intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

194
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắp đến thời điểm mùa mưa của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Trong mùa mưa, điều kiện thời tiết ẩm ướt, giá lạnh là những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gia súc. Việc chủ động đề phòng dịch bệnh, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho gia súc, tiêm phòng dịch bệnh, sát trùng chuồng trại, giữ ấm vào mùa đông, bổ sung thức ăn tinh và xanh... để gia súc có thể chống chọi, chịu đựng thời tiết bất lợi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa mưa

  1. Phòng chống dịch bệnh cho gia súc trong mùa mưa
  2. Sắp đến thời điểm mùa mưa của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Trong mùa mưa, điều kiện thời tiết ẩm ướt, giá lạnh là những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gia súc. Việc chủ động đề phòng dịch bệnh, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho gia súc, tiêm phòng dịch bệnh, sát trùng chuồng trại, giữ ấm vào mùa đông, bổ sung thức ăn tinh và xanh... để gia súc có thể chống chọi, chịu đựng thời tiết bất lợi là hết sức cần thiết và quan trọng. Trong mùa mưa bão năm 2005, do chủ quan nên hàng nghìn con bò ở các huyện miền núi bị chết vì lạnh và bệnh tật, thiếu thức ăn... đây vốn là bài học nhãn tiền cần lưu ý và phòng tránh. Chính vì vậy, mùa mưa bão năm nay bà con nông dân cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau: - Mùa mưa, trời giá lạnh nên cây cỏ là nguồn thức ăn chính cho gia súc ít phát triển. Vì vậy bà con cần chú ý chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò trong mùa mưa. Đặc biệt bà con nên lưu ý cung cấp thêm cho gia súc nguồn thức ăn tinh để chúng có thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết để chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi. - Chú ý những chuồng trại xây dựng ở những vùng lũ, ẩm thấp làm cho gia súc dễ bị bệnh nhất là bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng... .
  3. Trong mùa mưa nước lũ chảy từ vùng cao xuống vùng thấp, đây cũng là điều kiện cho mầm bệnh phát triển. - Việc giao lưu, mua bán gia súc từ vùng này sang vùng khác cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan dịch bệnh vì vậy để hạn chế tốt nhất những loại dịch bệnh có thể xảy ra, bà con chăn nuôi nên chủ động phòng dịch cho đàn gia súc bằng cách: 1. Tiêm phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... cho gia súc. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cho đàn gia súc. Hiện nay, ngành Thú y đang thực hiện tiêm phòng định kỳ đợt 2 cho tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh, Chi cục Thú y chỉ đạo phải tiêm phòng 80% so với tổng đàn gia súc trong diện phải tiêm. - Đối với bệnh dịch tả heo do chưa có thuốc điều trị vì vậy việc tiêm phòng bằng vacxin rất quan trọng. Đối với heo nái, tiêm phòng 1 năm 2 lần trước lúc phối giống. Tiêm phòng cho heo con lúc 20 ngày tuổi, sau khi cai sữa phải tiêm nhắc lại. - Bệnh tụ huyết trùng trâu bò: tiêm phòng lúc bê nghé được 6 tháng sau 6 tháng phải tiến hành tiêm chủng lại. Đối với trâu bò sinh sản, cày kéo
  4. cần phải tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng đàn heo tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng. trước khi tách đàn 4-5 tháng thì tiêm lại lần 2. - Bệnh lở mồm long móng: tiêm cho trâu bò lúc 4 tuần tuổi trở lên, 4 tuần sau đó phải tiêm nhắc lại một lần. Tiêm phòng cho heo con lúc được 15 ngày tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Heo nái và heo đực giống tiêm phòng 1 năm 2 lần. Riêng heo nái cần tiêm nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng miễn dịch cho heo con qua sữa mẹ. Chú ý: Nếu gia súc mới mua về phải nhốt riêng 15-30 ngày. Nếu gia súc chưa được tiêm phòng thì cần phải tiêm phòng ngay mới thả chung bầy. Nên mua gia súc ở những nơi không có dịch bệnh. Sau khi xuất chuồng, phải để trống chuồng 4-5 ngày mới nhập lứa khác (đối với heo). 2. Vệ sinh sát trùng chuồng trại: Trong chăn nuôi, vấn đề vệ sinh sát trùng chuồng trại là hết sức quan trọng. Điều này góp phần đáng kể cho sự thành công hay thất bại của nghề chăn nuôi. Để đạt được hiệu quả cao trong việc sát trùng khi thực hiện cần phải làm theo các bước sau: - Tiêu độc cơ học: là bước rất quan trọng, phải dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ trong chuồng trại sạch sẽ, cọ rửa máng ăn, máng uống...
  5. - Tiêu độc vật lý: sau khi quét dọn sạch sẽ, có thể dùng nước sôi, lửa... để diệt các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong chuồng. Nhưng tốt nhất là dùng hoá chất, hiện có rất nhiều loại thuốc sát trùng như Biodine, Vickon... vì vậy khi sử dụng, người chăn nuôi cần phải xem kỹ nhãn mác trên chai thuốc để biết được nên dùng loại thuốc nào để sát trùng, nơi sát trùng, nồng độ thuốc để pha, phương pháp sử dụng... Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng để giết chết nhiều loại vi khuẩn, vi sinh, nấm... thời gian diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài và ổn định, chi phí thấp. 3. Giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi hộ gia đình trong thời gian dịch bệnh như hiện nay và trong mùa mưa bão sắp đến là quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho gia súc tốt. Có đủ thức ăn nước uống, hạn chế người ra vào chuồng trại, rắc vôi bột xung quanh chuồng, trên các lối đi. Không được thải nước bẩn ra môi trường xung quanh. Theo dõi sức khoẻ vật nuôi hàng ngày, nếu gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho cơ sở thú y. Tuân thủ theo quy định của thú y để hạn chế dịch bệnh xảy ra, tránh lây lan và gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2