intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Motif hành động trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng” để chỉ những thành tố, bộ phận được hình thành bền vững, ổn định, có tính lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngụ ngôn Tolstoy xuất hiện khá nhiều “motif hành động” có vai trò xây dựng nên tình tiết, sự kiện cho các văn bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Motif hành động trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 75 - 83<br /> <br /> MOTIF “HÀNH ĐỘNG”<br /> TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N. TOLSTOY<br /> Nguyễn Minh Sang10<br /> Trƣờng THCS, THPT Việt Thanh TP. Hồ Chí Minh<br /> Tóm tắt: Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng” để chỉ những thành tố, bộ phận được hình thành<br /> bền vững, ổn định, có tính lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngụ ngôn Tolstoy xuất hiện khá<br /> nhiều “motif hành động” có vai trò xây dựng nên tình tiết, sự kiện cho các văn bản. Sự lặp lại ở đây không phải<br /> kết tập cho nét đơn điệu, non tay, nhàm chán, mà ngoài vai trò đã nói trên, nó còn sở hữu các bảng màu khác<br /> nhau trong cùng một khung thức, vừa để lại ấn tượng cho người đọc, vừa gia cố thêm sự thú vị, thu hút. Những<br /> so sánh cần thiết với tác phẩm Aesop, La Fontaine, I. Krylov sẽ làm sáng tỏ thêm yếu tố này trong các mẩu<br /> chuyện của Tolstoy.<br /> Từ khóa: Motif, ngụ ngôn, Tolstoy.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Lev Tolstoy - nhà văn vĩ đại của nƣớc Nga - thƣờng đƣợc mọi ngƣời biết đến là tác giả<br /> của những bộ tiểu thuyết hoành tráng, đồ sộ nhƣ Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina,<br /> Phục sinh,… Thế nhƣng, ông còn thể hiện rõ vai trò của một nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục qua<br /> bộ phận các tác phẩm ngụ ngôn. Cả cuộc đời ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc định<br /> hƣớng, bồi dƣỡng nhân cách và trí tuệ cho thế hệ trẻ. Tolstoy thành lập rất nhiều trƣờng học ở<br /> quê nhà của mình lúc còn sinh thời, biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em, sáng tạo nên phƣơng<br /> thức giáo dục mới, viết các bài tham luận liên quan đến mảng giáo hóa,… Những câu chuyện<br /> ngụ ngôn của ông chủ yếu nằm trong Sách học vần và Sách tập đọc tiếng Nga, tập trung trong<br /> thời kì từ 1871 - 1875.