NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM
lượt xem 6
download
Kín đáo và bền bỉ, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã lặng lẽ thâm nhập vào thế giới nghệ thuật truyền thống. Lúc đầu là cái nhìn trẻ thơ trước những trò vui ngày tết: Con giống tò he, đánh vật, chọi gà, cảnh làng quê đầm ấm. Những kiến thức tuổi thơ bỗng nhiên biến khỏi ông khi ông rời gia đình - thành phố Vinh bụi bặm huyên náo những chuyến tàu .xuôi ngược để đến với trường mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (19411946) tại Hà Nội. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM
- NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM NGUYỄN TƯ NGHIÊM-Tết Canh dần-bột màu trên giấy, 75x100 Kín đáo và bền bỉ, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã lặng lẽ thâm nhập vào thế giới nghệ thuật truyền thống. Lúc đầu là cái nhìn trẻ thơ trước những trò vui ngày tết: Con giống tò he, đánh vật, chọi gà, cảnh làng quê đầm ấm. Những kiến thức tuổi thơ bỗng nhiên biến khỏi ông khi ông rời gia đình - thành phố Vinh bụi bặm huyên náo những chuyến tàu
- xuôi ngược để đến với trường mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (1941- 1946) tại Hà Nội. Những biến động xã hội năm 1945 cùng các bạn Bùi Xuân Phái , Dương Bích Liên, Phan Kế An, Trần Duy, Mai Văn Nam đời sinh viên của ông lại gắn liền với làng quê Đường Lâm - Mông Phụ (Sơn Tây) và lại cùng nhau đến Việt Bắc, cái nôi của cách mạng. Trên con đường tiếp nhận thẩm mỹ đầu tiên ông đã nhận ra được vẻ đẹp dân dã rút tỉa từ điêu khắc dân gian đình làng. Những tranh vẽ đầu tiên của ông vẽ người nông dân, em bé nghèo chưa hứa hẹn một điều gì cho tương lai và một điều tình cờ ông lại tìm được một con đường đi đến nghệ thuật qua năm tháng ở Đường Lâm - Mông Phụ - Nền văn hóa xứ Đoài có sức hấp dẫn đặc biệt chàng trai xứ Nghệ. Bức vẽ đầu tiên Điệu múa cổ ra đời năm 1947 được ông ghi nhận trong ký ức dai dẳng đến tận cuối đời. Hiện thục xã hội và kháng chiến đã đưa ông về với đời sống hiện đại với cái nhìn của một nghệ sĩ công dân trước thời cuộc để rồi những tác phẩm Dân quân Phù Lưu (Khắc gỗ) (1948), Tát nước chống hạn (Bột màu) (1956), Nông dân đấu tranh chống thuế (Sơn mài) (1957), Đêm giao thừa ở Hồ Gươm (sơn mài 1958) đã đưa ông vào đội ngũ những họa sĩ ý thức sáng tác nhất quán những năm 60. Một thời gian dài cho đến hôm nay Đêm giao thừa ở Hồ Gươm là một thói quen của người Hà Nội trong đêm trừ tịch 30 Tết. Dòng người đi trong niềm hân hoan, hạnh phúc, rực rỡ ánh sáng lung linh từ những ngọn cây giăng mắc. Tác phẩm Đêm giao thừa của Nguyễn Tư Nghiêm nổi tiếng bởi ông đã tìm được một hình ảnh đẹp đẽ thiêng liêng nhất của Hà Nội xưa cũ,
- thắm đượm tình người, tình đời cởi mở. Có lẽ sau khi đã hết tâm thực hiện trong lối vẽ Nguyễn Tư Nghiêm lại bước tiếp cuộc hành trình nhẫn nại về cội nguồn nghệ thuật dân tộc với nỗi niềm riêng tư như chỉ mình ông. Năm 1972 bộ sưu tập điêu khắc gỗ dân gian đình làng của Bảo tàng Mỹ thuật được công bố, ông như được tiếp thêm sức lực trên con đường đến với cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của tiền nhân. Ông đọc được những ký hiệu ẩn tàng từ cái trần tục phóng đãng của điêu khắc đình làng, những gái quê vú vê xiêm áo tưng bừng trên từng thớ gỗ, những cảnh đánh vật chọi gà hồn nhiên trên sới ganh đua, hình khối không còn lặng lẽ trong đường viền tĩnh tại mà chuyển động xô đẩy, lệch lạc, một thứ điêu khắc Baroque của Việt Nam, thật hiếm hoi đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 đầy biến động trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Nghệ thuật của Nguyễn Tư Nghiêm là nghệ thuật bác học bởi ông bỏ rất nhiều công sức đi tìm vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng thô kệch đến mỹ thuật uyển nhã sang trọng của thời Lý Trần. Từ cái lực lưỡng điêu khắc thời Lê đến lối biến hóa đầy sinh động trong không gian quyền quý Nghệ thuật Nguyễn. Và sau khi thâm nhập vào thế giới cổ đại đó ông đã sáng tạo một cách trôi chảy biểu đạt nhũng nhân vật sau bao lớp sương mù của lịch sử, ông đã làm người xem phải trăn trở, suy nghĩ không thể lãnh đạm trước những tác phẩm Điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, 12 con giáp... Điệu múa cổ là một đề tài ám ảnh ông từ rất sớm khi ông còn tuổi hoa
- niên. Nhưng nó chỉ được xuất hiện với tư cách là một tác phẩm hoàn chỉnh vào năm 1956. Đó là tập hợp về một nhịp điệu được rút ra từ nghệ thuật cung đình Huế, hoặc bóng dáng cô gái quê bước ra từ điêu khắc đình làng với những biến tấu, vũ điệu, động tác. Đoàn người có trẻ, có già, đàn ông, đàn bà được tạo bởi một hệ thống hình nét đặc trưng Nguyễn Tư Nghiêm. Tiết tấu vấn vít, nhịp nhàng chuyển động trong một vòng tròn luân vũ âm thầm. Những đôi chân như quyện vào nhau, hình thể dáng người nhạt nhòa, chơi vơi như trong điệu múa Chạy đàn của nhà Phật không biết đến không gian thời gian... Màu trắng phấn trên những nét mặt thiếp đi miên man phản ánh giấc mơ của con người về thế gian, tò mò, rụt rè vừa chân thực, vừa siêu thực trong một vũ điệu luân hồi. Những đường kỷ hà gấp khúc trên quần áo nhân vật, những hình nét chồng chéo, xô đẩy quấn quýt của một cuộc lộng vũ như không bao giờ kết thúc. Ông cũng là họa sĩ độc đáo sử dụng sơn mài và bột màu thành thạo. Hiếm khi thấy ông vẽ sơn dầu và vẽ lụa. Bột màu dưới tay ông được biến hóa lạ thường, một bộ 12 con giáp là một bằng chứng cho lối vẽ bậc thầy trên bột màu giản dị. Những con vật tiêu biểu cho tính cách của con người. Mỗi độ xuân về ông lại khai bút vẽ con vật của năm đó với hình hài dũng mãnh, uyển chuyển, ngộ nghĩnh. Ta tìm thấy ý tứ chuyển dịch của một năm, từ tốn cách điệu cao, bột màu trong trẻo, nguyên sắc. 12 cung trong vòng tròn dịch lý, thời khắc trong năm, màu tung tẩy ứng với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nóng lạnh trong năm mới đầy ước mơ.
