intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

61
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới

  1. Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần 1) "Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới" là loạt bài viết tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn các kĩ năng nâng cao năng lực bản thân và thăng tiến của Ryan Stephenson, chuyên gia tư vấn kinh doanh, người sáng lập ProFile Career Dynamics, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp tại vương quốc Anh. Theo tác giả, loạt bài này sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới, khám phá những khía cạnh khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những tính chất khác biệt, và cả những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích lũy và giải mã được chúng. Những bài viết được tác giả đánh giá là mang tính chất phóng khoáng, gợi mở và đối thoại cùng độc giả, do đó mỗi người đọc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà áp dụng vào thực tế, có thể có những quan điểm khác nhau hoặc không hoàn toàn tán thành với người viết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Điều thứ nhất: Bạn sẽ chỉ được thanh toán mức lương thấp nhất có thể.
  2. Bạn là "tân binh" trong cơ quan, và trong hoàn cảnh của bạn lúc vừa mới tốt nghiệp Đại học hoặc đang "bơ vơ" không có chỗ làm việc nào, thì việc có được một chiếc ghế ngồi như thế là may mắn lắm rồi! Đương nhiên, lúc này bạn cũng chẳng để tâm chuyện lương bổng làm gì! Và bạn chấp nhận thực tế là mức lương của bạn rất thấp, với lí do bạn chỉ là...nhân viên mới. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi mình, tại sao mức lương của những nhân viên mới vào làm việc như bạn lại thấp như thế chưa? Chắc hẳn, các sếp thanh toán cho bạn mức lương thấp như thế vì những lí do sau: - Thứ nhất, những ngày đầu làm việc, nhân viên mới được tuyển dụng như bạn có rất ít khả năng và "quyền lực" để tranh cãi về mức lương. - Thứ hai, để có được mức lương "thấp" như thế, trước đó bạn đã mất hẳn 6 tháng hoặc 1 năm không có việc làm. - Thứ ba, có rất nhiều người ở ngoài kia sẵn sàng nhảy vào vị trí của bạn, thậm chí với một mức lương "thê thảm" hơn. - Thứ tư, nếu bạn phản đối sếp về điều này, xem như bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn tại nơi làm việc đó. - Và cuối cùng, bạn nghĩ xem, chi phí nhân công bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ nhất định trong tổng chi phí hoạt động của mỗi công ty, và nó thường được điều chỉnh dựa trên ngân quỹ và báo cáo kèm theo một vài chỉ số khác. Đương nhiên, việc kiểm soát những số liệu và chỉ số này là quyền hạn của các sếp, và họ sẵn sàng "co giãn" chúng ở mức độ càng có lợi cho họ càng tốt. Ngoài ra, tự bản thân bạn hẳn cũng đã tìm ra một số lí do để bạn chấp nhận mức lương thấp dành cho nhân viên mới được tuyển dụng. Tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận của mình, bạn có thể đưa ra những phương án hành động riêng. Nếu quả thật bạn thấy cần được bảo vệ quyền lợi của mình hơn là đòi hỏi về một mức lương cao "choáng váng", bạn có thể đề xuất trường hợp của bạn trong những phiên họp, báo cáo tổng kết hàng năm. Còn nếu bạn thật sự có nhu cầu về một mức lương xứng đáng hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã phải chuẩn bị trước cho mình một CV thật "sáng sủa", có những yêu cầu về lương trong những khoảng thời gian phù hợp. Bạn sẽ
  3. phải tỏ ra nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào những kế hoạch công việc đột xuất, gánh vác thêm một số công việc và nhiệm vụ phụ, đồng thời đóng góp những sáng kiến, đề xuất có ý nghĩa cho công việc chung của toàn công ty bạn. Thậm chí có khi bạn sẽ phải kìm nén niềm kiêu hãnh cá nhân của mình, lắng nghe và tỏ ra thỏa hiệp trước những ý kiến mâu thuẫn của lãnh đạo và của đồng nghiệp, nhằm tránh những xung đột trong mối quan hệ nơi làm việc. Bên cạnh đó, để thật sự chinh phục sếp về năng lực và khả năng của bản thân mình, sẽ có khi bạn phải tỏ ra khác biệt (so với những đồng nghiệp xung quanh). Nhiều khi những quan điểm ấy chẳng khác biệt là bao, nhưng những người dám hành động theo cách riêng của mình sẽ có nhiều cơ hội "lọt" vào mắt xanh của sếp hơn ai hết. Một khi như vậy, may mắn sẽ mỉm cười với bạn, một mức lương cao hơn sẽ là sự tưởng thưởng xứng đáng nhất! Một điều nữa bạn nên lưu ý, là hãy ghi chép và lưu giữ lại tất cả những thành tích, kinh nghiệm đáng quý của bạn nhằm chuẩn bị cho một bản CV tiếp theo. Bởi vì một khi bạn có những thắc mắc, hay tranh cãi về mức lương, thì khả năng bạn có thể ở lại chỗ làm việc đó là...khá ít. Một bản CV mới "rạng rỡ" và bắt mắt hơn sẽ khiến bạn chinh phục được vị quản lí kế tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Điều thứ hai: Bạn sẽ chẳng bao giờ kiếm được "đủ" tiền khi làm việc cho người khác. Bạn thử tính xem, có cả thảy bao nhiêu vị quản lí tại công sở của bạn, và số lượng người có mặt ở đó là bao nhiêu? Ở một nơi nào đó, tỉ lệ tương ứng là rất nhỏ bé, có thể dao động từ 1/40 đến 1/200. Chẳng hạn như bạn có được đầy đủ những yếu tố lợi thế của những vị quản lí trên như bằng cấp giáo dục, kiến thức, năng lực, vị thế, các mối quan hệ, và cả sự may mắn nữa, bạn mới có thể kiếm được những đồng tiền như cách họ đã làm. Sẽ thiệt thòi nếu bạn thiếu đi một trong số những yếu tố lợi thế ấy. Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình rằng: bao giờ bạn mới có thể kiếm được một khoản tiền kha khá cho cuộc sống của mình? Chẳng lẽ đến ngày bạn có thể yên tâm và thảnh thơi với lượng tiền mặt mà bạn cho là đủ, cũng là lúc bạn có quyết định nghỉ hưu? Thậm chí, ngay lúc này, bạn cần đến một lượng tiền mặt, để xây dựng nhà
  4. của, trang trải cuộc sống gia đình, đi nghỉ mát một chuyến, hoặc sắm một chiếc xe ô tô sang trọng cho "ngang mặt với bạn bè", liệu bạn có thể xoay đủ tiền được ngay bây giờ không? Chắc hẳn bạn khó tự tin để khẳng định được câu trả lời của mình, bởi nhu cầu về tiền chẳng bao giờ là đủ cả. Vậy bản thân bạn sẽ phải làm gì cho cuộc sống của mình đây? Công việc của bạn có thể nằm trong những ngành công nghiệp phát triển và nhanh chóng sinh lãi như công nghệ thông tin, tài chính...hoặc có thể là những ngành nghề lâu đời hơn như luật hoặc kế toán. Có thể bạn sẽ phải được đào tạo thêm để thực hiện tốt những công việc đó. Tuy nhiên, dẫu sao đi nữa thì yêu cầu tối thiểu nhất là bạn phải có lòng say mê nghề nghiệp thì mới có thể làm việc được. Đùng vấp ngã vào việc mơ mộng kiếm được tiền bạc nhanh chóng và nhiều như những vị quản lí đáng kính của bạn (bởi họ là thiểu số), mà trong một thời gian dài, bạn phải tự nỗ lực thể hiện bản thân mình trước lãnh đạo và đồng nghiệp. Bởi vậy thế giới bên ngoài công sở có vẻ hấp dẫn hơn nhiều để bạn tiến thân và kiếm tiền! Hãy mở to mắt nhìn và lắng tai nghe những nhịp điệu phong phú của cuộc sống! Bạn có thể thảo luận với chính bạn bè của bạn! Các bạn sẽ cùng nhau suy nghĩ xem, các bạn thích thú và quan tâm đến điều gì nhất? Các bạn đã nắm trong tay những lợi thế nào rồi? Mỗi người đã học hỏi được điều gì ở những vị quản lí của mình để giờ đây áp dụng được cho thực tế công việc bên ngoài? Hãy cân nhắc xem những kĩ năng ấy đã đủ vững chắc để giúp bạn tự khởi nghiệp, hoặc kiếm thêm đồng tiền bên ngoài chưa? Bạn cũng cần tính toán xem, có những yếu tố, điều kiện cơ bản nào mà các sếp may mắn có được, nay bạn có thể sở hữu chúng một cách tốt hơn hoặc với chi phí rẻ hơn không? Thậm chí, bạn hãy thử rà soát lại những sáng kiến, đề xuất của bạn với lãnh đạo và bị từ chối thẳng thừng, xem chúng có thể sử dụng được trong công việc bên ngoài không? Hãy luôn để bên mình những suy nghĩ như thế, không sớm hay muộn thì sẽ có lúc bạn cần đến chúng, kể cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng là vô vọng. Điều thứ ba: Tham công tiếc việc không phải là tốt.
