cải thiện năng lực<br />
sản phẩm, tạo nên những lợi thế cạnh tranh.<br />
Kinh nghiệm bản thân: là chuỗi những kiến<br />
thức, thông tin về sản phẩm mà người tiêu dùng có<br />
được qua tiếp xúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm.<br />
Các giả thuyết:<br />
Theo Philip Kotler, việc mua sắm của một người<br />
còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý quan trọng<br />
đó là: động cơ (motivation), nhận thức (perception),<br />
kiến thức (learning), niềm tin (beliefs) và thái độ<br />
(attitudes). Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào<br />
con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu<br />
có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những<br />
trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó<br />
chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.<br />
Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về<br />
tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được kính<br />
trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những<br />
nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để<br />
thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập<br />
tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng<br />
lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một<br />
sự thôi thúc) là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để<br />
thôi thúc người ta hành động. Một người khi đã có<br />
động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có<br />
động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế<br />
còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó<br />
về tình huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận<br />
thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là<br />
ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông<br />
qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của<br />
mình: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị<br />
giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ<br />
chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 157<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
riêng của mình. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng<br />
đến quyết định mua sắm của con người.<br />
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:<br />
H1: Động cơ có ảnh hưởng đến quyết định mua<br />
hàng quần áo thời trang nữ.<br />
Theo S Ratneshwar, khi khách hàng nhận biết<br />
nhu cầu của mình, họ có thể hoặc không tiếp tục<br />
làm một điều gì đó để thỏa mãn nhu cầu của mình.<br />
Điều đó phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nhu<br />
cầu thời gian, nguồn lực tiền bạc hoặc khả năng<br />
tiếp cận với nhà cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên,<br />
thông thường, người tiêu dùng sẽ thực hiện bước<br />
tiếp theo là tìm kiếm thông tin.<br />
Có một số kiểu tìm kiếm thông tin của khách<br />
hàng: tìm kiếm thông tin nội bộ, bên ngoài, tìm kiếm<br />
thông tin trước đó và tìm kiếm liên lục.<br />
Nhiều người tiêu dùng thực hiện việc tìm kiếm<br />
thông tin liên tục nhằm học hỏi nhiều hơn về một vài<br />
dòng sản phẩm, thu thập thông tin để sử dụng trong<br />
các dịp mua hàng trong tương lai. Với nhiều người,<br />
việc tìm kiếm thông tin liên tục là một hoạt động yêu<br />
thích cho phép họ xây dựng cơ sở thông tin sử dụng<br />
trong tương lai. Nó cũng mang lại cho họ vị trí nhất<br />
định định nào đó trong nhóm bạn bè và gia đình nhờ<br />
vào sự hiểu biết này và trở thành người dẫn đạo về<br />
ý tưởng, là người có hiểu biết về một lớp sản phẩm<br />
cụ thể nào đó. Tìm kiếm thông tin liên tục đặc biệt<br />
thường xuyên đối với những nhà sưu tầm.<br />
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:<br />
H2: Việc tìm kiếm thông tin ảnh hưởng đến<br />
quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ.<br />
Một khi khách hàng đã thu thập đủ thông tin<br />
từ các nguồn bên trong và bên ngoài để xác định<br />