<br /> Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng”, dùng để chỉ những thành tố, bộ phận<br /> đƣợc hình thành bền vững, ổn định, có tính lặp lại trong tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu<br /> đối tƣợng này, mà cụ thể là những “motif hành động” trong tác phẩm Tolstoy (xác lập, diễn<br /> giải và mô hình hóa chúng), sẽ phần nào khẳng định giá trị, tài năng của nhà văn ở mảng thể<br /> loại mà chƣa đƣợc chú ý đến nhiều. Tolstoy, La Fontaine (Pháp), I. Krylov (Nga) là những<br /> tác giả chịu ảnh hƣởng đối với tác phẩm của nhà ngụ ngôn huyền thoại Aesop, nhất là ở mặt<br /> cốt truyện, bên cạnh đó là những cách tân, sáng tạo của mỗi ngƣời. Đối sánh cùng văn bản<br /> của Aesop, La Fontaine, I. Krylov - những đỉnh cao ngụ ngôn - sẽ là cần thiết khi khảo luận<br /> motif ở tác phẩm Tolstoy. Về tài liệu nghiên cứu chính, do khuôn khổ giới hạn của bài viết,<br /> cũng nhƣ tầm bao quát từ bản thân cho nên tác giả chỉ chọn lấy một số tác phẩm nhất định<br /> để khảo sát, trong các nguồn sách dịch đã xuất bản, cụ thể: Tolstoy (103 truyện), Aesop<br /> (242 truyện), La Fontaine là 43 và Krylov là 99 truyện.<br /> Ngày nhận bài: 02/6/2017. Ngày nhận đăng: 15/8/2017<br /> <br /> 10<br /> <br /> Liên lạc: Nguyễn Minh Sang, e - mail:nsang.agu.edu@gmail.com<br /> <br /> 75<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Motif ứng biến<br /> Ở motif này, những vật yếu thế hơn chịu sự tác động từ các vật lớn, nguy hiểm, chúng<br /> tìm cách tấn công con mồi của mình, nhƣng không phải theo kiều vồ vập, lấn lƣớt để đạt đƣợc<br /> mục đích chiếm hữu, mà bƣớc đầu những loài này sẽ dùng chiêu bài mời gọi, gạ gẫm, mềm<br /> mỏng nhằm đánh lạc hƣớng suy nghĩ của con mồi, tức lập bẫy để các con vật khác sa vào.<br /> Trƣớc mƣu mô của các loài nguy hiểm, những vật chịu thế yếu tinh khôn, thông minh, ứng<br /> biến để tìm cách thoát thân và cho bọn độc ác nhận lãnh hậu quả đích đáng. Có thể tóm lƣợc<br /> thành hình phạm sau:<br /> A chiêu dụ, mời gọi, đánh lừa - B ứng biến thành công - A nhận hậu quả đích đáng<br /> (Bắt đầu từ đây các kí hiệu A, B,… xuất hiện trong các cấu trúc nhằm để chỉ thứ tự có mặt<br /> của từng nhân vật ở mỗi mẩu chuyện)<br /> Xin chọn ví dụ:<br /> Truyện Cáo và gà rừng, cáo gặp gà đậu trên cây, có ý định vồ gà, nhƣng phải tìm cách<br /> gọi gà xuống, bởi nó chẳng thể trèo lên cây, nó bèn giả đò tỏ ý mong gà xuống đây chơi với<br /> nó và chẳng có gì nguy hiểm hết bởi vừa có lệnh ban bố khắp mọi nơi là hòa bình và bình<br /> đẳng giữa các loài với nhau. Gà hiểu mƣu đồ của cáo, gà cũng viện dẫn, có bầy chó săn đang<br /> chạy đằng kia, thế thì cuộc hội ngộ lần này lại càng vui. Cáo hốt hoảng và bỏ chạy.<br /> Truyện Sói và ngựa cái, sói muốn bắt ngựa con, thấy ngựa con đi khập khiễng, sói vờ<br /> có ý giúp, chữa đau chân bằng bài thuốc của mình. Ngựa cái tƣơng kế tựu kế, nhanh nhảu nhờ<br /> sói ra phía sau để xem chân cho mình. Sói vừa vòng ra đằng sau, ngựa đã đá hậu cho sói một<br /> cú đau điếng, rồi chạy thoát.