intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán nhằm đáp ứng sự hài lòng của sinh viên tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán nhằm đáp ứng sự hài lòng của sinh viên tại Việt Nam" là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán ở các trường đại học tại Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của chuyên ngành kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán nhằm đáp ứng sự hài lòng của sinh viên tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NHẰM ĐÁP ỨNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM AN INSIDE INTO QUALITY IMPROVEMENT OF ACCOUNTING MAJOR TO MEET THE SATISFACTION OF STUDENTS IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Phương Anh, Hà Thi Việt Anh, Bùi Thị Hằng, Thái Thị Huyền Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã và đang được tích cực mở mới nhiều chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng được xu thế phát triển của thế giới, gây nên áp lực không nhỏ trong tuyển sinh và đào tạo cho các chuyên ngành truyền thống như kế toán. Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh với các chuyên ngành đào tạo mới hiện nay thì một trong những mục tiêu hàng đầu của chuyên ngành kế toán là phải nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng đào tạo. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán ở các trường đại học tại Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của chuyên ngành kế toán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát bảng hỏi với 303 sinh viên chuyên ngành kế toán của 12 trường đại học tại Việt Nam và mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS- SEM) để phân tích thực nghiệm các nhân tố Chương trình đào tạo, Giảng viên, Cơ sở vật chất, Học liệu và Dịch vụ hỗ trợ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Chương trình đào tạo có tác động lớn nhất tới sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán. Đồng thời mức độ hài lòng của sinh viên ở các năm học khác nhau đối với từng nhân tố là không đồng nhất. Từ khóa: Sự hài lòng, Kế toán, PLS-SEM ABSTRACT In recent years, many higher education institutions have been actively opening several new training majors to meet the demand of global development, causing considerable pressure for traditional majors like accounting. To develop and improve the competitiveness, the prior goal of accounting major is to enhance learners' satisfaction. The aims of this study are to identify the factors affecting the satisfaction of accounting students in Vietnamese universities, thereby proposing specific solutions to improve the quality of accounting majors. The study uses data from a questionnaire survey with 303 accounting students from 12 universities in Vietnam and the least squares structural equation model (PLS-SEM) to analyze the following factors Training Program, Instructors, Facilities, Learning Materials and Support Services. Empirical results show that Training Program has the greatest impact on the satisfaction of accounting students. At the same time, the satisfaction level of students in different school years for each factor is not similar. Keywords: Satisfaction, Accounting student, PLS-SEM 711
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Đặt vấn đề Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học luôn được đánh giá là một trong những bậc đào tạo quan trọng nhất có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ lực lượng lao động cũng như sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia (Worldbank, 2021). Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách để có thể tạo ra các công dân toàn cầu có khả năng hội nhập, phát triển và cạnh tranh. Hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học, nhiều chuyên ngành đào tạo mới gắn với công nghệ hoá và số hoá đã và đang được tích cực phát triển nhằm đáp ứng được xu thế của thế giới, gây nên áp lực không nhỏ trong tuyển sinh và đào tạo cho các chuyên ngành truyền thống như kế toán. Mặc dù vai trò tích cực của kế toán trong các lĩnh vực kinh tế là không thể phủ nhận, tuy nhiên để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các chuyên ngành khác thì việc chú trọng đến nâng cao chất lượng giáo dục và sự hài lòng của người học là cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi đây không chỉ là cốt lõi trong sứ mệnh giáo dục mà còn là tiền đề để duy trì sự sống còn của chuyên ngành kế toán. Mối quan hệ hai chiều giữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng của người học là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế giới thể hiện qua sự tăng trưởng số lượng các công bố trong những năm gần đây (Hassan & Shamsudin, 2019). Chất lượng đào tạo là yếu tố tác động trực tiếp đến đến sự hài lòng của người học, đồng thời thông tin về sự hài lòng của người học có khả năng cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo (Belash và cộng sự, 2015; Kuo và Ye, 2009). Trong quá khứ, nếu như chất lượng đào tạo chỉ được xác định bởi hiệu quả trong điểm số và xếp hạng bằng cấp thì với quan điểm giáo dục hiện đại, chất lượng giáo dục còn được phản ánh thông qua nhiều giác độ trong đó có sự hài lòng của người học (Trần Quốc Toản, 2019). Thông tin về sự hài lòng của người học sẽ giúp cho các đơn vị giáo dục có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời để có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, cần có những đánh giá cụ thể về tác động của từng nhân tố đến sự hài lòng của người học, từ đó đề xuất những kiến nghị xác thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của môi chuyên ngành và nhà trường. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, hoạt động khảo sát ý kiến của người học ngày càng được xem trọng với các nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên vê chất lượng đào tạo của nhà trường hoặc của chuyên ngành. Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết được thực hiện trong phạm vi một trường đại học chứ chưa có có một nghiên cứu cụ thể được quan sát tại nhiều cơ sở giáo dục, đặc biệt là đối với chuyên ngành kế toán. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ thực hiện khảo sát về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán tại một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm nhận diện, đo lường mối quan hệ giữa sự hài lòng của người học đối với từng nhân tố, đồng thời đưa ra một số kiến nghị dựa vào kết quả thực nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu nhân lực của xã hội. 2. Khung lý thuyết và các giả thiết nghiên cứu 2.1. Chương trình đào tạo và sự hài lòng của sinh viên Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đo lường sự hài lòng của sinh viên là chất lượng của các chương trình đào tạo mà nhà trường cung cấp. Trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Munteanu và cộng sự (2010), Tessema (2012), Bùi Quang Tâm và Nguyễn Thanh Vũ (2020), các tác giả đã chỉ ra rằng chất lượng đào tạo có ảnh hưởng tích cực cũng như có khả năng dự báo về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giáo dục. Đồng thời, mức độ hài lòng đối với chương trình đào tạo của sinh viên của mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định (Mai, 2005). 712
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế, bài viết đề xuất giả thiết nghiên cứu như sau: Giả thiết 1: Chương trình đào tạo có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán 2.2. Giảng viên và sự hài lòng của sinh viên Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đo lường mức độ tác động của đội ngũ giảng viên với sự của hài lòng của sinh viên trên nhiều khía cạnh như sự gắn kết và cam kết trong quá trình dạy học, phương pháp giảng dạy hay sự công bằng trong đánh giá điểm số (Patrick, 2011; Ahmad và cộng sự, 2014; Xiao và Wilkins, 2015). Các nghiên cứu này đều chứng minh rằng giảng viên là một nhân tố quan trọng đối với kết quả học tập và sự hài lòng của sinh viên, đồng thời chỉ ra sự cam kết của giảng viên là tác nhân hiệu quả nhất để cải thiện thành công của việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt đối với sinh viên thế hệ hiện đại ngày nay, những người được coi là khách hàng trong trường đại học, họ càng nhận thức rõ hơn về cách họ được dạy và trở nên chọn lọc cách họ tham gia vào quá trình giáo dục (Petruzzellis và cộng sự, 2006). Vì vậy, giả thiết nghiên cứu của bài viết được đề xuất như sau: Giả thiết 2: Sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán được tác động tích cực bởi giảng viên. 2.3. Tài liệu học tập và sự hài lòng của sinh viên Tài liệu học tập được coi là công cụ vô cùng hữu ích đối với người học đặc biệt là với với các sinh viên ở bậc đại học (Tóth và Jónás, 2014). Tài liệu học tập có thể giúp sinh viên tự học và tự nghiên cứu trong mọi lĩnh vực. Trường đại học có khả năng trang bị đầy đủ tài liệu học tập cũng như hướng dẫn sinh viên sử dụng những tài liệu đó có thể nhận được chỉ số hài lòng cao hơn từ người học (Belash và cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, việc đa dạng các hình thức tiếp cận tài liệu cho người học cũng là rất quan trọng. Hiện nay tài liệu điện tử đang trở nên phổ biến hơn trong các cơ sở giáo dục đại học bởi tính tiện dụng cũng như tiết kiệm chi phí so với tài liệu học tập truyền thống (Sharma và Aggarwal, 2019). Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ tích cực giữa tài liệu học tập và sự hài lòng của sinh viên. Chính vì vậy, giả thiết nghiên cứu của bài viết được đề xuất như sau: Giả thiết 3: Tài liệu học tập tốt khiến cho sinh viên hài lòng hơn với chất lượng giáo dục 2.4. Cơ sở vật chất và sự hài lòng của sinh viên Các cơ sở vật chất hỗ trợ sinh viên trong trường đại học như phòng học, thư viện, hay mạng internet đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục. Số lượng các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các nhân tố phi giảng dạy như cơ sở vật chất đối với sự hài lòng của người học ngày càng tăng (Mai, 2005; Hoàng, T. H. và Trần, T. T. H., 2019; Fattah và Setyadi, 2021). Kết quả thực nghiệm đã được các kiểm định đối với cả sinh viên quốc tế và sinh viên địa phương trong đó nghiên cứu của Mavondo và cộng sự (2004) chỉ ra rằng sự hài lòng của các sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cơ sở vật chất so với các sinh viên địa phương. Bài viết đưa ra giả thiết nghiên cứu kế thừa từ các tác phẩm khoa học trước đó như sau: Giả thiết 4: Cơ sở vật chất càng có chất lượng cao thì sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán càng được cải thiện. 713
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2.5. Dịch vụ hỗ trợ và sự hài lòng của sinh viên Mức độ mà các dịch vụ hỗ trợ trong nhà trường có khả năng cung cấp cho sinh viên được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên (Lê Thị Linh Giang, 2015). Khi các sinh viên cần giúp đỡ về các vấn đề học thuật hoặc hành chính, phòng ban hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp sinh viên giải đáp và xử lý những vấn đề này. Dịch vụ hỗ trợ người học là một phần không thể thiếu trong các trường đại học, dịch vụ này sẽ xuất hiện cả dưới hình thức cấp trường và cấp khoa nhằm đảm bảo tiếp cận kịp thời các mong muốn và thắc mắc của sinh viên. Tùy thuộc vào nhu cầu của sinh viên sẽ có những dịch vụ hỗ trợ khác nhau. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của một số công trình trước đây đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng và gắn kết của sinh viên (Chandra, 2019; Teeroovengadum và cộng sự, 2019). Vì vậy, bài viết đề xuất giả thiết nghiên cứu như sau: Giả thiết 5: Dịch vụ hỗ trợ có mối quan hệ tích cực đối với sự hài lòng của sinh viên 2.6. Khung nghiên cứu lý thuyết Nếu như trước đây, giáo dục được xem đơn thuần như một phúc lợi xã hội, mang tính phi lợi nhuận, Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người thì ngày nay, dưới tác động của phát triển kinh tế thị trường, giáo dục - đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học đã được coi là một lĩnh vực dịch vụ trong đó sinh viên có thể đầu tư và lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ là các trường học mà họ cho là phù hợp nhất (Liên, P. T., 2016). Vấn đề chất lượng trong giáo dục đại học khá phức tạp, không đơn giản chỉ vì việc giải thích chất lượng theo phương pháp chủ quan, mà còn phải nhận diện và đo lường các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chất lượng giáo dục được thu hẹp và có tính chất đặc thù hơn (Tóth và Jónás, 2014). Kế thừa từ các nghiên cứu trong nước và quốc tế đồng thời nhận diện, đánh giá từ thực tế tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam, nhóm tác giả tiến hành sử dụng các nhân tố Chương trình đào tạo, Giảng viên, Dịch vụ hỗ trợ, Cơ sở vật chất, và Học liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau. Khung giả thiết nghiên cứu được đề xuất trong Hình 1. Hình 1: Khung giả thiết nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu Từ quá trình thực hiện khảo sát bảng hỏi, nhóm nghiên cứu thu được 303 phiếu trả lời hợp lệ của sinh viên chuyên ngành kế toán từ 12 trường đại học tại Việt Nam bao gồm trường: Đại học 714
