intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

Chia sẻ: Hoàng Bình Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

182
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong “Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

  1. MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong “Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về điều này. Trong “Mười điều tâm niệm” này không phải Đức Phật nói hay viết như vậy. Mà đây đã được trích lục từ ý Phật. Được trích lại từ Đức Phật trong các bộ kinh khác nhau. Và người ta đưa ra cho mình những câu như thế để chúng ta thấy gọn dễ ứng dụng và thực tập trong cuộc sống. Trong số điều này cũng có những những điều rất cao siêu. Nhưng cũng có những điều được coi như là cốt tủy và đa dạng nằm ở nhiều phương thức khác nhau. Và đôi khi tôi thấy có những người đem ra áp dụng nó chưa chính xác lắm. Cho nên hôm nay, tôi sẽ đi phân tích từng phần cho chúng ta hiểu: “NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH”. Ở đời không ai trong chúng ta muốn bị bệnh hết. Chúng ta nghe câu này hơi có chút vô lý. Tại sao trên cuộc đời này ai cũng muốn mình được khỏe mạnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, an vui. Mà ở đây Đức Phật lại nói như vậy? ở đây không phải là Đức Phật trù chúng ta, và bảo chúng ta không trân trọng sức khỏe mình đang có. Chúng ta phải biết như thế này! sức khỏe là điều đáng quý và đáng trân trọng. Người ta thường nói rằng: “Một đầu óc minh mẫn nằm trong thân thể tráng kiện”. Đúng là như vậy. Nếu như ai trong chúng ta mà ốm đau, bệnh tật. Thì đầu óc sẽ không được minh mẫn. Đó là chuyện bình thường. Nhưng mà ở đây chúng ta phải biết rằng: Nếu đứng trên góc độ tu tập thì đây là một điều chúng ta cần chú ý. Con người chúng ta khi khỏe mạnh thì luôn có sinh lực dồi dào. Vì vậy khi con người chúng ta khỏe mạnh. Thì chúng ta nghĩ đủ hướng để làm, nếu chúng ta nghĩ tích cực thì nó rất là tốt. Nhưng nghĩ tiêu cực thì chúng ta đã đem tất cả những sức khỏe chúng ta đem tiêu hao vào những chuyện không đáng. Có những người quá tự tin vào sức khỏe của mình, cho nên đi nhậu nhoẹt
  2. không cần cái gì hết để phá than thể mình, sự nghiệp mình. Có những người ỷ vào sức khỏe để ăn chơi không hoại biết chỗ dừng. Cho nên đôi khi chúng ta cũng cần một chút đau bệnh, hay cần bệnh tật để chúng ta giác ngộ được một vấn đề. Có một câu chuyện có thật như sau: Bác sĩ Tâm năm nay 56 tuổi. Nếu nhìn vào thực tế thì chúng ta sẽ biết quá khứ như thế nào? Một con người rất phương phi tráng kiệt. Mặc dù là đang bị ung thư phổi ở thời kỳ cuối. Cuộc đời của bác sĩ là chỉ có thành công chứ không bao giờ có thất bại. Và dường như bác sĩ là một người rất tài năng: Tài về hội họa, tài về y học và nhiều tài năng khác. Bác Tâm sống có tính cách rất cởi mởi và phơi phới cuộc đời. Và chưa bao giờ bác sĩ sống trong cuộc đời mà nghĩ là đến một ngày mình bị như thế. Nhưng rồi đùng một ngày, ông bị ung thư phổi. Mọi ước mơ đều tan biến hết. Và lúc đó bác sĩ mới được một vài người giảng về phật pháp. Và khi đó bác sĩ đã cảm thấy quá muộn với cuộc đời của mình. Hiện nay bác sĩ nói chuyện rất thều thào nhưng còn minh mẫn. Chúng ta phải thấy: Bác sĩ là người giác ngộ hơn bao giờ hết, đó là giác ngộ chân lý là khổ. Và bây giờ bác sĩ thấy một điều mà Đức Phật dạy đời là khổ thì không thể thay đổi được. Và nếu bác sĩ lợi dụng điều này để hiểu về điều khổ thì bác sĩ sẽ thoát khổ. Thầy tôi có đến gặp và nói bac sí rằng “Bác sĩ nên nhớ rằng: bác sĩ biết khổ nhưng chưa bao giờ bác sĩ biết rằng cái biết khổ. Hãy dùng cái biết khổ để quán chiếu cái khổ để cứu bản thân mình. Nói nên câu chuyện như vậy để chúng ta thấy được cái gì? Khi Đức phật dạy câu nói “NGHĨ ĐẾN THÂN THỂ ĐỪNG CẦU KHÔNG BÊNH TẬT, VÌ KHÔNG BỆNH TẬT THÌ THAM DỤC DỄ SINH”. Đây như là lời cảnh báo. Sự thật là trên cuộc đời này không ai không bệnh. Nhưng nếu chúng ta không có tư duy, không có kinh nghiệm sống. Thì khi bị bệnh, chúng ta như một người khổ sai, rất khó chịu với bản thân chúng ta. Nhưng nếu chúng ta là người có tu học. Thì chúng ta sẽ tự đặt ra một vấn đề cho chúng ta như thế này: “ Nếu một ngày nào đó tôi bị bệnh, tôi sẽ phải làm gì?”. Nếu như chúng ta có suy nghĩ rất tích cực trong vấn đề này thì khi chuyện xảy ra, thì chúng ta đã cứu được một phần cuộc sống của chúng ta. Cho nên có những người khi được khỏe mạnh chúng ta lại suy nghĩ nhiều thứ phức tạp và bậy bạ lắm. Nhưng khi đau ốm thì lại nghĩ khác, Cho nên có câu chuyện như sau:
