YOMEDIA
ADSENSE
Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka
17
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka" giúp bạn đọc nhận thấy được hình tượng loài vật xuất hiện với số lượng đáng kể. Việc tìm hiểu hình tượng loài vật trong sáng tác của Franz Kafka là đề xuất thêm một góc nhìn để tiếp cận và giải mã tác phẩm của ông. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka
- MOTIF LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA FRANZ KAFKA Nhữ Thị Trúc Linh1 1. Khoa Sư phạm TÓM TẮT Franz Kafka (1883 – 1924) là một nhà văn lớn của nhân loại thế kỉ XX. Franz Kafka được xem là nhà văn có nhiều nét đổi mới trong sáng tác và là nhà văn có lối viết ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà văn khắp năm châu. Mảng đề tài về cái phi lí, sự tha hóa và nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống hiện đại là trọng tâm trong sáng tác của nhà văn Franz Kafka. Về phương diện nghệ thuật, ông đã sử dụng hình ảnh loài vật như một motif trong sáng tạo nghệ thuật để thể hiện tư tưởng, quan niệm của mình trong tác phẩm. Motif loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka cũng đã góp phần làm nên những nét độc đáo riêng cho tác phẩm của nhà văn. Từ khóa: Franz Kafka, môtíp loài vật, truyện ngắn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kafka là một trong những nhà văn khai sáng cho phong trào đổi mới tiểu thuyết. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã ví ông là người viết kinh thánh hiện đại. Ông đã khai sinh ra một lối viết mới gắn liền với cảm hứng hài hước đen (black humour) và thông qua đó cất lên tiếng kêu cứu của con người. Ngòi bút của cái phi lí, nghịch dị và phương thức huyền thoại hóa với các hình ảnh giàu sức biểu cảm được đan cài khéo léo trong chuỗi những mê lộ đã tạo nên một độ mở không giới hạn cho thế giới nghệ thuật của nhà văn tài hoa này. Khi tiếp cận những tác phẩm của Franz Kafka, chúng tôi nhận thấy hình tượng loài vật xuất hiện với số lượng đáng kể. Việc tìm hiểu hình tượng loài vật trong sáng tác của Franz Kafka là đề xuất thêm một góc nhìn để tiếp cận và giải mã tác phẩm của ông. 2. NỘI DUNG Một số quan niệm về motif. Trong 150 thuật ngữ văn học, do Lại Nguyên Ân chủ biên, “Môtíp là những thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức, vừa mang tính nội dung của văn bản văn học. Môtíp có thể được phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học của một nhà văn hoặc trong văn cảnh, một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó”. [1, 209]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Môtíp nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”. [4, 168] “Môtíp có thể gọi là khuôn dạng, kiểu trong tiếng Việt, nhằm để chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là văn học dân gian”. [6,136] 550
- “Môtíp là hạt nhân cốt truyện…Nó dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất trong ý nghĩa cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, môtíp được hiểu theo nghĩa đề tài phụ, có ý nghĩa bổ sung, tô đậm đề tài chính, cùng với đề tài chính tạo thành một thể thống nhất nghệ thuật phức tạp, được hiểu là sự khái quát nghệ thuật nguyên sơ, phản ánh những ấn tượng quan trọng nhất và có tính chất lặp lại những quan sát, nhận thức của con người về cuộc sống”. [5;465] Quan niệm vệ motif khá phong phú, nhìn chung chúng có một số điểm thống nhất: - Motif là những thành tố ổn định, bền vững, được sử dụng nhiều trong sáng tác văn học. - Motif là một hình tượng, một chi tiết trở đi trở lại, có thể hiểu là đề tài phụ bổ sung cho đề tài chính. - Motif “phản ánh những ấn tượng quan trọng nhất và có tính chất lặp lại những quan sát, nhận thức của con người về cuộc sống”. Chúng tôi nhìn nhận đánh giá những hình tượng loài vật trong sáng tác của Franz Kafka như một motif dựa trên cơ sở lí thuyết này. Những tác phẩm của Franz Kafka