MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12,<br />
TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, THÀNH PHỐ HUẾ<br />
ĐINH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài báo này đề cập đến mức độ stress ở học sinh khối 12, trường<br />
THPT Quốc Học, thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết học<br />
sinh khối 12 trường THPT Quốc Học đều bị stress ở mức độ cần cảnh báo.<br />
Tác nhân cơ bản gây ra stress cho học sinh khối 12 là những yếu tố liên quan<br />
đến học đường. Nhà trường, gia đình và bản thân các em cần có sự nhận<br />
thức đúng đắn về tác hại của stress âm tính để từ đó xây dựng một chế độ<br />
học tập và nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo sức khỏe tâm sinh lý cho học sinh<br />
khối 12.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhịp sống hiện đại làm cho con người trở nên năng động, nhạy bén hơn, song cũng làm<br />
cho họ luôn phải đối mặt với nhiều sức ép từ cuộc sống hiện thực và không ít người rơi<br />
vào trạng thái stress (căng thẳng). Theo Lazarus (1993), dưới góc độ tâm lý học, stress<br />
được xem như là “một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự<br />
kiện được xem là đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các nguồn lực hay khả năng ứng<br />
phó của một người” . Stress chỉ xảy ra khi chủ thế đánh giá sự kiện gây ra stress là có<br />
hại và không có khả năng ứng phó với nó. Trong trạng thái stress âm tính, những phản<br />
ứng thích nghi của con người bị rối loạn, cơ thể bị suy sụp, từ đó xuất hiện nhiều rối<br />
loạn bệnh lý.<br />
Những thay đổi về thể chất, tâm lý và xã hội, cộng thêm áp lực học tập từ phía gia đình,<br />
nhà trường và xã hội đã khiến nhiều học sinh trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là<br />
học sinh lớp 12 nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý, nhiều em ở trong trạng thái lo âu, căng<br />
thẳng. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu mức độ stress của học sinh khối 12, trường<br />
THPT Quốc Học, thành phố Huế là một việc làm thiết thực nhằm cung cấp các số liệu<br />
và dữ kiện cụ thể cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và chính<br />
các em học sinh, giúp họ có nhận thức đúng đắn về stress và đề ra các biện pháp phát<br />
hiện sớm, can thiệp kịp thời để các em có trạng thái tâm lý bình thường, ổn định để học<br />
tập tốt hơn.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu mức độ stress của học sinh, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương<br />
pháp: trắc nghiệm tâm lý, điều tra bằng anket, phỏng vấn…, trong đó trắc nghiệm tâm<br />
lý là phương pháp cơ bản. Trắc nghiệm dùng để khảo sát mức độ stress trong nghiên<br />
cứu này là thang đo trạng thái phản ứng với stress của Soly-Bensabal. Trắc nghiệm này<br />
bao gồm 30 câu hỏi về “biểu hiện trạng thái phản ứng”, mỗi biểu hiện có 4 mức độ lựa<br />
chọn: “rất thường xuyên”, “thường xuyên”, “thỉnh thoảng”, “không có biểu hiện”, tùy<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 104-110<br />
<br />
MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, TP HUẾ<br />
<br />
105<br />
<br />
theo mức độ lựa chọn, có thể đánh giá điểm số từ 1 đến 4 điểm. Theo Soly-Bensabal:<br />
nếu tổng điểm ở mức 61-90 thì đối tượng đang ở trong tình trạng đáng lo ngại (stress).<br />
Tổng số điểm càng cao thì mức độ stress càng nghiêm trọng. Chúng tôi đã sử dụng<br />
thang đo này điều tra trên 158 học sinh lớp 12 của trường THPT Quốc Học. Kết quả<br />
điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 15.0.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học - thành phố Huế<br />