các lựa chọn khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu<br />
của họ, bước tiếp theo là họ sẽ đo lường, đánh giá<br />
các lựa chọn khác nhau theo một số các tiêu chuẩn<br />
quan trọng. Các tiêu chuẩn khách quan và chủ quan<br />
đều được sử dụng để đánh giá các lựa chọn này.<br />
Các tiêu chuẩn khách quan bao gồm các đặc<br />
điểm của sản phẩm như: giá, các đặc điểm thiết<br />
kế, bảo hành, năng lực hoặc các nhân tố khá có<br />
thể được so sánh một cách dễ dàng giữa các sản<br />
phẩm, các nhãn hiệu và các công ty.<br />
Các tiêu chuẩn chủ quan tập trung vào các<br />
phương tiện mang tính biểu trưng của sản phẩm,<br />
kiểu dáng và các lợi ích cảm nhận được mà người<br />
tiêu dùng hy vọng là sẽ nhận được từ sản phẩm,<br />
như vị thế hoặc sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm.<br />
Từ những lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:<br />
H3: Giá sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định<br />
mua hàng quần áo thời trang nữ.<br />
H4: Thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến quyết<br />
<br />
158 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
định mua hàng quần áo thời trang nữ.<br />
Khi người ta hành động, con người đồng thời<br />
cũng lĩnh hội được những kiến thức. Kiến thức diễn<br />
tả những thay đổi trong hành vi của một người phát<br />
sinh từ kinh nghiệm.<br />
Các nhà lý luận về kiến thức cho rằng kiến thức<br />
của một người có được từ sự tương tác của những<br />
thôi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi<br />
ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi<br />
thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành<br />
động. Một người tiêu dùng có thể có một thôi thúc là<br />
muốn chủ động về phương tiện đi lại. Sự thôi thúc<br />
của anh ta đã trở thành động cơ khi nó hướng vào<br />
một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng giải toả<br />
sự thôi thúc, trong trường hợp này là chiếc xe máy.<br />
Phản ứng đáp lại của anh ta về ý tưởng mua một<br />
chiếc xe máy bắt nguồn từ những tình huống gợi ý<br />
xung quanh như sự ủng hộ của người vợ, những<br />
chiếc xe máy của đồng nghiệp và bạn bè, những<br />
quảng cáo về xe máy hay những thông báo về giảm<br />
giá... tất thảy đều là những gợi ý có thể ảnh hưởng<br />
đến phản ứng đáp lại của anh ta đối với sự quan<br />
tâm của anh ta về việc mua một chiếc xe máy. Giả<br />
sử anh ta quyết định mua xe máy và chọn mua một<br />
chiếc của hãng Honda. Nếu kinh nghiệm của anh<br />
ta là bổ ích, thì phản ứng đáp lại của anh ta đối với<br />
xe máy sẽ được củng cố. Giả sử sau này anh ta lại<br />
muốn mua một động cơ bơm nước, rất có thể anh<br />
ta sẽ chọn mua một động cơ trong số những nhãn<br />
hiệu của Honda. Trường hợp này ta nói người tiêu<br />
dùng đã khái đáp hoá phản ứng đáp lại của mình<br />
cho những tác nhân kích thích tương tự. Ngược lại,<br />
khi xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật của các động cơ<br />
bơm nước cùng loại của hãng Kubota, anh ta thấy<br />
chúng đạt hiệu năng cao hơn. Trường hợp này ta<br />
nói người tiêu dùng đã phân biệt hoá phản ứng đáp<br />
lại của mình, tức là anh ta đã học được cách nhận<br />
biết những điểm khác nhau trong tập hợp những tác<br />
nhân kích thích tương tự và có thể điều chỉnh phản<br />
ứng đáp lại của mình cho phù hợp.<br />
H5: Kinh nghiệm bản thân ảnh hưởng đến quyết<br />
định mua hàng quần áo thời trang nữ.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, hàng (sản phẩm) “quần<br />
áo thời trang” là các sản phẩm quần áo được sản<br />
xuất trong nước hay ngoài nước, có thể do doanh<br />
nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp tại nước ngoài<br />
đầu tư sản xuất, có nguồn gốc nhãn hiệu rõ ràng,<br />
được phép phân phối và kinh doanh tại Việt Nam.<br />
Khái niệm về “phụ nữ” trong nghiên cứu này được<br />
