intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nan giải bài toán đưa đón con

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

17h30 hết giờ làm, Chung hối hả chạy xuống tầng hầm lấy xe, rồi phóng hết tốc lực qua trường tiểu học gần cơ quan đón cu Bi học lớp Nhiều phụ huynh vội đón con trước cổng trường. hai. Sau đó, hai mẹ con lại "đua tốc độ" tới trường mầm non để đón bé Bim đang học lớp mầm. Vừa "chiến đấu" với dòng người, xe nêm chặt đường phố giờ tan tầm, ruột gan Chung nóng như lửa đốt nghĩ đến cảnh cô con gái út ôm balo thẫn thờ chờ mẹ cùng bác bảo vệ trường....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nan giải bài toán đưa đón con

  1. Nan giải bài toán đưa đón con 17h30 hết giờ làm, Chung hối hả chạy xuống tầng hầm lấy xe, rồi phóng hết tốc lực qua trường tiểu học gần cơ quan đón cu Bi học lớp Nhiều phụ huynh vội đón con trước hai. Sau đó, hai mẹ cổng trường. con lại "đua tốc độ" tới trường mầm non để đón bé Bim đang học lớp mầm.
  2. Vừa "chiến đấu" với dòng người, xe nêm chặt đường phố giờ tan tầm, ruột gan Chung nóng như lửa đốt nghĩ đến cảnh cô con gái út ôm balo thẫn thờ chờ mẹ cùng bác bảo vệ trường. Thoát ra khỏi được cảnh kẹt xe chạy tới nơi cũng đã hơn 6 giờ chiều, bé Bim mếu máo rồi òa khóc khi nhìn thấy mẹ và anh trai khiến chị cũng cay xè mắt. Chung là nhân viên hành chính của một công ty nước ngoài tại quận 3. Giờ làm việc của chị bắt đầu từ 8h30 sáng đến 17h30 chiều mỗi ngày. Chị cho biết, ông xã làm việc ở một khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai, cuối tuần mới về nhà, còn ông bà nội ngoại đều ngoài Bắc, nên việc đưa đón con đi học đương nhiên do một mình Chung đảm nhận. Theo Chung, với mốc thời gian làm việc như thế, việc đưa con đi học buổi sáng đối với chị "rất ok", nhưng đón rước bọn trẻ mỗi buổi chiều không dễ dàng chút nào. Trường tiểu học của cu Bi gần cơ quan, nên thường được mẹ đón trước, còn bé Bim bị đón sau vì không tiện đường.
  3. "Thương con đã đành, nhưng tôi còn lo sợ nữa, vì cháu là con gái. Nhiều hôm mẹ bị kẹt xe nên tới trường đã quá trễ, cô bảo mẫu cũng không chờ được nữa, gửi bé cho bác bảo vệ trường. Biết là không ổn, mà chưa tính được giải pháp khả dĩ nào", chị Chung chia sẻ. Giống như Chung, chị Oanh, nhà ở quận Tân Bình cũng chóng mặt với việc đưa, rước con đi học. Oanh hiện là nhân viên kỹ thuật của một công ty may tại Khu công nghiệp Tân Bình, còn chồng chị là tài xế xe tải cho một công ty vận chuyển tư nhân. Công việc của chồng không cố định, giờ giấc thất thường, nên chuyện con cái phó mặc cho Oanh. Vợ chồng Oanh có hai con nhỏ, cậu con trai út đang học mầm non, còn cô lớn học lớp 7, có thể tự đi học bằng xe đạp nhưng không yên tâm nên hàng ngày chị vẫn muốn đích thân đưa đón cả hai con. Tuy nhiên, 4 giờ chiều cô con gái đầu đã tan trường, Oanh không thể bỏ việc về đón con.
  4. Vợ chồng chị phải thuê một bác xe ôm quen ở gần nhà đón con gái lớn, mỗi lần mất 10.000 đồng. Còn cậu con trai út học mầm non cũng thường xuyên bị mẹ đón muộn. Nhiều hôm chị tăng ca làm tới 8 giờ tối, cô bảo mẫu phải dắt về nhà trông hộ. Còn những đợt phải làm tăng cường thứ 7, chủ nhật, chị đành dắt cậu con trai nhỏ vào cơ quan, vừa làm vừa trông con. "Nhiều lần ông xã bắt nghỉ làm vì không có người đưa đón con. Nhưng nghĩ thu nhập của chồng cũng chưa phải dư dả gì, nên tôi cứ nấn ná không muốn nghỉ. Nhưng cứ cố đi làm mà không đón được con, thì lại tội bọn trẻ", chị Oanh tâm sự. Ghi nhận của VnEpress.net, tình trạng phụ huynh tại TP HCM phải xoay như chong chóng giữa công việc với chuyện đưa – rước con khá phổ biến, nhất là đối với những người làm theo giờ hành chính.
  5. Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, không ít người là cán bộ công nhân viên chức thừa nhận đôi khi cũng phải "ăn bớt" giờ Nhà nước để đưa đón con đi học, do giờ giấc ở các trường vênh với thời gian làm việc. Chỉ một số ít gia đình có cha mẹ hoặc người giúp việc mới có thể rảnh rang đưa đón con em đúng giờ như nhà trường quy định. Thậm chí không ít phụ huynh phải làm việc cả thứ 7, chủ nhật trong khi các tiểu học, mầm non công lập đều không học vào hai ngày này cũng khiến họ lúng túng. Đơn cử, tại Mầm non thành phố (quận 3), Hiệu phó Nguyễn Thị Xinh cho biết trường này không tổ chức học ngày thứ 7, và thời gian đón trẻ kéo dài nhất cũng chỉ đến 17 giờ 30 mỗi chiều, nên phần đông phụ huynh phải chật vật xoay sở để đưa đón con đúng giờ. Cũng theo bà Xinh, để tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ, một số lớp mầm non mở dịch vụ trông giữ trẻ sau giờ học, hoặc tổ chức lớp vào thứ 7. "Tuy nhiên, không nhiều các
  6. giáo viên, bảo mẫu hào hứng với việc dạy vào ngày nghỉ, nên nhiều trường cũng không mở được lớp", bà Xinh nói. Trao đổi với VnExpress.net, phó phòng Giáo dục quận Tân Bình Phạm Thị Phước cho biết ngành cũng khuyến khích các trường tổ chức dạy thêm thứ 7, và kéo dài thời gian đưa đón để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh. "Tuy nhiên, việc dạy thứ 7, hay kéo dài thời gian đưa đón cần phải được các phụ huynh và nhà trường thống nhất trong đại hội phụ huynh đầu năm. Ít nhất hơn một nửa phụ huynh có nhu cầu, đảm bảo chi phí phục vụ, các trường mới tổ chức được lớp", bà Phước nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2