intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năm 2013 – Doanh nhân kỳ vọng gì?

Chia sẻ: Phiyen_1 Phiyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

52
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 đã kết thúc bằng những con số không vui và chứng kiến nhiều khó khăn còn kéo dài. Theo dự báo, những kết quả đáng thất vọng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm 2013 nếu không có những biện pháp sáng sủa từ tầm vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năm 2013 – Doanh nhân kỳ vọng gì?

  1. Năm 2013 – Doanh nhân kỳ vọng gì? Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 đã kết thúc bằng những con số không vui và chứng kiến nhiều khó khăn còn kéo dài. Theo dự báo, những kết quả đáng thất vọng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm 2013 nếu không có những biện pháp sáng sủa từ tầm vĩ mô. Các doanh nhân nhìn nhận những vấn đề này như thế nào và có giải pháp nào để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp trong năm mới? Công nhân làm việc trong một xưởng may xuất khẩu Chúng tôi đi tìm câu trả lời từ thực tế qua trao đổi với những người trong cuộc là các ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel; Trương Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh Phú M ỹ Hưng (PMH); Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt-May-Thêu- Đan TP.HCM; Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long I và
  2. Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, Kinh doanh vốn và Ngoại hối Ngân hàng HSBC. Sống chậm để nhìn rõ mình Nhìn nhận thực trạng là nền kinh tế chúng ta đang bịảnh hưởng cơn bão suy thoái toàn cầu và sự tăng trưởng trên hai con số đã không dễ trở lại, ông Trương Quốc Hưng cho rằng: “Việt Nam vẫn là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa khá cao, một môi trường đầu tư hấp dẫn cho bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào. Từ triển vọng này và với tính chất đặc thù của lĩnh vực bất động sản (BĐS) là hữu hạn, nhu cầu về nhà ở sẽ ngày một gia tăng dù tình hình hiện nay đã rất khó, điều quan trọng là làm sao để cung và cầu gặp nhau. Ở các nước, người dân mua nhà chủ yếu qua ngân hàng với các chế độ rất ưu đãi. Nếu chính phủ có những chính sách sát hơn nữa về lãi suất vay, thời hạn vay phù hợp với đời sống thì người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn này một cách hiệu quả”. Với cái nhìn thực tế, ông Lý Ngọc Minh chia sẻ:
  3. “Tình hình khó khăn này theo tôi sẽ còn lâu dài vì triển vọng phục hồi kinh tế của các thị trường lớn chưa sáng sủa. Ở trong nước thì lãi suất của ta vẫn cao hơn các nước trong khu vực, giá một số nguyên liệu đầu vào cũng cao. Vì vậy, thời gian sắp tới, tình hình kinh doanh được dự báo sẽ rơi vào thế thủ và có khả năng chưa tốt lên ngay được. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mọi giá trị thực đang trở về đúng chỗ của nó, vì vậy, các doanh nghiệp có nội lực thực sự, có chiến lược đúng đắn thì vẫn có nhiều cơ hội. Đừng vươn ra quá những lĩnh vực không thuộc thế mạnh và quá khả năng của mình thì vẫn có thể xoay sở được”. Ông Phạm Hồng Hải thì có cách đánh giá bình tĩnh hơn: “Năm 2012 thì không hoàn toàn xấu, ví dụ, chúng ta đã ổn định tỷ giá ngoại tệ, phát triển thị trường ngoại hối tốt hơn trước, mức thâm thủng cán cân thương mại không còn, kềm chế được lạm phát để ổn định nền kinh tế vĩ mô… Hai điểm cộng dành cho Việt Nam theo nhận định của chuyên gia nước ngoài là chính phủ đã nhìn thẳng vào những bất ổn trong điều hành nền kinh tế và loại bỏ dần những lợi ích nhóm gây hại cho quốc gia. Khi có những khó khăn thì chúng ta cần bình tĩnh để nhìn nhận lại vấn đề, sống chậm để biết cách thay đổi sẽ tốt hơn”.
  4. Như vậy, tuy không quá bi quan trước tình hình, nhưng chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không tránh được sự mệt mỏi trước cuộc đua đường dài và có không ít người bỏ cuộc. Vậy thì, các doanh nghiệp đã chuẩn bị như thế nào để không rơi vào thế bị động. Có không sức bền doanh nghiệp? Đứng trước câu hỏi, liệu doanh nghiệp có đủ độ bền bỉ để chịu đựng và họ đã chuẩn bị như thế nào cho cuộc vượt khó năm 2013, ông Trương Quốc Hưng cho biết, mỗi năm, Công ty Phú Mỹ Hưng chỉ đưa ra thị trường một lượng sản phẩm nhất định, có cân nhắc khía cạnh mang lại sự phát triển ổn định, bền vững, chứ không bán theo trào lưu và cơn sốt thị trường. Trong giai đoạn đầu suy thoái kinh tế, từ năm 2008, PMH đã có chiến lược đầu tư cho chất lượng dịch vụ bằng việc tập trung đầu tư hàng trăm triệu đôla cho các công trình tiện ích để định hình tầm vóc đô thị. Ông Hưng nói, nếu tính riêng hiệu quả đầu tư của các công trình trong bối cảnh lãi suất cao thì hiệu quả rất thấp nhưng PMH vẫn mạnh dạn làm vì tin rằng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư.
  5. Nhận diện thương hiệu là mục tiêu đeo đuổi của ông Nguyễn Quốc Kỳ trong những năm qua, trong đó việc xây dựng, định vị thương hiệu doanh nghiệp bằng những sản phẩm có chất lượng, những dịch vụ đẳng cấp và những giá trị cộng thêm là nhiệm vụ trung tâm của công ty. Ông cho rằng, do điều hành vĩ mô kém nên thị trường du lịch Việt Nam đang rất phân tán, không có tiêu điểm tập trung để vực dậy như các nước chung quanh khi bị rơi vào suy thoái. Không mấy lạc quan khi nhìn về thị trường du lịch những năm tới, điều này sẽ xảy ra cuộc sàng lọc mạnh mẽ và chỉ ông chủ những doanh nghiệp làm ăn căn cơ và bài bản mới tồn tại được. Đừng quên rằng một số doanh nghiệp sống nhờ gói kích cầu của Chính phủ dành cho khối du lịch nội địa từ năm 2008 nay đang rơi rụng dần khi nhà nước không còn tung tiền cứu trợ nữa. Tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp sẽ thể hiện qua việc nhanh chóng nhận diện thị trường, điều chỉnh kịp thời định hướng kinh doanh, xác định phân khúc khai thác phù hợp trong tình hình mới… Kinh nghiệm này đã giúp công ty chúng tôi tăng doanh thu từ năm 2008 đến nay là 780 tỉ lên 2.300 tỉ đồng, trung bình tăng 11%/năm, rất đáng khích lệ trong thời điểm khó khăn kéo dài. Ở một lĩnh vực tưởng chừng như sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu như ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng vẫn điềm tĩnh:
  6. “Có một nghịch lý: khi nền kinh tế chưa gặp khó khăn thì nhân sự ngành dệt may, đặc biệt là may xuất khẩu biến động dữ dội; còn những năm gần đây thì sự chu chuyển lại không nhiều. Người công nhân thấy rằng dù đồng lương có thấp nhưng công việc lại ổn định. Tất nhiên, khi nền kinh tế suy thoái thì ai cũng bịảnh hưởng, lợi nhuận ngành may xuất khẩu đã giảm gần một nửa so với trước vì mọi thứ chi phí đều lên giá. Điều này khiến chúng tôi cũng rất đau đầu. Nhưng có điểm cần lưu ý là doanh số xuất khẩu của ngành may Việt Nam năm năm qua đều duy trì hoặc có tăng, như năm nay xấp xỉ 17 tỉ USD, có khả năng tăng từ 5 đến 8%. Yếu tố nào để chúng ta “thắng” so với một số nước trong việc giành các đơn hàng may mặc. Tôi tự tin nói rằng, đó là vì chúng ta có một quá trình chuẩn bị vài chục năm rồi, từ mối mang làm ăn, điều hành, quản trị doanh nghiệp cho đến kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tay nghề công nhân… Đó là thương hiệu đã được khẳng định, là nội lực chứ không là gì khác”. Tuy không thuộc những mặt hàng thiết thực đến đời sống hằng ngày, nhưng Công ty Gốm sứ Minh Long I vẫn có cách để tồn tại. Ông Lý Ngọc Minh nói: “Đứng trước dự báo kinh tế còn khó khăn, chúng tôi vẫn đi theo chiến lược đã thực hiện trong những năm qua và được xem là khá thành công.