  5. Stress và những căn bệnh có liên quan đến nghề nghiệp đã nhanh chóng bùng phát thành một "dịch bệnh" đáng sợ trong những năm của thế kỉ 21. Bạn có thể tìm ra vô số lí do dẫn đến những triệu chứng và căn bệnh trên, tuy nhiên hãy để cho các nhà khoa học và giới chuyên môn phân tích cặn kẽ chúng. Điều quan trọng là bạn phải nắm được cách phòng tránh. Về cơ bản, những nhân viên mới như bạn phải biết cách làm việc có khoa học, hiệu quả và nhanh nhẹn. Con người ôm đồm quá nhiều thứ, tham công tiếc việc trong xã hội hiện đại không phải là điều tốt. Bạn có thể tích lũy cho mình một số kinh nghiệm nhằm làm việc nhanh nhẹn và có hiệu quả thông qua một số gợi ý sau: - Nắm bắt được những vấn đề trọng tâm trong công việc của bạn. Biết cách xác định và nhắm vào những công việc quan trọng và cần phải thực hiện trước mắt, hoặc những nội dung sẽ giúp bạn tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Tập trung nỗ lực vào những tiêu điểm ấy, bạn sẽ dễ dàng giải quyết những công việc còn lại. - Tuy nhiên, bạn cũng không thể lờ đi những công việc thường nhật, dù là nhỏ bé và vụn vặt nhất theo suy nghĩ chủ quan của bạn. Hãy tìm cách để hệ thống hóa chúng một cách chi tiết và rõ ràng để bạn có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà cũng không mắc phải quá nhiều sai sót hoặc lãng phí thời gian suy nghĩ. Nếu có thể, bạn nên viết ra tất cả những kế hoạch hành động của bạn, như vậy thì đầu óc bạn sẽ nhìn nhận công việc một cách rõ ràng hơn để tìm cách đơn giản và hệ thống mọi thứ theo cách khoa học nhất. - Đừng để những người khác trút công việc lên đầu bạn. Nhân viên mới hầu như luôn trở thành "chiếc bao" dồn việc của các đồng nghiệp đi trước. Nếu bạn tập trung làm việc của mình, thì đồng nghiệp sẽ không có cớ để tiếp tục đùn đẩy trước lời từ chối lịch sự của bạn. Nên gợi ý một người mà bạn cho là "có khả năng hơn bạn" để làm công việc đó hoặc cùng thảo luận các giải pháp với họ, chứ không phải bạn sẽ nhận luôn công việc đó về phía mình. - Hãy biết cách tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người và phân công nhiệm vụ cùng đồng nghiệp. Một mô hình tổ chức công việc hiện đại là mô hình biết hỗ trợ lẫn nhau. Bạn có thể yêu cầu sếp chỉ dẫn thêm và tạo điều kiện để bạn có thể hoàn thành
  6. công việc một cách tốt nhất. Thông thường, khi giao nhiệm vụ các sếp sẽ vỗ vai thân mật và nói: "Làm cho tốt vào nhé!" rồi...quên mất nhiệm vụ của bạn. Bởi vậy hãy làm cho lãnh đạo biết để ý đến mình bằng cách hỏi han thêm, hoặc yêu cầu thêm một số hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, tổ chức phân công nhiệm vụ với đồng nghiệp cũng cần rõ ràng và dứt khoát, không đùn đẩy cho nhau như đã nói ở trên nhưng mọi người cũng phải biết cách thảo luận và gợi ý giúp đỡ lẫn nhau. - Học hỏi là nguyên tắc số một cho bạn. Nếu có bất kì điều gì mà bạn không rõ hoặc không biết, bạn cần học hỏi người khác. Không ai gây khó khăn cho bạn khi bạn muốn biết cách sử dụng một phần mềm tin học mà trước đây bạn chưa hề sử dụng cả! - Khi sếp luôn giao cho bạn những công việc bổ sung hoặc quy trách nhiệm cho bạn vì những việc khác, bạn cảm thấy khó xử với điều đó? Hãy thẳng thắn trình bày với sếp rằng công việc đó phù hợp với chuyên môn người khác hơn và không nằm trong nhiệm vụ bạn được giao. Nếu tiếp tục thực hiện, bạn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều thứ tư: Ý của họ không phải là vậy đâu! "Họ" ở đây là những vị quản lí của bạn. Khi họ nổi giận hoặc tỏ ra phiền lòng, thì bạn không nhất thiết phải lo sợ bởi cơn thịnh nộ của các sếp. Bạn thắc mắc tại sao tôi lại nói vậy? Chúng ta sẽ cùng bắt đầu với những điều cơ bản nhất. Theo bạn thì thế giới có bao nhiêu loại người? Tôi sẽ đưa ra ba loại người như sau: - Những con người của công việc, công việc với họ là trên hết; - Những người cho rằng bạn nên quan tâm đến con người; - Những người không quan tâm đến công việc hoặc con người, điều mà họ quan tâm nhất là quyền điều hành. Liệu bạn có ý định xếp các vị quản lí của bạn vào loại người thứ ba? Rất có thể một trong những vị lãnh đạo của bạn nằm trong tốp người thích quyền lực và họ muốn đạt được vị trí của họ chỉ để có được quyền lực trong tay mình. Bản chất cùng với yếu