<br /> Ngoài ra, có thể kể thêm truyện khác có cùng kiểu dạng này - Sói và dê. Những truyện ở<br /> trên cho thấy rõ sự song kích đối đầu của hai đối tƣợng với nhau, motif ứng biến còn ghi nhận<br /> tình thế ở ba loài, cũng là cách thức mời gọi, giăng bẫy của con vật hung bạo nhƣng với sự<br /> nhanh nhạy, biến chuyển tình thế (nhờ sự giúp đỡ của loài khác), con vật yếu thế hơn đã giành<br /> chiến thắng. Mô hình:<br /> A, B kết bạn - C chiêu dụ, lập bẫy với A - A ứng biến (nhờ B giúp) - C bị trừng trị<br /> Chẳng hạn câu chuyện Cáo, chó và gà trống, chó và gà trống kết bạn rủ nhau đi chu du.<br /> Tối đến gà trống ngủ trên cây, còn chó nhà thì nằm phía dƣới. Ngày mới bắt đầu, gà cất tiếng<br /> gáy, nghe thấy tiếng gà, cáo chạy bổ đến, và nài xin gà hãy xuống đất cùng nó với lòng thành<br /> kính trân trọng. Gà tƣơng kế tựu kế, trƣớc nhờ cáo đánh thức ngƣời quét sân ở dƣới cho đỡ<br /> ƣớt át, rồi sau đó gà sẽ xuống. Cáo loay hoay tìm ngƣời quét sân thì va phải chó, cáo nhận hậu<br /> quả thiệt thân.<br /> Hay đó còn là sự đối diện với những tình huống khó khăn, nhân vật của truyện (một<br /> loài) đã tìm cách đối phó, từ đây loài ấy vƣợt qua và thụ hƣởng thành quả do mình tạo nên.<br /> Mô hình cho kiểu loại này:<br /> A gặp khó khăn (do hoàn cảnh) - A ứng biến, thành công<br /> 76<br /> <br /> Quạ và cái bình là một dẫn chứng, quạ khát nƣớc và muốn uống nƣớc trong bình,<br /> nhƣng tiếc thay nƣớc chỉ sâm sấp dƣới đáy, chẳng thể với tới đƣợc. Thế rồi, nó bèn đi lấy đá<br /> thả vào trong bình, làm cho nƣớc dâng cao cho đến khi nó uống đƣợc.<br /> 2.2. Motif bắt chước<br /> Motif có mặt ở khá nhiều tác phẩm của Tolstoy, một đối tƣợng thích, ngƣỡng mộ đặc<br /> điểm, hoạt động của một nhân vật khác và nghĩ bản thân mình có thể làm đƣợc nhƣ vậy, nhằm<br /> chứng tỏ bản thân và mong sở hữu những điều tốt đẹp giống nhƣ đối tƣợng kia, nên chúng cố<br /> gắng bắt chƣớc, học đòi theo, và kết quả đã diễn ra ngƣợc lại với điều mà chúng nghĩ. Motif<br /> trên khái lƣợc thành cấu trúc:<br /> B cố bắt chước A - B nhận hậu quả<br /> Dẫn dụ: Bò đực và ếch (Tolstoy) - Con nhái muốn to bằng con bò (La Fontaine) - Con<br /> ếch và con bò (Krylov) (dấu gạch nối “-” khởi điểm từ truyện của Tolstoy, và nối kết đến tác<br /> phẩm của nhà văn khác, với ý chỉ sự “tƣơng đồng” về cốt truyện ở các tác giả (ở những chỗ<br /> cần đối sánh)).<br /> Truyện nhƣ sau: Chú ếch rất muốn đƣợc to lớn giống nhƣ bò, nó gắng sức phì ngƣời<br /> mỗi lúc mỗi phình đại hơn, cho đến cuối cùng vƣợt quá giới hạn của mình, bụng ếch nổ tung.