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Học viện ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Đại học RMIT, Đại học Công nghiệp Việt-Hung, Học viện chính sách phát triển, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Tôn Đức Thắng, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN. Trong tổng số 303 sinh viên được khảo sát có 74,6% là nữ và 62,4% là các sinh viên hai năm cuối. Phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đến từ các trường đại học công lập với tỷ lệ 84.6% trên tổng số. Thông tin mô tả đối tượng khảo sát được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu Đặc điểm Quan sát Số lượng Phần trăm (%) Giới tính Nữ 226 74,6% Nam 77 25,4% Năm học Sinh viên năm 1 41 13,5% Sinh viên năm 2 73 24,1% Sinh viên năm 3 111 36,6% Sinh viên năm 4 78 25,8% Loại trường Công lập 256 84,5% Tư thục 15 4,9% Quốc tế 32 10,6% Nguồn: Nhóm tác giả Phương pháp nghiên cứu Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của người sử dụng sản phẩm/dịch vụ, nhiều mô hình đã được đề xuất sử dụng như: Phân tích sự hài lòng nhiều tiêu chí (MUSA), SERVQUAL, Chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) nhưng phổ biến hơn hẳn là mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM (Structural Equation Modeling) và Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất một phần PLS-SEM (Diamantis và Benos, 2007; Sharma và Aggarwal, 2019; Ali và Omar, 2014; Fattah và Setyadi, 2021). SEM là một phương pháp đã được phát triển từ lâu để đo lường mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa các biến ngoại sinh và nội sinh theo thứ bậc hoặc các phương trình cấu trúc không phân cấp. PLS là phần mở rộng của SEM dựa trên hiệp phương sai (CBSEM) với một số cải tiến (Sarstedt và cộng sự, 2014). PLS-SEM là lựa chọn tốt hơn đối với những phân tích mang tính khám phá khái niệm cũng như kiểm định mối liên hệ giữa các khái niệm dựa trên lý thuyết, đặc biệt với số lượng mẫu nghiên cứu không lớn. Như vậy, PLS-SEM là mô hình hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này trong việc khám phá các nhân tố và đo lường mối liên hệ của các nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán dựa trên cơ sở lý thuyết. Bài nghiên cứu tiến hành đo lường 24 biến quan sát thuộc 05 nhân tố là Chương trình đào tạo, Giảng viên, Cơ sở vật chất, Học liệu và Dịch vụ hỗ trợ nhằm đánh giá tác động của từng nhân tố tới sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành Kế toán tại các trường đại học tại Việt Nam. Sau đó, nghiên cứu tiến hành so sánh tác động của từng nhân tố tới sự hài lòng của nhóm sinh viên ở các năm khác nhau, trong đó Nhóm 1 là sinh viên năm nhất và năm hai, Nhóm 2 là sinh viên năm ba và năm bốn. 4. Kết quả nghiên cứu Để đo lường độ tin cậy giữa các nhân tố và thang đo, giá trị Cronbach’s Alpha cần phải lớn hơn 0,5 để đảm bảo thang đo đủ điều kiện. Đồng thời, độ tin cậy tổng hợp (CR) cần phải lớn hơn 715
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hoặc bằng 0,7 và phương sai trung bình được trích (AVE) cần phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 (Hair, 2011). Kết quả kiểm định của nghiên cứu khẳng định các nhân tố và thang đo đều đủ điều kiện phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05) chứng tỏ các nhân tố đều đủ điều kiện để phân tích và các biến quan sát trong nhân tố không có tương quan với nhau. Các kết quả đo lường của mô hình được tổng hợp trong Bảng 2 Bảng 2: Kết quả kiểm định của mô hình Cronchbach’s Alpha 0,9658 Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy 0,9637 CR 0,956 AVE 0,523 Bartlett’s test of Sphericity Approx. Chi-Square 5773,94 df 276 Sig. .000 Nguồn: Nhóm tác giả Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố (Factor Loadings) được tiến hành nhằm phân tích mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 thì biến quan sát được đánh giá là có ý nghĩa thống kê tốt. Sau khi phân tích hệ số tải nhân số, nhân tố Tài liệu học tập và một số biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 nên đã bị loại bỏ. Các nhân tố phù hợp để phân tích PLS-SEM được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3: Kết quả phân tích hệ số tải nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 program1 0,7140 program2 0,7767 program3 0,7587 program4 0,6809 program5 0,7823 lecturer1 0,7109 lecturer2 0,7215 lecturer4 0,7585 lecturer5 0,7024 lecturer6 0,6802 facility1 0,7279 facility2 0,7577 facility3 0,6201 facility5 0,7542 service1 0,7376 service2 0,7248 service3 0,7227 service4 0,7807 service5 0,7226 Nguồn: Nhóm tác giả 716
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Dựa trên dữ liệu khảo sát thu được từ 303 sinh viên tại 12 trường đại học tại Việt Nam, kết quả thực nghiệm cho thấy có ba nhân tố có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên bao gồm Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất và Dịch vụ hỗ trợ trong đó nhân tố Chương trình đào tạo có tác động lớn nhất và Cơ sở vật chất có tác động nhỏ nhất. Nhân tố Giảng viên không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự hài lòng của nhân viên chuyên ngành kế toán (p-value > 0,1). Bảng 4: Kết quả PL-SEM và kết quả so sánh giữa hai nhóm sinh viên Structural Effects Global Group_1 Group_2 Abs_Diff P-value program => satisfaction 0,298** 0,086 0,402 0,316 0,025 lecturer => satisfaction 0,077 0,206 0,026 0,180 0,206 facility => satisfaction 0,054** 0,250 -0,034 0,284 0,010 service => satisfaction 0,250* 0,134 0,329 0,194 0,097 Nguồn: Nhóm tác giả Hình 2: Kết quả giả thiết nghiên cứu Nguồn: Nhóm tác giả Hình 3: Biểu đồ so sánh tác động của từng nhân tố tới sinh viên của hai nhóm năm học khác nhau Nguồn: Nhóm tác giả 717