  7. tố thành công của con người và công việc hầu như không liên quan đến họ, bởi họ có cánh tay của "cối xay gió". Sự biểu đạt quyền lực của các nhà lãnh đạo rất đa dạng. Và bởi vậy mà việc họ tỏ ra thật giận dữ với bạn chỉ là một trong những biểu hiện đó mà thôi! Để đảm bảo cho một công ty hoạt động tốt, hoặc nhiều khi muốn làm lay động ý chí và thái độ các nhân viên của mình, buộc các sếp phải ra tay...nóng giận! Nếu vì vậy mà bạn tỏ ra sợ sệt, nhụt chí hay xa lánh sếp của mình, thì chính bạn sẽ là người thiệt thòi! Những nhà quản lí luôn đề cao người có sức mạnh trong bất kì mọi hoàn cảnh nào. Và với bạn, việc bạn vững vàng nhận ra những gì mà lãnh đạo muốn gửi gắm sau cơn "giông tố" sẽ giúp bạn vững tiến trong công việc.
  8. 10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần 2)
  9. "Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới" là loạt bài viết tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn các kĩ năng nâng cao năng lực bản thân và thăng tiến của Ryan Stephenson, chuyên gia tư vấn kinh doanh, người sáng lập ProFile Career Dynamics, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp tại vương quốc Anh. Theo tác giả, loạt bài này sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới, khám phá những khía cạnh khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những tính chất khác biệt, và cả những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích lũy và giải mã được chúng. Những bài viết được tác giả đánh giá là mang tính chất phóng khoáng, gợi mở và đối thoại cùng độc giả, do đó mỗi người đọc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà áp dụng vào thực tế, có thể có những quan điểm khác nhau hoặc không hoàn toàn tán thành với người viết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần 2 của loạt bài viết này! Điều thứ năm: Thu hút sự chú ý và nắm bắt cơ hội thăng tiến Sau một thời gian ngắn làm việc, điều quan trọng đối với bạn là phải nhận ra những ai có thể giúp bạn trên con đường thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Hãy xác định họ là những ai và quan trọng hơn nữa là họ nhìn nhận, đánh giá bạn như thế nào? Bởi vì nhiều khi, chất và lượng, tính hoàn hảo của những công việc bạn đã thực hiện được, lại chỉ chiếm một vài phần trăm nhỏ bé trong cơ hội thăng tiến của bạn. Tôi không muốn khuyên rằng bạn phải tỏ ra là kẻ sống xu nịnh và luồn lách, tuy nhiên đã đến lúc bạn phải làm quen, tạo dựng mối quan hệ với những người có đủ tiếng nói và quyền lực để giúp bạn thăng tiến. Dầu sao đi nữa thì bạn vẫn có thể nhận ra được hai lợi ích nhất định trong vấn đề “tế nhị” mà không ai nói ra này: 1. Lợi ích thứ nhất là bạn có thể thu thập được những thông tin hữu ích và tự tạo nên vận may cho chính bản thân bạn. Nhiều khi những mẩu nhỏ thông tin ấy lại chính là cánh cửa mở rộng triển vọng tương lai cho bạn, đặt bạn vào một chỗ đứng xứng đáng vào một khoảng thời gian phù hợp, giúp bạn nhận biết được những điều khác biệt hẳn so với cách nhìn nhận vốn có của bạn. 2. Lợi ích thứ hai là bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Chúng ta sẽ cùng nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ của các cấp quản lý. Những nhà quản lí có
