intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài cách khai thác bài đọc Tiếng Anh hiệu quả

Chia sẻ: Trần Phát | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một vài cách khai thác bài đọc Tiếng Anh hiệu quả" đề xuất tám cách khai thác bài đọc hiểu có thể áp dụng trên giáo trình New Headway Pre-Intermediate cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài cách khai thác bài đọc Tiếng Anh hiệu quả

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NGOẠI NGỮ trang 101-106 THÁNG 6, 2011 TP.HCM Một Vài Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả GV. Nguyễn Thị Bích Liên Tổ Ngoại ngữ, trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Xuất phát từ thực tế mục đích chính học ngoại ngữ (NN) của sinh viên không chuyên ngữ (SV KCN) là nắm được những kiến thức cơ bản của NN đó để sau này đọc sách tham khảo, nghiên cứu để mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, do đó kỹ năng đọc hiểu đặc biệt quan trọng đối với SV KCN. Mục tiêu của bài viết là giúp giáo viên và sinh viên KCN khai thác bài đọc hiểu một cách hiệu quả và phong phú, và phát huy được tính tích cực trong học tập của sinh viên. Bài viết đề xuất tám cách khai thác bài đọc hiểu có thể áp dụng trên giáo trình New Headway Pre-Intermediate cho sinh viên KCN Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Abstract The ultimate aim of English education for non-major English students is to provide the students with basic language knowledge, hence, they can access to English books of their main majors. Therefore, developing reading skill is the most important task of English courses for non-major English students. The objective of this article is to recommend some methods in order to increase the effectiveness of reading comprehension and encourage active activities of non-major English students. This article suggests 8 methods to apply on the textbook ‘New Headway Pre-Intermediate’ for non-major English students at Ho Chi Minh City University of Pedagogy, with the aim to effectively develop reading skill in this group of students. 101
  2. GV. Nguyễn Thị Bích Liên Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả Biết một ngoại ngữ là phải thực hiện được đủ bốn kỹ năng:nghe-nói-đọc-viết. Nhưng, theo tôi, đối với sinh viên không chuyên ngữ (KCN) thì kỹ năng đọc là vô cùng quan trọng, vì mục đích chính của sinh viên KCN là học ngoại ngữ để sau này đọc sách tham khảo, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của thời đại công nghệ thông tin, bên cạnh nguồn bài đọc sẵn có trong các giáo trình, Internet là một nguồn tìm kiếm các thông tin bài đọc vô tận. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có thời gian hay lòng sẵn sàng để bỏ ra nhiều giờ đọc hết tất cả các trang web để từ đó chuyển đổi các thông tin sang giáo án bài giảng của mình dưới dạng các tài liệu hay tờ phát tay cho sinh viên (worksheets and handouts)… Vì vậy, việc tận dụng những bài đọc sẵn có trong giáo trình, đồng thời áp dụng những phương pháp phát triển bài đọc đơn giản, giúp giảng viên ít tốn thời gian chuẩn bị nhất, nhưng vẫn phát huy được vai trò tích cực học tập của sinh viên là một vấn đề cần được quan tâm và phát triển. Ở đây tôi xin tập hợp và phân tích một số cách sử dụng và phát triển bài đọc để đưa vào nội dung bài giảng dạy đối với giáo trình New Headway sử dụng cho sinh viên không chuyên ngữ. 1. Mở rộng bài đọc Đối với giáo trình New Headway cuốn Elementary, chủ yếu các bài đọc là ở mức độ ngắn và dễ. Nhưng nhờ vào đó, giảng viên giảng dạy vẫn có thể mở rộng bài đọc và phát huy tính tích cực của sinh viên bằng một số cách như: yêu cầu sinh viên thêm các tính từ vào trước tất cả các danh từ; hay thêm các trạng từ vào trước tất cả các động từ trong bài đọc … Đối với các bài đọc trong cuốn Pre-Intermediate, giảng viên có thể đặt ra yêu cầu cho sinh viên là hãy viết thêm các mệnh đề hay câu có thể thêm vào các vị trí khác nhau trong bài đọc. Hoặc giảng viên cũng có thể đưa ra sẵn các câu này trên bảng nhưng không theo thứ tự và để cho sinh viên chọn và đặt các câu hay mệnh đề này 102
