intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mua máy ảnh DSLR: ống kính quan trọng hơn thân máy?

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lỗi cơ bản thường gặp trong trường hợp người dùng chuyển từ dòng máy ảnh ngắm chụp lên DSLR là quá coi trọng thân máy và xem nhẹ vai trò của ống kính. Bất kể bạn thuộc nhóm người dùng nào, việc chuyển từ dòng máy ảnh phổ thông sang DSLR là một sự đầu tư cả về chi phí lẫn chất lượng hình ảnh. Hai thành phần cơ bản của DSLR là ống kính và thân máy luôn nhận được sự quan tâm của mọi người dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết người dùng mới đều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mua máy ảnh DSLR: ống kính quan trọng hơn thân máy?

  1. Mua máy ảnh DSLR: ống kính quan trọng hơn thân máy? Lỗi cơ bản thường gặp trong trường hợp người dùng chuyển từ dòng máy ảnh ngắm chụp lên DSLR là quá coi trọng thân máy và xem nhẹ vai trò của ống kính. Bất kể bạn thuộc nhóm người dùng nào, việc chuyển từ dòng máy ảnh phổ thông sang DSLR là một sự đầu tư cả về chi phí lẫn chất lượng hình ảnh. Hai thành phần cơ bản của DSLR là ống kính và thân máy luôn nhận được sự quan tâm của mọi người dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết người dùng mới đều phân chia khoản đầu tư của họ không hợp lý cho lắm. Lỗi cơ bản thường gặp trong trường hợp này chính là sự xem nhẹ vai trò của ống kính và thường khá tiết kiệm trong việc chọn mua thành phần quan trọng này. Liệu bạn có mắc phải hay không?
  2. Lỗi này không hoàn toàn nằm ở phía người dùng. Những gì các nhà sản xuất đang làm cũng góp phần không nhỏ khiến xu hướng mua sắm của cộng đồng trở nên sai lệch. Những đợt quảng bá rầm độ về thân máy có số điểm ảnh nhiều hơn, mức ISO cao hơn, tốc độ chụp nhanh hơn cùng những tính năng hào nhoáng như quay phim HD hay biên tập hình ảnh… khiến cho tâm trí người dùng bị thu hút hầu hết vào thân máy. Hệ quả tất yếu là ống kính bị xem nhẹ và đôi khi biến mất hoàn toàn khỏi danh sách cân nhắc mua sắm. Vô số trường hợp mua máy DSLR mà chẳng hề có chút khái niệm nào về ống kính. Họ chỉ biết rằng mình mua Nikon D90 hay Canon EOS 600D mà ú ớ khi được hỏi ống kính nào đi kèm theo. Việc này sẽ tạo ra hậu quả như thế nào? Dĩ nhiên việc bổ sung khả năng khử nhiễu trong cảm biến của máy ảnh hay cho phép máy ảnh xử lý hình ảnh ở độ phân giải cao là rất quan trọng nhưng chất lượng bức hình do cảm biến thu vào lại là kết quả trực tiếp của ống kính máy. Nói cách khác, nếu bạn nhìn cảnh vật qua ô cửa sổ mờ tịt hoặc bẩn thì mắt bạn có tốt mấy cũng khó mà thấy gì đẹp đẽ. Một ống kính chất lượng không cao sẽ tạo ra hình ảnh không nét hoặc màu sắc kém tươi tắn, thiếu chân thực hơn so với khả năng mà cảm biến máy ảnh có thể thu nhận được. Ngoài ra, dù máy ảnh của bạn có tốc độ chụp cực nhanh nhưng lại lắp vào ống kính có tốc độ lấy nét “rùa bò” thì bạn cũng chẳng thể thu được hình ảnh như mong muốn trong nhiều trường hợp. Do đó, dù thân máy của bạn có xịn đến đâu thì cũng là sự lãng phí lớn. Thêm vào đó, các ống kính có thể đem lại những hiệu ứng hình ảnh mà không một phần mềm máy tính nào có thể giả lập tuyệt đối được, kể cả
  3. những thứ tưởng chừng đơn giản như bokeh (hiệu ứng nhòa mờ ở ngoài khoảng nét) hay hiệu ứng fisheye (mắt cá). Còn những lỗi thường thấy trên ống kính chất lượng thấp như viền tím hay loá sáng sẽ vô phương cứu chữa (hoặc sẽ làm bạn rất tốn công hậu kì). Bản thân các loại thân máy DSLR cứ đến rồi đi theo chu kì từng năm trong khi các ống kính tốt chẳng mấy khi được nâng cấp mà vẫn vận hành hoàn hảo cả về mặt công nghệ lẫn chất lượng. Hầu hết dân ảnh không chuyên đều mua máy mới trong khoảng 18 đến 24 tháng còn các tay chuyên nghiệp thường có xu hướng nâng cấp trong từng năm. Trong khi đó, các ống kính thường theo họ nhiều năm liền (đôi khi tới hàng chục năm) không đổi. Vậy làm thế nào để nhận diện và đầu tư đúng vào ống kính tốt? Về mặt chất lượng, những ống kính tốt nhất cho một dòng máy thường tới từ chính nhà sản xuất thân máy. Lấy ví dụ như bạn sử dụng Canon, các ống kính Canon (đặc biệt là dòng L) sẽ là lựa chọn tốt nhất. Trong khi đó với Nikon, bạn sẽ có các ống kính Nikkor. Tương tự như vậy, Zuiko là lựa chọn tốt với các dòng máy Olympus. Dĩ nhiên, những nhà sản xuất phụ kiện như Tamron hay Sigma cũng có những lựa chọn chất lượng tốt có thể thay thế ống kính “chính hãng” với mức giá rẻ hơn nhưng số lượng này không nhiều. Hầu hết các ống kính từ nhà sản xuất thứ ba như thế chủ yếu để giải quyết bài toán chi phí (giá rẻ hơn) hoặc tính năng (bù đắp những lựa chọn còn thiếu) mà thôi. Tựu trung, bốn đặc tính quan trọng nhất xác định chất lượng của ống kính mà bạn cần quan tâm bao gồm: Chất lượng sản xuất (lắp ráp, vật liệu thân vỏ, các công nghệ hỗ trợ…) Số lượng thấu kính được sử dụng
  4. Độ mở khẩu của ống kính (f/stop) Chất lượng thấu kính. Bên cạnh đó, việc xác định nhu cầu chụp cũng sẽ đính hướng hiệu quả cho việc mua sắm của bạn. Những tay máy thường đam mê chụp ảnh chân dung sẽ thường hướng tới các dòng ống kính một tiêu cự (ống prime/fix) - không cho phép thay đổi tiêu cự (zoom). Hầu hết chúng sẽ nằm trong khoảng từ 85- 200mm, điển hình như các sản phẩm 85mm f/1.8 hay 135mm f/2 của Canon. Bản thân mẫu 85mm f/1.2L của Canon hiện cũng được đánh giá là một trong những ống kính có tốc độ nhanh và sắc nét nhất hiện nay. Các hãng thứ 3 cũng có những ống kính chất lượng tốt, có thể thay thế ống kính chính hãng, nhưng không nhiều. Dĩ nhiên, không phải ai cũng “hợp” với ống kính với tiêu cự đơn. Những người chụp đời thường hoặc sự kiện như tiệc cưới hẳn sẽ hợp hơn với các loại 24-70mm f/2.8. Cả Canon và Nikon đều cung cấp lựa chọn này và chúng nhiều năm qua vẫn là lựa chọn chủ yếu hay thậm chí là “cần câu cơm” của những người dùng chuyên nghiệp. Với ống kính zoom nhóm này,
  5. điều quan trọng chính là độ mở khẩu nên cố định. Nhiều ống kính “kit” hoặc dòng phổ thông thường có tiêu cự thay đổi sẽ cho chất lượng kém hơn nhiều - đặc biệt là ở độ sắc nét của hình ảnh. Như ống kính 18-55 f/3.5-f/5.6 chẳng hạn. Con số này cho bạn thấy ở 18mm, độ mở khẩu lớn nhất của ống sẽ là f/3.5 trong khi ở 55mm, mức này chỉ còn là f/5.6 mà thôi. Nói cách khác, bạn không chỉ “phiền lòng” vì lượng ánh sáng ít ỏi đi qua ống kính khi zoom lên 55mm mà nhìn chung chất lượng tổng thể của ống kính chỉ ở mức trung bình so với các phiên bản có độ mở khẩu cố định. Với nhiều người dùng mới làm quen DSLR, chi phí đầu tư cho ống kính dường như rất vô lý khi chúng có giá ngang - hoặc thậm chí còn đắt hơn cả thân máy. Tuy nhiên, bạn sẽ “mua gì, được nấy”. Có nhiều cách để bạn tiết kiệm tiền khi đến với thú vui nhiếp ảnh nhưng có lẽ bạn nên cân nhắc lại về ống kính. Chúng sẽ song hành với bạn lâu dài hơn bất cứ thân máy nào. Những ống kính chất lượng cao sẽ vận hành hoàn hảo cả chục năm và hơn thế nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2