  7. Đó là, tiếp tục tập trung vào thị trường nội địa và song hành với những dòng sản phẩm đáp ứng cho thị trường cao cấp, Minh Long nỗ lực tập trung nghiên cứu để liên tục đưa ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng cho đối tượng người tiêu dùng thu nhập trung bình – thấp. Cùng với chiến lược này là việc tiết giảm tối đa các chi phí và cải tiến công nghệ để tránh lãng phí, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, như việc tái sử dụng các nguồn nguyên liệu, chấn chỉnh, kiểm soát các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh lãng phí”. Cần những liều thuốc đặc trị Trước những động thái tích cực gần đây của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc tìm biện pháp giảm mặt bằng lãi suất thị trường, tái cấu trúc lại các kênh dẫn vốn cho thị trường tài chính – tiền tệ, tích cực gỡ khó cho thị trường bất động sản… là những tín hiệu vui đối với doanh nghiệp. Nhưng chừng đó là chưa đủ, ông Phạm Hồng Hải thẳng thắn cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng chưa khai thác hết, như về dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) chúng tôi không bi quan như nhiều đánh giá gần đây.
  8. Sức cầu nội địa chiếm 70% GDP, cơ cấu dân số trẻ, tính lạc quan của người dân hơn hẳn nhiều nước châu Âu và do nhiều yếu tố khách quan, vốn FDI một số nước đang dịch chuyển về Việt Nam. Nếu biết tổ chức tốt, tiếp nhận tốt thì tình hình kinh tế Việt Nam có điều kiện cải thiện. Doanh số xuất nhập khẩu của ta phụ thuộc nhiều vào Mỹ và châu Âu, họ chao đảo thì mình cũng chao đảo theo. Nhưng phần lớn ta xuất hàng thô, là nguyên liệu mà họ cần thì không thể đổ lỗi khủng hoảng trong nước chỉ do tình hình thế giới”. Theo ông Hải thì có ba điểm mấu chốt mà chính phủ cần có biện pháp quyết liệt là giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc doanh nghiệp quốc doanh và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Muốn giải quyết thì phải có chi phí, có lộ trình, có phương án cụ thể để thực hiện và cả nền kinh tế đang mong chờ những biện pháp cụ thể đó. Xu hướng chuyển dịch như ông Hải nêu trên đã rõ nét trong ngành may xuất khẩu với các đơn hàng của Nhật số lượng lớn. Nhiều doanh nghiệp, trong đó Công ty May Sài Gòn 3 đã đàm phán xong kế hoạch quý I/2013 và có đơn hàng đến giữa năm nên theo ông Phạm Xuân Hồng, kế hoạch có thể đạt cao hơn năm trước là 15%.
  9. Tuy nhiên, mức lợi nhuận ngày càng giảm sâu nếu ngân hàng vẫn neo giữ lãi suất cao. Bị ảnh hưởng nhiều là các doanh nghiệp làm hàng FOB, phải vay vốn mua nguyên vật liệu, khách hàng chậm trả tiền là lỗ vốn ngay. Để tiếp tục ổn định nguồn lao động, nhiều doanh nghiệp chấp nhận thu hẹp lợi nhuận, vốn tái đầu tư để duy trì mức lương, thưởng tết cho công nhân. Ông Hồng hy vọng nhà nước đàm phán thành công Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan sắp tới. Đây là điều kiện cho Việt Nam thâm nhập sâu hơn thị trường tiêu thụ lớn với 170 triệu người. Ông Nguyễn Quốc Kỳ thì tiếp tục trăn trở về một thương hiệu quốc gia cho ngành du lịch Việt Nam. Ông nói: “Trung Quốc từng thành công với thương hiệu là công xưởng của thế giới, thì tại sao Việt Nam lại không trở thành bếp ăn của quốc tế”. Cảnh đẹp, cảnh lạ hay di tích, di sản thì nước nào cũng có, khéo hay không là cách khoe, cách giới thiệu nhưng ẩm thực thì khó khăn lắm mới được chấp nhận. Ẩm thực Việt có điểm mạnh là mang được cái hồn dân tộc, cái triết lý hài hòa âm dương lại gắn với khuynh hướng hiện đại là nhiều rau, ít béo. Ông Kỳ đang ấp ủ kế hoạch đưa định hướng này vào khai thác, nhưng theo ông, tốt nhất là trở thành định hướng chung của toàn ngành với nhiều chiến dịch quảng bá, có đại sứ thương hiệu, có hình ảnh quốc gia… thì cái lợi không chỉ riêng cho du lịch.
  10. Mỗi doanh nghiệp đều có một kỳ vọng, mong chờ nhưng chung nhất là sau một năm mà mọi thứ yếu kém của nền kinh tế đã được bộc lộ rõ ràng và cần những liều thuốc đặc trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2