  3. Có một anh này, anh rất chán bản thân anh. Vì vậy anh đăng ký quân đi chiến trận. Trong lòng anh luôn nghĩ, có ai đó đâm chết anh đi cho rồi. Cho nên khi anh thấy mình không còn ước mơ, không có ước vọng gì đó cho cuộc đời. Cho nên khi ra ngoiaf chiến trận thì anh là người rất là quyết tử. Khi đi chiến trận thì tướng lĩnh rất phục anh ta, vì anh ta nhỏ con nhưng lại rất dũng cảm như vậy. Sau khi chiến trận đã xong rồi, và khao quân ban thưởng. Vị tướng quân này đã nói anh này rất nhiều để được vua ban thưởng, và anh đã được ngự y chữa bệnh. Sau thời gian thì anh này cũng đã khỏe lại và có chức tước, cuộc sống hạnh phúc…. Sau một thời gian thì chiến tranh lập lại, và triều đình tiếp tục chiêu quân. Và lần đầu tiên lần nào ra chiến trận anh cũng đi đầu tiên. Nhưng lần này thì anh này lại đi phía sau. Sau chiến trận kết thúc, vị tướng quân thấy lạ. Một người từng anh dũng, can đảm. Mà ngày xưathì ốm yếu, liều mạng như vậy. Vậy mà tại sao bây giờ lại đi đằng sau, sao lại nhát như vậy. Lúc đấy vị tướng quân mói lại hỏi: “Này anh! Tại sao ngày xưa anh ốm yếu bệnh tật nhưng lại như một cảm tử quân. Còn bây giờ khi khỏe mạnh thì anh phải làm được hơn như vậy chứ”. Thì anh này mới nói rằng: “ Thưa tướng quân! Ngày xưa tôi chán bản thân này, tôi muốn chết đi cho rảnh nợ nên tôi muốn chết. Nhưng bây giờ tôi khỏe mạnh như thế này, chết thì phí quá”. Qua câu chuyện đó thấy cho chúng ta thấy được điều gì? Cho nên có những lúc cơn bệnh khiến mình bình tĩnh lại và suy tư được nhiều lẽ phải hơn. Còn cuộc đời của chúng ta quá sung túc, thì một lời khuyên chân chính, chắc gì chúng ta đã nghe. Cho nên đây là kinh nghiệm của người có trí tuệ, người từng trải. Đây có thể là kinh nghiệm xương máu của những người đã trải qua. Như vậy khi bệnh sẽ giúp cho chúng ta suy tư được nhiều thứ. Khi chúng ta yếu đi, già đi, mất đi. Thì tất cả những lúc như vậy chúng ta hay ngồi suy nghĩ lắm. Con người mình khi bình thường đàng hoàng thì mình ít khi cho mình là sai lắm. Nhưng khi tại nạn hay đau khổ đến thì chúng ta hay kết tội mình từng điều một, mà ngày xưa mình đã bỏ qua. Ngày xưa mình coi đó là chuyện thường! ai nói gì mình cũng không tin, ai nói gì cũng không chịu nghe. Nhưng khi mình bệnh đến mình lôi ra hết. Cái này đúng này! Cái kia đúng này. Vậy mà khi khỏe người ta nói để mình nhận thức ra thì mình lại không chịu. Tới khi đau khổ thì mới nhận ra. Nhưng nhiều khi muộn màng còn tốt hơn là không bao giờ nhận ra. Ở đây giúp cho chúng ta tư duy như vậy.
  4. “Ở ĐỜI ĐỪNG CẦU KHÔNG KHÓ KHĂN, VÌ KHÔNG KHÓ KHĂN THÌ KIÊU SA NỔI DẬY”. Chúng ta thấy đó! Trong cuộc đời này, nếu như ai cứ thành đạt hoài là sẽ gây ra ngạo mạn. Hoặc những dể thành công là cũng như vậy. Cho nên trong câu này chúng ta phải hiểu rằng: Hoạn loạn là điều bất như ý xảy ra trong cuộc đời. Có thể là mát sự nghiệp, gia đình tan vỡ, thất tình, con hư… tất cả những thứ đó đều coi là hoạn loạn. người xưa có câu là : “Nhân vô hoạn loạn bất hồi đầu”. Nếu một cuộc đời chúng ta cứ phẳng lặng trôi qua, thì ít khi ta nhận ra được ý nghĩa của cuộc đời. Nguyễn Bính câu câu nói như sau: Đường êm qua ai đi mà nhớ nó Đến khi hay gai nhọn đã vào xương Vì thả lỏng không kiềm chế dây cương Người ta khổ vì đi không được nữa. Câu thơ đó cho chúng ta biết: Nếu cuộc đời cứ thông thoáng bình thường, tất cả đều trải thảm hoa cho mình đi như vậy. Thì chúng ta không bao giờ biết cạm bẫy ở xung quanh là cái gì? Và vì vậy con người chúng ta hay ỷ lại. Như vậy hoạn nạn giúp cho chúng ta nhận ra được bản lĩnh của mình hơn. Nếu mình sống trên cuộc đời, tất cả mọi việc đều tốt đẹp thì con người mình sống yếu đuối. Sự thật nó là như vậy! Chúng ta hãy nhìn lạu nền kinh tế của nước Mỹ đi. Hơn 2 năm qua, khi nền kinh tế mỹ suy sụp, chúng ta thấy họ điêu đứng rất là nhiều và tự tử rất nhiều, và nhiều người đã tìm đến con đường phạm tội. Vì sao vậy? Bởi vì người Mỹ rất tự tin vào bản thân mình. Họ sống ngày nay mà không cần biết đến ngày mai là gì? Làm bao nhiêu là hưởng thụ hết đến đó. Vì công việc của họ khiến họ như vậy, họ chỉ cần vào trong công ty ra là họ có tiền. Họ không nghĩ rằng: Đến một ngày tìm một việc làm cũng không có. Và khi bây giờ mọi thứ an sinh xã hội đã không còn. Trong khi nhu cầu của họ quá cao, nên khi bị như vậy là họ chới với ngay. Họ bất mãn, mất niềm tin ngày. Nhưng tại sao ngời Việt chúng ta qua đó lại sống được? Bởi vì chúng ta đã khổ cực, đã nghèo nàn, từng thiếu thốn. Nên con người chúng ta biết tích lũy và biết dừng lại. Cho nên khi bất đắc
  5. dĩ xảy ra thì người Mỹ có thể chết, chứ người Việt không bao giờ chết. Đây là sự thật! Tôi đã cho ví dụ với mọi người như thế này. Một đứa con nhà giầu, và một đứa con nhà nghèo. Một người con nhà giàu thì ăn sung, mặc sướng, ho bệnh một chút là có vài bác sĩ. Đi học thì có nhiều tiền, xe đón xe đưa. Còn người nghèo thì con cái để bê bối như vậy. Đôi khi còn cào đất ăn, nước mũi thì nhễ nhại như vậy! và tôi thường hỏi rằng: Hai đứa như vậy, nhưng cùng một hoàn cảnh khó khăn xảy ra, thì trong hai người này ai chết trước? Chắc chắn là người nhà giàu sẽ chết trước. Điều này muốn nói cho cúng ta điều gì? Một đứa trẻ lúc nào cũng trải thảm hoa cho nó, có những điều kiện tốt nhất, nhưng nó vẫn bị bệnh liên tục. Còn một đứa kia có bò xuống đất, nó ăn bẩn mà sao nó không bệnh? Chúng ta đừng nói là do: “Trời sinh voi sinh cỏ”. Cái đó nó cũng chỉ là một phần. Nhưng một phần là nhờ sức đề khắng. Vì nếu chúng ta quá chăm sóc cho một đứa con của mình, hoặc chính bản thân mình. Thì sức đề kháng của mình cũng yếu dần đi. Còn đứa kia nó đủ sức để chống lại thời tiết lạnh lẽo. Chúng