intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị thực hiện, các bước tiến hành và thực hiện kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp

  1. NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị lệch lạc răng đơn giản bằng khí cụ tháo lắp. II. CHỈ ĐỊNH - Khớp cắn ngược dạng nhẹ. - Răng trước xoay nhẹ. - Độ cắn chìa tăng nhẹ. - Khe thưa. - Cung răng hẹp. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Khớp cắn lệch lạc phức tạp. - Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng. - Trợ thủ. 2. Phương tiện 2.1 Phương tiện và dụng cụ - Ghế máy răng. - Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm… - Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng. - Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu…. 2.2 Vật liệu - Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu. - Sáp cắn…. 3. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án theo quy định - Phim Panorama và Cephalometric. 4. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. 120
  2. 3. Các bước tiến hành 3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp - Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp. - Đổ mẫu bằng thạch cao cứng. - Thiết kế khí cụ trên mẫu. 3.2. Làm khí cụ tháo lắp Thực hiện tại Labo theo thiết kế. 3.3. Điều trị khớp cắn lệch lạc bằng khí cụ đã sửa soạn - Kiểm tra khí cụ. - Thử khí cụ trên miệng. - Điều chỉnh khí cụ cho phù hợp. - Lắp khí cụ trên miệng người bệnh . - Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng: + Cách tháo lắp. + Vệ sinh và bảo quản khí cụ. + Thời gian đeo khí cụ trên miệng. 3.4. Các lần điều trị tiếp theo Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ từ 1- 2 tuần/lần. Kiểm tra, đánh giá tình trạng răng và mức độ di chuyển răng. Kiểm tra tình trạng vệ sinh răng miệng. Kiểm tra đánh giá tình trạng khí cụ. Điều chỉnh khí cụ để hàm có tác dụng điều trị liên tục. Hướng dẫn thêm người bệnh cách sử dụng nếu cần. 3.5 Điều trị duy trì. Khi các răng đã dịch chuyển đến vị trí mong muốn thì ngừng tác động lực và điều trị duy trì. Điều chỉnh khí cụ ở dạng thụ động và kéo dài từ 3-6 tháng. 3.6. Kết thúc điều trị Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác. 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
68=>2