intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mùa nghỉ hè và một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

167
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghỉ hè là thời điểm thích hợp cho trẻ em đi dã ngoại và tham gia những trò chơi ngoài trời. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra trong mùa nghỉ hè. Say tàu xe Say tàu xe bao gồm các triệu chứng như: buồn nôn, tái mặt, vã mồ hôi, và nôn ói xảy ra trong nhiều giờ hoặc suốt thời gian di chuyển bằng các phương tiện như: xe hơi, tàu biển, tàu hỏa, máy bay. Say tàu xe gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mùa nghỉ hè và một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em

  1. Mùa nghỉ hè và một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em Nghỉ hè là thời điểm thích hợp cho trẻ em đi dã ngoại và tham gia những trò chơi ngoài trời. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra trong mùa nghỉ hè.
  2. Say tàu xe Say tàu xe bao gồm các triệu chứng như: buồn nôn, tái mặt, vã mồ hôi, và nôn ói xảy ra trong nhiều giờ hoặc suốt thời gian di chuyển bằng các phương tiện như: xe hơi, tàu biển, tàu hỏa, máy bay. Say tàu xe gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất xảy ra nhiều ở trẻ em, thường ở độ tuổi 2 - 12 tuổi. Do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh và khi ngồi trên tàu xe, lại ít chịu ngồi nhìn thẳng nên trẻ em dễ bị say tàu xe hơn người lớn. Mặc dù đây không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho trẻ khi đi du lịch và đồng thời gây ảnh hưởng lan truyền đến những người cùng di chuyển xung quanh. Cơ chế sinh bệnh của chứng say tàu xe được giải thích là do sự bất nhất giữa bộ phận nhận cảm giữ thăng bằng nằm ở tai, não và bộ nhận tín hiệu từ mắt xảy ra trong khi di chuyển. Các triệu chứng say tàu xe thường xảy ra trong các tình huống di chuyển với mức độ dao động nhiều và nhanh, nhất là khi xe đảo qua đảo lại, chạy nhanh thắng gấp hoặc bị nhấp nhô, chòng chành. Hít phải hơi xăng, khói xe, hoặc môi trường bị thiếu oxy, ngột ngạt cũng làm trẻ dễ bị tình trạng say xe. Ngoài ra, bụng quá đói hoặc quá no cũng có thể gây cảm giác buồn nôn và nhức đầu khiến dễ say xe. Điều trị y khoa bằng thuốc chống say xe uống trước khi di chuyển. Tuy nhiên khi uống những loại thuốc này, ít nhiều cũng làm trẻ ngầy ngật hoặc rơi vào tình trạng ngủ lơ mơ, vật vờ trong suốt chuyến đi, nhất là khi uống lúc bụng đói.
  3. Thuốc cũng không được dùng cho trẻ nhỏ vì tác dụng chưa rõ ràng. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây nhằm hạn chế, phòng tránh say tàu xe cho trẻ: - Chọn cho trẻ vị trí ngồi ổn định trên xe. Tốt nhất là ghế phía trước, gần tài xế hoặc ngồi ở giữa nhìn thẳng về phía trước. - Kéo màn che cửa sổ bên ngoài. Điều này giúp tránh ánh mặt trời chiếu vào trẻ và giảm kích thích ở mắt. - Đảm bảo trẻ thoải mái dễ chịu. Ngồi ở xe máy lạnh trẻ có thể lạnh phía trước mặt nhưng lại nóng vùng lưng, tốt nhất nên cho trẻ mặc áo khoác. - Dừng xe nhiều chặng cho trẻ ra ngoài và đi loanh quanh một lúc cũng có tác dụng ngăn ngừa say xe. - Cho trẻ ăn nhẹ trước khi lên xe. Chuẩn bị những món ăn vặt như: bánh qui, trái cây cho trẻ nhấm nháp. Các món từ gừng như: kẹo gừng, mứt gừng, trà gừng là vị thuốc thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa nôn ói. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá mặn. Không uống nước trái cây, nước ngọt có gaz sẽ làm tăng cảm giác đầy hơi trong bụng. Nguy cơ rối loạn do nắng