thường tập trung vào các mảng đề tài về sự tha hóa, cái phi lí. Ông đã sử dụng hình tượng loài vật như một công cụ để thể hiện tư tưởng, quan niệm của mình trong sáng tác. Loài vật chiếm một số lượng đáng kể trong sáng tác của Kafka. Trong quyển Franz Kafka tuyển tập tác phẩm và phần Phụ lục của chuyên luận Franz Kafka Người tẩy não nhân loại có 38 truyện ngắn, chúng tôi thống kê được 19 truyện có loài vật xuất hiện. Bảng khảo sát STT Tên tác phẩm Tên con vật được nhắc tới 1 Hóa thân Tạp chủng người-bọ 2 Hang ổ Con vật xưng “tôi” 3 Trại lao cải Chó 4 Nữ ca sĩ Josephine hay là truyện kể về dân chuột Chuột 5 Lời tuyên án 6 Trước cửa pháp luật 7 Vô địch nhịn ăn Báo 8 Mười một người con trai 9 Giấc mơ 10 Một thầy thuốc nông thôn Ngựa 11 Chó sói và người Arập Chó sói, lạc đà, cừu 12 Người cưỡi xô Ngựa 13 Thông điệp của hoàng đế 14 Làng gần nhất Ngựa 15 Du ngoạn trong núi 16 Nhìn qua cửa sổ lơ đãng 17 Sự từ chối 18 Khát vọng làm người da đỏ Ngựa 19 Cây 20 Nỗi ưu tư của một người đàn ông có gia đình 21 Báo cáo gửi viện Hàn lâm Khỉ 22 Thiên thần 23 Cây cầu 24 Thanh gươm cổ 25 Tạp chủng Tạp chủng mèo-cừu 551
- 26 Con thú tuyệt vời Tạp chủng loài vật-người, chó săn 27 Người canh gác 28 Sự thật về Sancho Panza 29 Prometheus Đại bàng 30 Sự im lặng của Siren 31 Poseidon 32 Tình bằng hữu 33 Con kền kền Kền kền 34 Cái vụ 35 Ngụ ngôn nhỏ Chuột, mèo 36 Isabella Ngựa 37 Khởi hành Ngựa 38 Về dụ ngôn Đáng chú ý là trong truyện ngắn Ngụ ngôn nhỏ chỉ có sự xuất hiện của hai con vật (mèo và chuột) mà không có bóng dáng của con người. Tác phẩm này được xem là một ngụ ngôn hiện đại của Kafka – một đứa con tinh thần mang đậm màu sắc thời đại. Sự có mặt của loài vật ở hầu hết các tác phẩm của Franz Kafka xuất phát từ quan niệm sống gần gũi với lối sinh hoạt “thuận theo tự nhiên”. Vì ông là người yêu chuộng thiên nhiên và luôn muốn hòa mình vào thiên nhiên. Theo lời của Max Brod, Kafka ngày ngày tận hưởng bầu không khí trong lành từ bên ngoài tràn vào phòng, bất kể mùa đông hay mùa hè cánh cửa đó đều được mở rộng. Thậm chí, ông còn không mặc áo ấm ngay cả trong mùa đông giá rét. Kafka chỉ ăn rau quả trong một thời gian dài, nhất quyết kiêng ăn thịt. Quy tắc sống thuận theo tự nhiên của Kafka nhiều khi bị xem là cực đoan vì khi ông mắc bệnh lao nhưng ông vẫn không chấp nhận có sự can thiệp của thuốc và các giải pháp từ y học mà ông cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn thì cơ thể tự nó sẽ thực hiện chức năng cân bằng và chữa bệnh. Đời sống sinh hoạt xuôi theo tự nhiên trong quan niệm sống của Kafka chính là một cơ sở vững chắc, đầy thuyết phục cho việc ông chủ tâm lựa chọn, vận dụng các hình tượng loài vật đặc sắc nhằm gửi gắm tư tưởng thẩm mĩ cũng như quan niệm nhân sinh của nhà văn trong các sáng tác. Tuy nhiên không phải bất cứ loài vật nào có mặt trong tác phẩm của Franz Kafka cũng đều trở thành hình tượng nghệ thuật. Các con vật này chỉ trở thành hình tượng khi được tác giả xây dựng một cách sáng tạo trong tác phẩm, đồng thời nó thể hiện được tư tưởng, cái nhìn về mọi thứ trong thế giới xung quanh của nhà văn. Khi tìm hiểu về hình tượng loài vật trong sáng tác của Franz Kafka, chúng tôi nhận thấy có hai loại hình tượng loài vật. Hình tượng loài vật thứ nhất là những hình tượng loài vật quen thuộc, có sẵn từ trước được nhà văn kế thừa và sáng tạo qua lăng kính nghệ thuật của mình. Hình tượng loài vật thứ hai do nhà văn sáng tạo nên mang đậm phong cách của nhà văn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong 19 truyện ngắn có sự xuất hiện của loài vật thì có đến 11 truyện mà trong đó loài vật thật sự trở thành hình tượng nghệ thuật. Trong 11 tác phẩm, chúng tôi nhận thấy có 10 con vật khác nhau được nhà văn xây dựng nhằm gửi gắm thông điệp cũng như thể hiện quan niệm và tư tưởng của nhà văn. Trong đó, loại hình tượng thứ nhất chiếm đa số với tần suất là 7 tác phẩm trong 11 truyện ngắn được khảo sát cụ thể (kền kền trong Con kền kền, mèo và chuột trong Ngụ ngôn nhỏ, chuột trong Nữ ca sĩ Josephine hay truyện kể về dân chuột, khỉ trong Báo cáo gửi Viện Hàn lâm, chó sói trong Chó sói và người Arập, ngựa trong Thầy thuốc nông thôn). Loại hình tượng loài vật thứ hai (con vật xưng “tôi” trong Hang ổ, con tạp chủng mèo-cừu trong Tạp chủng, con tạp chủng loài vật-người trong Con thú tuyệt vời, con tạp chủng người-bọ trong Hóa thân). 552
