MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 1
lượt xem 4
download
MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 1 HIẾN PHÁP CỦA CÁC TIỂU BANG Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 1
- MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 1 HIẾN PHÁP CỦA CÁC TIỂU BANG Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. Một số chính phủ đã làm được như vậy, và trong vòng một năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tất cả ngoại trừ ba tiểu bang, đã soạn thảo xong hiến pháp. Các bản hiến pháp mới đã thể hiện ảnh hưởng của các tư tưởng dân chủ. Không có bản hiến pháp nào đoạn tuyệt thô bạo với quá khứ cả vì tất cả các bản hiến pháp đó đều được xây dựng trên một nền tảng vững chắc của những trải nghiệm qua thời kỳ thuộc địa và thực tiễn cuộc sống ở nước Anh. Nhưng mỗi bản hiến pháp đều được thổi thêm luồng sinh khí mới của tinh thần chủ nghĩa cộng hòa - một lý tưởng vốn từ lâu đã được các triết gia thời kỳ Khai sáng ca ngợi. Theo lẽ tự nhiên, mục tiêu đầu tiên của những người khởi thảo những bản hiến pháp bang là bảo vệ những quyền tất yếu bởi việc vi phạm những quyền đó là nguyên nhân khiến các thuộc địa cũ đoạt tuyệt với nước Anh. Như vậy, mỗi bản hiến pháp đều bắt đầu bằng một tuyên ngôn về quyền. Bản hiến pháp của bang Virginia vốn được coi là mẫu mực cho tất cả các bang khác bao gồm bản tuyên ngôn về các nguyên tắc như chủ quyền nhân dân, giữ chức luân phiên, tự do bầu cử và xác định những quyền tự do căn bản: bảo lãnh có mức độ và trừng phạt
- mang tính nhân đạo, xử án nhanh thông qua b ồi thẩm đoàn, tự do báo chí và tự do tín ngưỡng, và quyền của đa số được cải cách hay thay đổi chính phủ. Các bang khác đã mở rộng danh mục các quyền tự do để bổ sung thêm quyền tự do ngôn luận, hội họp và thỉnh nguyện. Các bản hiến pháp của họ thường có những quy định như quyền được mang vũ khí, quyền bảo hộ nhân thân, quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, tất cả các bản hiến pháp đều bày tỏ sự trung thành với mô hình tam quyền phân lập - hành pháp, lập pháp và tư pháp - mỗi cơ quan đều được hai cơ quan còn lại kiểm soát và cân bằng. Hiến pháp bang Pennsylvania là cấp tiến nhất. Ở tiểu bang này, các nghệ nhân Philadelphia, tín đồ Tin Lành đến từ Bắc Ai-len sinh sống ở biên giới và các chủ trang trại nói tiếng Đức đã nắm vai trò kiểm soát. Hội đồng lập pháp địa phương thông qua hiến pháp cho phép mọi người đóng thuế là nam giới và các con trai của mình có quyền bầu cử; yêu cầu các chức vụ phải được đảm nhiệm theo chế độ luân phiên (không ai có thể được làm đại diện quá bốn năm trong mỗi nhiệm kỳ bảy năm) và xây dựng cơ quan lập pháp đơn nhất. Các bản hiến pháp bang có một số hạn chế rõ ràng, đặc biệt nếu xét theo tiêu chí hiện nay. Các hiến pháp được khởi thảo để đảm bảo cho mọi người những quyền tự nhiên của họ nhưng lại không bảo vệ được cho tất cả mọi người quyền tự nhiên căn bản nhất - bình đẳng. Các thuộc địa ở phía nam bang Pennsylvania đã tước đi của những người dân nô lệ các quyền tất yếu với tư cách là những con người. Phụ nữ không có các quyền chính trị. Không bang nào đi xa tới mức cho phép quyền phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới. Thậm chí ngay cả ở những bang cho phép tất cả những người đóng thuế được đi bầu cử (ngoài bang Pennsylvania còn có các bang Delaware, Bắc Carolina và Georgia), thì những người giữ chức vụ trong chính quyền bắt buộc phải có một lượng tài sản nhất định.