dưới các lát cắt<br />
3.1.1. Dưới lát cắt tổng quát<br />
Kết quả khảo sát mức độ stress của học sinh khối 12 dưới lát cắt tổng quát được trình<br />
bày ở bảng sau:<br />
Bảng 1. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học dưới lát cắt tổng quát<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
73,94<br />
<br />
5,32<br />
<br />
60<br />
<br />
89<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
Tần suất<br />
30 -60<br />
≥ 61<br />
2<br />
156<br />
<br />
X : Điểm trung bình<br />
SD: Độ lệch chuẩn<br />
Min: Giá trị nhỏ nhất<br />
Max: Giá trị lớn nhất<br />
<br />
Quan sát bảng 1 ta thấy, dưới góc độ tổng quát, trong khoảng điểm 30 – 60 chỉ có 2 em<br />
(tương ứng với 1,28%), còn lại là hơn 60 điểm (tương ứng với 98,72%). Như vậy, theo<br />
thang đánh giá của Soly-Bensabal, 98,72% học sinh khối 12, trường THPT Quốc Học<br />
Huế được điều tra đang ở trong tình trạng stress. Nghiên cứu của Larry Peach (1991) và<br />
Walker. Janet. K (1993) cũng chỉ ra rằng hầu hết học sinh cuối cấp THPT đều bị stress.<br />
Điểm trung bình chung của thang đo về phản ứng stress của học sinh khối 12 cho thấy<br />
các em đang ở trong tình trạng stress khá cao. Một số học sinh có điểm số lên đến 89,<br />
những học sinh này nếu không có biện pháp giải tỏa trạng thái căng thẳng thì có thể<br />
chuyển sang stress bệnh lý.<br />
Kết quả trên được khẳng định một lần nữa thông qua kết quả tự đánh giá của học sinh<br />
khối 12 vể tần suất xuất hiện trạng thái căng thẳng trong năm học cuối cấp. 40,5% học<br />
sinh cho rằng mình “thường xuyên” và “rất thường xuyên” rơi vào trạng thái căng<br />
thẳng, 39,2% học sinh “thỉnh thoảng” ở trong trạng thái này (xem số liệu bảng 2). Như<br />
vậy, học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học Huế cần được cảnh báo về tình trạng sức<br />
khỏe tinh thần để tổ chức, sắp xếp chế độ học tập, nghỉ ngơi khoa học.<br />
<br />
106<br />
<br />
ĐỊNH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG<br />
<br />
Bảng 2. Tần suất xuất hiện trạng thái căng thẳng của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học<br />
Tần suất<br />
Rất thường xuyên<br />
Thường xuyên<br />
Thỉnh thoảng<br />
Hiếm khi<br />
Không có<br />
<br />
Số lượng<br />
16<br />
48<br />
62<br />
24<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
10,1<br />
30,4<br />
39,2<br />
15,2<br />
5,1<br />
3,25<br />
<br />
X (1 ≤ X ≤ 5)<br />
<br />
3.1.2. Dưới lát cắt giới tính<br />
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái stress của cá nhân như tính chất của các<br />
tác nhân gây ra stress, đặc điểm nhân cách của từng người, khả năng ứng phó với khó<br />
khăn và chỗ dựa xã hội… Nhiều công trình nghiên cứu (Peach, 1991; Naughton, 1991)<br />
cho rằng nữ dễ bị stress nhiều hơn nam là do đặc điểm nhân cách riêng của từng giới.<br />
Phái nữ thường nhạy cảm, dễ xúc động, khó giữ được bình tĩnh trước những hoàn cảnh<br />
bất ổn nên khi ứng phó với khó khăn thường thiên về cách ứng phó tập trung tình cảm<br />
(emotion – focused strategies) và né tránh (avoidance) (Phạm Thị Mai Hương và các<br />
cộng sự, 2007; Barba, K., Kahloon, A., Kazmi, M., Khalid, H., Nawaz, K., Khan, N, A<br />
& Khan, S, 2004); do đó, về lâu dài những chiến lược ứng phó này không giải quyết<br />
triệt để vấn đề khó khăn. Đây có thể là một lý do khiến mức độ stress của nữ thường cao<br />
hơn nam. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, kết quả kiểm định t (t154 = 1,16, p > 0,05) ở<br />
bảng số liệu 3 đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh<br />