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sau khi phân tích tác động của từng nhân tố tới sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành Kế toán, nhóm nhóm tác giả tiến hành so sánh sự hài lòng của các nhóm sinh viên ở các năm học khác nhau. Cụ thể, nhóm thứ nhất là các sinh viên năm nhất và năm hai, nhóm thứ hai là các sinh viên năm ba và năm bốn. Kết quả so sánh cho thấy nhóm sinh viên năm ba và năm bốn có mức độ hài lòng với chương trình đào tạo và dịch vụ hỗ trợ của chuyên ngành kế toán cao hơn nhóm sinh viên năm nhất với giá trị chênh lệch lần lượt là 0,316 và 0,194. Trong khi đó, nhóm sinh viên năm nhất và năm hai có mức độ hài lòng về cơ sở vật chất cao hơn nhóm sinh viên hai năm cuối với mức chênh lệch là 0,284. 5. Thảo luận và đề xuất Kết quả nghiên cứu định lượng đã chứng minh ba trong số năm nhân tố nghiên cứu đề xuất có tác động tích cực với sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học Việt Nam. Chương trình đào tạo là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của người học. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đó của Liên, P. T. (2016); Hoàng, T.H. và Trần, T.T.H. (2019) với hàm ý rằng việc thiết kế chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và của xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường cần xây dựng sự hợp tác với các công ty nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế. Trong xu hướng hội nhập, quốc tế hóa hiện nay, việc tích hợp giảng dạy các môn học chứng chỉ quốc tế cũng là rất cần thiết đối với chuyên ngành kế toán. Nhà trường và khoa chủ quản nên xem xét đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế như ISA, IFRS, IPSAS và tích hợp các môn học để sinh viên có thể tham gia các kỳ thi chứng chỉ kế toán quốc tế như CMA, CFAB, CPA. Nhân tố cơ sở vật chất cũng có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán tại Việt Nam. Hanssen và Solvoll (2015) trong bài nghiên cứu của mình đã đồng ý với kết quả nghiên cứu này đồng thời chỉ ra rằng trong các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất thì chất lượng của các phòng thưc hành và thư viện là quan trọng nhất. Thật vậy, quá trình dạy và học kế toán không yêu cầu quá nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng cần thiết phải có những trang bị chuyên ngành nhằm đảm bảo quá trình thực hành kế toán. Các trường đại học nên chú trọng hơn trong việc nâng cao, cải thiện cơ sở vật chất từ những trang thiết bị cơ bản như phòng học, thư viện học liệu cho đến phòng nghiên cứu và bộ dữ liệu, phần mềm chuyên ngành nhằm đáp ứng toàn diện nhất nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên. Dựa trên những phát hiện trên, chiến lược hiệu quả nhất của một trường đại học để cải thiện sự hài lòng lâu dài của sinh viên đó cải thiện chất lượng của cơ sở vật chất. Dịch vụ hỗ trợ là một phần quan trọng và cần thiết trong việc góp phần tạo nên sự thành công của môi trường giáo dục đại học và sự hài lòng của sinh viên. Dịch vụ hỗ trợ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Các trường đại học và các khoa chủ quản nên chú trọng hơn đến bộ phận tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên để giúp họ phát triển và kịp thời nắm bắt được các thông tin. Các phòng ban chức năng trong nhà trường như phòng Đào tạo, phòng Kế toán, phòng Công tác sinh viên cũng cần cung cấp kịp thời và đẩy đủ mọi thông tin liên quan đến quá trình đào tạo tới sinh viên để đảm bảo quyền lợi cho các em. Mức độ hài lòng của sinh viên ở các năm học khác nhau đối với từng nhân tố có thể được giải thích bởi đặc thù của từng nhóm năm học. Đối với sinh viên những năm đầu, chương trình học tập chủ yếu là các môn đại cương và môn cơ bản ngành, chương trình thực tập và các vấn đề 718
