intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

mùi hương trầm: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 "mùi hương trầm" gồm các phần chính: dưới chân hy - mã, Ấn Độ, suối nguồn thiêng liêng. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: mùi hương trầm: phần 1

MÙI HƯƠNG TRẦM<br /> Ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng<br /> Nguyễn Tường Bách<br /> Số trang: 400 trang<br /> Nxb Trẻ, in lần thứ ba, 2003.<br /> Nguồn: Thư viện Hoa Sen<br /> www.thuvienhoasen.net, có sửa chữa và bổ sung một số hình ảnh từ sách.<br /> Tạo ebook (PRC) lần đầu: tuanz (TVE)<br /> Tạo lại (07/12/‘15): QuocSan.<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> Giới thiệu[1]<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> “Mùi hương trầm” đưa ta đến các nền văn minh, tôn giáo và tín ngưỡng của Ấn Độ,<br /> Trung Quốc và Tây Tạng. Với những nhận định đầy tính khoa học và cũng chất chứa<br /> nhiều niềm cảm xúc riêng tư, những nhận xét hóm hỉnh của tác giả trên bước đường du<br /> hành qua các miền, ta hình dung được đời sống văn hóa, xã hội hiện tại của những đất<br /> nước này. Hơn thế nữa, tác giả dẫn dắt ta qua các di tích của Phật giáo tại các nước và<br /> thuật lại cho ta lịch sử phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ.<br /> Tại Ấn Độ, tác giả đã tìm đến các di tích có liên quan đến thời Đức Phật còn tại thế, “tứ<br /> động tâm” của Ấn Độ: nơi Phật đản sanh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân<br /> và nơi Phật nhập diệt. Những địa danh ta thường đọc trong các kinh sách, nay trở nên hiện<br /> hữu trước mắt dù chỉ còn là di tích: thành Vương Xá, vườn Trúc Lâm, vườn Cấp Cô Độc,<br /> vườn Lộc Uyển, đỉnh Linh Thứu nơi Phật giảng bộ Kinh Pháp Hoa, cũng là nơi phát<br /> nguyên phái Thiền Tông, Hoa Thị Thành nơi vua A-Dục tổ chức hội nghị kết tập lần thứ<br /> ba, Na-Lan-Đà, đại học Phật giáo đầu tiên, kể cả những nơi Huyền Trang đã từng đến<br /> tham bái và thuật lại. Đúng như lời tác giả nói: “Ôi những điều tưởng là huyền thoại, nay<br /> đều có thật cả”.<br /> Tại Trung Quốc, ta được dẫn đến nhiều nơi có di tích linh địa của Phật giáo Trung Quốc<br /> như Linh Quang tự và chiếc răng Phật, chiêm lễ pho tượng Di Lặc cao 18 m, tượng Đại<br /> Phật cao 13,7 m, có nơi đến 53 động kéo dài cả cây số, trong 5.000 tượng Phật, tượng lớn<br /> nhất cao 17m, tượng tí hon chỉ cao 2 cm, nhiều tượng Phật rất kỳ lạ: tượng Phật cao 17m;<br /> tượng Di Lặc ngồi tréo chân, thế thiền định rất ít thấy đối với vị Phật này; một tượng<br /> Thích Ca Mâu Ni mà trong vạt áo lại có vô số vị Bồ-tát… Thật là một nền nghệ thuật Phật<br /> giáo rất đặc sắc của Trung Quốc. Ta được dẫn dắt đến “Tứ Đại Danh Sơn”, nơi thờ các vị<br /> đại Bồ-tát: Ngũ Đài Sơn của Văn Thù, Nga Mi Sơn của Phổ Hiền, Cửu Hoa Sơn của Địa<br /> Tạng, và Phổ Đà Sơn nằm ngoài biển của Quán Thế Âm…<br /> Đến Tây Tạng, ông lên tận nóc của thế giới, ở trên độ cao khoảng 4.500m. Nét đặc biệt<br /> của Tây Tạng là cờ phướn “in Kinh chi chít, tung bay phần phật trong gió và tung rãi vào<br /> không gian mọi phước lành, nội dung Kinh Phật viết bằng chữ Tây Tạng là Diệu Pháp<br /> Liên Hoa kinh”. Ta được ông nói về các giáo phái Phật giáo Tây Tạng rất rành mạch, biết<br /> được Hồng mạo phái và Hoàng mạo phái là thế nào, nhất là đoạn luận về Tiểu thừa Ấn<br /> Độ, Đại thừa Trung Hoa và Kim Cương thừa Tây Tạng. Ông thuật lại: “Ánh đèn mờ tỏ<br /> cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các. Đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây<br /> Tạng in trên những khổ giấy hẹp, chúng được để rời, không đóng gáy. Trong Potala, các<br /> kinh điển quý báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trên các khung gỗ đặt trên<br /> cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên<br /> cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà<br /> chữ Hán cũng chưa chắc có”.<br /> Đọc “Mùi Hương Trầm”, người ta biết vì sao Phật giáo Ấn Độ suy tàn. Và khi Phật giáo<br /> Ấn Độ suy tàn không còn gì thì cũng chính là lúc Phật giáo hưng thịnh ở Trung Hoa: hưng<br /> thịnh và phân phái như thế nào; kết quả tu hành và lập tông của các vị Tổ sư ra sao… Rồi<br /> Thiền Trung Quốc tắt lịm trong thế kỷ thứ XII, thì tại Nhật, nó bắt đầu hưng thịnh rực rỡ.<br /> Qua “Mùi Hương Trầm”, ta được trải qua một chuyến du hành kỳ thú trong không gian<br /> <br /> và cả thời gian 25 thế kỷ của lịch sử đạo Phật. Gấp sách lại, ta có một cảm giác bùi ngùi,<br /> như tác giả khi giả từ Tây Tạng, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày nay không còn nữa.<br /> Nhưng đức Phật đã nói: “Các pháp hữu vi đều không bền vững”, bản thân đạo Phật cũng<br /> chịu định luật vô thường đó mà một ngày nào đó sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, không còn ai<br /> biết đến nữa. Đạo Phật có thể diệt vong, nhưng chân lý mà nó phát hiện vẫn còn tồn tại.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2