intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mười lời khuyên hàng đầu khi thương lượng mức lương

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn sẽ thương lượng lương với nhà tuyển dụng như thế nao? nếu đó là lần đầu tiên bạn đi phỏng vấn tìm việc mà nhà tuyển dụng đề nghị bạn đưa ra mức lương yêu cầu? hãy tham khảo 10 lời khuyên sau bạn sẽ có câu trả lời cho vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mười lời khuyên hàng đầu khi thương lượng mức lương

  1. Mười lời khuyên hàng đầu khi thương lượng mức lương Bạn sẽ thương lượng lương với nhà tuyển dụng như thế nao? nếu đó là lần đầu tiên bạn đi phỏng vấn tìm việc mà nhà tuyển dụng đề nghị bạn đưa ra mức lương yêu cầu? hãy tham khảo 10 lời khuyên sau bạn sẽ có câu trả lời cho vấn đề này. 1. Hãy thuyết phục. Khó lòng bắt buộc sếp của bạn tăng lương và cố công làm như thế
  2. chỉ khiến cho mối quan hệ công việc có nguy cơ bị phá vỡ. Mặt khác, sẽ dễ thuyết phục ông ta hơn khi nói rằng điều này có thể mang lại lợi ích cho công ty nếu tăng lương cho bạn và khi làm thế bạn sẽ có nhiều khả năng cải thiện cách thương lượng với những người khác. 2. Đặt mục tiêu cao nhưng thực tế. Bạn nên đặt ra cho mình các mục tiêu cụ thể? Bạn muốn được tăng lương? Bạn quyết tâm làm điều này? Tuy nhiên, các đề nghị của bạn phải dựa vào thực tế khách quan không phải ý định chủ quan. 3. Bắt đầu bằng giọng điệu vừa phải. Để thuyết phục thành công, cần cho sếp biết rằng bạn sẽ cố gắng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của ông ta. Đồng thời, bạn kỳ vọng sếp của mình cũng làm thế, nhờ vậy các bạn có thể cùng nhau xác định được vấn đề. Tránh lối nói đưa ra tối hậu thư, đe dọa và bất kỳ hành vi mang tính tiêu cực nào khác.
  3. 4. Trình bày rõ ràng mối quan tâm của bạn. Thù lao của bạn cần phải thỏa mãn các nhu cầu đa dạng khác, chứ không chỉ riêng mức lương. Hãy đảm bảo bạn đã suy nghĩ về các khoản thù lao như: khoản chia lợi nhuận, quyền lựa chọn mua cổ phiếu, thưởng, trách nhiệm lớn hơn và kế hoạch thăng tiến nhanh hơn, tăng kỳ nghỉ hoặc thời gian làm việc linh động. 5. Đoán trước mối quan tâm của sếp. Cũng như bạn, sếp cũng có nhu cầu và mối bận tâm. Để thuyết phục ông ta nói "vâng", ý kiến bạn đưa ra cần phải nhắm đúng những mối quan tâm đó. 6. Đưa ra một vài lựa chọn. Cùng nhau động não là phương pháp hiệu quả nhất để tìm kiếm những ý tưởng làm hài lòng mọi người. Hoạt động này chỉ hiệu quả khi bạn thực hiện một cách linh hoạt – đầu tiên, đưa ra một vài giải
  4. pháp khả thi, rồi quyết định lựa chọn trong số đó. 7. Chú trọng vào các tiêu chuẩn khách quan. Bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được cấp trên đồng ý nếu ông ta nhận thấy đề nghị của bạn dựa trên các tiêu chuẩn khách quan, ví dụ như các công ty tương tự trả cho nhân viên có cùng kinh nghiệm như bạn mức lương cao hơn hay bạn bị trả lương ít hơn các đồng nghiệp có cùng trách nhiệm công việc. 8. Hãy nghĩ đến những lựa chọn thay thế của bạn. Trong trường hợp không thể thuyết phục sếp đồng ý tăng lương, bạn cần có sẵn một kế hoạch thay thế. Một phần của công tác chuẩn bị là đưa ra kế hoạch hành động cụ thể để nhờ đó bạn biết được mình sẽ làm gì khi bị từ chối. . 9. Chuẩn bị chu đáo để đạt được mục tiêu. Đây chỉ là một khía cạnh của cuộc thương lượng mà bạn cần kiểm
  5. soát hoàn toàn. Để tận dụng được toàn bộ các lời khuyên ở trên, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời gian và sức lực đáng kể. 10. Rút kinh nghiệm. Cách duy nhất để có thể cải thiện khả năng thương lượng là học tập từ chính những kinh nghiệm bản thân. Sau khi kết thúc cuộc thương lượng, hãy tự đút kết lại ưu điểm cũng những khuyết điểm. Theo Thái Hằng/HR Vietnam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0