intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài câu hỏi thường gặp về Biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Nguyenvietdung Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

637
lượt xem
247
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ (theo Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFCCC).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài câu hỏi thường gặp về Biến đổi khí hậu

  1. Một vài câu hỏi thường gặp về Biến đổi khí hậu 17:2' 20/5/2009 Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ (theo Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFCCC). 1. Biến đổi khí hậu là gì? Ngoài ra, theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam): Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. 2. Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính. 3. Khí nhà kính bao gồm những khí nào? Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2 4. Sự nóng lên toàn cầu là gì? Là hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng lên do sự gia tăng khí nhà kính trong khí quyển. 5. Nghị định thư Kyoto là gì? Là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Đã có kịch bản biến đổi khí hậu 9:27' 20/8/2009 Chiều 18-8, viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn & môi trường Trần Thục cho biết các chuyên gia của Bộ Tài nguyên-môi trường vừa hoàn thành kịch bản
  2. biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho VN. Kịch bản này được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở ba cấp thấp, trung bình và cao. Theo đó, vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ nước ta có thể tăng 2,3OC so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ từ 1,6 đến 2,8OC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở các vùng nước ta, qua tính toán, đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt tại phía Nam. Ở các vùng phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Về kịch bản nước biển dâng được xây dựng trên hai mức, mức thấp là mực nước biển sẽ tăng 0,7m trong 100 năm tới, còn mức cao sẽ là 1,15m. Các chuyên gia nhận định: vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 có thể dâng thêm 75cm so với thời kỳ 1980-1999. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết hệ thống kịch bản này mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu nhưng sẽ là cơ sở để các bộ, ngành địa phương điều chỉnh chiến lược cũng như quy hoạch phát triển của mình. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 14:31' 21/8/2009 Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hộitrong tương lai. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu
  3. cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu. Đây là định hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao: “Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, đầu năm 2009 hoàn thành việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng,… Cuối năm 2010, hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và đến năm 2015, tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100”. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin trân trọng giới thiệu kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Theo các kịch bản, khí hậu trên tất cả các vùng của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2,3oC; tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm; mực nước biển dâng khoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn để các Bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Để xem bản đầy đủ của kịch bản, mời nhấn vào đây! Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu Cập nhật lúc 13h55' ngày 21/08/2009 Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi Xem thêm: felix landerer, trái đất, biến đổi khí hậu, đại dương, trục nghiêng Sự ấm lên của các đại dương có thể khiến trái đất nghiêng thêm và xoay nhanh hơn trong thế kỷ tới. Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng. “Nếu bạn tăng khối lượng ở một phía của địa cầu, trục xoay của nó sẽ thay đổi chút ít”, Felix Landerer, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), giải thích. Từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất. Chẳng hạn, cực bắc của hành tinh đang dịch chuyển về phía 79 độ kinh tây – đường kinh tuyến đi qua thành phố Toronto (Canada) và thành phố Panama. Tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm/năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á khiến
  4. khối lượng cực bắc giảm dần. Trục của trái đất sẽ nghiêng thêm nếu lượng khí thải nhà kính vẫn tăng trong thế kỷ tới. (Ảnh: physorg.com) Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Landerer, quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất. Theo tính toán của họ, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100, các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa nông hơn, khiến cực bắc của trục trái đất dịch chuyển xấp xỉ 15 mm mỗi năm về phía bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ. “Các đại dương hấp thụ ít nhất 80% lượng nhiệt mà hiệu ứng nhà kính gây nên. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cực bắc sẽ không đủ mạnh để gây nên những xáo trộn đối với khí hậu trái đất”, Landerer nói. Cách đây vài năm, nhóm của Landerer từng chứng minh rằng tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến sự phân bố khối lượng trên trái đất thay đổi. Cụ thể, vật chất sẽ dồn về các vĩ độ cao khiến hành tinh xoay nhanh hơn. Minh Long - Vnexpress (Theo Newscientist) Biến đổi khí hậu: 22 triệu người VN có nguy cơ mất nhà do biển dâng 13:41' 18/6/2009 Việt Nam là một trong năm Người nghèo, nhất là người nghèo sống ven biển sẽ là người chịu   nước bị ảnh hưởng nghiêm thiệt thòi nhiều nhất từ biến đổi khí hậu trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nặng nhất là vùng đồng bằng sông Hồng. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Bà Nguyễn Thu Huệ - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) khẳng định: Khi khí hậu biến đổi, nước biển dâng, đất bị nhiễm mặn, đất canh tác bị thu hẹp, các nguồn lợi ven biển ngày càng giảm. Thêm vào đó là lũ lụt, hạn hán… Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nếu nước biển dâng 1m, sẽ có tới 22 triệu người Việt Nam, đặc biệt những người sống ở các vùng Trung và Nam bộ sẽ mất nhà, 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, sẽ chìm trong nước biển. Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), cũng đưa ra cảnh báo: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm tăng diện tích ngập lụt, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nước
  5. sinh hoạt, gây rủi ro đối với các công trình ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng… "Biến đổi khí hậu sẽ xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển", ông Tuyến nhấn mạnh. Những vùng dự tính chịu tác động lớn nhất là ven biển Trung bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, vùng đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tính toán của các nhà khoa học, theo xu thế biến đổi khí hậu đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 độ C, lượng mưa có xu thế không đồng đều giữa các vùng. Bão lũ, hạn hán làm cho những người nghèo lại càng nghèo hơn. Theo các nhà quan sát, Việt Nam còn lúng túng và chậm chạp trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) cho rằng: Dù muộn vẫn còn hơn không. Ý tưởng “hình thành một mạng lưới xã hội dân sự Việt Nam với biến đổi khí hậu” được nêu trong hội thảo “Biến đổi khí hậu và các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam” chứng minh cho sự đón đầu hiệu quả với sự thay đổi của thiên nhiên. Ông Nguyễn Mạnh Cường, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội - Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế - VUSTA, nhấn mạnh: “Với vai trò điều phối các hoạt động của thành viên, VUSTA cần xây dựng một diễn đàn chung cho thành viên cần lồng ghép biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động của mình, và cuối cùng là kết nối các tổ chức thành viên với các bên liên quan”. Theo bà Huệ, trước mắt thông tin về biến đổi khí hậu sẽ được MCD - (thành viên của mạng lưới) chuyển tải đến với người dân, để họ ý thức được mình là người trong cuộc. Tiến sĩ Ninh cũng cho rằng: Nên đề phòng những hậu quả của BĐKH ngay từ bây giờ bằng hành động cụ thể như chuyển đổi kinh tế, hạ tầng cơ sở, chuẩn bị chỗ ở và bố trí ăn ở cho người dân phù hợp. Ngay lập tức cần cải thiện tình hình bằng cách trồng rừng, bảo vệ môi trường... Nếu không, câu chuyện mất nhà, mất đất và nguy cơ tái nghèo là hiện hữu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2