  3. GV. Nguyễn Thị Bích Liên Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả vào các vị trí thích hợp trong bài đọc (ví dụ như bài Newspaper stories trang 24 sách New Headway Pre-Intermediate). 2. Rút gọn bài đọc Cách này yêu cầu sinh viên đọc nội dung bài đọc và có thể rút ra được những ý chính của bài đọc. Sau khi đọc xong bài đọc, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên viết lại những nội dung trong bài đọc với số lượng câu hay từ nhất định ngắn (ít) hơn so với bài đọc cũ. Khi sử dụng phương pháp này, sinh viên phát huy được khả năng tư duy (brainstorming) cũng như gợi nhớ lại từ vựng đã được học để viết lên một đoạn văn (bài đọc) mới. 3. Tái cấu trúc bài đọc Trước khi bắt đầu bài giảng, giảng viên viết danh sách một số từ khóa lấy ra từ bài đọc sẵn có nhưng sắp xếp không theo thứ tự. Sau đó chuẩn bị cho mỗi sinh viên một bản photo. Tại lớp học, giảng viên tiến hành cho sinh viên đọc bài đọc. Sau đó phát cho mỗi sinh viên danh sách các từ khóa. Từ đó, sinh viên hãy sắp xếp các từ khóa theo thứ tự xuất hiện trong bài đọc mà không nhìn vào bài đọc. Trong trường hợp sinh viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp các từ khóa, giảng viên có thể cho phép sinh viên đọc lại bài đọc (nhưng không đọc bài đọc và danh sách các từ khóa đồng thời). Khi sinh viên đã sắp xếp các từ khóa theo đúng thứ tự, giáo viên có thể mở rộng hoạt động dạy học bằng cách yêu cầu sinh viên viết lại nội dung bài đọc từ những từ khóa cho sẵn. (Không yêu cầu phải chính xác tất cả các từ, quan trọng là đúng được nội dung chính). 103
  4. GV. Nguyễn Thị Bích Liên Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả 4. Ghép Giảng viên có thể cho sinh viên đọc bài đọc và nắm ý chính của bài đọc bằng cách chỉ đưa ra câu đầu tiên của mỗi đoạn văn trong bài. Sau đó đưa ra những phần còn lại của các đoạn văn nhưng không theo thứ tự. Từ đó, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc để hiểu ý của các đoạn văn, sau đó ghép các câu đầu với phần còn lại. 5. Suy luận Lấy một bài đọc sẵn có, cắt bỏ đoạn đầu và đoạn cuối của bài đọc. Sau đó phát cho sinh viên đoạn giữa và yêu cầu sinh viên làm việc theo từng nhóm 3-5 người. Nhiệm vụ của sinh viên là sẽ thảo luận và đưa ra những suy luận của nhóm mình về nội dung của toàn bộ bài đọc từ “đoạn giữa” có sẵn đó. Cuối cùng, giảng viên đưa ra nội dung bài đọc gốc để so sánh. Phương pháp này phát huy được khả năng tư duy suy luận của sinh viên cũng như khả năng thảo luận nhóm. 6. Đặt câu hỏi cho bài đọc theo nhóm Phát cho sinh viên bài đọc đã chọn sẵn và cho sinh viên đọc trong một thời gian nhất định. Chia lớp học thành 02 nhóm để đặt ra các câu hỏi từ nội dung bài đọc (khoảng 10- 15 câu hỏi) để nhóm kia sẽ trả lời. Các câu hỏi phải sát với nội dung của bài đọc. Khi 02 nhóm đã đặt xong các câu hỏi, yêu cầu sinh viên không nhìn vào bài đọc. Sau đó lần lượt 02 nhóm đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài đọc để nhóm kia trả lời. Nhóm nào có nhiều câu hỏi và câu trả lời chính xác hơn sẽ là đội chiến thắng. 104
  5. GV. Nguyễn Thị Bích Liên Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả 7. Lấy phản hồi (feedback) từ phía sinh viên Giảng viên cho sinh viên đọc bài đọc để nắm nội dung. Bên cạnh đó, giảng viên chuẩn bị sẵn một danh sách các câu đánh giá về bài đọc. ví dụ như: interesting boring shocking What I found most amusing about this text was… irritating baffling incredible etc. Sau khi sinh viên đã đọc xong bài đọc, kiểm tra từ mới … Giảng viên yêu cầu sinh viên hoàn thành các câu trong danh sách đã chuẩn bị sẵn. Giảng viên cũng có thể yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm để hoàn thành phần bài tập này. 8. Tường thuật (kể lại) bài đọc Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong các lớp học tiếng Anh để khai thác bài đọc có hiệu quả. Tại lớp học, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc bài đọc thật kỹ. Sau đó, yêu cầu sinh viên mô tả, kể lại những nội dung mà họ vừa đọc được cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ về bài đọc là như thế nào? Có thể bắt đầu bằng: “I was reading this story and it was really interesting. What it said was…” 105
  6. GV. Nguyễn Thị Bích Liên Cách Khai Thác Bài Đọc Tiếng Anh Hiệu Quả Hay giảng viên cũng có thể chuẩn bị một vài bài đọc để sinh viên đọc và cho thảo luận theo nhóm đối với từng chủ điểm bài đọc và đưa ra nhận định của từng nhóm. Trên đây là 8 cách tiếp cận bài đọc hiểu trong giảng dạy tiếng Anh mà theo tôi vừa giúp sinh viên khai thác bài đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả, vừa phát huy được tính tích cực trong học tập của sinh viên. Giảng viên có thể căn cứ vào nội dung, chương trình môn học cũng như trình độ ngoại ngữ của sinh viên mà áp dụng cho phù hợp. Tác giả GV. Nguyễn Thị Bích Liên là giảng viên biên chế trường Đại học Sư phạm TP.HCM; phụ trách giảng dạy các khóa tiếng Anh Tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành Giáo dục Thể chất. Email: bichlienhy_1908@yahoo.com.vn 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2