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phát sinh trong quá trình học chưa nhiều, vì vậy hai nhân tố này sẽ không có ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của nhóm sinh viên những năm đầu so với nhóm sinh viên những năm cuối. Tuy nhiên, cơ sở vật chất lại có tác động rất tích cực đối với nhóm sinh viên những năm đầu, điều này hàm ý rằng các cơ sở giáo dục nên có những sắp xếp phù hợp để những sinh viên năm đầu cảm thấy ấn tượng và hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường và của khoa. Sinh viên sẽ có ý định học tập và gắn kết lâu dài với chuyên ngành kế toán tại nhà trường thay vì chuyển tới một cơ sở giáo dục hoặc theo học một chuyên ngành khác. Ngược lại, với nhóm sinh viên những năm cuối thì việc thiết kế chương trình đào tạo và sự hữu dụng của các dich vụ hỗ trợ lại quan trọng hơn. Nhà trường và khoa chủ quản đến chủ động đổi mới trong nội dung và phương thức đào tạo cũng như trang bị nhiều hơn cơ hội thực tập, thực tế cho nhóm sinh viên này. Các thắc mắc liên quan đến điểm số hay quy trình thực tập, chuẩn bị ra trường cần được kịp thời giải đáp và hỗ trợ. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp thì những sự quan tâm kịp thời của khoa và nhà trường có khả năng tác động vô cùng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên. Kết luận Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán và đề xuất ra các kiến nghị sát thực, nghiên cứu này đã tiến hành nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán ở các trường đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát bảng hỏi với 303 sinh viên chuyên ngành kế toán của 12 trường đại học tại Việt Nam và mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) để phân tích thực nghiệm các nhân tố Chương trình đào tạo, Giảng viên, Cơ sở vật chất, Học liệu và Dịch vụ hỗ trợ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất và Dịch vụ hỗ trợ có tác động rất tích cực tới sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành kế toán. Đồng thời mức độ hài lòng của sinh viên ở các nhóm năm học khác nhau đối với từng nhân tố là không đồng nhất. Nhóm sinh viên những năm đầu bị tác động nhiều hơn bởi Cơ sở vật chất trong khi nhóm sinh viên những năm cuối quan tâm hơn đến Chương trình đào tạo và Dịch vụ hỗ trợ. Hiện nay, trong xu thế đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, áp lực của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo là không thể tránh khỏi. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng đào tạo của chuyên ngành kế toán, từ đó cải thiện sự hài lòng của người học đối với chuyên ngành này. Kết quả phân tích định lượng đã mang lại những giá trị tham khảo có ý nghĩa cho các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán tại Việt Nam. Tuy vậy, bài nghiên cứu vẫn có hạn chế nhất định như số lượng mẫu quan sát còn khiêm tốn so với quy mô sinh viên chuyên ngành kế toán tại Việt Nam và chưa thể chỉ ra mối quan hệ giữa nhân tố Giảng viên và Học liệu tới sự hài lòng của sinh viên. Các công trình nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện với số mẫu lớn hơn và tiếp tục kiểm định các nhân tố Giảng viên và Học liệu để tiếp tục đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán tại Việt Nam, đồng thời giữ vững năng lực cạnh tranh của chuyên ngành kế toán đối với các chuyên ngành khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad, J., Ather, M.R., & Hussain, M. (2014, 25–27 June). Impact of Big Five personality traits on job performance (organizational commitment as [2] Ali, F., & Omar, R. (2014). Determinants of customer experience and resulting satisfaction and revisit intentions: PLS-SEM approach towards Malaysian resort hotels. Asia-Pacific Journal of Innovation in Hospitality and Tourism (APJIHT), 3(2), 1-19. 719
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [3] Belash, O., Popov, M., Ryzhov, N., Ryaskov, Y., Shaposhnikov, S., & Shestopalov, M. (2015). Research on university education quality assurance: Methodology and results of stakeholders’ satisfaction monitoring. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 214, 344-358. [4] Bùi Quang Tâm và Nguyễn Thanh Vũ. (2020). Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về các dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Tạp chí công thương, số 22, 17-24. [5] Bùi Thị Ngọc Ánh và Đào Thị Hồng Vân. (2013). Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng của chương trình đào tạo tại trường Đại Học Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [6] Chandra, T., Hafni, L., Chandra, S., Purwati, A. A., & Chandra, J. (2019). The influence of service quality, university image on student satisfaction and student loyalty. Benchmarking: An International Journal. [7] Diamantis, G. V. (2007). Measuring student satisfaction with their studies in an international and European studies department. Operational Research 7.1, 47-59. [8] Fattah, A., & Setyadi, R. (2021, April). Determinants Effectiveness Information Technology Governance in Higher Education Institution (HEI) using partial least squares structural equation modeling approach (PLS-SEM). In Journal of Physics: Conference Series (Vol. 1807, No. 1, p. 012007). IOP Publishing. [9] Hair, J. F. J., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate Data Analysis. New Jersey: Prentice Hall [10] Hair, J. F., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2011). PLS-SEM: Indeed a silver bullet. Journal of Marketing theory and Practice, 19(2), 139-152. [11] Hanssen, T. E. S., & Solvoll, G. (2015). The importance of university facilities for student satisfaction at a Norwegian University. Facilities. [12] Hassan, S., & Shamsudin, M. F. M. F. (2019). Measuring the effect of service quality and corporate image on student satisfaction and loyalty in higher learning institutes of technical and vocational education and training. International Journal of Engineering and Advanced Technology, 8(5), 533-538. [13] Hoàng Thanh Huyền & Trần Thị Thái Hà. (2019). Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán tại Học viện Ngân hàng. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 210, 33-43. [14] Kuo, Y. K., & Ye, K. D. (2009). The causal relationship between service quality, corporate image and adults' learning satisfaction and loyalty: A study of professional training programmes in a Taiwanese vocational institute. Total Quality Management, 20(7), 749-762. [15] Lê Thị Linh Giang. (2015). Các thành tố của môi trường học tập trong trường đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Tạp chí công thương, số 17, 48-55. [16] Liên, P. T. (2016). Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(S 4), 81-89. [17] Mai, L. (2005), “A comparative study between UK and US: the student satisfaction in higher education and its influential factors”, Journal of Marketing Management, Vol. 21 Nos 7/8, pp. 859-878. 720
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [18] Munteanu, C., Ceobanu, C., Bobâlcă, C., & Anton, O. (2010). An analysis of customer satisfaction in a higher education context. International Journal of Public Sector Management. [19] Nguyễn Thái Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu. (2013). Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn năm 2012-2013. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 117-123. [20] Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of marketing, 49(4), 41-50. [21] Patrick, C.L. (2011). Student evaluations of teaching: Effects of the Big Five personality traits, grades and the validity hypothesis. Assessment and Evaluation in Higher Education, 36(2), 239–249. doi:10.1080/02602930903308258 [22] Petruzzellis, L., d'Uggento, A. M., & Romanazzi, S. (2006). Student satisfaction and quality of service in Italian universities. Managing service quality: An international journal. [23] Phạm Thị Liên. (2016). Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học trường hợp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 81-89. [24] Sarstedt, M., Ringle, C. M., Smith, D., Reams, R., & Hair Jr, J. F. (2014). Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): A useful tool for family business researchers. Journal of Family Business Strategy, 5(1), 105-115. [25] Sharma, H., & Aggarwal, A. G. (2019). Finding determinants of e-commerce success: a PLS-SEM approach. Journal of Advances in Management Research. [26] Teeroovengadum, V., Nunkoo, R., Gronroos, C., Kamalanabhan, T. J., & Seebaluck, A. K. (2019). Higher education service quality, student satisfaction and loyalty: Validating the HESQUAL scale and testing an improved structural model. Quality Assurance in Education. [27] Tessema, M. T. (2012). Factors affecting college students’ satisfaction with major curriculum: Evidence from nine years of data. International Journal of Humanities and Social Science 2.2, 34-44. [28] Tóth, Z. E., & Jónás, T. (2014). Enhancing student satisfaction based on course evaluations at budapest university of technology and economics. Acta Polytechnica Hungarica, 11(6), 95-112. [29] Trần Quốc Toản (2019), Về thể chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Hội đồng lý luận Trung ương [30] Worldbank (2021). Higher Education. [31] Xiao, J., & Wilkins, S. (2015). The effects of lecturer commitment on student perceptions of teaching quality and student satisfaction in Chinese higher education. Journal of Higher Education Policy and Management, 37(1), 98-110. [32] https://www.worldbank.org/en/topic/tertiaryeducation 721
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2