nam và học sinh nữ về mức độ stress. Như vậy, có thể kết luận rằng học sinh nam và nữ<br />
ở khối 12 đều bị stress như nhau.<br />
Bảng 3. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học dưới lát cắt giới tính<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Nam<br />
<br />
62<br />
<br />
Tần suất<br />
30 -60<br />
≥ 61<br />
2<br />
<br />
60<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
60<br />
<br />
89<br />
<br />
74,55<br />
<br />
7,05<br />
<br />
t154<br />
<br />
1,16<br />
Nữ<br />
<br />
96<br />
<br />
0<br />
<br />
96<br />
<br />
66<br />
<br />
82<br />
<br />
73,54<br />
<br />
3,79<br />
<br />
Chung<br />
<br />
158<br />
<br />
2<br />
<br />
156<br />
<br />
60<br />
<br />
89<br />
<br />
73,94<br />
<br />
5,32<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
t: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình<br />
<br />
Có thể nói khó khăn lớn nhất của học sinh khối 12 là những áp lực trong học tập, thi cử.<br />
Sự nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã định trong các kỳ thi tốt nghiệp<br />
THPT và Cao đẳng, Đại học ở các học sinh nam và nữ về cơ bản là như nhau, điều này<br />
đã lấn át những đặc điểm riêng của nhân cách của từng giới. Kết quả điều tra về các tác<br />
nhân gây ra stress trong nghiên cứu này cũng cho thấy tác nhân chi phối lớn nhất đến<br />
mức độ stress là những yếu tố liên quan đến học tập như: nội dung, chương trình học<br />
<br />
MỨC ĐỘ STRESS CỦA HỌC SINH KHỐI 12, TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC, TP HUẾ<br />
<br />
107<br />
<br />
tập; áp lực thi cử, điểm số; sự phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập… (xem phần 3.2).<br />
Nghiên cứu của Brougham và các cộng sự (2009), Saynier (2006), Kuhn (2003),<br />
Pfeiffer (2001), Ross và các cộng sự (1999), Klonsky (1999) cũng chỉ ra không có sự<br />
khác biệt về mức độ stress liên quan đến học tập của nam và nữ học sinh, sinh viên<br />
(dẫn theo Scott , 2008)<br />
3.1.3. Dưới lát cắt lớp chuyên và không chuyên<br />
Ở trường Quốc Học có hai loại hình lớp học cho học sinh là: lớp chuyên và lớp phổ<br />
thông (không chuyên). Về chương trình học, cả hai loại hình đều theo chương trình của<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, song ở những lớp chuyên, thời lượng dành cho môn<br />
chuyên nhiều hơn so với các lớp không chuyên. Với sự khác biệt như vậy liệu những<br />
học sinh lớp chuyên có bị stress hơn học sinh lớp không chuyên không?<br />
Bảng 4. Mức độ stress của học sinh khối 12 trường THPT Quốc Học<br />
dưới lát cắt lớp chuyên và không chuyên<br />
Lớp<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Chuyên<br />
<br />
48<br />
<br />
Tần suất<br />
30 -60<br />
≥ 61<br />
0<br />
<br />
48<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
63<br />
<br />
89<br />
<br />
73,21<br />
<br />
5,51<br />
<br />
t154<br />
<br />
1,14<br />
Không<br />
chuyên<br />
<br />
110<br />
<br />
2<br />
<br />
108<br />
<br />
60<br />
<br />
88<br />
<br />
74,25<br />
<br />
5,22<br />
<br />
Chung<br />
<br />
158<br />
<br />
2<br />
<br />
156<br />
<br />
60<br />
<br />
89<br />
<br />
73,94<br />
<br />
5,32<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
t: Kiểm định sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình<br />
<br />
Kết quả kiểm định t ở bảng 4 chỉ ra rằng mức độ stress của học sinh lớp chuyên và<br />
không chuyên cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (t154=1,14,<br />
p>0.05). Điều này có thể giải thích tương tự như ở góc độ giới tính, tức là áp lực học tập<br />