  10. thâm niên và cấp bậc càng cao thì tính chất quyền lực và địa vị trong họ cũng cao hơn hẳn người khác. Liệu họ có thực sự quan tâm đến việc bạn đã làm việc tuyệt vời hay công việc của bạn có vai trò quan trọng như thế nào hay không? Hay liệu họ có sẵn sàng hướng dẫn tỉ mỉ công việc cho bạn không? Câu trả lời là không! Họ chỉ quan tâm đến thành tích và vị trí của mình thôi. Bạn làm việc tốt bao nhiêu thì những vị quản lí này lại càng có cơ hội để chứng tỏ với các sếp thuộc cấp bậc cao hơn nữa về khả năng điều hành của họ. Bởi vì những lợi ích trên, ngoài những kĩ năng để làm việc thật khoa học và hiệu quả, bạn còn phải thực sự biết cách thu hút sự chú ý của nhà quản lí và nâng cao khả năng thăng tiến của mình: - Hãy thực hiện phương châm “đi sớm về muộn”! Đến nơi làm việc thật sớm hơn so với những đồng nghiệp khác, biết đâu vào một ngày sếp cũng…đến sớm thì hẳn bạn đã ghi điểm rất cao trong mắt sếp. Tương tự như vậy, mọi người sẽ rất chú ý đến bạn khi bạn thường xuyên ở lại sau giờ làm việc muộn hơn. Tuy nhiên, đừng lãng phí những khoảng thời gian này, bạn hãy giải quyết những công việc mà bạn cho là hữu ích cho ngày hôm sau hoặc một số việc riêng của bạn trong công việc. - Mỗi lần gặp sếp, hoặc tình cờ hoặc…cố ý, bạn hãy bỏ túi sẵn…một vài câu hỏi hoặc thắc mắc, gợi ý liên quan đến công việc của bạn hoặc của cả nhóm. Hãy tỏ ra là mình thực sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề nào đó. Nhà quản lí của bạn hẳn sẽ hài lòng rất nhiều về tinh thần hăng hái, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm cao của nhân viên mới. - Cũng là việc đưa ra những yêu cầu được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng để có được những lí do thật chính đáng và thuyết phục sếp về tinh thần trách nhiệm trong công việc của bạn. Chẳng hạn như bạn muốn được đào tạo kiến thức về sản phẩm mới của công ty mình, vậy hãy nêu ra một vài dự định về việc bạn sẽ áp dụng những kiến thức mới ấy như thế nào…
  11. - Bạn sẽ không vô ích khi dành thời gian để thu thập và tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty bạn, kể cả những nội dung, vấn đề không hoàn toàn liên quan đến chuyên môn và trách nhiệm của bạn, chẳng hạn như vấn đề nhân sự, hoạt động xã hội…Muốn thăng tiến, đồng nghĩa với việc bạn phải thực sự có hiểu biết sâu rộng hơn những đồng nghiệp khác trong con mắt sếp. Tóm lại, nếu bạn muốn thăng tiến, hãy hành động thật tự nhiên, theo kiểu bản thân bạn vốn đã có những thói quen và phẩm chất tốt đẹp ấy rồi! Điều thứ sáu: Chọn đồng nghiệp mà chơi! Trong mỗi công sở và tổ chức, đều tồn tại rất nhiều loại người tốt và xấu lẫn lộn mà bạn khó có thể phân biệt được. Hãy nhận thức rằng, bạn đến công sở để làm việc chứ không phải để chiều lòng tất cả những con người ở đó. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn bạn hành động một cách tồi tệ, là cái gai xấu xí trong con mắt của mọi người. Tuy nhiên, bạn hãy biết lựa chọn và nhìn nhận những con người tích cực để có được thái độ đúng đắn và sự hợp tác thiện chí, đồng thời không thoả hiệp với những kẻ xấu. Người xấu có thể là những kẻ hay than vãn, rên rỉ trong công việc, dè bỉu đồng nghiệp, hoặc thường tung tin đồn, đặt điều nói xấu người khác. Đó quả là “những con sâu” làm rầu cả nồi canh ngon, ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc trong công ty. Với họ, công ty và công việc chỉ là nơi để họ trút lên đó những “chất độc hại” của mình. Bạn để ý xem, họ chỉ chầu chực một ai đó đi đến bên cạnh và dành ra một chút thời gian lắng nghe những điều họ nói, và tranh thủ thời cơ ấy để tung ra những điều nhảm nhí và tiêu cực. Những con người ấy, vốn có lòng tự trọng rất thấp, và quả cũng rất khó khăn để họ có thể giữ vững được tính tự trọng trong con người họ. Đừng sa đà vào những “vũng lầy” trong mối quan hệ với những đối tượng này, họ có thể sẽ cản trở và ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, động cơ và tinh thần trách nhiệm trong công việc của bạn. Sự nghiệp của bạn không cần đến những hạng người như vậy, bởi vì con đường của bọn họ rồi cũng sẽ chẳng đi đâu vào đâu. Hãy dành thời gian tạo dựng mối quan hệ với những con người có nhiệt huyết, năng nổ làm việc, sống lạc quan và hoà nhã với mọi người. Họ sở hữu những bộ óc
  12. thông minh, sáng dạ và luôn tràn đầy ý tưởng trong công việc. Bạn nên nhớ “Gần đèn thì rạng”, những đồng nghiệp có biểu hiện tích cực như vậy sẽ là những người hữu ích để bạn học hỏi và thu thập được những điều quý giá và hơn cả là để tạo dựng được mối quan hệ xứng đáng. Con mắt “thần” của các nhà quản lí nhiều kinh nghiệm đủ sức để nhận biết được đâu là những nhân viên tốt và biết làm việc thực thụ, đâu là những kẻ lười biếng suốt ngày than thở và làm phương hại đến công việc chung. Hãy cẩn thận, vì nếu bạn quan hệ với kẻ xấu, bạn sẽ bị “liên đới trách nhiệm” trong con mắt sếp. Còn khi bạn quan hệ, giao lưu với những nhân viên tốt, bạn cũng được xem là một phần hữu ích trong toàn tổ chức rồi đấy! Điều thứ bảy: Mọi người nhìn nhận về bạn thế nào, đó là do bạn! Mọi người trong nơi bạn làm việc sẽ nhìn nhận về bạn theo đúng cách mà bạn đã thể hiện với họ hàng ngày. Nếu bạn thường đến công ty trong bộ dạng xộc xệch, họ sẽ nghĩ bạn quả là một kẻ cẩu thả. Nếu lời nói của bạn có vẻ mang tính “ra lệnh” và điều khiển người khác (mặc dù ý định của bạn không hề như vậy), người ta cũng sẽ cho rằng bạn là kẻ thích sai khiến và điều khiển. Còn một nhân viên mới đến như bạn, tỏ ra luôn kĩ lưỡng, hiệu quả trong mọi công việc được giao, bạn cũng sẽ được ghi nhận xứng đáng. Và, nếu bạn có được những tố chất hứa hẹn về khả năng lãnh đạo và quản lí tốt, bạn sẽ được chú ý ngay! Bởi vậy, hãy thận trọng trong cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và hành động của mình với mọi người trong công ty. Một khi bạn đã dám ước mơ có được một ví trí xứng đáng trong nơi làm việc mới, hãy học hỏi, tập thích nghi với những thói quen và cách hành động đúng như cách mà những người ở vị trí ấy vẫn thường làm. Sẽ không vô ích một chút nào khi bạn cố gắng để hình dung được những viễn cảnh tốt đẹp của mình, và có được cách hành động đúng đắn ngay từ lúc này.
  13. 10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần cuối)
  14. "Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới" là loạt bài viết tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn các kĩ năng nâng cao năng lực bản thân và thăng tiến của Ryan Stephenson, chuyên gia tư vấn kinh doanh, người sáng lập ProFile Career Dynamics, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp tại vương quốc Anh. Theo tác giả, loạt bài này sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới, khám phá những khía cạnh khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những tính chất khác biệt, và cả những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích lũy và giải mã được chúng. Những bài viết được tác giả đánh giá là mang tính chất phóng khoáng, gợi mở và đối thoại cùng độc giả, do đó mỗi người đọc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà áp dụng vào thực tế, có thể có những quan điểm khác nhau hoặc không hoàn toàn tán thành với người viết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần cuối của loạt bài viết này! Điều thứ tám: Thông tin là thế mạnh của mỗi người! Nào, các bạn trẻ! Những nhà quản lí của các bạn đã biết rõ về điều này từ rất lâu rồi! Quyền lực và sức mạnh tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, mà trong đó, thì việc nắm giữ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đó chính là lí do tại sao công tác quản lí không bao giờ có thể mở rộng một cách thông thoáng được. Mỗi người lãnh đạo luôn tâm niệm một điều rằng, việc nắm giữ thông tin bao giờ cũng là trụ cột tối quan trọng trong nền móng quyền lực của mình. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của thông tin. Những công ty và cá nhân biết thu thập và khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là những người nắm trong tay lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ của họ. Điều đó cũng tương tự với tính riêng tư cá nhân ở những mức độ khác nhau. Trong cuộc sống làm việc hàng ngày, không phải lúc nào bạn cũng phải cống hiến và cung cấp hết tất cả những chi tiết và sáng kiến của bạn cho các sếp, thi thoảng bạn hãy biết cất giữ nó cho mình để tung ra vào một thời điểm phù hợp hơn. Bạn nên nhận thức rằng, cứ mỗi lần bạn tiết lộ một thông tin nào đó, xem như bạn đã “công hữu hoá” nguồn kiền thức “độc quyền” của bạn, và vì thế mà nguồn thông tin ấy đã mất đi giá trị của mình. Chính những kinh nghiệm mà tôi đang nói với bạn ngày hôm
  15. nay cũng là những điều mà tôi biết giữ kín cho mình trong những năm tháng còn đi làm, và do đó mà tôi đã biết cách tiến lên phía trước trong “trò chơi” công việc. Điều thứ chín: Đó chỉ là một ván bài! Khi bạn gọi công việc của bạn là một ván bài, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm bắt thông thạo được hết những tính chất chuyên môn của công việc mà bạn phải làm. Đồng thời, bạn nhận ra rằng, chẳng có gì là sai khi chúng ta có một chút lừa lọc, gian dối và đánh tráo một vài lá cờ trong những ván bài ấy cả! Nếu như có một vài lỗ hổng trong cả một hệ thống tạo cơ hội cho bạn làm trò “ảo thuật”, hãy tận dụng cơ hội ấy! Nếu như có một số cách thức nào đó để bạn có thể làm cho công việc của bạn có kết quả “có vẻ tốt” mà không phải tốn quá nhiều công sức, hãy sử dụng những cách thức ấy! Hãy để tôi đưa ra một vài ví dụ cho bạn xem! - Tôi đã từng chứng kiến việc nhiều vị giám sát ra tay…sửa lại một chút biên bản kết quả kiểm nghiệm của họ, có thể là vì họ muốn chứng tỏ lòng bao dung của mỗi người. Điều này không quan trọng vì những sai sót nhỏ có thể phải được khắc phục trong lần kiểm định về sau. Bạn nghĩ xem, những vị giám sát ấy đã tiết kiệm đi bao nhiêu căng thẳng, lo toan, thời gian và nỗ lực cho người khác-những người sẽ chịu tổn thất nặng nề do một bản kiểm nghiệm quá khắt khe. Mọi người biết điều này nhưng nó sẽ không bao giờ được kể ra đâu! - Đã bao giờ bạn biết được rằng, những dữ liệu về sản phẩm mà bạn đang dùng, nhiều khi đã được…phù phép cho hợp lí hơn? Sự gian lận này có thể được phát hiện dễ dàng, vì bản chất tự nhiên của nguyên liệu sản xuất vốn đã không tốt sẵn rồi (bởi vậy mà không nên đưa nó đến tay người tiêu dùng). Nếu được phát hiện ra, người ta cũng khó có thể truy nguyên đến tận hệ thống quản lí sản phẩm ấy cả. Đơn giản có nhiều lỗ hổng khác đã để lọt những dữ liệu này. - Tôi cũng đã từng thấy, vì nhiều lí do, một số người đã phải thuê người khác làm dùm công việc của mình. Nếu công ty bạn gặp sự cố rắc rối và
  16. bản thân bạn không thể giải quyết một cách nội bộ được, bạn sẽ làm gì, liệu bạn có thuê một vài chuyên gia tư vấn không? - Hàng năm, tôi khá bất ngờ khi nhận được một bản đánh giá cá nhân mà theo tôi nhớ là cuộc họp đánh giá vẫn…chưa được tổ chức. Bởi vì những nhà quản lí đáng kính đã tự làm công việc đó dùm tôi rồi! Bạn đã rút ra được những gì qua các ví dụ trên chưa? Từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới, mọi người đều đang nói khoác lẫn nhau và ai cũng có thể nhận ra được những điều đó, nhưng không ai nói ra. Nhiều khi bạn lẻn thời cơ không ai phát hiện để rồi bước nhanh lên bãi cỏ đã rõ mồn một tấm biển cảnh cáo “Không dẫm chân lên thảm cỏ!”, nhằm đi nhanh chóng đến một nơi bạn muốn. Hãy lợi dụng bất kì lúc nào bạn thấy có thể lợi dụng được. Một số quy tắc chỉ đơn thuần là những gì giữ bạn đúng trật tự mà nó muốn. Nếu bạn răm rắp tuân theo những quy tắc ấy, người ta sẽ lợi dụng lại chính bản thân bạn đấy! Điều thứ mười: Đừng tin vào một ai! Thậm chí, bạn có thể không cần tin vào những gì tôi đã nói với bạn trong cả “Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới”. Vì bạn có thể cho rằng đó chỉ là những điều ngớ ngẩn mà thôi! Mọi thứ, có thể đúng hoặc có thể sai, hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của bạn! Hãy để tôi được giải thích cho bạn! Mỗi con người chúng ta, ai cũng có một thế giới phong phú và bí ẩn, với những sở thích riêng tư nằm sâu trong trái tim mình. Đó là một lẽ tự nhiên, là những gì mà tạo hoá đã ban cho cho chúng ta trong cuộc sống này. Kể cả khi bạn kết hôn rồi, có ai dám chắc rằng một nửa yêu thương của bạn sẽ dám làm hết mình để chiều theo ý thích của bạn hay không? Bởi vậy mà mỗi người đều nhìn nhận mọi thứ theo những phương diện khác nhau, chẳng hạn như dựa trên những đặc thù và trải nghiệm riêng của bản thân mỗi người, về dòng dõi, quá trình được nuôi nấng và trưởng thành, về nhận thức và giáo dục, về tính cách và xúc cảm…Đó chính là những nhân tố đầy thuyết phục để khiến ai cũng tin rằng, nhận thức và quan điểm của mỗi chúng ta là hoàn toàn khác nhau. Và điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được tính chất
  17. của sự việc theo bề mặt ngoài của nó được. Chìa khoá của vấn đề nằm ở việc bạn lĩnh hội, đánh giá và quyết định vấn đề một cách như thế nào mà thôi! Đã bao giờ bạn thấy một ai đó sẵn sàng làm việc để đáp ứng nhu cầu và sở thích của bạn chưa? Liệu một người môi giới bảo hiểm sẽ từ chối bán cho bạn hợp đồng vì anh ta tin rằng những điều khoản trong đó hoàn toàn không phù hợp với bạn một chút nào? Điều đó rất khó xảy ra đấy! Bởi vậy, không ai rõ bạn muốn gì ngoài chính bạn và trái tim bạn mách bảo. Hãy cảm nhận và sàng lọc những gì từ bên ngoài thế giới ngay trước khi chúng ập đến với bạn. Thời gian tới đây, mỗi lần sếp gọi bạn đến và nói với bạn những điều mà bạn cảm thấy thật quan trọng, bạn hãy tự hỏi mình là ông ấy nói cho bạn nghe vì bản thân bạn hay vì ai? Liệu bạn có thể hoàn thành thật nhanh và thật xuất sắc mọi công việc mà vẫn luôn làm hài lòng sếp hay không? Khi mà công việc được giao quả là quá cấp bách cho bạn, hoàn cảnh buộc phải như vậy hay là “họ” còn có ý nào khác? Liệu có phải họ muốn bạn tập phản xạ nhanh với mọi thứ hay gây áp lực cho bạn? Là do lỗi của bộ máy tổ chức và kế hoạch hoạt động không phù hợp, hay do một sự cố nhỏ nào đó? Bạn sẽ được lợi gì khi thực hiện công việc này? Và còn có nhiều, thật nhiều những yêu cầu và thắc mắc khác nữa trong suốt cả quá trình bạn làm việc. Hãy cảm nhận và quyết định mọi thứ theo cách của bạn! Bạn có thể cho rằng những điều này quả là mang tính nhạo báng thái quá. Và những kẻ hay nhạo báng thường bị cho là tai hại lắm thay! Tuy nhiên, những điều nhạo báng này lại đến từ những người đang và sẽ lợi dụng bạn! Lời kết của tác giả Ryan Stephenson Việc mưu sinh, trong tất cả mọi thời đại, đều khó khăn như nhau. Thế giới công việc cũng trở nên hay thay đổi và khó mà dự đoán được hết tất cả những đổi thay ấy sẽ đến với chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, bạn đừng nên xem đó là những bất lợi lớn đến mức không thể vượt qua được. Những gì tôi đã nói với bạn ở trên, là kết quả của nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm, có thử nghiệm và sai sót, có thành công và thất bại. Như tôi đã nói với bạn trong Điều thứ chín, tất cả chỉ là một ván bài! Biết đâu bạn sẽ có lợi hơn khi được ai đó…mách nước với bạn những bước đi trong trò chơi ấy! Bản thân tôi nghĩ rằng, tôi nên chính là “một ai đó” để giúp bạn điều ấy, với việc nói ra
  18. những kĩ xảo và thủ thuật cho trò chơi của bạn! Cuộc sống nhiều khi quá ngắn ngủi để chúng ta có thể hàn gắn lại những vết xe đổ của chính mình, và bởi vậy mà tôi thật hạnh phúc khi được đóng góp những kinh nghiệm của tôi vào con đường sự nghiệp của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2