hiểu là công dân Việt Nam, giới tính nữ, có độ tuổi<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
từ 18 - 60, đến mua sắm tại các cửa hàng quần áo<br />
thời trang nữ tại thành phố Nha Trang. Bảng câu<br />
hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề<br />
xuất: Thang đo quyết định mua hàng gồm 31 biến<br />
quan sát. Trong đó, (1) thành phần động cơ gồm 6<br />
biến quan sát, (2) thành phần giá gồm 6 biến quan<br />
sát, (3) thành phần tìm kiếm thông tin gồm 7 biến<br />
quan sát, (4) thành phần thiết kế sản phẩm gồm 6<br />
biến quan sát, (5) thành phần kinh nghiệm bản thân<br />
gồm 6 biến quan sát.<br />
Thang đo quyết định mua hàng của khách hàng<br />
là thang đo Likert 7 điểm. Có 400 bản câu hỏi được<br />
tác giả phát ra và thu về được 367. Sau khi loại đi<br />
những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả<br />
chọn lại 352 bản trả lời để tiến hành nhập liệu. Sau<br />
khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả đã có bộ dữ<br />
liệu khảo sát hoàn chỉnh với 340 mẫu<br />
Quy trình nghiên cứu thực hiện qua 2 bước<br />
chính:<br />
Nghiên cứu định tính: Đây là bước nghiên cứu<br />
sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm<br />
và phỏng vấn thử. Mục đích của phương pháp này<br />
nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo cho các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.<br />
Nghiên cứu định lượng: Đây là bước nghiên<br />
cứu chính thức thông qua bảng câu hỏi để thu thập<br />
thông tin từ khách hàng đến đến mua sắm quần áo<br />
thời trang nữ, thành phố Nha Trang. Số liệu thu thập<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang<br />
đo sau khi đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy<br />
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá<br />
EFA, phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để<br />
kiểm định mô hình nghiên cứu.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ<br />
số Cronbach’s alpha<br />
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông<br />
qua hệ số Cronbach alpha để loại các biến rác. Các<br />
biến có hệ số tương quan biến - biến tổng nhỏ hơn<br />
0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có<br />
hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng<br />
được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu<br />
là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh<br />
nghiên cứu (Nunnally & Burnstein, 1994). Kết quả<br />
đánh giá độ tin cậy cho thấy, thang đo “động cơ” có<br />
hệ số Cronbach alpha 0.757; “giá”: 0.636; “tìm kiếm<br />
thông tin” 0.725; “thiết kế sản phẩm”: 0.612; “kinh<br />
nghiệm bản thân”: 0.746; “quyết định mua hàng”:<br />
0.788. Như vậy tất cả các thang đo đều có độ tin<br />
cậy cần thiết và được sử dụng cho phân tích nhân<br />
tố khám phá ở bước tiếp theo.<br />
2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)<br />
Kết quả của phân tích nhân tố khám phá trình<br />
bày trong bảng 1 dưới đây.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập<br />
STT<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
Nhân tố<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
Tôi thường mua quần áo thời trang giống nhóm<br />
người mà tôi thích<br />
<br />
.735<br />
<br />
2<br />
<br />
Quảng cáo và truyền thông có tác động rất lớn đến<br />
quyết định mua sắm quần áo của tôi<br />
<br />
.621<br />
<br />
3<br />
<br />
Trước khi mua quần áo mới, tôi thường tham khảo<br />
thông tin trên mạng<br />
<br />
.543<br />
<br />
4<br />
<br />
Các quần áo tôi mặc hầu hết giống mẫu trên các<br />
tạp chí thời trang<br />
<br />
.724<br />
<br />
5<br />
<br />
Khi mua quần áo tôi thường hay tham khảo ý kiến<br />
bạn bè<br />
<br />
.585<br />
<br />
6<br />
<br />
Tôi thường hay mua hàng khuyến mãi để được<br />
giảm giá<br />
<br />
.622<br />
<br />
7<br />
<br />
Ý kiến của gia đình rất quan trọng khi tôi chọn mua<br />
quần áo cho mình<br />
<br />
.753<br />
<br />
8<br />
<br />
Tôi muốn mình ăn mặc thời trang nên tôi mua quần<br />
áo mới<br />
<br />
.504<br />
<br />
9<br />
<br />
Tôi muốn mình trẻ trung nên tôi mua quần áo mới<br />
<br />
.686<br />
<br />
10<br />
<br />
Tôi muốn mình dễ nhìn nên tôi mua quần áo mới<br />
<br />
.718<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 159<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
11<br />
<br />
Tôi muốn mình tạo hình ảnh đẹp trước mắt mọi<br />
người<br />
<br />
.733<br />
<br />
12<br />
<br />
Tôi cho rằng lối sống thể hiện qua cách ăn mặc<br />
<br />
.501<br />
<br />
13<br />
<br />
Tôi hay xem báo thời trang vì tôi nghĩ xem báo thời<br />
trang có thể giúp tôi bắt kịp xu hướng thời trang<br />
trong nước và thế giới<br />
<br />
.616<br />
<br />
14<br />
<br />
Nhân viên bán hàng hiểu rõ về sản phẩm sẽ giúp<br />
tôi dễ dàng trong việc lựa chọn khi mua quần áo<br />
<br />
.550<br />
<br />
15<br />
<br />
Đối với tôi, thiết kế quần áo rất quan trọng<br />
<br />
.502<br />
<br />
16<br />
<br />
Kinh nghiệm bản thân giúp tôi rất nhiều trong quyết<br />
định mua quần áo<br />
<br />
.517<br />
<br />
17<br />
<br />
Khi quyết định mua quần áo mới tôi hay mua lại<br />
nhãn hiệu cũ mà tôi đã quen dùng<br />
<br />
.759<br />
<br />
18<br />
<br />
Tôi mua quần áo ở các cửa hiệu chính của doanh<br />
nghiệp hay cửa hàng thời trang uy tín vì mua ở đó<br />
tôi cảm thấy yên tâm<br />
<br />
.724<br />
<br />
19<br />
<br />
Khi mua quần áo tôi thường hay mua ở các cửa<br />
hàng tôi đã mua trước đây<br />
<br />
.723<br />
<br />
20<br />
<br />
Khi mua quần áo tôi rất quan tâm đến giá của sản<br />
phẩm<br />
<br />
.747<br />
<br />
21<br />
<br />
Giá cả sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định<br />
mua quần áo mới của tôi<br />
<br />
.781<br />
<br />
22<br />
<br />
Tôi không mua các quần áo hàng hiệu (Nike, Verce,<br />
Chanel, Louis Vuitton…) vì giá của các hàng đó rất<br />
cao<br />
<br />
.617<br />
<br />
Eigenvalue<br />
Phương sai trích<br />
<br />
5.607<br />
<br />
2.002<br />
<br />
1.753<br />
<br />
1.471<br />
<br />
1.074<br />
<br />
25.485<br />
<br />
9.101<br />
<br />
7.969<br />
<br />
6.687<br />
<br />
4.882<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc<br />
STT<br />
<br />
Biến quan sát<br />
<br />
Nhân tố<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới để tạo hình ảnh đẹp trước mắt mọi người<br />
<br />
.740<br />
<br />
2<br />
<br />
Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới để tạo phong cách thời trang riêng cho mình<br />
<br />
.705<br />
<br />
3<br />
<br />
Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới khi biết có chương trình khuyến mãi hấp dẫn<br />
<br />
.661<br />
<br />
4<br />
<br />
Tôi sẽ mua quần áo mới nếu tôi tìm được mẫu áo quần trên các kênh tham khảo thông tin<br />
mà phù hợp với phong cách của tôi<br />
<br />
.742<br />
<br />
5<br />
<br />
Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới khi có các thiết kế phù hợp với dáng người của tôi<br />
<br />
.684<br />
<br />
6<br />
<br />
Tôi sẽ mua quần áo các cửa hiện chính của doanh nghiệp hay cửa hàng thời trang uy tín<br />
<br />
Eigenvalue<br />
Phương sai trích<br />
Từ bảng 1, ta thấy có tổng cộng 5 nhân tố được<br />
rút ra và không thay đổi so với mô hình đề xuất<br />
ban đầu.<br />
Ở bảng 2 có 1 nhân tố được rút ra và không<br />
thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu.<br />
Như vậy, mô hình đề xuất ban đầu vẫn giữ<br />
nguyên sau phân tích nhân tố EFA.<br />
<br />
160 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
.649<br />
2.921<br />
48.678<br />
<br />
3. Kết quả phân tích hồi quy<br />
Kết quả sau khi kiểm định mô hình bằng hồi qui<br />
đa biến:<br />
Mô hình nghiên cứu có hệ số R2 hiệu chỉnh =<br />
0.588 nghĩa là mô hình có mức độ giải thích khá tốt,<br />
5 nhân tố trong mô hình giải thích 58.8% thay đổi<br />
trong biến quyết định mua hàng của khách hàng; Đại<br />
<br />