intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mua đồ điện gia dụng thế nào để tiết kiệm?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

119
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mua sắm đồ điện gia dụng là một khoản chi phí thiết yếu trong mỗi gia đình, nếu như không có kế hoạch và tính toán hợp lý về nhu cầu, giá cả, tính năng, thời điểm của sản phẩm dễ gây sự lãng phí không cần thiết. Không nhất thiết phải mua model mới nhất Đồ gia dụng thường có tuổi thọ nhiều năm, song điều đó không ngăn cản các nhà sản xuất liên tục cho ra các model sản phẩm mới. Những model mới chỉ thêm một vài tính năng nhưng giá cao hơn nhiều model cũ, những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mua đồ điện gia dụng thế nào để tiết kiệm?

  1. Mua đồ điện gia dụng thế nào để tiết kiệm? Mua sắm đồ điện gia dụng là một khoản chi phí thiết yếu trong mỗi gia đình, nếu như không có kế hoạch và tính toán hợp lý về nhu cầu, giá cả, tính năng, thời điểm của sản phẩm dễ gây sự lãng phí không cần thiết. Không nhất thiết phải mua model mới nhất Đồ gia dụng thường có tuổi thọ nhiều năm, song điều đó không ngăn cản các nhà sản xuất liên tục cho ra các model sản phẩm mới. Những model mới chỉ thêm một vài tính năng nhưng giá cao hơn nhiều model cũ, những tính năng bổ sung này đôi khi trong sử dụng có thể gây rườm rà, phức tạp hơn. Việc mua sản phẩm mẫu mã cũ hơn nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu với các tính năng cơ bản sẽ giúp tiết kiệm nhiều cho ngân sách gia đình. Tận dụng thời điểm khuyến mại Để cắt giảm chi phí tối đa, nhiều gia đình trẻ lựa chọn cách mua đồ gia dụng khuyến mại, giảm giá vào những ngày đặc biệt trong năm hoặc tháng kinh doanh theo chiến lược của từng hãng. Trung bình, vào mùa khuyến mại, một số sản phẩm gia dụng trên 5 triệu có thể giảm giá từ 500.000 - 1.000.000 đồng tùy theo sản phẩm. Do vậy, tuy số tiền tiết kiệm được khi mua một món đồ không quá lớn nhưng khi mua nhiều thứ một lúc sẽ dư ra một khoản không nhỏ.
  2. Một mẹo nhỏ, để nắm bắt được thông tin khuyến mại của các siêu thị điện máy, bạn có thể bỏ thời gian lướt web hàng ngày để đảm bảo rằng mình đã không bỏ lỡ một chương trình khuyến mại nào. Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện. Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông. Rửa lưới lọc ở giàn lạnh. Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy. Rửa giàn lạnh. Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại. Rửa giàn nóng: tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc. Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các
  3. ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2