- Những con vật trong tác phẩm của Kafka đa phần đều mang màu sắc ngụ ngôn (không chỉ riêng truyện ngắn Ngụ ngôn nhỏ như đã nêu ở trên) bởi đặc điểm dùng loài vật để nói chuyện con người, hình dáng và hoạt động của chúng thuộc về loài vật nhưng chúng có ngôn ngữ, hiểu được tiếng nói của con người, chúng biết suy nghĩ và mang tâm lí của con người. Nếu như bản chất thuần túy của truyện ngụ ngôn là loài vật và con người sẽ trùng khít với nhau về mọi mặt (hành động lẫn suy nghĩ) để thông qua đó, tác giả dân gian hoặc nhà văn thực hiện chức năng “giáo huấn” thì trong sáng tác của Franz Kafka, dù tác giả cũng vận dụng các đặc điểm của truyện ngụ ngôn nhưng giữa loài vật và con người luôn có một khoảng cách nhất định mà bản thân con vật nhận ra được điều đó, nhất là trong thế giới của chúng có cả sự xuất hiện bóng dáng con người. Nhờ lối viết này, Franz Kafka đã tạo nên cái nhìn hai chiều soi rọi nhau từ bên trong, từ đó tác phẩm thể hiện mạnh mẽ sự phi lí mang chất hài hước đen (cái hài nhưng đạt tới đỉnh cao của cái bi đát) – một đặc trưng phong cách nghệ thuật của Franz Kafka. Chính vì vậy, màu sắc ngụ ngôn của loài vật trong sáng tác của Franz Kafka mang tính hiện đại và in đậm dấu ấn của cá tính sáng tạo của nhà văn. Thế giới loài vật hiện lên trong tác phẩm của Franz Kafka vô cùng sinh động và phong phú về chủng loại: rận, chuột, mèo, chó, ngựa, lạc đà, khỉ, chó sói, cáo, quạ, kền kền… Căn cứ vào tên gọi và đặc tính, chúng ta có thể chia chúng làm hai loại là những con vật bé nhỏ, hiền lành và những con thú ranh mãnh, dữ tợn. Tuy nhiên, dưới ngòi bút nghệ thuật của Kafka, ông đã xác lập lại bản tính của các loài vật ấy, có cải biến ít nhiều tùy loài để chúng đảm nhận vai trò hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Do đó, loài vật dưới sự quy chiếu thu nhỏ của “xu thế nhỏ bé hóa và tầm thường hóa” của nhà văn hầu như bị biến thành những sinh vật nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng, chúng bị cả con người lẫn những con vật khác khinh thường, chà đạp và chực chờ hủy diệt. Chẳng hạn như con côn trùng kinh tởm Samsa trong Hóa thân, con vật xưng “tôi” trong Hang ổ, con chuột trong Ngụ ngôn nhỏ, con khỉ trong Báo cáo gửi Viện Hàn lâm, chó sói trong Chó sói và người Ả Rập,… Đó là thế giới của sự nhỏ bé, tầm thường dưới mức người trong tác phẩm của Franz Kafka, nhà văn muốn cho người đọc thấy được nỗi lo âu thường trực cũng như sự tha hóa thảm hại của loài người trong thời kì máy móc kĩ thuật lên ngôi. Những loài vật ấy như đã đề cập ở trên, khoác lên mình tấm áo ngụ ngôn hiện đại, chúng không hoàn toàn là con vật nhưng cũng không hẳn là một con người. Bản thân loài vật của Kafka là sự hỗn tạp nhiều yếu tố giữa thú và người. Đó là “những con rối tạp chủng” (chữ dùng của Lê Huy Bắc) trên sân khấu cuộc đời mà nhà văn Kafka đã sáng tạo nên. Một số ít loài vật trong tác phẩm của nhà văn là đại diện cho các thế lực xấu xa – kẻ mạnh, luôn muốn tước đoạt mạng sống của các sinh vật bé nhỏ, tiêu biểu như con kền kền trong tác phẩm Con kền kền, con mèo trong Ngụ ngôn nhỏ, con tạp chủng nửa mèo nửa cừu trong Tạp chủng; hay những con vật mang tính điềm báo như con ngựa trong truyện ngắn Một thầy thuốc nông thôn và con quạ trong tiểu thuyết Lâu đài,… Dù luôn phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm ẩn, sự sống nằm ở ranh giới của cái chết, nhưng loài vật trong tác phẩm của Franz Kafka cũng mang đến hơi thở tích cực của khao khát sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh đến cùng để vươn lên. Điển hình như con vật xưng “tôi” trong truyện ngắn Hang ổ tìm trăm phương ngàn cách để thiết kế thêm nhiều ngõ ngách chằng chịt trong mê cung mê thất của cái hang nhằm lẩn trốn kẻ thù, bảo toàn tính mạng nhưng luôn trong tư thế phòng thủ và chiến đấu nếu giáp mặt kẻ địch, con khỉ phát biểu quá trình tiến hóa thành người của nó trước Viện Hàn lâm và bày tỏ nỗi bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời mình vì cốt khỉ không bị triệt tiêu mà giờ đây bản thân biến thành một tạp chủng chính hiệu - nửa khỉ nửa người. 553
- Loài vật trong sáng tác của Franz Kafka được đặt trong mối tương quan vật-người-vật. Nếu xét trong mối quan hệ giữa loài vật với con người thì con vật thật bé nhỏ, tầm thường, chúng có thể bị chà đạp hoặc bị tiêu diệt nhưng xét trong mối tương quan với con vật khác thì chúng lại là kẻ mạnh, có thể chà đạp và hủy diệt kẻ yếu thế hơn. Chó sói là một hình tượng loài vật quen thuộc trong văn học dân gian cũng như văn học viết, nó đại diện cho kẻ mạnh, mang đặc tính hung hăng, dữ tợn, nó thường chà đạp và hủy diệt những con vật khác yếu thế hơn nhưng khi nó xuất hiện trong Chó sói và người Arập, đặt chó sói vào mối tương quan với con người thì chó sói lại là con vật bé nhỏ, yếu ớt thường xuyên bị con người tàn sát và tiêu diệt. Dưới ngòi bút của Franz Kafka thì chúng là những con vật đáng thương, “chúng con là loài vật đáng thương, chúng con không có gì cả mà chỉ có răng thôi; bất cứ việc gì chúng con muốn làm, dầu tốt hay xấu, chúng con chỉ có một dụng cụ duy nhất là răng”. [7,791]. Nhưng đặt chó sói trong mối tương quan với con vật khác (con lạc đà trong truyện) thì chó sói lại là kẻ mạnh, chúng có thể dùng hàm răng sắc nhọn và sức mạnh sẵn có cắm phập vào cổ con lạc đà và xé xác lạc đà thành từng mảnh. Loài vật xuất hiện trong sáng tác của Franz Kafka rất phong phú về chủng loại nhưng không phải con vật nào cũng trở thành hình tượng nghệ thuật mà nhà văn dụng tâm xây dựng. Ở đây, chúng tôi không phủ nhận giá trị biểu đạt mang tính gợi hình gợi cảm ở tất cả các con vật có trong tác phẩm với những ngụ ý nghệ thuật tinh tế từ nhà văn khi kiến tạo nên một chỉnh thể - văn bản. Để con vật thật sự trở thành hình tượng trong tác phẩm văn học thì đòi hỏi ở nó phải mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nói cách khác, hình tượng loài vật chỉ trở thành hình tượng văn học khi nó phải mang ý nghĩa ngoài bản thân nó, nó mang thông điệp mà nhà văn gửi gắm. Đồng thời nó cũng bộc lộ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. 3. KẾT LUẬN Như vậy, có thể kết luận loài vật trong truyện ngắn của Franz Kafka không chỉ xuất hiện với tần suất cao mà còn được thể hiện bằng những phương thức phong phú. Chúng thật sự trở thành motif trong truyện ngắn của Franz Kafka. Qua việc tìm hiểu về motif loài vật dưới ngòi bút của Franz Kafka, chúng ta thấy loài vật trong tác phẩm của ông phong phú và đa dạng, nó mang tính kế thừa và tính sáng tạo của nhà văn. Từ những hình tượng loài vật trong tác phẩm, Franz Kafka đã thể hiện thân phận nhỏ bé, cô độc, trạng thái chông chênh, mất phương hướng của con người trước xã hội hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Lê Huy Bắc (2018), Franz Kafka Người tẩy não nhân loại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung (2001), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục. 4. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Phạm Công Thiện (1965), Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Nxb La Bối, Sài Gòn. 6. Hoàng Trinh (1999), Phương Tây văn học và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 7. Franz Kafka (2003), Franz Kafka tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 554
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn