Mười ăn một
lượt xem 3
download
Người đàn bà ấy kể rằng: Tôi tuổi Canh, canh biến vi cô, nhiều người bảo thế. Ba người đàn ông đi qua tôi. Ba gã tuổi Canh hơn tôi 60 tuổi. Ông Canh một hơn tôi 10 tuổi, ông Canh hai hơn tôi 20 tuổi, ông Canh ba hơn tôi 30 tuổi. Người đàn ông thứ tư đến với tôi tuổi Bính, thua tôi 6 tuổi. Cậu Bính vừa hiền, vừa dữ dằn. Lúc nào uống trà, đàm đạo văn chương chữ nghĩa, cậu ở trạng thái thứ nhất. Lúc nào uống rượu, hát khúc quân hành, cậu ở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mười ăn một
- Mười ăn một TRUYỆN NGẮN CỦA VÂN ĐÌNH HÙNG 1 NVTPHCM- Người đàn bà ấy kể rằng: Tôi tuổi Canh, canh biến vi cô, nhiều người bảo thế. Ba người đàn ông đi qua tôi. Ba gã tuổi Canh hơn tôi 60 tuổi. Ông Canh một hơn tôi 10 tuổi, ông Canh hai hơn tôi 20 tuổi, ông Canh ba hơn tôi 30 tuổi. Người đàn ông thứ tư đến với tôi tuổi Bính, thua tôi 6 tuổi. Cậu Bính vừa hiền, vừa dữ dằn. Lúc nào uống trà, đàm đạo văn chương chữ nghĩa, cậu ở trạng thái thứ nhất. Lúc nào uống rượu, hát khúc quân hành, cậu ở trạng thái thứ hai. Trạng thái thứ ba của cậu hiển hiện lúc làm tình, vừa cuồng nhiệt, đắm say vừa điên điên hoang dã. Tôi có ba mặt con, hai trai, một gái, chẳng biết của ông Canh nào. Canh Một? Canh Hai? Hay Canh Ba. Tôi không để tâm. Vì đương nhiên, chúng là con tôi. Ba đứa đan nhau lóng đôi, lóng mốt - trai, gái, trai. Cô chấy rận của tôi ở giữa. Cậu cả giờ đã có vợ ra ở riêng, cậu út ở với tôi. Giàu con út, khó con út. Cậu út thi đại học ba lần: lần cuối thi vào Đại học Hàng hải. Cậu thích biển, thích những con tàu. Cậu bảo thế. Lần này giời để mắt nhìn cậu, lần thứ ba cậu thi đỗ. Cậu học khoa Vỏ. Cái ngành cơ cực làm sao, suốt ngày vật vã với các mảnh tôn, que hàn, mối hàn. Ra trường cậu út được làm ở Nhà máy đóng tàu Bắc Triệu. Thời mở cửa, hết cơ chế xin cho, nhà máy cậu thành Công ty Công nghiệp Tàu thủy. Cậu út thuộc về biển cả. 2 Cô con gái chấy rận của tôi, lấy chồng Tầu vượt biên hồi năm 78, định cư ở Hồng Kông, từ ngày Hồng Kông về với Đại Lục, cô làm ăn phát tài. Cô buôn cá bể, bào ngư, cua, tôm,
- ghẹ... đang bơi. Hàng lấy từ Việt Nam sang trốn thuế, cô trúng to. Cô mua được nhà, mặc dù là nhà chung cư mãi tận tầng 60. Nhưng thang máy nó chạy nhanh lắm, vèo một cái là xuống đất. Tầng 60 có cả vườn hoa, không phải vườn treo Babylon mà là vườn hoa như ở tầng trệt. Lúc mệt mỏi cô ra ghế đá ngồi thư giãn. Cô nhớ nhà, nhớ mẹ cô ở Việt Nam. Điện thoại di động của tôi giẫy đành đạch trong túi xách, rồi nó cất tiếng chuông là một bản nhạc cổ điển. Tôi biết cô chấy rận gọi về. Cô nói tết này cho bọn trẻ con về thăm bà ngoại. Cô nhớ hoa đào Việt Nam, nhớ bánh chưng, tôi thấy nao nao, mũi cay cay. Mấy chục năm rồi còn gì. Những năm sơ tán ở rừng Yên Thế, Thái Nguyên, cô chấy rận chào đời. Có lẽ nó là con ông Canh Một. Ông ta từng là vũ công, bây giờ là vũ sư, dạy nhảy cổ điển ở Cung Văn hóa Hữu nghị. Một tuần ba buổi, vào những ngày lẻ ba, năm, bảy, ông và "Cạ Cứng" lên lớp, hướng dẫn những bước đi cơ bản. Cạ Cứng là con mẹ nạ dòng, mặt như bắp ngô lai, mỹ phẩm của các hãng chồng chất nhiều lớp trên khuôn mặt đuồn đuột của mụ, toàn mỹ phẩm xịn Hàn Quốc. Bù cho khuôn mặt, Cạ Cứng có thân hình tuyệt vời. Cặp chân thon, chắc. Vòng một, vòng hai, vòng ba chuẩn như người mẫu. Những vũ điệu La tinh cuồng nhiệt là thế mạnh của cặp Canh Một - Cạ Cứng. Họ đã từng đoạt đôi giầy vàng thành phố, đôi giầy bạc toàn quốc. Trong năm điệu La tinh, điệu Rumba họ nhảy đẹp hơn cả. Những cái lắc nhẹ, những vòng quay, những bước nhảy cứ ăn chằm chặp với nhạc. Chân họ như dùi trống, vào các phách mạnh gót chân họ tạo ra những âm thanh thật đẹp trên sàn nhảy. Canh Một ly hôn chính thức với tôi khi mãn hạn tù. Thời gian hắn còn ở tù, tôi phải đi thăm nuôi tốn không biết cơ man nào là vừng lạc. Cô chấy rận thương bố lắm, gửi tiền về để bố dưỡng già, đi nhảy đầm và nuôi cháu ngoại - thằng con riêng của chồng trước của cô. Thằng cu gần bằng tuổi cậu út, hai cậu cháu giờ đã biết nhau, thân nhau như bạn cùng trang lứa. 3 Canh Hai là tay họa sỹ có hạng thời Tây còn tạm chiếm. Xưởng vẽ lúc nào cũng tấp nập
- những học trò, người mẫu, người giúp việc. Ông ta để lại những bức tranh hoành tráng, những bức lụa vẽ các cô gái vùng quan họ, các cô yếm thắm, tóc vấn trần, đôi vai mây mẩy, cặp ngực thây lẩy. Xem tranh lúc có gió nhẹ cảm giác như người thật. Nghe như có nhịp đập của trái tim, có cả hơi thở, có cả lúng liếng. Ông là con nhà giàu, sống vương giả, rất cậu. Hè thu là soóc trắng, áo là thẳng li, cưỡi Mécxê đuyara bát phố. Các cô mẫu chẳng cô nào thoát khỏi tay cậu Canh Hai. Có cô âm thầm ôm bụng về quê, đẻ xong lại lên tương tư Canh Hai. Năm cuối của thế kỷ trước Canh Hai thăng! Hôm ấy trời Hà thành tối sầm, mưa lất phất, gió hú như chó sói. Lúc hạ huyệt xong trời sáng bừng lên. Cậu cả man mác chất ông Canh Hai. Cậu cả cũng tiếp nghiệp cha. Cậu cũng vẽ. Nhưng tranh cậu rất trừu tượng. Người ngợm trong tranh gớm ghiếc, trông như ma trơi, cổ ngẳng chân tay loèo khoèo, xiêu vẹo. Nhưng đắt hàng lắm. Tây mua tới tấp. Có lúc các Galerry bày tranh cậu hết sạch. Tây ba lô mò theo địa chỉ đến tận nhà riêng. Cậu lên gác lục sục một lúc, mang tranh xuống, sơn hãy còn tươi rói. Khách vừa trả tiền và xuýt xoa khen tranh vẽ đẹp lại rẻ. Giá gốc không qua lửa mà lị. Rất ít khi cậu cả về thăm tôi, hình như cậu không cần sự tồn tại của bà mẹ đào hoa ba bốn lần qua đò. Có lẽ tôi cũng không trông chờ gì ở cậu cả. May ra ngày khuất núi được cây gậy và vành lá chuối khô vặn thừng làm mũ treo đầu xe chở quan tài. 4 Tôi yêu người đàn ông thứ tư của mình ngây dại. Nó có nền móng từ ông Canh Ba. Canh Ba cũng là tay chơi khét tiếng trong làng văn nghệ. Tay cầm roi chầu đệ nhất kinh thành, có thể ôm ngay đàn nguyệt, đàn đáy gảy khúc bi ai, não ruột. Tôi chết mê chết mệt vì tiếng đàn ấy. Không biết cậu út tàu thủy có phải là con của Canh Ba hay không? Vì lúc đó nó lẫn lộn, các Canh mau tua quá, không nhận ra Canh nào?! Canh Ba có giọng nói hoạn quan, cứ the thé như xé vải. Nghe ông đàn tôi mê, nghe ông nói, tôi ghê, tôi sợ. Nghe độ nửa tiếng thần kinh tôi căng như dây đàn nguyệt chỉ chực đứt. Canh Ba nghiện tiên nâu, mà lại nghiện nặng. Ngày ba cữ đều đều. Mỗi cữ mười bi nguyên chất. Canh Ba không dùng sái bao giờ. Có đận hết thuốc, các đường dây cung cấp
- lần lượt sa lưới. Canh Ba mặt xanh như đít nhái, suốt ngày ngáp vặt, dãi sểu, trông thật thảm hại. Được hai ba tháng tưởng cai được, Canh Ba đang thất thểu từ quán rượu cóc về nhà ngủ, thì nghe thấy còi, xe, đèn cứ loé ra, chói cả tai. Đêm hôm khuya khoắt, làm gì mà cứ loạn cả lên thế nhỉ. Hai, ba bóng đen chạy như ma đuổi, vừa chạy vừa vứt bọc gì vào ngay chân Canh Ba. Hắn ngã lăn quay, rồi lồm cồm bò dậy chửi đổng, tay vớ được cái bọc dễ đến hai cân, mùi ngai ngái, ngầy ngậy trong cái bọc bốc ra. Lâu lắm cậu mới lại được ngửi thấy chúng. Thì ra hai thằng thuyên chuyển trái phép “tiên nâu” bị đuổi chạy bán xới, vứt cả chì lẫn chài, vứt nàng tiên nâu lăn long lóc. Canh Ba gặp may. Tay không bắt giặc, vớ được món kếch xù... Lại giữ đúng kỷ cương bù lại những ngày đói thuốc. Ngày ba cữ, mỗi cữ mười bi nguyên chất. Dứt điểm không dùng sái, nó ho?!? Hết gói thuốc bắt được Canh Ba đột ngột qua đời. Không giở bệnh, không nói gở. Ăn xong bát cháo trứng mặn, uống hết cốc cam vắt, lên giường đi ngủ là đi luôn. Thế là tiên số chứ còn gì nữa. Hôm đưa Canh Ba về cõi, tôi gặp người đàn ông thứ tư. Cậu cũng thân quen Canh Ba như người bạn vong niên. Hai người thỉnh thoảng cao hứng ngâm thơ, lẩy kiều, lại còn sáng tác thơ đăng báo tường các cụ ở phường nữa chứ. Thật là tri kỷ tri âm. 5 Canh tư chính là cậu Bính đây. Cậu có dòng dõi khoa bảng, ông cụ lục đại làm đến quan nhất phẩm triều đình. Sau treo ấn từ quan về làm thuốc. Trong nhà thờ tổ vẫn còn bức hoành phi và đôi câu đối phần nào nói lên cái khí phách, tư chất của cụ tổ của cậu. Bức hoành có ba chữ Hữu Vạn Năng, ý nói có đủ năng lực trong tay. Còn đôi câu đối là: Thâm minh tá sử quân thần lý. Viễn tụy đông tây nam bắc tài, ý nói giỏi giang sai khiến được đủ cả vua tôi quân thần (khi bốc thuốc), Tài ba tập trung được hết tinh hoa nghề dược của thiên hạ (thu dược tài). Bố cậu cũng là ông thày đồ, đọc sách thuốc gia truyền nên cũng bắt mạch kê đơn được, mặc dù danh tiếng không thể bén gót tổ phụ. Những lúc hứng khẩu đọc câu đối xong lại dịch thành thơ, giọng ông sang sảng ngất ngư:
- Sai khiến đủ vua tôi vương giả Thu về tay trăm thức xa gần. Cậu Bính là đời thứ sáu, sách thuốc cậu cứ là thuộc vanh vách. Cậu hội đủ các ngón nghề chơi, ngón nào cậu cũng hớt được cái tinh anh nổi lên như màu cua. Nhưng chẳng ngón nào cậu am tường sâu sắc. Cậu cho rằng kiến thức cần nhất là cái sự rộng. Chẳng khác nào tráng bánh cuốn. Một môi bột nhỏ dàn ra là thành cái bánh to tướng, ăn ngay thì ăn, phơi khô thì hong nắng. Cậu kể lại với tôi, sau cái đận tai nạn xe, cậu bị chấn thương khu trung tâm thần kinh. Có lúc cậu lảm nhảm, nói những lời xa xăm của tiền nhân, mắt đờ đẫn phóng vào hư vô. Cậu nhìn thấy nhiều oan hồn vật vờ đòi giải oan. Cậu ra tay tế độ, nhập đảng cùng với lũ âm binh đói khát. Quần áo tả tơi, cậu đi khắp chợ gần chợ xa để thâm nhập thực tế! Hai năm sau cậu trở về, không biết học ai, cậu phán như thánh như thần. Nhiều người phục lăn như bi, vì những lời cậu phán nó như là chương trình hành động được vạch sẵn, cứ thế mà làm khắc được. Cậu có khả năng tư vấn tìm mộ qua điện thoại di động. Một nghề mới toanh nhá. Thế mới thánh chứ. Thân chủ cứ việc về cánh đồng nơi nghi ngờ có chôn cất thi hài cần tìm, miễn là cánh đồng ấy phải trong vòng phủ sóng. Thế rồi, điện thoại đi, điện thoại lại, mô tả gò như thế này, con mương chảy như thế kia, đường cái quan như thế nào, các cây to xung quanh ra sao... thế là cậu phán. Hì hục đào thấy ngay cái sinh phần vô chủ, rồi lại nghe cậu phán qua điện thoại một câu chắc nịch: Mang hồn về nhập nhà mới đi. Khi gặp tôi, cậu không tư vấn tìm mộ nữa, cậu bảo luồng điện sinh học bây giờ yếu rồi không nhìn xa trông rộng được. Cậu thấy ngứa tay, hứng chí, cậu viết, viết những gì dồn nén lâu ngày trong cậu, viết những gì đang chảy ồng ộc trong huyết quản. Mỗi khi cậu uống rượu với người khác giới có dung nhan mặn mà, thế nào cậu cũng nảy ra một tứ gì đấy, thế là thành truyện, thành thơ, thành tản văn, thành tản mạn... Tôi thích thơ cậu. Những bài lục bát viết như cào gan cào ruột người đọc, có câu tôi lặng người, bàng hoàng mất mấy ngày. Cậu cũng có một đời vợ rồi. Cô này nghe đâu cũng đẹp lắm, là văn công của đội thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Tiếng hát mượt mà, trong như nước suối
- đầu nguồn. Cậu cũng có một thời là thanh niên xung phong. Cậu gặp cô ấy bên bờ suối cạn lúc đón đoàn văn công về diễn cho đơn vị. Có mỗi một cái nhìn, một cái chạm tay, một cái bàng hoàng, thế là cảm nhau. Rồi cưới, rồi sinh con... Những năm cậu lang bạt kỳ hồ, cô vợ làm đơn li dị, tòa chấp thuận ngay. Cô ôm con về nhà mẹ đẻ. Bây giờ chẳng biết hai mẹ con ngô khoai thế nào. Cậu hợp với tôi lắm. Từ những sở thích ý nguyện tâm linh, cách ăn uống, thưởng thức, mọi mặt... nghĩa là gần như trùng khít. Tự dưng tôi thấy thương mình, thương cậu Bính. Những ngày cuồng nhiệt thác loạn qua nhanh. Tấm thân còm cõi vẫn còn khao khát nhiều thứ trên đời