ta phải để ý điều này. Nghịch cảnh nó giúp cho chúng ta trưởng thành hơn. Cho nên con người chúng ta không nên tìm cho mình cuộc sống dễ dãi quá. Nếu bất lỳ một ai trong cuộc đời mà chọn cuộc sống dễ dãi quá, thì người đó đang chiều chuộng bản thân mình. Thì khi đó tính chấp ngã của người này càng cao. Và chính người này sẽ gặp đau khổ trong hoàn cảnh bất đắc dĩ xảy ra. Mà cuộc đời này không bao giờ chỉ có phẳng lặng và không có chông gai. Cho nên chúng ta nên nhớ, chúng ta phải biết dạy cho chính bản thân và những đứa con chúng ta mình biết những mặt phải và mặt trái của cuộc đời. Đừng đưa cho con mình những mặt phải của cuộc đời không thôi. Đừng dạy con mình bằng những thứ tiện nghi cao cấp, mà không bao giờ biết mặt trái cuộc đời là cái gì? Phải nói cho nó biết đâu là phải, đâu là trái. Phải nói cho chúng biết: Đây là cuộc sống giàu sang, đây là cuộc sống nghèo hèn. Mình phải biết dạy con các điều kiện trong cuộc đời này là gì?: Hôm nay khỏe, ngày mai bệnh. Tất cả những cái này phải biết và cân nhắc. Nếu chúng ta mà không có sự trải nghiệm như thế, thì trong cuộc đời này, không ai là thượng đế để tất cả mọi việc đều thuận chiều theo ý mình đâu. Rồi đến khi đó chúng ta rất đau khổ, và không kiềm chế được bản thân mình. Cho nên gian nan là điều giúp cho chúng ta rèn luyện được bản lĩnh của mình. Người phụ nữ và đàn ông, người làm cha và làm mẹ cũng vậy. Khi gặp gian nan, chúng ta cần phải đứng lên được. Chúng ta còn sống, còn đứng lên để làm lại cuộc đời, thì người đó có bản lĩnh. Cho nên có những bà bị chồng
  6. bỏ khi còn trẻ, nuôi 5 – 6 đứa con như vậy. Phải đi làm thuê để nuôi mấy đứa con. Khi con cái lớn lên, mỗi lần nhắc lại “Ngày xưa ba mày bỏ tao như vậy tao khổ lắm”. Nói rồi nước mắt chảy nhày nhụa. Tôi nói: “Cái gì mà phải nước mắt chảy”. Lúc đó các bà phải nói như thế này này: “Mày nhớ kỹ nè! Ngày xưa cha mày bỏ đi, mà tao nuôi được 5 đứa bây giờ có chỗ ăn ở đàng hoàng như thế này này”! Nếu chúng ta rơi vào trong hoàn cảnh như thế, thì chúng ta phải nói với giọng tự hào mới đúng. Tại sao mà phải khóc. Làm được như vậy là sống có bản lĩnh. Đâu có thể tủi thân mà nói với một cách như vậy. Mình tủi như vậy mình làm cho người bên kia khoái trí, tăng bản ngã. Chúng ta phải biết tập cho mình như vậy! Đôi khi chúng ta yếu đuối cũng có chỗ. Có những chỗ khi chúng ta yếu đuối thì chúng ta trở nên thiệt thòi. Cho nên mà chúng ta tùy chỗ mà thể hiện. Nhiều khi yếu đuối không giải quyết được tình thế, mà làm cho chúng ta mất giá đi. Tại sao mình lại phải như vậy. Cho nên trong cuộc đời này mình không nên cả tin bất lỳ một điều gì hết. Mình hãy tự đặt cho mình một vị trí sống, và bản lĩnh. Để thể hiện được rằng: không phải lúc nào mình cũng là sợi dây leo, sợi dây tầm gửi. Có những lúc mình phải đứng lên một cách mạnh mẽ. Tôi có nói ra điều này. Đó là: “Khi yêu ai thì hãy yêu một nửa, để nếu có gì xảy ra thì mình còn có đường mà sống”. Bây giờ mình có cái gì, mình cũng trao hết cho người ta, đến khi người ta bỏ mình đi thì mình cũng chết luôn đó. Mà cuộc đời thì bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra. Đừng bao giờ tự tin vào bất kỳ cái gì hết, kể cả công việc, tài sản, gia đình và thậm chí là bản thân chúng ta. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi cho chúng ta, những điều bất đắc dĩ trong cuộc đời như: “ Nếu ngày mai người tôi yêu bỏ tôi, tôi phải làm gì? Nếu một mai tôi bị mất việc, tôi sẽ làm gì? Nếu một mai tôi không còn tài sản nữa, tôi sẽ làm gì? ….” Chúng ta cứ đặt tất cả ra. Và chúng ta hãy tìm cho mình những câu hỏi thông minh và tuyệt vời nhất, thì chúng ta có những vốn cho mình để sống an vui và hạnh phúc trên cuộc đời này. Ai mà có những trả lời hay nhất và đạo đức nhất, thì mình đã cứu cuộc đời chúng ta một nửa. Chúng ta hãy nhớ như vậy. Đây là điều rất đơn giản, nhưng nó sẽ cứu cuộc đời mình trong ngày mai. Cho nên ở câu nói này, Đức Phật muốn nói cho chúng ta biết: “ Nếu như trong cuộc đời này mà không có gì xảy ra, thì chúng ta hay ngạo mạn lắm, kiêu ngạo lắm. Chúng ta nên nhớ rằng: Cuộc đời mình được bình yên là do may mắn mình có nhiều phước báo. Nhờ phước báo mà sẽ giúp cho mình vượt qua những khổ nạn một cách dễ dàng. Mà có những người nhiều khi rất chủ quan. Có
  7. những người thành đạt thì nói: “Tôi thành đạt từ hai bàn tay trằng và không nhờ vào ai”. Mặc dù là do sức, do tài mình đem ra như vậy đó. Nhưng chúng ta không nên ỷ vào những thứ chủ quan như vậy. tất cả mọi người trên cuộc đời này, về sức khỏe và trí óc thì không ai hơn ai cả. Ai cũng muốn mình giàu, xinh đẹp, hạnh phúc. Nhưng tại sao có người được, có người lại không được. Có phải là do mình khôn hơn người ta nên mình được không? Chúng ta đừng có sai lầm như vậy! Chúng ta có được hay không là do phước đức của chúng ta, chứ không phải tự nhiên mình có được đâu! Nếu chúng ta cứ ngạo mạn, không có sự suy tư và không có tâm đức, thì người đó sẽ bị mất đức và thất bại một cách dễ dàng. Cho nên ở đây khi chúng ta có điều gì tốt trên cuộc đời, thì hãy thầm cảm ơn rằng: Mình đã làm nhiều phước báo gì đây, đã gieo duyên lành. Cho nên hôm nay mình mới được như vậy. và hãy nhận ra điều đó thể khởi lòng thương với những người không được điều đó, và giúp đỡ những người khác. Còn mình mà tự kiêu ngạo là mình tự giết chính bản thân mình. Cho nên mình phải tự ruyền luyện bản thân mình. Hoạn loạn không biết có xảy ra hay không? Và nặng hay nhẹ thì mình không biết. Và nếu xảy ra rồi thì ta cũng không nên tiếc nuối quá, và ta phải tìm cách để làm lại trong cuộc đời. Tức là lấy những thất bại đó để rút cho mình một kinh nghiệm, một phương thức sống. Và đừng bao giờ kiêu ngạo và thách thức với cuộc đời. Đừng tự phụ và đừng thế này thế khác. Có những người khi có nhiều hạnh phúc hay quyền lực, sắc đẹp,… thì chúng ta quên đi những điều này. Cho nên tất cả những thứ gì có được trên cuộc đời này này đều vô thường. Đau khổ cũng vô thường. Người ta giữ được bền lâu hay không là do phương pháp của mỗi người. Chúng ta phải có tư tuy sống để giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ trong cuộc đời. “CỨU XÉT TÂM TÍNH ĐỪNG MONG KHÔNG KHÚC MẮC, VÌ KHÔNG KHÚC MẮC THÌ SỞ HỌC KHÔNG THẤU ĐÁO”. Xu hướng của con người chúng ta là rất lười tư duy. Một việc gì khó là chúng ta bỏ liền. Hay suy nghĩ điều gì đó mà chúng ta không ra là chúng ta bỏ ngay. Nhưng nếu cuộc đời của chúng ta mà lười tư duy thì bộ não của chúng ta sẽ…teo lại. Và chúng ta trở nên người kém thông minh. Tôi có đọc vài thông tin về bộ não của con người “ Một đời người của chúng ta chỉ có dùng 1/1000.000 bộ não của mình. Có nghĩa là sau khi chúng ta chết đi, thì 999.999 bộ não của chúng ta bỏ vào trong lòng đất. Như vậy một
  8. người tư duy bình thường cũng chỉ được như vậy, mà một người lười tư duy nữa thì…. bỏ nguyên si cái đầu này xuống đất luôn. Như chúng ta đã thấy, cái Computer người ta đã lắp đặt hàng triệu công dụng ở trong đó. Nhưng chúng ta chỉ biêt chơi game. Như vậy chúng ta đã quá hoang phí nhưng cái mà nhà khoa học đã sáng chế ra. Như vậy nếu chúng ta không chịu tư duy thì chúng ta lại phí nữa. Trên cuộc đời này, những nhà triết học, những nhà toán họ,…. Tất cả các vị này tư duy ra được những điều hay không phải là tự nhiên. Edison là một nhà khoa học người Mỹ, ông đã có 1200 bằng phát minh. Bóng điện, máy quay phim, radio,… những thứ này không có cái nào là không có sự đóng góp của ông trong đó. Chỉ có khác là nó đã được thay đổi một chút thôi. Chúng ta đã biết, để có được một sợi dây tóc này, thì ông đã phải đau đầu rất là nhiều. Ông đã tự đặt ra câu hỏi là: “làm sao để làm sợi dây tóc này kéo dài trong 1000 giờ. Và trong đời ông đã đau khổ như thế nào để tìm ra được sợi dây tóc cháy được 40 giờ. Trong đó có bông, xơ dừa, và tóc của mình. Không thể tưởng tưởng hết nhũng khó khăn đó. Nhưng rồi ông đã thành công. Nếu như những cái phát minh này mà dễ dãi như chúng ta chơi thì ai cũng có thể làm được. Chúng ta không có những dấu hỏi và chúng ta cứ tìm cuộc sống dễ dãi và rất lười tư duy thì cái đầu của chúng ta càng ngày càng kém thông minh đi. Và bây giờ đầu óc chúng ta tính dở hơn ngày xưa. Bây giờ chúng ta có máy tính tay, có computer cho nên các pháp toán cộng, trừ, nhân, chia của chúng ta rất là dở. Tại vì chúng ta dựa vào máy móc. Bây giờ mà các vị Cử nhân toán học mà tính nhanh hơn các bà ở chợ thì tôi chịu thua các vị, mà có khi bà ấy chỉ học xog lớp 1. Nếu chúng ta lười tư duy, cái gì cũng dựa vào máy móc, thì cái đầu của chúng ta còn nguyên vẹn. Nguyên vện ở chỗ là chúng ta không có xài. Cho nên ở đây “CỨU XÉT TÂM TÍNH ĐỪNG MONG KHÔNG KHÚC MẮC, VÌ KHÔNG KHÚC MẮC THÌ SỞ HỌC KHÔNG THẤU ĐÁO”. Có nghĩa là không một ai giỏi trên cuộc đời này mà không trải qua khó khăn và khổ luyện cả. Muốn học được cái gì đó, muốn giỏi được cái gì đó. Thì chúng ta phải biết hỏi vì sao? Những ai mà hay hỏi vì sao là những người thông minh, và nhanh hiểu. Cho nên họ mới đào sâu được tâm thức của mình. Khả năng của tất cả mọi người là thần đồng, là các bậc thánh nhân,… Nhưng chẳng qua là chúng ta không đào luyện, không rèn luyện con người để đạt được những điều đó thôi. Tất cả ai trong chúng ta đều là Tiến sĩ cả đó. Chẳng qua có những người học và có những người không học thôi. Nếu ai chịu học thì người đó sẽ đạt được thôi, hay học tiến sĩ không đúng với mục đích của mình thôi…. Vì mỗi
  9. con người chúng ta luôn tiềm ẩn những điều đó. Trong cuốn sách để trở thành thiên tài người ta nói rằng: Trong tất cả mọi người thiên tài mà cho là thiên bẩm chỉ có 4 % thôi. 96% là sự nỗ lực của bản thân. Như vậy thiên tài sẽ ở đâu? Chúng ta không có 4 % thì chúng ta có 96% nỗ lực đó, khi đó chúng ta sẽ trở thành thiên tài. Nếu thiên tài mà chỉ có 4 % mà 96% kia bỏ thì cũng có trở thành thiên tài được không? Chắc chắn là không! Cho nên việc học hay tất cả mọi việc thì “Cái khó nó ló cái không”. Chúng ta đừng bỏ qua cái gian khó. Như vậy các nhà văn, các nhà thơ, các nhà bác học khi phát minh ra cái gì đó, đều là những thứ…giật mình. Trước khi ngủ người ta tư duy cái gì đó, và trong giấc mơ thì lại hiện ra cho người đó. Như Mendeleep phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cũng ở trong giấc mơ. Và sau đó thì chợt tỉnh dậy và lấy bút ra chép lại. Đừng đơn giản hóa tư duy cảu mình. Đừng như lá khoai môn nước chảy đến đâu trơn tuột hết đến đó, thì nó rất là uổng. Cho nên đây là những dấu hỏi về sự suy tư duy cần phải đặt ra. Từ phương diện đời đến phương diện đạo. Tất nhiên là những cái gì cần thì chúng ta mới tư duy. Cái gì trong điều kiện khả năng suy nghĩ được thì hãy cố gắng. Đừng để bộ não mình bị tê liệt đi. Cả cuộc đời mình không có dùng được bao nhiêu trong bộ não mình đâu. Những nhà bác học cũng chỉ dùng 1 phần nhỏ nào thôi. Có thể là dùng bán cầu não trái, hay bán cầu não phải, hoặc có thể dùng hết mọi góc của bộ não. Nhưng không ai dùng hết bộ não của mình đâu. Đừng nghĩ mình kém cái này và kém cái kia. Do cái não mình lười hoạt động rồi, bây giờ mà suy nghĩa cái gì đó thì mình thấy nhức đầu và căng thẳng. Đó là tại mình chứ không phải là mình bị làm sao đâu. Khi đó ta hay uống thuốc bổ não vào, lúc đó càng uống thì cái não của chúng ta lại bị… đặc. Cái đó là sự thật, khi đó uống vào, rồi ngủ hết suy nghĩ luôn. Không phải là chúng ta thiếu tư duy đâu, mà là chúng ta lười tư duy nên sự hoạt động của nó kém. Cho nên chúng ta hãy cố gắng suy tư một chút, rồi sẽ thành công thôi. “XÂY DỰNG ĐẠO HẠNH THÌ ĐỪNG M0NG KHÔNG BỊ MÀ CHƯỚNG, VÌ KHÔNG BỊ MA CHƯỚNG THÌ CHÍ NGUYỆN KHÔNG KIÊN CƯỜNG”. Tôi đã được nghe một vài người nói rằng: Lúc bình thường thì không sao, nhưng khi phát nguyện ăn chay hay đi chùa thì bị rất nhiều mà chướng. Hai phương diện chúng ta cần phải suy nghĩ. Vì lời của Đức Phật dạy không có sai. Đức Phật đã từng dạy: “ Nếu không có những cản trở, nghịch lý trong cuộc đời. Thì đạo lớn khó thành”. Trước
  10. khi đức phật thành đạo thì Đức Phật là bị rất nhiều mà chướng về: Sắc đẹp, tài sản,… Nhưng ngài đã bình thản vượt qua. Từ “ ma” trong phật pháp không mang nghĩa là : Con gì có nanh dài, tóc xõa, nhìn ghê sợ,…”. Chúng ta đừng nghĩ như vậy. Những gì nghịch duyên trong cuộc đời tu hành là ma chướng. Thậm chí là vợ, chồng, hoặc con mình mà ngăn cản sự tu học của mình thì cũng là ma chướng. Ma chướng là như vậy. Cho nên suốt cuộc đời hành đạo của mình, ngài đã gặp rất nhiều mà chướng, rất nhiều cạm bẫy,.. Nhưng chưa bao giờ Đức Phật chửi những người đó. Nhưng trong kinh của Đức Phật người có nói như thế nay “Sở dĩ hôm nay ta thành đạo sớm và lớn là chính là ta đã gặp Đề - Bà - Đạt – Đa đã nguyện là bồ tát nghịch hạnh để giúp đạo ta chóng thành”. Đức Phật không bao giờ lấy đó là nản lòng, mà Đức Phật coi đó là những thử thách. Những ma chướng là những gì rào cản của chúng ta. Ví dụ: Bây giờ chúng ta chưa ăn chay thì ta cảm thấy bình thường. Khi chúng ta phát tâm ăn chay rồi thì chúng ta thấy them đủ thứ. Bình thường chúng ta ăn thịt quay, gà rán,… thì chúng ta thấy ngán. Nhưng khi chuyển qua ăn chay thì ta lại thấy thèm nó kinh khủng. Cái đó gọi là ma chướng đó. Ma chướng nó là thử thách. Vì khi chúng ta chuyển qua ăn như vậy là chúng ta đi ngược lại với thói quen. Chúng ta bị những thói quen đó hành mình. Cho nên trong cuộc đời này ai mà đã quen với ăn ngon, mặc đẹp, danh vọng quá nhiều, thì khi tu tập rất là khó. Nếu mình đã có những thói quen đó, thì khi tu tập ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Giống như người đã quen uống rượu mà giờ lại muốn bỏ rượu để tu tập, thì sẽ bị thói quen đó hành hạ là nhiều. Cho nên khi tu học, thì chúng ta bị chính thói quen đó hành hạ chúng ta mà thôi. Chúng ta phải nhận ra điều này để quán chiếu lại bản thân mình. Đừng nói rằng: Ông Phật thử mình, hay ai thử mình. Mà chính thói quen của mình thử mình mà thôi. Tuy nhiên cũng có những ma chướng do mình tạo ra nữa. ví dụ: Trước đây chưa ăn chay thì ăn cùng một nhà, cùng mân, cùng giờ, rất là vui vẻ. Bây giờ khi ăn chay thì phân tách ra người này ăn chay, người này ăn mặn. Người này ăn giờ này, người kia ăn giờ kia,… Nó rối lên làm cho con người ta phiền phức. Có những cái do mình tạo ra, mình không khéo léo và mình chủ quan và cho mình là đúng mà. Và những cái đó tự ta ràng buộc nhau. Cho nên con người học tu phải tùy duyên mà uyển chuyển. Cho nên một con người học tu được thì người đó phải khéo léo. Học tu cũng là một nghệ thuật, mình làm gì không biết, nhưng mình bảo vệ được sự tu học của mình là được rồi. Nhiều lúc cũng không cần cho người ta biết cái này là tốt, cái này là cao thượng. Và cũng đừng nghĩ
  11. rằng: Tôi ăn chay là sạch, người ăn mặn là dơ. Tôi như thế này là quý, người khác là tiện. Nếu mình làm được như vậy, thì chúng ta đã giảm bớt đi bao nhiêu rào cản trong này. Cho nên về vấn đề mà chướng thì chúng ta cần phải suy nghĩ. Tất cả sự ràng buộc này chỉ có 2 lý do. Một là do chúng ta vụng về tạo ra. Hai là do nhưng thói quen chúng ta tạo ra. Chúng ta cứ nghĩ lại đi xem có phải là như vậy không? Cho nên khi chúng ta học tu thì chúng ta phải ngồi tư duy, để chúng ta hóa giải con đường mà chúng ta đang đi. Tự mình phải hoàn hoàn thiện được con đường mình đã chọn một cách không khéo nhất. sự thật là mình có muốn hay không muốn thì ma chướng đó vẫn xảy ra với bản thân chúng ta thôi. Vì vậy chúng ta phải không khéo trong những chuyện này để đi hết được con đường mà mình đã chọn. “LÀM VIỆC ĐỪNG MONG DỄ THÀNH,VÌ DỄ THÀNH LÒNG THƯỜNG KIÊU NGẠO”. giống câu thứ 2 “GIAO TIẾP ĐỪNG MONG LỢI MÌNH, VÌ LỢI MÌNH THÌ MẤT ĐẠO NGHĨA”. Tôi cũng nghĩ câu này nhiều lắm. Cuộc đời có nhiều điều bạc bẽo, khi người ta có việc gì cần thì họ gọi điện thoại cho mình liên tục. Thậm chí bất kể thời gian nào họ cũng gọi điện thoại cho mình để tìm cách giải quyết. Nhưng khi xong việc rồi thì thậm chí ra ngoài đường gặp mình họ còn không thèm chào nữa. Thực ra thì tôi cũng không buồn những chuyện đó. Những tôi thấy ở đời có những con người như thế này: Khi người ta làm ăn được, hay người ta cho mình tiền xong xuôi, người ta đi đến một nơi biền biệt mà ta không biết đi đâu, và không có liên hệ gì hết. Nhưng đến một thời gian mà lại gọi điện thoại kiểu như: “anh ơi khỏe không? Chị ơi khỏe không?” là mình biết chuẩn bị có chuyện rồi đó. Chuyện … xin tiền. Chứ chuyện gì nữa. GIAO TIẾP ĐỪNG MONG LỢI MÌNH, VÌ LỢI MÌNH THÌ MẤT ĐẠO NGHĨA. Nếu mình mà làm như vậy thì mình không cón đạo nghĩa gì nữa. Tình nghĩa phải có sự tôn trọng, nếu cả hai đều có sự tôn trọng. Mà cái tình này mà có sự tôn trọng thì chỉ có tình cảm của cha mẹ đối với con cái thôi. Còn tình bạn song phương thì ít khi có lắm. Tại vì cha mẹ không bao giờ tính toán với các con, không có hơn thua trong những chuyện như thế. Nhưng nếu chúng ta giao tiếp ở bên ngoài, giao tiếp làm ăn. Thì không khéo họ cho rằng là mình lợi dụng thôi. Họ sẽ có sự khinh rẻ đó ở trong lòng. Cho nêm mình chơi với ai đừng để cho họ
  12. nói mình rằng “Thấy người sang bắc quàng làm họ”. Có những khi ta chơi rất là trượng phu, đã được nể kính rồi thì cái gì cũng được. Nhưng nếu trước khi ta chơi mà ta đặt trong lòng phân tích hơn kém trong đó quá, thì tình nghĩa sẽ mất đi. Đó là cái suy nghĩ để tự lợi dụng lẫn nhau là chính. Như vậy đừng dễ vui, và đừng dễ đơn giản để mất giá trị của mình bằng những cái rất thông thường như thế này. Cho nên chúng ta ai cũng phải có sự tự trọng, để khi chúng ta giao tiếp vói nhau đều phải có sự tương kính. Và nếu có sự tương kính thì chúng ta phải có chữ TÍN với nhau trong cuộc đời, với những người mà ta đối nhân xử thế, thì chúng ta mới có thể bền vững lâu dài được.Tôi chỉ nghĩ được tạm thời là như vậy. “VỚI NGƯỜI ĐỪNG MONG TẤT CẢ ĐỀU THUẬN CHIỀU THEO Ý MÌNH, VÌ THUẬN THEO Ý MÌNH TẤT SINH TỰ KIÊU”. Câu này phụ nữ chiếm nhiều trong xã hội. Phần lớn vì nữ tính, muốn chiều để được việc, để được yêu thương. Nhưng lâu dần thành tính muốn oai lúc nào không hay. Nhưng con người chúng ta thường “được voi đòi tiên” hay “Được nước làm tới” là vậy. Vì những mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái cũng vậy. Chúng ta thấy đó, nếu như ai mà được thuận chiều nhiều quá, thì lòng tự kiêu của người đó lớn. Lòng kiêu ngạo đó rất là lớn và rất âm thầm. Nếu một ngày nào đó mà có điều gì đó không hợp với ý mình là chúng ta có thể trỗi dậy bản ngã và tức giận. Cho nên nếu ai khéo hiểu được điều này thì tránh leo thang chuyện này đi. Con người tự cho phép mình những thứ rất vô tình. Rồi thời gian trôi qua nó sẽ nhiễm vào bản thân con người mình lúc nào không hay.Vua chúa ngày xưa, hay các vị có quyền hành trong xã hội nếu không nhận ra những điều này, thì sẽ tự phụ và tự kiêu rất lớn. Cho nên những người giám đốc, hay những người lãnh đạo hay nổi nóng và tức giận. Họ muốn nói ra điều gì thì người ta cũng phải chấp nhận và nghe theo. Trong một hoàn cảnh mà ta được yêu thương, chiều chuộng thì bản ngã và sự kiêu sa của chúng ta lồng vào trong đó. Cho nên thậm chí con cái và cha mẹ cũng vậy. Nếu ta cưng chiều nó quá, khi mình trong cho phép nó làm việc gì, nó có thể bỏ nhà ra đi ngay hay chống đời liền. Nếu chúng ta là người có suy nghĩ và có sự tu tập trong này thì chúng ta phải hiểu: Khắc phục được một tật xấu là một điều tu tập, cho nên chúng ta phải nhận ra, không nên tự ngã bằng những cái như vậy. Mình sẽ tự hại mình khổ thôi. Nên tập mình làm sao mà cuộc sống có bản lĩnh và tế nhị, hiền hòa
  13. và tốt đẹp. Mình phải nhận ra được bản thân mình. Chúng ta có những thói quen không tốt “Khi hạt cát rơi vào mắt thì bằng mọi cách phải lấy ra. Nhưng nếu hạt vàng và hạt kim cương rơi vào mắt thì chúng ta … bưng lại”. Tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng: “Không biết hạt cát hay hạt vàng, cứ cái nào làm cho chúng ta ngượng mắt thì chúng ta phải lấy nó ra”. Chúng ta cứ cho danh lợi trong xã hội, những lời xưng hô là giả tạm, chúng ta cho nó là phù hoa, giả tạm. Nhưng bây giờ chúng ta lại tức giận với những lời xưng hô đó. Thì chúng ta đang “chối bỏ mạt cát, mà chấp nhận mạt kim cương” đó. Như vậy chúng ta phải nhận ta mình ngay. Mình phải nhận ra mình ngay, và giúp họ chuyển hướng lại.Đó mới là điều quan trọng. Mình cứ nghĩ đi, khi mình làm những việc đó thì giúp ích được gì cho chúng ta. Nó khiến ta mất đạo đức, nhân cách. Chúng ta phải tỉnh táo để cứu lại những tình trạng này. Có thể chúng ta bị bức xúc phát tác, nhưng chúng ta phải kịp thời nhận ra được. Đừng đồng hóa với những ý niệm đó, để mình nghĩ nói là đúng rồi mình làm theo ý nghĩ đó, rồi mình sân si. Rồi chúng ta tạo ra sự kiêu ngọa đó trong cuộc đời. Mình phải nhận ra những gì mình đúng, mình sai. Vợ chồng, cha mẹ con cái phải nhận ra và giúp đỡ nhau để tiếp thu một vấn đề cho tốt. Còn nếu độc tài, quyết đoán thì mình đang hại chính bản thân mình và hại người. Nhưng con người mình nó thầm lặng, càng được cưng chiều thì lòng lại kiêu ngạo càng lớn. Mình ở trong nhà thì mình được cưng chiều như vậy, Nhưng khi ra ngoài xã hội mình có được cưng chiều như vậy nữa không? Cho nên nếu ta cứ tập với những điều này thì ra ngoài mình sẽ bị người ta đập lên đập xuống liên tục. Hãy cố gắng rèn luyện tinh thần của mình như trái trứng luộc. Luộc càng kỹ thì càng chắc. Đừng như những trái trứng sống, chỉ cần một lực nhẹ là có thể khiến cho tan tành “THI ÂN ĐỪNG MONG CẤU ĐỀN ĐÁP, VÌ CẦN ĐÁP TRẢ LÀ THI ÂN CÓ MƯU ĐỒ”. Trong tâm lý học có điều là lây lan tình cảm. Ví dụ như thế này “Có một anh chàng thích cô gái này, nhưng không biết làm sao để chinh phục cô ta. Nhưng đối diện thì cô này không thích. Nên anh này đã tập làm một thói quen là cứ mỗi buổi sáng mang một bó hoa đến để trước cửa nhà cô gái này. Thì ban đầu thì cô cũng cảm thấy khó chịu, nhưng cả tuần như vậy thì cô gái ấy cũng thích thú. Bắt đầu những ngày sau thì anh chàng này bẵng đi mấy ngày. Thì ngày hôm sau ra cô này không thấy bó hoa, cô gái thấy
  14. thiếu thiếu cái gì đó. Khoảng 1 tuần sau chàng trai lại tặng hoa thì cô gái rất mừng”. Đó là hiện tượng lây lan tình cảm. Có nghĩa là để tập cho người khác có được sự chiều chuộng, thì trong cuộc cuộc đời này họ vun túng tiền bạc và tất cả mọi thứ cho người đó. Mà trong cuộc đời gọi là ga-lăng đó. Có nghĩa là thế này thế, thế khác nhưng mục đích chính là để chinh phục người đó. Sự giúp đỡ đó không mang tính chất của một con người cao thượng, mà nó mang tính cách là “Thi ân mà cầu đền đáp”. Hoặc thấy người ta thấy họ sẽ thành công trong tương lai, mình giúp đỡ họ đủ điều để mong khi họ thành công họ sẽ trả lại cho mình. Nhưng nếu mà họ không được như ý muốn thì sao? Chắc chắn là họ sẽ trở mặt lại với mình ngay. Trong xã hội này tôi thấy nhiều người giúp đỡ mọi người không mang tính toán gì hết. Chỉ cần thấy họ khổ muốn giúp đỡ mọi người thì việc gì và ai thì họ cũng làm hết. Nhưng có một số người lại có quan niệm rằng: Tôi giúp họ tôi sẽ được cái gì? Nếu được cái gì to tát thì họ mới làm. Đó là thi ân có nưu tính. Một con người vĩ đại mà muốn được cả thế giới biết đến là một con người có tình thương không biên giới. Chúng ta đừng mong chúng ta làm mà có một ai đáp trả. Sự thật nếu là như vậy thì ta sẽ thất vọng không biết bao nhiêu lần. Sự thật trong cuộc đời này không phải mình giúp ai là người đó sẽ trả mình đâu. Chúng ta phải có suy nghĩ thoáng hơn, giúp thì cứ giúp, giúp trong khả năng của mình. Nhưng mà nghĩ giúp để mai này người ta giúp lại thì nó có nhiều điều xảy ra lắm. Vấn đề thứ nhất: Nếu người đó không giúp lại mình, mình thất vọng. Vấn đề thứ hai: Nếu trong cuộc sống có những lúc mình yếu kém mà họ không giúp, thì mình lại đau khổ hơn. Cho nên người ta hay nói “Ăn cháo đá bát” để chỉ những người phản bội. Và bên cạnh đó người ta còn dạy mình một câu nữa là: “Có tiền nên cho chứ đừng cho mượn. Cho thì bất hóa tạo ra kẻ vô ân, cho mượn thì tạo ra một kẻ thù”. Để thấy rằng: Nếu chúng ta đã chấp nhận làm việc tốt thì chúng ta hãy làm cho trọn. Chúng ta cứ giúp, sau này nó giúp lại thì tốt không giúp lại cũng không sao. Đời chúng ta nếu giúp người điều gì? Thì cuộc đời sẽ trả lại cho chúng ta một điều tương đương. Thậm chí là hơn những điều mà mình đã giúp người ta. Nhưng không nhất thiết là phải người đó. Chúng ta nhớ là như vậy. Có phước báo trên cuộc đời thì mình sẽ không sợ trên cuộc đời mình phải đau khổ đâu. Có câu nói “Lù khù ông cù độ mạng” là như vậy. Cho nên hãy làm những việc đáng làm. Đừng trách móc gì cả. Hãy tập cho mình có tâm đại bi và lòng quảng đại đi. Đừng có cái tâm ỷ oi từng cái một như vậy. Như hồi nhỏ đi học mình cho người ta chép bài, rồi
  15. mình nghĩ khi nào mình khó khăn thì nó cho chép bài lại. Nhưng nếu một ngày nào đó mình không làm được bài mà nó không cho mình chép bài lại thì sao? Khi đó mình trách móc người ta. Thực ra trong cuộc sống này việc đối nhân xử thế là tùy vào từng người. Nhưng nếu chúng ta nhận biết ra được những điều đó thì ta đang tự cứu bản thân chúng ta rồi. Chứ nếu mình không nhận ra thì sau này có người khổ đến cần ta giúp đỡ ta lại không làm. Vì mình cứ nghĩ người này từng phụ mình, thì “Trúng vỏ dưa sợ vỏ dừa”. Và mình không giúp người ta nữa. Như vậy nó đã ngăn chúng ta đến con đường làm thiện. Như vậy chúng ta là con người có hiểu biết, có đạo đức thì chúng ta làm được điều gì thì chúng ta cứ làm. Những điều đó đừng mong đáp trả gì hết. Tùy lương tâm của người đó, người ta làm được thì tốt, không làm được thì cũng không sao, thì khi đó chúng ta mới không có điều trở ngại trên con đường làm việc tốt của chúng ta. “THẤY LỢI ĐỪNG NHỮNG TAY VÀO, VÌ NHÚNG TA VÀO THÌ HẮC ÁM TÂM TRÍ”. Sự thật là trên cuộc đời chúng ta bị thất bại, đau khổ bởi vì chúng ta tham. Những người mà thích đánh bài trong Casino là vì sao? Nếu không vì lòng tham thì không có một sòng bài nào có thể lừa được họ. Sự thật là chưa bao giờ họ cho người khác một đồng. Chưa bao giờ đi làm từ thiện. Nhưng họ chấp nhận bỏ tiền ra vào Casino hàng triệu đồng như vậy. Chúng ta đặt câu hỏi tại sao? Vì lòng tham của họ mà họ bị lu mờ tâm trí. Cho nên tất cả những người muốn gạt được người ta thì hãy đánh vào lòng tham của họ. Những người lừa được thiên hạ vì họ học được những chiêu này. Tức là tâm lý biết ai cũng tham, rồi họ vẽ ra thế này, thế kia rồi họ lao vào khi đó thì họ sẽ chết. Cho nên để lừa người khác, thì chúng ta phải tạo ra những cái bẫy này, để lừa gạt. Vì vậy trên cuộc đời này nếu ai ít tham thì ít lỗi lầm, ít phải rơi vào đau khổ này. Cho nên con người chúng ta bị lòng tham chi phối rồi thì chúng ta sẽ mất, sẽ bị chi phối. Có một câu chuyện thật như thế này Cách đây vài năm ở những vùng quê hay có loại tiếp thị dầu gội. Thì họ nói rằng: Công ty sẽ cho mỗi người là 5 chai dầu và trong mỗi chai dầu gội đó có một vé trúng thưởng. Họ có 1 danh sách giải thưởng từ xe máy, bếp ga, nồi cơm điện,…, và cái thấp nhất là cái bật lửa. Họ nói những lời rất ngọt và cơ hội trúng thưởng của mọi người là rất cao. Họ tiếp thị rằng: Công ty sẽ trao quà tận nhà cho khách hàng, và chi phí mỗi
  16. lần chuyển một món hàng là 150.000 đồng. Và không có gì bất ngời khi toàn bộ giải thưởng mở ra toàn là…bật lửa ga. Có rất nhiều người bị lừa khi bỏ ra 150.000 đồng mà chỉ để lấy 5 cái bật lửa. Và hình thức tiếp thị này hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều theo hính thức trá hình và có rất nhiều người tiếp tục bị lừa Cho nên người trong cuộc sống phải biêt chế ngự lòng tham của mình. Phải biết được những cạm bẫy trên cuộc đời. Những gì là món lợi lớn thì phải ngồi suy nghĩ.Nếu cái đó có lợi thì thiên hạ đã ăn hết rồi, hoặc nó đem cho người thân họ hết rồi, chứ không bao giờ họ lại cho mình. Chúng ta luôn luôn phải nhớ “Trái chín giữa đường chỉ có trái độc”. Vì vậy trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải suy nghĩ cho kỹ trước khi bắt tay vào. “OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ, VÌ BÀY TỎ LÀ HÈN NHÁT, MÀ TRẢ THÙ THÌ OÁN ĐỐI KÉO DÀI”. Câu này tôi thấy người Phật tử hay lấy ra để dùng. Nhưng dùng đúng hay không thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Tại vì có khi chúng ta dùng mà ta cứ lặp đi lặp lại theo một công thức. Cho nên một số điều ta nói cho họ oan, mà không cho họ lý giải, rồi lấy câu “OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ” bịt miệng người ta. Chúng ta nên nhớ rằng: Việc gì trên cuộc đời này mà không đúng, trái lẽ thì chúng ta có quyền nói, có quyền chứng minh cho mình. Điều đó không hề xấu xa và tội lỗi. Có câu chuyện thế này. Có một cô gái gặp chuyện oan ức mà cô đã phải chịu với thời gian là 10 năm. Thì có người đã nói như thế này. Con người ta có hai oan ức mà phải chịu. Thứ nhất: Chấp nhận oan ức vì họ là người yêu thương của mình, mình chấp nhận hàm oan để các người đó được vui vẻ, hạnh phúc. Thứ hai mà mình phải chịu là: Cái nợ của người khác mà mình thiếu quá lớn, không có dịp để đền đáp. Đây là cơ hội để mình đáp trả, nên chấp nhận hàm oan để trả lại những ân tình, những món nợ mà người ta từng lo lắng cho mình qua nhiều. Ngoài hai lý do này ra, chẳng có lý do gì mà chúng ta phải chấp nhận sự hàm oan như thế. Giữa thanh thiên bạch nhật cuộc đời này đã có luật pháp giúp cho chúng ta minh bạch tất cả mọi điều. Chúng ta có học và cái miệng này sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều điều. Tại sao Đức Phật lại dạy “OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ,
  17. VÌ BÀY TỎ LÀ HÈN NHÁT, MÀ TRẢ THÙ THÌ OÁN ĐỐI KÉO DÀI”. Điều này Đức Phật không dạy cho các phàm phu chúng ta. Mà đây là thủ thách, là hàng rào cho những ai đi theo con đường Bồ tát hạnh. Chứ không phải là những người bình thường như chúng ta. Muốn trở thành Phật, đi vào đất Phật thì phải vượt qua được những điều này. Vì vậy Quan Âm Thị Kính ngày xưa chấp nhận sự hàm oan để bị đánh đập. Nếu lúc đó mà Thị Kính nới rằng: “Tôi là nữ” thì sẽ không ai vu oan cho Thị Kính. Nhưng chỉ có điều nói là nữ thì không được đi tu. Như vậy chúng ta thấy: Chấp nhận sự hàm oan để trở thành Phật. Như vậy oan ức không cần bài tỏ là một thử thách trên con đường hành trì Bồ tát hạnh. Khi nào mà chúng ta phát tâm Bồ tát hạnh thì chúng ta mặc nhiên chấp nhận điều này, để chúng ta thấy chúng ta còn tham lam, tức giận nữa hay không? Còn nếu một người phàm phu mà bắt họ phải im lặng để chịu hàm oan, thì thật là quá đáng. Như vậy trên một một vấn đề nào đó, thì ta vẫn có quyền biện bạch cái nào đúng, cái nào sai.Vì vậy chúng ta phải hiểu một cách đúng đắn để sử dụng cho đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2