intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MƯA TRÁI MÙA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi trồng thủy sản hiện nay chịu nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chung của mô hình. Môi trường, nguồn nước ô nhiễm, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp…Thời tiết, khí hậu năm 2009 có những biểu hiện bất thường, liên tiếp trong tháng hai và tháng ba bất ngờ xuất hiện những cơn mưa trái mùa. Mưa bất ngờ, sảy ra trên diện rộng, mưa dai, lượng nước đáng kể. Nếu nhìn ở một góc độ đơn giản, từ sau tết đến nay trời nắng nóng, thời tiết khô hanh, oi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MƯA TRÁI MÙA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. MƯA TRÁI MÙA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Nuôi trồng thủy sản hiện nay chịu nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chung của mô hình. Môi trường, nguồn nước ô nhiễm, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp…Thời tiết, khí hậu năm 2009 có những biểu hiện bất thường, liên tiếp trong tháng hai và tháng ba bất ngờ xuất hiện những cơn mưa trái mùa. Mưa bất ngờ, sảy ra trên diện rộng, mưa dai, lượng nước đáng kể. Nếu nhìn ở một góc độ đơn giản, từ sau tết đến nay trời nắng nóng, thời tiết khô hanh, oi bức. Sự xuất hiện những cơn mưa phần nào làm dịu mát không khí, giảm bớt ngột ngạt. Tuy nhiên, đối với ngành thủy sản sự xuất hiện những cơn mưa trái mùa sảy ra như vừa qua rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến tôm, cá nuôi trong ao, tác hại vô cùng lớn. Trong điều kiện bình thường, khi chưa xuất hiện những cơn mưa trái mùa, mọi hoạt động, trạng thái của ao hồ nuôi thủy sản đều diễn ra rất bình thường. Nhưng khi
  2. những cơn mưa trái mùa xuất hiện, sẽ làm thay đổi, xáo trộn mọi hoạt động của tôm, cá, tình trạng sức khỏe, tốc độ phát triển,…Hoạt động của thủy động thực vật, sự biến động đột ngột các thông số môi trường tất cả đều biến đổi nhanh sau những cơn mưa trái mùa. Trước tiên, độ pH (độ phèn) trong ao sẽ giảm xuống nhanh chóng, do nước mưa rửa trôi kéo theo phèn trên bờ xuống ao. Khi nước trên bờ xuống ao làm ao đục, hạn chế đến quá trình quang hợp của tảo, làm tảo trong ao chết hàng loạt, gây ô nhiễm cho ao nuôi nhất là đáy ao. Bản thân nước mưa có tính acid nên khi hòa chung nước ao, sẽ làm nước ao nhiễm tính acid, pH nước ao giảm đột ngột, gây sốc cho cá-tôm. Thường gặp các hiện tượng tuột nhớt, mù mắt ở cá, phồng mang, phòng đuôi, đỏ thân…ở tôm. Đối với những vùng nuôi thủy sản ven biển, độ mặn trong ao sẽ giảm nhanh khi mưa, gây sốc đột ngột cho vật nuôi thủy sản và gây ra hiện tượng phân tầng độ mặn trong ao. Mặt khác nước mặn có tỉ trọng nặng nên chiếm phần bên dưới, nước mưa có tỉ trọng nhẹ, nằm phía trên. Sự phân tầng độ mặn xuất hiện sẽ ngăn cản, hạn chế quá trình hô hấp, trao đổi khí giữa vật nuôi thủy sản với môi trường bên ngoài gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí.
  3. Sự phân tầng độ mặn ngăn cản oxy bên ngoài hấp thu, khuyếch tán vào trong các tầng nước ao nuôi, ngăn cản các khí độc trong ao nuôi thoát ra ngoài không khí. Mặt khác, mưa trái mùa làm thay đổi đột ngột nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản; từ nhiệt độ cao, bất ngờ giảm thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy ao lớn, gây mất cân bằng cho tôm, cá nuôi. Tảo trong ao đóng vai trò quan trọng, ngoài việc là thức ăn cho ấu trùng tôm cá trong giai đoạn đầu khi mới thả ra ao, tảo còn tham gia trong việc lọc nước hấp thu các khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ như NH3, NO2, H2S…. Một chức năng quan trọng của tảo đó là quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời để cung cấp oxy cho vật nuôi thủy sản. Mưa trái mùa, làm hạn chế quá trình quang hợp, không thể sản sinh được oxy trong điều kiện thiếu ánh sáng, tảo từ từ tàn úa, chết, chìm xuống đáy, tham gia quá trình phân hủy hữu cơ. Mưa gây ra xói mòn, đục ao do mang đất cát từ trên bờ xuống ao nuôi. Trong trường hợp khi các thông số môi trường thay đổi đột ngột, vai trò của tảo trong ao bị hạn chế, hoặc mất tác dụng tôm sẽ giảm, đôi khi ngừng ăn. Khi có những thay đổi trên, quá trình tăng trưởng của tôm bị ngưng trệ hoặc
  4. gián đoạn. Tôm tăng cường các hoạt động, tăng cường trao đổi chất, chống chọi, đối phó trước những biến đổi bất thường đang sảy ra. Tôm sử dụng và mất nhiều năng lượng nhằm điều tiết quá trình sốc, trong điều kiện sức khỏe tôm suy giảm. Thức ăn dư thừa do tôm không ăn ngày một nhiều, chất hữu cơ tồn đọng, khí độc được sinh ra nhiều hơn, mưa làm dậy lớp khí độc trong lớp bùn đáy, làm tất cả các tầng nước ao nuôi ô nhiễm. Trái lại, mưa trái mùa thường gây hại cho các mô hình nuôi thủy sản, kéo theo hệ lụy ao nuôi khó trở lại trạng thái bình thường trong thời gian dài. Nhằm chủ động đối phó với những cơn mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, ao cần có cống cơi để chủ động thoát lớp nước mưa trên tầng mặt, tránh sự phân tầng về độ mặn. Dùng vôi nông nghiệp, hoặc vôi sống tạt trên bờ trước khi mưa, sau khi mưa, hòa vôi trong nước tạt đều quanh ao nuôi. Lượng vôi dùng trong cả hai trường hợp là từ 2-3kg/100m2 ao nuôi. Chủ động giảm hoặc ngưng cho tôm, cá ăn trong thời gian mưa. Trong khi mưa thường xuyên dùng xuồng máy, máy quạt oxy…khuấy đảo lớp nước hạn chế sự phân tầng nước. Chủ động đắp bờ cao, tạo gờ trên đỉnh bờ, ngăn không cho nước
  5. mưa từ xung quanh chảy xuống ao nuôi. Sau khi mưa có thể dùng chế phẩm sinh học, bón xuống ao để tham gia phân giải các chất độc hại. Minh Thiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2