- Bộ tranh vẽ Kiều của Nguyễn Tư Nghiêm mở đầu cho đề tài minh họa một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du. Chủ đề Kiều với từng màn kịch nhỏ: Nàng Kiều, Chàng Kim, mụ Tú Bà, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Khuyển Ưng với những nét vẽ thoăn thoắt như rồng, như mây, như lửa, như sóng, nét bút run rẩy không có bắt đầu kết thúc. Ông cho biết năm 1974 là năm ông cộng tác với nhà xuất bản vẽ về Kiều nhiều nhất, cách vẽ của ông đã ảnh hưởng đến các họa sĩ trẻ về cảm nhận thi tứ lãng mạn của cuốn tình sử. Một chủ đề lịch sử khác cuốn hút ông thể hiện tác phẩm trên chất liệu sơn mài. Đó là người anh hùng làng Gióng. Để vẽ được tác phẩm này ông đã tự hành xác, làm bừa bộn căn phòng chỗ ở duy nhất khoảng 10 mét vuông chung sống với tượng gỗ sơn, mảnh khắc gỗ cổ đại, bình vại, chén bát đĩa gốm cổ với những viên gạch mộc có trang trí hoa văn. Cả một thế giới hoang sơ trong không gian trống đồng. Những nhà sàn, hình tượng người múa tay cong, những chim mỏ dài chân dài, hươu nai đực cái xen kẽ từng đoàn và cả những chiến thuyền. Tranh Gióng trong không gian Đông Sơn, vừa huyền thoại, vừa hiện đại. Những nét trong tranh đều được lắp dựng từ hình kỷ hà gẫy gọn, khúc triết, những bước chân ngựa, y phục nhân vật được khắc họa từ những môtip tiêu biểu trên trống đồng: Vòng tròn tiếp tuyến, răng cưa, chữ S gấp khúc. Những dạng tự của cổ nhân hình như Nguyễn Tư Nghiêm đã đọc được điều đó, thấm thía cái triết lý sâu xa của nghệ thuật tiền sử khi thể hiện hình hài người anh hùng huyền thoại. Cả 2 tranh Gióng nổi tiếng của ông trên sơn mài đều được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tạo nên sự khác biệt giữa ông và
- đồng nghiệp trong quan niệm về biểu đạt nhân vật lịch sử. Rất hiện đại duy lý nhưng rất hợp lý trong từng chi tiết, dẫn dắt người xem trở về thế giới cổ xưa, phải trăn trở, suy nghĩ không thể lãnh đạm trước một sáng tạo nghệ thuật độc đáo mang hơi thở của thời hiện đại - Gióng trong không gian Đông Sơn từ màu sắc đến đường nét còn nhuốm màu thần thoại, nhưng Gióng trong phong cách Lê Nguyễn và hiện đại thì đã rõ ràng gần với hiện thực hơn. Người anh hùng cưỡi ngựa với sức mạnh trai làng xung trận, cây tre cuốn cong chuyển động. Nét thô khỏe cuồn cuộn khí lực hùng tráng như câu chuyện cổ có mặt hầu hết trên các tranh vẽ Gióng trên chất liệu bột màu trung thực. Lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời ông là một phần tác phẩm tiêu biểu trong gia tài đồ sộ của ông khoảng 100 tác phẩm vẽ trên sơn mài, giấy đã được bày tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội do Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam tổ chức từ 15/3 đến 15/4/1985. Để có được cuộc triển lãm này ông như “đánh vật” với những tập tranh được lôi ra từ gầm giường, trên gác xép đầy bụi. Nhưng khi chúng đã yên vị trong khung kính thì sức cuốn hút của nó đã buộc các nhà phê bình mỹ thuật phải lưu ý. Lần đầu tiên các nhà phê bình mỹ thuật được mời tới dự cuộc tọa đàm học thuật về những tác phẩm hội họa của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm với những nội dung sau: - Tính dân tộc và tính hiện đại trong sáng tác của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. - Phương pháp làm việc, quan niệm sáng tác của họa sĩ.
- - Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của họa sĩ. Tổ chức tại nhà triển lãm vào ngày thứ bảy 30/3/1985 thời gian sáng từ 8h30, chiều từ 13h30 (trích giấy mời của ban tổ chức Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam) Phòng tranh của ông đã gây ấn tượng mạnh cho các nhà phê bình về phong cách cá nhân và bản lĩnh nghệ sĩ. Lần đầu tiên Nguyễn Tư Nghiêm không tuân thủ phương pháp cổ điển, diễn giải dài dòng. Tranh của ông gọn chắc, cô đặc nhưng sang trọng, lộng lẫy, uyên bác của một sức tưởng tượng, của một tài năng đích thực. Ta không tìm thấy trên tranh ông những đường cong tuyệt mỹ, nắn nót, kể lể. Ông phân tích, tổng hợp, tiếp nhận cái cốt lõi thẩm mỹ xưa cũ đọng lại trên những tác phẩm hiện đại, cái nhìn của ông là chính xác và táo bạo, giản dị và khái quát, biến ảo. Trong cái rối rít chồng lớp của bố cục Nông dân đấu tranh chống thuế, Đêm giao thừa Hồ Gươm là sức mạnh chuyển động của khối người đông đúc thì những tranh 12 con giáp lại là sự đủng đỉnh, nhàn tản như chính cuộc sống trong tâm thức Nguyễn Tư Nghiêm. Tháng 8/2009 đài truyền hình Việt Nam tổ chức ghi hình chân dung họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. ở tuổi 90 ngay câu đầu tiên trả lời phỏng vấn ông đã nói ngay: “Tôi vẫn chấp nhận phương Tây, nhưng phương Tây không phải là tuyệt đích, trước đây tôi có phục tài Picasso, nhưng bây giờ Picasso không tiêu thụ được tôi hoài nghi nhân tài...” Vòng thời gian vẫn thủ thỉ nhắc ông những gì đã qua, người đóng góp
- những thành quả quan trọng trong hội họa truyền thống Việt Nam. Hàng ngày ông vẫn sáng tác, sống bên người vợ chu đáo - Họa sĩ Thu Giang con gái nhà văn Nguyễn Tuân - Bà đã giúp ông tìm về bến bình yên trong ngôi nhà nhỏ xinh ở số 8 phố Phan Bội Châu trung tâm Hà Nội, không bị quấy rầy, nhẫn nại trong từng cử chỉ chăm sóc và giữ gìn những tác phẩm đã thành một hiện tượng Nguyễn Tư Nghiêm. Bây giờ ông vẽ hồn nhiên trong trẻo như trẻ thơ, trên từng tấm giấy vẽ ông tạo nên bằng những mảng màu nguyên sóng đôi nhau rực rỡ như màu nền tranh Đông Hồ truyền thống. Những vệt chải tự do tung hoành sung sướng thỏa sức tung tẩy. Trên những mảng màu ấy là một mùa bội thu của Nguyễn Tư Nghiêm. Đạo diễn Nghiêm Nhan tác giả cuốn phim chân dung này đặt tên là Năm mùa của Nguyễn Tư Nghiêm. Tôi thấy thú vì bởi mùa thứ năm của Nguyễn Tư Nghiêm đầy khát vọng trong cuộc hành trình không mệt mỏi vào thâm cung của đẹp đã quyến rũ ông suốt cuộc đời. Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Nguyễn Hải Yến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ăn sáng với phở bò "tại gia"
8 p | 147 | 44
-
Lịch sử và tính chất của rượu vang
6 p | 129 | 30
-
Mắm tôm chua
2 p | 120 | 13
-
NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM
9 p | 83 | 6
-
Mình đang trị da khô nẻ bằng dầu gấc đây
5 p | 68 | 5
-
Súp Yến cho ngày Tết Nguyên Tiêu
3 p | 65 | 3
-
Bạn đã đeo nhẫn cưới đúng vị trí?
5 p | 67 | 3
-
Những gam màu mới cho năm nay
8 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn