intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mười hành động tự làm hại bản thân

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

134
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Mọi người đều có khả năng làm những gì mà tôi làm và thậm chí còn làm tốt hơn. Một số trong các bạn sẽ làm được như vậy, còn số khác lại không thể. Đối với những ai không thể, đó là bởi vì bạn làm một mình một kiểu, và bởi vì thế giới không thừa nhận bạn" - Warren Buffett đã diễn thuyết như vậy tại Đại học Washington về việc đạt được thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mười hành động tự làm hại bản thân

  1. Mười hành động tự làm hại bản thân "Mọi người đều có khả năng làm những gì mà tôi làm và thậm chí còn làm tốt hơn. Một số trong các bạn sẽ làm được như vậy, còn số khác lại không thể. Đối với những ai không thể, đó là bởi vì bạn làm một mình một kiểu, và bởi vì thế giới không thừa nhận bạn" - Warren Buffett đã diễn thuyết như vậy tại Đại học Washington về việc đạt được thành công. Buffett có ý gì khi nói rằng "bạn làm một mình một kiểu?". Ông ấy muốn nói rằng, đó là khi bạn làm mọi việc theo một cách quá chủ quan. Sau đó, khi phản ứng trước một tình huống khách quan, bạn làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, việc thừa nhận khó khăn của bản thân lại gây thêm sai lầm. Thừa nhận với người khác và bản thân rằng: bạn gặp sai lầm và bạn đã tự chôn mình vào hố là việc thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Muốn thành công trong công việc? Bước đầu tiên: gạt bỏ cách thức của riêng bạn Nếu như bạn là một lãnh đạo thông minh, tại sao bạn lại có những hành động tự hại mình và phản tác dụng như vây? Đó là bởi vì, bạn phản ứng như những người khác khi rơi vào tình cảnh khốn quẫn. Khốn quẫn rất khác biệt với sự căng thẳng. Căng thẳng có lợi cho bạn. Nó đẩy bạn tới giới hạn của bạn để nhìn ra những gì bạn đã làm và cho phép bạn thử thách lòng can đảm trước những thách thức. Khi gặp căng thẳng, bạn vẫn tập trung được vào các mục đích ngắn hạn và dài hạn. Khi sự căng thẳng tới mức quá đáng (chẳng hạn, có rất nhiều việc xảy đến với bạn quá sớm và theo quá nhiều hướng khác nhau), bạn bị ngập đầu và bước vào trạng thái cùng quẫn. Khi bạn cùng quẫn, các sự tập trung của bạn ngay lập tức bị phân tán, và bạn không thể nắm chắc các mục đích mà bạn hướng tới. Sau đó, thì sự ưu phiền sẽ nắm quyền điều khiển, chứ không phải là lý trí của bạn. Bạn làm việc một cách hấp tấp và tự hủy hoại chính mình. Nếu những kiểu ứng xử này tái diễn nhiều lần, nó sẽ phát triển thành những hành động tự hủy hoại bản thân và trở thành một phần trong tính cách của bạn. Vậy, khi làm lãnh đạo, những kiểu hành động tự hủy hoại bản thân và đồng thời làm tiêu tan sự nghiệp có thể xảy ra là gì? 1. Nghĩ rằng bạn là người tuyệt đối cần thiết: Nếu bạn sở hữu riêng công việc của mình (và không đầu tư vào ai đó sẽ thay thế bạn, hoặc bạn không có một chiến lược cho việc rút lui), bạn có thể sẽ là người không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu như bạn đang ở vị trí lãnh đạo, và bạn nghĩ rằng, nhóm điều hành sẽ không thay thế bạn, bởi rất khó để thay thế bạn bằng một người khác, bạn nên suy nghĩ lại. Không ai là không thể thay thế được. 2. Sai bảo hoặc ra mệnh lệnh với người khác: Khi bạn làm như vậy, bạn đã chuốc lấy sự thất vọng và oán giận. Thay vì khuyến khích mọi người lên, bạn lại làm họ bối rối. Trong một trường hợp khác, sự kháng cự hoặc nổi loạn sẽ thay thế cho động lực. Tại sao họ lại muốn đem lại thành công cho bạn khi mà bạn đối xử với họ một cách phi nhân tính và coi họ là những cỗ
  2. máy chứ không phải là con người? 3. Không lắng nghe: Bạn khiến mọi người thất vọng bằng cách làm cho họ cảm thấy rằng, bất kể thứ gì mà họ nói đều không quan trọng. Trong trường hợp này, còn tệ hơn cả việc chống đối, họ chấm dứt mọi nỗ lực bởi vì họ cảm thấy rằng, bạn chẳng quan tâm gì tới điều gì họ coi là quan trọng. Vậy thì tại sao họ lại phải quan tâm tới cái mà bạn cho là quan trọng? 4. Không ủy quyền: Nếu sau khi bạn bảo mọi người làm điều gì đó, nhưng bạn không tránh đường cho họ làm việc và cho phép họ làm việc, họ sẽ bắt đầu đoán (hoặc chính xác hơn là, họ không biết là bạn muốn cái gì từ họ) - điều này sẽ khiến cho họ sa lầy. Khi bạn nhìn thấy sự do dự của họ (điều mà bạn gây nên từ chính việc quản lý họ ở tầm vi mô), điều đó sẽ gây khó khăn hơn cho bạn khi để cho họ tự điều khiển trái bóng. 5. Dùng biệt ngữ: Nếu bạn muốn nói một điều quan trọng, hãy nói nó sao cho mọi người có thể hiểu được. Sử dụng biệt ngữ với mọi người khiến cho họ cảm thấy khó hiểu. Do vậy, hiếm khi nào họ cảm thấy thoải mái để nói với bạn rằng: họ không thể tán thành những gì mà bạn nói. 6. Sợ phải sa thải: Một trong những trách nhiệm lớn nhất của bạn khi là lãnh đạo, đó là phải sa thải một nhân viên kém cỏi, làm việc không hiệu quả và phá hoại tổ chức. Có một số việc có thể đem lại hoặc làm mất đi sự tôn trọng của mọi người trong tổ chức dành cho bạn khi làm sống dậy hoặc né tránh trách nhiệm này. Đừng có tự lừa dối bản thân. Mọi người đang quan sát bạn. 7. Sợ hãi và né tránh đưa ra các phê bình về cách thức làm việc: Đưa ra các phê bình về cách thức làm việc có thể khiến mọi người nản chí. Chúng đòi hỏi sự rõ ràng và rành mạch về những gì mà mọi người cần làm để tự cải thiện và sau đó đảm bảo rằng chúng sẽ được thực hiện. Bạn biết rằng: các kết quả mà bạn muốn từ các nhân viên của mình đối lập với những gì mà họ nên hành động để đạt được kết quả đó. Kết quả là, bạn sẽ thường xuyên phải làm những bản phê bình đó một cách chiếu lệ, hơn là sử dụng chúng như là những công cụ để cải thiện cách thức làm việc. 8. Sợ phải đối đầu: Bạn càng tập trung vào những gì cần tới khả năng trí óc và các kỹ năng phân tích để đặt ra các mục đích và phát triển các kế hoạch, bạn càng có nhiều khả năng để đối phó với các trạng thái bối rối về mặt xúc cảm. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Travis Bradberry và Jean Greaves về các Tài năng đã chứng minh rằng: khả năng nhận thức mang tính cảm xúc tăng lên khi bạn bước sang nhóm lãnh đạo cao cấp, và sau đó giảm sút khi bạn trở thành ủy viên ban quản trị và các lãnh đạo cấp cao hơn. Điều đó có thể do các ủy viên quản trị cần phải "thực thi" các chiến lược và, để làm được điều đó, họ phải giám sát các nhân viên của mình giống như một chiếc máy hơn là một con người. Kết quả là, cảm xúc tiêu cực của nhân viên khi chịu sự đối xử như vậy đôi khi có thể khiến bạn choáng váng. Bạn có thể phản ứng lại bằng cách chấp nhận một trạng thái tâm lý khó khăn và tránh sự đối đầu cần thiết để giữ cho tổ chức khỏi chệch hướng. 9. Sợ thất bại: Khi bạn trở nên già hơn, sự sợ hãi trước các sai lầm có thể lấn át mong muốn về những điều đúng đắn. Niềm tin của bạn bị ăn mòn và nó cho phép bạn nghi ngờ, rồi sau đó di căn sang khả năng đưa ra quyết định của bạn. Thời gian qua đi sẽ khiến bạn trở nên quá do dự khi phải mạo hiểm nhằm giúp cho tổ chức hưng thịnh và phát triển. 10. Không thuyết phục nổi người khác: Khi mà những gì bạn nói và làm không còn ý nghĩa,
  3. không còn đúng, hoặc mọi người không thể làm được, họ sẽ lảng tránh thay vì tham gia vào những gì mà bạn muốn họ làm. Họ có thể "bằng mặt mà không bằng lòng" với bạn trừ khi mà họ thực sự mong muốn tham gia. Bạn có thể làm gì nếu như bạn hành động theo cách tự hủy hoại bản thân mình? Vấn đề là bạn phải thường xuyên nhận thức và giải quyết thực tế như nó vốn có, chứ không phải như bạn áp đặt. Để làm điều này, hãy tìm kiếm, săn những chiếc đầu sáng láng nhất có thể. Ronald Reagan nói rằng: "Hãy để bao quanh bạn là những người xuất sắc nhất mà bạn có thể tìm thấy, trao quyền lực cho họ, và đừng gây cản trở cho tới khi nào chính sách mà bạn vừa quyết định được tiến hành". Chúng ta có thể bổ sung là: Hãy để bao quanh bạn là những người đáng tin cậy - những người không do dự trong việc để cho bạn biết khi nào bạn chệch hướng và sau đó thúc khủy tay hay đá bạn quay trở lại tiến trình. K. Minh Theo Refresher
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2