cho hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và Cao đẳng, Đại học là tác nhân chủ yếu gây ra stress ở<br />
tất cả học sinh. Tác nhân chủ đạo này lấn át các yếu tố khác thường được cho là chi phối<br />
đến mức độ stress như giới, khối - ngành học, hoàn cảnh gia đình…<br />
3.2. Tác nhân gây ra stress ở học sinh khối 12 Trường THPT Quốc Học, TP Huế<br />
Kết quả ở phần 3.1 cho thấy hầu hết học sinh khối 12 Trường THPT Quốc học, thành<br />
phố Huế đều ở trong tình trạng bị stress. Vậy tác nhân nào gây ra stress ở học sinh khối<br />
12?<br />
Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác nhân gây ra stress ở học<br />
sinh khối 12, chúng tôi đã đưa ra 3 nhóm tác nhân chính: Những vấn đề liên quan đến<br />
học đường, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ với bạn bè. Kết quả được trình<br />
bày ở bảng 5:<br />
<br />
108<br />
<br />
ĐỊNH THỊ HỒNG VÂN - NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG<br />
<br />
Bảng 5. Các tác nhân gây ra stress ở học sinh khối 12 Trường THPT Quốc Học<br />
Tác nhân gây ra stress<br />
Học đường<br />
Mối quan hệ gia đình<br />
Mối quan hệ bạn bè<br />
<br />
X (0≤ X ≤3)<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,02<br />
1,85<br />
1,82<br />
<br />
0,34<br />
0,62<br />
0,60<br />
<br />
Quan sát số liệu ở bảng 6, ta thấy, tác nhân chính gây ra stress ở học sinh khối 12 là<br />
những vấn đề liên quan đến học đường, cụ thể là: Kiến thức nhiều và khó, bài tập nhiều,<br />
làm các bài thi, bài kiểm tra nhiều, lịch học dày đặc, phương pháp học tập của cá nhân<br />
chưa hiệu quả, giáo viên chỉ trích, phê bình ngay trước bạn bè, áp lực thi cử và điểm số,<br />
phấn đấu đạt mục tiêu đề ra…<br />
Kết quả điểm trung bình chứng tỏ những vấn đề liên quan đến học đường khiến cho học<br />
sinh khá căng thẳng. Kết quả này phù hợp và thống nhất với kết quả khảo sát stress<br />
bằng thang đo của Soly-Bensabal ở phần 3.1. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng<br />
(2009) cũng đồng nhất với quan điểm này: tác nhân chính gây ra stress ở trẻ vị thành<br />
niên là vấn đề học tập.<br />
Tác nhân tiếp theo gây ra stress ở học sinh khối 12 là những vấn đề trong mối quan hệ<br />
gia đình và bạn bè. Trong mối quan hệ gia đình, những vấn đề chủ yếu khiến học sinh<br />
căng thẳng là: Bất đồng ý kiến với cha mẹ, cha mẹ yêu cầu và kì vọng nhiều, người thân<br />
trong gia đình bị ốm… Trong mối quan hệ bạn bè, những vấn đề chủ yếu khiến học sinh<br />
căng thẳng là: Bị bạn bè hiểu nhầm, cảm thấy năng lực của mình thua kém bạn bè, khó<br />
hòa đồng được với bạn bè…<br />
Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 6 cho thấy, các nguồn (tác nhân) gây ra stress đều có<br />
quan hệ tuyến tính với mức độ stress và nó giải thích đến 60% sự biến thiên của điểm số<br />
stress, trong đó các yếu tố liên quan đến học đường giải thích đến 33,1%. Như vậy, khả<br />
năng dự báo của các nhân tố này khá cao. Kết quả này một lần nữa khẳng định yếu tố<br />
học đường là tác nhân chính gây nên stress ở học sinh khối 12.<br />
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy<br />
Các tác nhân gây ra stress<br />
Học đường<br />
Mối quan hệ gia đình<br />
Mối quan hệ bạn bè<br />
Chú thích:<br />
<br />
F<br />
<br />
R2<br />
<br />
4,991***<br />
2,989**<br />
2,358*<br />
<br />
0,331<br />
0,159<br />
0,112<br />
<br />
F: Kiểm định quan hệ tuyến tính<br />
R2: Chỉ số dự báo<br />
***: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,001<br />
**: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,01<br />
*: Kiểm định F có ý nghĩa ở mức 0,05<br />
<br />