  4. Trẻ chạy nhảy nhiều hoặc phơi mình quá lâu dưới ánh nắng chói chang có thể bị những rối loạn do nắng như: dị ứng với nắng (da đỏ, nổi sẩn do nóng, rất ngứa), phỏng nắng (da bị đỏ lên sau đó phồng dộp, đau rát), chuột rút do nóng, mệt lả - kiệt sức do nóng, hoặc say nắng (nhức đầu, ớn lạnh, buồn nôn, khó chịu) hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt. Rối loạn do nắng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em nhỏ do vậy cần phòng tránh, hạn chế tác hại của ánh nắng bằng những cách như sau: - Cho trẻ đội nón rộng vành, mặc quần áo mỏng, màu sáng để không hấp thu nhiệt vào cơ thể. Nếu tắm biển hoặc ra nắng lâu nên bôi kem chống nắng 5 phút trước đó và bôi lại mỗi 2 giờ để bảo vệ da. Không nên cho trẻ tắm biển lâu trong khoảng thời gian nắng nóng nhất trong ngày (10 - 15 giờ) dặn trẻ nên chơi trong bóng mát và không chạy nhảy nhiều. - Nhắc trẻ uống nước thường xuyên, ngay cả khi trẻ không khát. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, xe có máy lạnh thì mở cửa ra cho bớt lạnh trước khi vào. Bị xóc dằm, trầy xước Dằm là tên gọi những mảnh gai, gỗ, tre nứa nhỏ và nhọn, đâm gây trầy xước hoặc nằm lại trong da thịt trẻ. Xảy ra xóc dằm khi trẻ chạy chân không ở các bụi cây gai, nghịch bẻ nhánh, hái cành, vặt trái, gây triệu chứng đau và cảm giác có vật gì vướng trong da phải lấy ra ngay.
  5. Nếu dằm hoặc gai nhỏ, lấy băng keo dán dán lên chỗ bị đau, rồi lột ra, gai sẽ dính vào miếng băng keo và theo ra. Bị dằm ghim sâu vào trong da, ló một phần ra khỏi da, cố gắng lấy dằm ra bằng nhíp hay kim sạch. Nếu da bị trầy xước, xây xát, cần sát trùng vết thương rồi băng lại. Mảnh dằm có thể mang vi trùng vào cơ thể, nên cần kiểm tra dấu hiệu bị nhiễm trùng trong vài ngày sau đó. Côn trùng đốt Đi chơi những nơi có nhiều cây cỏ rậm rạp, hoa trái, sông nước trẻ có thể bị các loại côn trùng đất cắn, gây tổn thương da và nguy cơ truyền bệnh hay nhiễm trùng. Phản ứng tại chỗ thường gặp nhất là vết cắn bị sưng, đỏ, ngứa nhiều hoặc đau dữ dội. Một số trường hợp nổi mụn nước và sưng hạch lân cận. Nếu gãi ngứa trẻ làm trầy xước gây nhiễm trùng. Phản ứng tại chỗ này kéo dài vài ngày hoặc loét dai dẳng. Trường hợp nặng nổi mề đay toàn thân, sưng môi miệng, khó thở nguy hiểm đến tính mạng phải cấp cứu ngay. Xử lý như sau: Lấy ngòi đốt ra nếu thấy để tránh tiếp tục tiết ra chất độc. Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, chườm lạnh sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như betadine, cồn 700. Có thể bôi kem chống dị ứng như phenergan để làm dịu. Tránh gãi ngứa vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Không nên chữa theo lời mách bảo như: nhai gạo nếp, đậu xanh, giã lá cây đắp lên vết thương, hoặc bôi nhớt gà gây nhiễm trùng.
  6. Đụng sứa biển, cầu gai Trẻ em đi biển nếu chạm phải những tua râu của sứa biển hoặc bị cầu gai đâm gây đau rát dữ dội, diễn tiến viêm da hoại tử lâu lành. Vết đốt càng nhiều và rộng thì lượng nọc độc vào cơ thể trẻ càng nhiều. Xử trí tại chỗ không thích hợp làm da hoại tử nặng hơn và có biến chứng nặng. - Đầu tiên cần phải trấn an trẻ và hạn chế cử động vùng bị thương. - Nhanh chóng tưới nước biển, dấm, hoặc amoniac để rửa sạch vết sứa đốt. Do cầu gai thì ngâm vết thương vào nước ấm khoảng một giờ để vô hiệu hóa tác dụng của nọc độc và giảm đau. - Làm sạch nọc độc bằng cách dùng nhíp gắp hết các gai, vật có cạnh cạo lấy hết các mảnh tua sứa ra khỏi vết thương, rồi sát trùng vết thương. Trong mọi trường hợp, nếu đã xử trí tại chỗ như trên mà vẫn diễn tiến nặng hơn thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, để được thăm khám và điều trị thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2