<br /> Truyện của Tolstoy dựng nên tình tiết ban đầu một con bò vô tình giẫm phải một chú<br /> ếch, ếch con khác về nói lại với mẹ, thuật lại hình dáng cho mẹ nghe. Mẹ ếch tức thì thị phạm,<br /> liên tục hỏi ếch con xem đã giống với loài ấy chƣa, và đến cuối thì nhận hậu quả. Câu chuyện<br /> diễn ra rất nhanh chóng, gọn ghẽ. Ở truyện của La Fontaine và Krylov, các tác giả không cần<br /> đến nhân vật trung gian để thuật lại hình dáng của bò cho đối tƣợng bắt chƣớc nghe, mà chính<br /> ếch (nhái) trực tiếp trông nhìn và thực hành theo hình ảnh của loài vật to lớn. Ngoài ra, khác<br /> với Tolstoy, đối tƣợng đứng ra xem xét, đánh giá ở truyện La Fontaine là chính loài mà chúng<br /> học theo, còn ở Krylov là đồng loại của nó (bạn bè). Thêm nữa, hai nhà văn này còn nới thêm<br /> biên độ truyện qua những dòng thơ dí dỏm, sinh động miêu tả dáng hình của các loài trong tác<br /> phẩm: “Con nhái nom thấy con bò - Hình dung đẹp đẽ, mình to béo tròn - Nhái bằng quả<br /> trứng tí hon” [5] (La Fontatine), “Con ếch ngồi ở bờ ao - Thấy bò ăn cỏ bảnh bao lạ thường Bụng to bự đường đường bệ bệ […] Ếch thì gầy guộc võ vàng” [3] (Krylov).<br /> Mẩu chuyện khác: Rùa và đại bàng (Tolstoy) - Rùa và chim ưng (Aesop). Cả hai truyện<br /> đều xây dựng hình ảnh rùa nài nỉ, mong muốn đại bàng giúp mình có thể bay lên trời xanh<br /> giống nhƣ loài chim, nhƣ thế nó sẽ đƣợc thỏa mình ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đại bàng<br /> chấp nhận, quắp rùa lên cao, đƣợc một khoảng thì thả ra, rùa rơi xuống, vỏ nát nhừ. Tolstoy<br /> tạo nên sự khác biệt so với Aesop, khi không đặt để chi tiết đại bàng yêu cầu phần công lao<br /> nếu giúp rùa nhƣ ý nguyện (thỏa thuận giữa đôi bên, trƣớc khi cuộc phi thân cho rùa diễn ra),<br /> điều ấy làm cho truyện của nhà văn Nga tinh giản hơn.<br /> Những tác phẩm khác có cùng motif: Mèo và cừu; Đại bàng, quạ và người chăn cừu;<br /> Cáo và chó sói.<br /> 77<br /> <br /> 2.3. Motif thức tỉnh<br /> Các truyện có cùng motif này là: Chó sói và chó nhà, Đắm thuyền, Hươu, Lừa rừng và<br /> lừa nhà, Gà mái và chim én, Hai chú ếch, Thỏ và ếch, Cáo và dê, Người cha và các con trai,<br /> Cái bình đất và cái âu gang.<br /> Trong các tác phẩm xuất hiện tình huống một hay nhiều đối tƣợng rơi vào tình trạng<br /> thiếu sót, mê muội, sai lầm, và nếu cứ tiếp tục nhƣ vậy sẽ rất có thể dẫn đến những kết quả tệ<br /> hại cho chính nhân vật đang luẩn quẩn chƣa thấy đƣợc đƣờng sáng. Một nhân vật khác sẽ<br /> đứng ra chỉ dẫn cho họ (trực tiếp hay chỉ vô tình gián tiếp), giúp cho những kẻ còn u tối khai<br /> thông tinh thần. Cấu trúc chung:<br /> A u mê, sai lầm - B thức tỉnh A<br /> Xin chọn các ví dụ làm rõ:<br /> Câu chuyện Lừa rừng và lừa nhà (Tolstoy, Aesop) mở ra cho ngƣời đọc tình tiết chú<br /> lừa hoang trông thấy cuộc sống quá đỗi mĩ mãn của lừa nhà khi đƣợc ăn thức ăn ngon, ở nơi<br /> mát mẻ, trông phƣơng phi, mập mạp làm sao, chú lừa ta thầm ao ƣớc đƣợc nhƣ thế. Để rồi,<br /> mọi thầm mong, ngƣỡng mộ nhanh chóng tan biến bởi những đòn roi, những hàng hóa nặng<br /> nề mà ngƣời ta ấn lên lƣng lừa nhà. Nó nhận đƣợc một bài học và tỉnh thức. Nếu Aesop phân<br /> tách nội dung truyện ra thành hai giai đoạn với khoảng cách giữa hai thời kì là khá xa nhau<br /> (lừa nhà sống sung sƣớng - lừa nhà bị đối xử tàn tệ) thì Tolstoy gia tốc sự phân kì ấy chỉ trong<br /> phút chốc, khiến mạch truyện cô kết, rất mau lẹ.<br /> Trong quá trình “thức tỉnh”, cũng một vật đƣợc một vật khác gián tiếp “dạy khôn” cho,<br /> nhƣng truyện Thỏ và ếch của Tolstoy đặt cùng nguyên bản Sư tử, voi và Prômêtê lại đem đến<br /> nhiều điều khác biệt, thú vị. Ở tác phẩm Tolstoy, loài thỏ gặp nhau và khóc than vì số phận<br /> hẩm hiu của bọn chúng, chúng luôn bị đe dọa bởi con ngƣời, cùng các loài ăn thịt khác. Vì thế<br /> nhà thỏ muốn đâm đầu xuống nƣớc tự tận. Truyện của Aesop lại đƣa đến lời than phiền của<br /> sƣ tử, nó là loài hùng mạnh, dữ dội, ngoan cƣờng nhƣng lại sợ hãi bởi tiếng gáy của gà trống,<br /> quá chán nản, nó định tìm lấy cái chết. Trong lúc hoang mang ấy, sƣ tử gặp voi, nghe voi kể<br /> về tình trạng khó khăn của mình, khi lúc nào cũng phải phe phẩy tai vì sợ muỗi bay vào đấy,<br /> voi chẳng thể sống nữa. Biết đƣợc điều ấy, sƣ tử vui vẻ, phấn chấn hẳn lên vì biết rằng nỗi lo<br /> của mình chẳng là gì so với voi, bởi so cùng muỗi - loài mà voi sợ hãi, thì gà trống to hơn<br /> muỗi rất nhiều. Nhƣ vậy, cả voi và ngƣời thầy đằng sau hơn hết là muỗi đã giúp sƣ tử “sáng<br /> mắt”, “sáng lòng” để sống tiếp. Còn với thỏ (Thỏ và ếch) đơn thuần chỉ nhờ loài ếch bé nhỏ<br /> mà chúng vui sống trở lại, cái hồ để tự diệt, cũng là cái hồ làm cho chúng hồi sinh (thỏ chạy<br /> ra hồ với ý định kết thúc cuộc sống, thấy động tĩnh lũ ếch kinh hãi nhảy tõm xuống nƣớc hết).<br /> “Ân nhân” trực tiếp cho những kẻ u mê, còn lầm lạc, nhƣ chú chim én trong Gà mái và<br /> chim én, thấy việc sai lầm của gà mái khi đi ấp ổ trứng rắn một cách chăm chút, cẩn thận,<br /> chim én vội vàng lên tiếng can ngăn, giúp gà biết đƣợc hiểm họa sau này khi những quả trứng<br /> ấy nở ra, rõ ràng chính chim én không chỉ “dạy điều đúng” mà còn cứu lấy mạng sống của<br /> gà nữa.<br /> 78<br /> <br /> 2.4. Motif thử thách<br /> Thế giới trong truyện cổ tích thƣờng tạo dựng những thử thách nhằm đặt ra cho nhân<br /> vật nghèo khổ, khó khăn, yếu thế trong xã hội, nhƣng có phẩm chất, tấm lòng lƣơng thiện, tốt<br /> bụng, nếu vƣợt qua những chƣớng ngại này, họ sẽ hƣởng đƣợc một phần thƣởng nào đấy, và<br /> ngƣợc lại sẽ mất đi một cơ hội, một mơ ƣớc, nhìn chung là giúp họ đổi đời. Với chính khả<br /> năng, tài đức của mình, hay nhờ sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên mà ngƣời bị đặt ra<br /> những thử thách hoàn thành vẹn toàn nhiệm vụ và nhận đƣợc kết cục viên mãn. Chẳng hạn<br /> Tấm Cám (Dì ghẻ bắt Tấm phân tách gạo và thóc trộn lẫn trong thúng thì mới cho đi lễ hội),<br /> Giận mày tao ở với ai (Ngƣời cha của cô gái xinh đẹp thách xem ai làm cho mình giận, sẽ gả<br /> con gái cho), Cây tre trăm đốt (Anh nông dân phải tìm đƣợc tre trăm đốt thì phú ông mới cho<br /> anh lấy con gái mình),… trong truyện cổ Việt Nam. Những tác phẩm của Tolstoy, cũng có thể<br /> tìm thấy motif này, một nhân vật sẽ đóng vai trò đặt ra nhiệm vụ, thử thách, để một hay nhiều<br /> nhân vật khác thực hiện, thế nhƣng tất cả phải tự mình hoàn thành, mà không có sự giúp đỡ<br /> của đối tƣợng nào khác và không phải ai cũng vƣợt qua đƣợc hết, nó phụ thuộc vào bản tính,<br /> suy nghĩ của ngƣời thực hiện. Phần kết lại ở các truyện ở đây mang đến nhiều thú vị cho<br /> ngƣời đọc. Mô hình chung:<br /> A đặt thử thách cho B - B hoàn thành (không hoàn thành được) - B nhận kết quả<br /> bất ngờ<br /> Có thể dẫn câu chuyện Người cha và các con trai, ngƣời cha đã giao “bài toán” cho các<br /> con bằng việc yêu cầu các con hãy bẻ gãy một cái chổi sể. Chúng nhận nhiệm vụ, và xoay xở<br /> nhiều cách nhƣng không thể nào bẻ gãy nổi. Những đứa con chịu thua. Mặc dù các con thất<br /> bại, ngƣời cha ấy vẫn mang đến “đặc ân” cho chúng, đó là bài học về sự đoàn kết, hòa thuận<br /> với nhau qua cách ông chỉ định các con hãy tháo rời từng ngọn chổi và sau đó họ dễ dàng bẻ<br /> từng que một. Chiến thắng vẻ vang thử thách và có đƣợc “phần thƣởng” quý giá nhƣ bác nông<br /> dân ở tác phẩm Bác mu-gích và Thủy thần. Một bác mu-gích bất cẩn đánh rơi chiếc rìu xuống<br /> sông và đƣợc thủy thần tìm giúp, qua đây thần cũng muốn thử lòng chân thật của bác nên liên<br /> tiếp mang lên những chiếc rìu khác nhau, cùng hỏi xem đó có phải là rìu mà bác đã đánh rơi,<br /> tuần tự là rìu vàng, rìu bạc, cuối cùng là chiếc rìu sắt của chính chủ. Cả ba chiếc rìu đã thuộc<br /> về bác mu-gích khi phẩm chất thật thà đƣợc kiểm định (bác phủ nhận hai chiếc rìu đầu và vui<br /> mừng đón lấy chiếc rìu thật sự của mình).<br /> 2.5. Motif khẩn cầu<br /> Đây là motif có số lƣợng truyện tham gia nhiều nhất (13/103 truyện). Khởi điểm một<br /> nhân vật rơi vào tình thế khó khăn, hiểm nguy và thực hiện hành vi van xin, khẩn cầu một đối<br /> tƣợng khác nhằm giúp mình thoát khỏi sự bức bách ấy. Yếu tố tạo ra thế hiểm cho nhân vật<br /> nhiều khi là đến từ chính nhân vật mà đối tƣợng sẽ tiến hành cầu xin và còn lại là thuộc về đời<br /> sống của kẻ khẩn cầu tạo nên. Nhân vật đứng thế trên sẽ xem xét và đƣa ra quyết định chấp<br /> nhận hay từ chối lời van nài ấy, điều này đa phần chịu sự chi phối bởi quyền lợi mà bên nhận<br /> khẩn cầu sẽ đƣợc hƣởng. Motif này chủ yếu đƣợc bộc lộ qua sự tƣơng tác của hai cặp song<br /> phƣơng người - vật và vật - vật. Cấu trúc khái quát nhƣ sau:<br /> 79<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2