quá. Khát tình như qua sa mạc khát nước vậy. Nhưng nước ở sa mạc đâu sẵn thế. 6 Ba người đàn ông qua tôi có số tuổi gấp mười số tuổi tôi hơn người đàn ông thứ tư. Người mà số phận đã run rủi trao vào tay tôi như trao một báu vật. Hình như cậu Bính hội đủ những nét đẹp nét hào hoa của cả ba ông Canh một - hai - ba. Cậu là Canh Tư, là bình minh ngày mới. Chẳng phải là Phan An - Tống Ngọc gì, cậu có nước da nâu cháy của những người thủy thủ nhưng bị biển khước từ. Mệnh cậu thuộc hành Thổ, xung khắc với Thủy, bị biển khước từ là đúng rồi. Những năm tháng chung sống với Canh Tư tôi ngộ ra rằng: mười thì mất, một thì còn. Biển khước từ Canh Tư, tôi chăm bẵm cậu như chồng, như em, như con, như bạn... Nhưng cậu út nhà tôi thì không! Nhất định không. Từ ngày cậu ra trường đi làm, cậu lấy cớ trực ban, trực bệ, ít khi về ăn cơm nhà. Chỉ ngày giỗ tết, cậu mới xuất hiện với khuôn mặt hầm hố, chẳng nói được lời nào lọt tai. Cậu út ích kỷ? Cậu lo sợ mất đi tình mẫu tử của tôi, không muốn san sẻ cho người khác? Cậu đã trưởng thành? Hay cậu vẫn chỉ là một chú bé thiếu quá nhiều tình thương của cả cha lẫn mẹ lúc còn thơ dại? Điều này có lẽ thường xảy ra trong các gia đình có hoàn cảnh tương tự như tôi chăng? Thời còn xuân sắc, tôi là diễn viên múa được nhận nhiều vai chính trong các vở múa nổi tiếng. Nhan sắc, tài năng, người hâm mộ, ánh đèn, tiếng vỗ tay... cứ thôi miên tôi một thời gian dài. Lúc hết thời, tôi được chuyển sang trông thư viện. Rảnh rỗi là tôi đọc, đọc
- mê mệt Có lẽ cõi-một ngoài sự cô đơn còn phải thêm vài thứ. Một lần tái giá! Một lần thêm. Một lần hy vọng... nữa chăng. Tôi thì tôi lại nghĩ khác mười mất một còn. Mười ăn một. Một là cõi riêng mà tôi được đấng bề trên ban phát. Mười là cõi của thiên hạ, tôi chẳng màng. Người đàn bà vừa kết thúc câu chuyện vừa lấy khăn tay lau nước mắt. Có lẽ bà đang nhớ tới bốn người đàn ông đã được bà yêu thương. Hay chỉ là một hạt bụi vô tình bay vào mắt lúc trời chuyển gió?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phố cổ Hội An
28 p | 499 | 145
-
Hội An
28 p | 193 | 91
-
Mười Tám Năm Sau hay Con Vịt Chết Chìm
125 p | 102 | 14
-
Khô Lâu Họa - Ôn Thụy An
315 p | 52 | 8
-
Cho anh ôm em một lần
6 p | 67 | 5
-
Cay nồng càng ghẹ nướng muối ớt
4 p | 141 | 5
-
Ăn đòn hội đồng
8 p | 53 | 5
-
Cha à, cha ăn mau đi.....
2 p | 89 | 5
-
Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười
4 p | 81 | 4
-
Ăn Tết Hụt
12 p | 57 | 4
-
Ân sủng của tự nhiên
15 p | 54 | 4
-
mười người da đen nhỏ: phần 1 - nxb công an nhân dân
75 p | 45 | 4
-
Ba Mươi Năm Một Chuyện Tình
7 p | 59 | 3
-
Bữa Ăn Trên Cỏ
4 p | 76 | 3
-
Truyện ngắn Cho anh ôm em một lần được không?
8 p | 45 | 3
-
Trạng Ăn
4 p | 57 | 2
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 7
10 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn