intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài thông tin về LASER

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1958, người ta đã chế tạo thành công laser đầu tiên. Đó là loại nguồn sáng mới, có tính chất đặc biệt khác hẳn với các nguồn sáng thông thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài thông tin về LASER

  1. Một vài thông tin về LASER Năm 1958, người ta đã chế tạo thành công laser đầu tiên. Đó là loại nguồn sáng mới, có tính chất đặc biệt khác hẳn với các nguồn sáng thông thường. – Tia laze có tính đơn sắc rất cao. Độ sai lệch tương đối của tần số ánh sáng phát ra có thể chỉ bằng 10–15. – Tia laze là chùm sáng kết hợp (các phôtôn trong chùm có cùng tần số và cùng pha). – Tia laze là chùm sáng song song (có tính định hướng cao). – Tia laze có cường độ lớn. Chẳng hạn như laze rubi (hồng ngọc) có cường độ tới 106 W/cm2. Laze được chế tạo đầu tiên là laze hồng ngọc (rubi). Ngày nay người ta đã chế tạo được hàng chục loại laze rắn khác nhau, trong số đó có loại có công suất lớn như laze thuỷ tinh pha nêođim có thể đạt công suất 20 tỉ oát mỗi xung. Ngoài laze rắn còn có laze khí (He - Ne, CO2, Ar, N...). Đặc biệt, phải kể đến các loại laze bán dẫn, là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay. Những ứng dụng : – Trong y học, lợi dụng khả năng có thể tập trung năng lượng của chùm tia laze vào một vùng rất nhỏ, người ta đã dùng tia laze như một dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu,… Ngoài ra, người ta cũng sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze để chữa một số bệnh như các bệnh ngoài da…
  2. Trong thông tin liên lạc, do có tính định hướng và tần số rất cao nên tia laze có ưu thế đặc biệt trong liên lạc vô tuyến (vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ…). Do có tính kết hợp và cường độ cao nên các tia laze được sử dụng rất tốt trong việc truyền tin bằng cáp quang. – Trong công nghiệp, vì tia laze có cường độ lớn và tính định hướng cao nên nó được dùng trong các công việc như cắt, khoan, tôi,… chính xác trên nhiều chất liệu như kim loại, compôzit,… Người ta có thể khoan được những lỗ có đường kính rất nhỏ và rất sâu mà không thể thực hiện được bằng các phương pháp cơ học. – Trong trắc địa, laze được dùng trong các công việc như đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng,… – Laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ, trong các thí nghiệm quang học ở trường phổ thông,… Ra mắt tia laser lớn và mạnh nhất thế giới counter(23323); Sau hơn mười năm miệt mài nghiên cứu với chi phí khoảng 3,5 tỷ USD, các nhà khoa học Mỹ đã hoàn thành công trình nghiên cứu tia laser lớn nhất thế giới, có khả năng tái tạo sức mạnh năng lượng của một quả bom hydro và của Mặt Trời. Tia laser do cơ sở National Ignition Facility (NIF) thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore tại bang California tạo ra, bao gồm 192 tia, có khả năng phát ra năng lượng nhi ều hơn 60-70 lần so với hệ thống gồm 60 tia của Đại học Rochester.
  3. Với tính năng có thể dự đoán chức năng của đầu đạn hạt nhân, tia laser của NIF có thể được sử dụng trong lĩnh vực vật lý thiên thể, cho phép các nhà khoa học đưa ra những điều kiện giống với lõi hành tinh và hệ Mặt Trời mới. Bằng việc xác nhận tia laser của NIF, Bộ Năng lượng Mỹ đã mở đường cho một loạt các thí nghiệm tiếp theo vào năm sau nhằm có thể tạo ra sức nóng và áp suất như ở lõi Mặt Trời. Theo các nhà khoa học, tia laser của NIF có thể tạo ra năng lượng trong một loạt các thí nghiệm vào năm 2010 theo đúng mục tiêu đề ra là tạo đủ độ nóng và áp suất để đốt cháy các nguyên tử hydro trong mục tiêu hình trụ nhỏ nhằm sản sinh ra nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, các nhà khoa học còn hi vọng có thể tạo ra được một loại năng lượng sạch và an toàn từ việc đốt cháy các nguyên tử thay thế cho biện pháp tách nguyên tử. Dự án nghiên cứu laser của NIF được đề xuất vào đầu năm 1990 với chi phí ước tính khoảng 700 triệu USD. Sau đó 7 năm dự án này mới chính thức được triển khai./. Động đất và độ RICHTER là gì
  4. Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng như lở đất, sóng thần … Phần lớn các động đất đều có nhiều trận động đất nhỏ hơn đi trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Các nhà khoa học có thể xác định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là tiêu điểm. Phóng điểm trên mặt đất từ điểm này được gọi là chấn tâm. Nhiều động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, có thể vì đáy biển bị biến thể hay vì đất lở dưới đáy biển gây ra. Thang đo Richterlà một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn động đất hay còn gọi là địa chấn. Thang đo Richterđược Charles Francis Richter đề xuất vào năm 1935. Đầu tiên nó được sử dụng để sắp xếp các số đo về cơn động đất địa phương tại California. Những số đo này được đo bằng một địa chấn kế đặt xa nơi động đất 100 km. Thang đo Richter là một thang lôgarit với đơn vị là độ Richter. Độ Richter tương ứng với loga thập phân của biên độ những sóng địa chấn đo ở 100 km cách tâm chấn động của cơn động đất.
  5. Độ Richter được tính như sau: ML = logA - logA0, với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A0 là một biên độ chuẩn. Theo thang Richter, biên độ của một trận động đất có độ Richter 6 mạnh bằng 10 lần biên độ của một trận động đất có độ Richter 5. Năng lượng được phát ra bởi trận động đất có độ Richter 6 bằng khoảng 31 lần năng lượng của trận động đất có độ Richter 5. Thang Richter là một thang mở và không có giới hạn tối đa. Trong thực tế, những trận động đất có độ Richter vào khoảng 4,0 - 4,9 thì có thể làm rung chuyển đồ vật trong nhà gây thiệt hại đáng kể; với những trận động đất có độ Richter vào khoảng 6,0 - 6,9 có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông dân trong chu vi bán kính 180 km; nếu lớn hơn hoặc bằng 9 là những trận động đất kinh khủng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2