- CÁC ĐIỀU KHOẢN CÚA LIÊN BANG Trận chiến với nước Anh đã làm được nhiều điều khiến thái độ của thuộc địa thay đổi. Các hội đồng lập pháp địa phương đã bác bỏ Kế hoạch Liên minh Albany vào năm 1754, kiên quyết không trao quyền tự trị, dù là nhỏ nhất, cho bất cứ ai khác, kể cả những người mà chính họ đã bầu ra. Nhưng trong suốt quá trình diễn ra cách mạng, sự tương trợ lẫn nhau đã chứng minh có hiệu quả, đồng thời nỗi lo sợ về việc loại bỏ quyền lực cá nhân đã giảm đi rất nhiều. Năm 1776, John Dickinson đã soạn thảo Những điều khoản của Liên bang và Liên minh vĩnh cửu. ại hội Lục địa đã thông qua các điều khoản này vào tháng 11/1777. Ngay sau khi được tất cả các bang phê chuẩn, các điều khoản trên đã có hiệu lực vào năm 1781. Do thể hiện tính chất rất mong manh của tư tưởng lập quốc mới còn chập chững, các điều khoản này đã quy định thành lập một liên minh rất lỏng lẻo. Chính phủ quốc gia không có quyền áp thuế quan, điều tiết thương mại và đánh thuế. Đồng thời, chính quyền liên bang kiểm soát rất ít về quan hệ quốc tế: một số các bang đã bắt đầu đàm phán với nước ngoài. Chín bang đã tổ chức quân đội riêng, và một số đã có hải quân riêng. Do thiếu một đồng tiền chung thống nhất nên trong lĩnh vực thương mại, quốc gia mới phải sử dụng kết hợp đủ loại tiền xu và tiền giấy phức tạp do chính họ và các tiểu bang phát hành. Tuy vậy, tất cả các đồng tiền đều nhanh chóng mất giá. Những khó khăn kinh tế sau chiến tranh đã gióng lên những hồi chuông đòi thay đổi. Cuộc chiến kết thúc đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các lái buôn trước đây đã tham gia cung cấp cho quân đội ở cả hai phe và giờ đây, họ đã mất đi những lợi thế có được từ việc tham gia vào hệ thống mậu dịch nước Anh. Các tiểu bang ưu tiên cho hàng hóa Mỹ trong các chính sách thuế quan, nhưng các biểu
- thuế quan lại không nhất quán. Chính điều đó đã thôi thúc cần phải có một chính phủ trung ương mạnh hơn để thực thi một chính sách thống nhất. Có lẽ các chủ trại bị thiệt thòi nhiều nhất do những khó khăn kinh tế sau cuộc cách mạng. Nguồn cung cấp nông sản đã vượt cầu. Tình trạng bất ổn tập trung chủ yếu ở những chủ trại đang mắc nợ. Họ mong muốn có những biện pháp mạnh để tránh việc tịch thu tài sản hoặc tống giam vì mắc nợ. Các tòa án nhận được quá nhiều đơn kiện đòi nợ. Suốt mùa hè năm 1786, các hội nghị của tòa thị chính và các cuộc họp không chính thức ở một số bang đã yêu cầu cải cách trong các cơ quan hành chính bang. Mùa thu năm đó, những đám đông lộn xộn gồm các chủ trại ở bang Massachusetts dưới sự lãnh đạo của cựu đại úy Daniel Shays đã bắt đầu dùng vũ lực ngăn cản không cho các tòa án giải quyết các vụ kiện về nợ do chủ nợ khởi xướng, đồng thời trì hoãn cuộc bầu cử ở tiểu bang sắp đến. Tháng 1/1787, một đội quân rách rưới gồm 1.200 chủ trại đã tiến về kho vũ khí của Liên bang ở Springfield. Quân nổi dậy được trang bị bằng phần lớn các thanh gỗ đóng thùng rượu và cây xỉa rơm đã bị một lực lượng nhỏ dân quân bang đẩy lui. Tướng Benjamin Lincoln sau đó đã đến cùng lực lượng tăng viện từ Boston và đánh tan tác những người còn lại đi theo Shays, chính ông cựu đại úy này đã chạy thoát về Vermont. Chính phủ đã bắt 14 người nổi loạn và xử tử hình, nhưng cuối cùng đã tha bổng cho một số và thả những người khác sau một thời hạn tù ngắn ngủi. Sau khi đánh bại quân nổi loạn, một cơ quan lập pháp mới được bầu mà phần lớn số người ủng hộ những người nổi loạn và đã chấp nhận một số yêu cầu giảm nhẹ nợ cho họ. VẤN ĐỀ MỞ RỘNG LÃNH THỔ Cùng với sự kết thúc của cuộc cách mạng, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lại phải đối mặt với vấn đề miền Tây vẫn chưa được giải quyết - vấn đề mở rộng lãnh thổ với
- những mặt phức tạp về đất đai, buôn bán lông thú, người da đỏ, khu định cư và chính quyền địa phương. Bị quyến rũ bởi đất đai vô cùng màu mỡ mới được phát hiện, những người tiên phong đã vượt qua dãy núi Appalachian và tiến tới xa hơn nữa. Cho đến năm 1775, những triền đồi xa xôi nằm rải rác dọc theo những tuyến đường sông có đến hàng chục nghìn người định cư. Bị chia cách bởi những dãy núi và hàng trăm cây số xa những trung tâm quyền lực chính trị ở miền Đông, cư dân ở đó đã thành lập các chính quyền của riêng mình. Cư dân từ tất cả các bang vùng Tidewater đã dồn về các thung lũng sông màu mỡ có những thảo nguyên bao la nằm sâu trong lục địa. Tới năm 1790, dân số của vùng Appalachian đã lên tới hơn 120.000 người. Trước chiến tranh, một số thuộc địa đã đưa ra những tuyên bố khẳng định phần đất sở hữu của họ thật lớn và nhiều khi chồng chéo vượt khỏi dãy Appalachian. Đối với những người không có những yêu sách như thế thì chiến lợi phẩm về lãnh thổ giàu có này dường như được chia phần không công bằng. Đứng về phía những người đó, bang Maryland đã đưa ra một quyết nghị khẳng định các vùng đất miền Tây phải được coi là tài sản chung do Đại hội Lục địa phân chia thành những chính quyền tự do và độc lập. ý tưởng này không được đón nhận một cách hồ hởi. Tuy vậy, vào năm 1780 bang New York đã tiên phong bằng cách nhường lại tất cả phần đất mà họ khẳng định thuộc quyền sở hữu. Năm 1784 bang Virginia vốn nắm giữ những quyền sở hữu lớn nhất đã từ bỏ toàn bộ đất đai ở phía bắc sông Ohio. Các bang khác cũng đã nhượng lại những vùng đất họ khẳng định thuộc quyền sở hữu. Đại hội có thể sẽ thừa hưởng quyền sở hữu tất cả mọi đất đai ở phía bắc sông Ohio và phía Tây dãy núi Allegheny. Việc sở hữu chung hàng triệu héc - ta đất chung như vậy là một bằng chứng hiển nhiên nhất về tính chất quốc gia và tính thống nhất, và điều đó đã đem lại nội dung nhất định cho tư tưởng thống nhất và hợp nhất thành quốc gia, đồng thời những phần lãnh thổ rộng lớn này cũng là một khó khăn đòi hỏi phải được giải quyết.
- Đại hội Liên bang đã xây dựng một hệ thống tự trị hạn chế cho vùng lãnh thổ Tây Bắc mới đó. Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787 đã quy định về bộ máy tổ chức mới này. Lúc đầu, đây được coi là một quận với người đứng đầu là thống sứ cùng các thẩm phán do Đại hội bổ nhiệm. Khi lãnh thổ này có đến 5.000 cư dân nam giới tự do nằm trong độ tuổi bầu cử thì sẽ được có quyền lập Quốc hội lưỡng viện, và chính khu vực này sẽ tự bầu ra Hạ viện. Ngoài ra, khu vực này còn được cử một đại biểu không có quyền bỏ phiếu tới Đại hội. Cứ khi nào một trong số các bang có tới 60.000 cư dân tự do thì sẽ được gia nhập Liên bang có vị thế bình đẳng với các bang sáng lập trên mọi phương diện. Sắc lệnh cũng đảm bảo các quyền dân sự và các quyền tự do, khuyến khích giáo dục và nghiêm cấm chế độ nô lệ hay các thức nô lệ cưỡng bức khác. Chính sách mới đã bác bỏ quan niệm vốn có từ lâu đời cho rằng các thuộc địa tồn tại vì lợi ích của mẫu quốc và lệ thuộc về chính trị, có địa vị thấp kém về xã hội. Trái lại, chính sách mới đề ra nguyên tắc các thuộc địa (lãnh thổ) là phần mở rộng của quốc gia và được phép - không phải là đặc quyền và chỉ là quyền - được hưởng tất cả mọi lợi ích của bình đẳng. HỘI NGHỊ LẬP HIẾN Đến thời điểm Sắc lệnh Tây Bắc được ban hành, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn đang trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp mới, mạnh mẽ hơn để thay thế cho các điều khoản Liên bang. George Washington, tổng công trình sư trong quá trình đó, đã mô tả rất chính xác rằng các tiểu bang hợp lại với nhau chỉ bằng sợi dây cát. Những tranh chấp giữa bang Maryland và bang Virginia về tuyến đường thủy trên sông Potomac đã dẫn tới việc tổ chức hội nghị đại biểu của năm tiểu bang tại Annapolis, bang Maryland năm 1786. Một trong số các đại biểu là Alexander Hamilton đã thuyết phục các đồng nghiệp của ông rằng thương mại có quan hệ
- mật thiết với các vấn đề kinh tế và chính trị. Do vậy, điều cần làm là phải có một tư duy mới căn bản về Liên bang. Hội nghị Annapolis đã ra lời kêu gọi tất cả các tiểu bang cử đại diện tới dự Đại hội sẽ được tổ chức vào mùa xuân năm sau tại Philadelphia. ại hội Lục địa lúc đầu phẫn nộ trước bước đi táo bạo này, nhưng sau đó đã chấp thuận khi George Washington ủng hộ phương án này và được cử làm đại biểu. Trong suốt mùa thu và mùa đông năm sau, các cuộc bầu cử đã được tổ chức ở tất cả các bang, trừ bang Rhode Island. Tháng 5/1787 đã diễn ra một cuộc họp quan trọng của những người xuất chúng tại Đại hội Liên bang. Các cơ quan lập pháp bang đã cử các nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm từ chính quyền thuộc địa và bang, Đại hội Lục địa, quân đội và tôn giáo. George Washington vốn được coi là công dân xuất sắc của đất nước vì tính liêm chính và tài thao lược của ông trong thời cách mạng đã được chọn làm chủ tịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 3: TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NỀN KINH TẾ MỸ
31 p | 162 | 45
-
Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non
8 p | 34 | 6
-
MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 2
6 p | 68 | 5
-
Hoạt động yêu nước của giáo viên và học sinh Thủ Dầu Một - Bình Dương trong vùng địch tạm chiếm (1945-1975)
6 p | 52 | 4
-
Hồi ký về Võ Văn Kiệt - Một nhân cách lớn nhà lãnh đạo tài năng suốt đời vì nước vì dân: Phần 2
467 p | 7 | 4
-
Vai trò của đoàn trường Đại học Cảnh sát nhân dân đối với các hoạt động văn hóa xã hội của sinh viên nhà trường
3 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn