Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO MẬT CỦA<br />
THÔNG TIN VÔ TUYẾN BẰNG KỸ THUẬT<br />
KHÓA DỊCH KHÔNG GIAN - THỜI GIAN<br />
Nguyễn Thị Thu*, Trần Xuân Nam<br />
Tóm tắt: Các hệ thống thông tin vô tuyến thường dễ bị thu chặn bởi đối phương<br />
nên yêu cầu cần phải có các giải pháp chống thu chặn và bảo mật cao. Khóa dịch<br />
mã tuần hoàn (CCSK: Cyclic Code Shift Keying) đã được chứng minh có xác suất<br />
thu chặn thấp và có khả năng ứng dụng trong các hệ thống thông tin cấp chiến<br />
thuật (JTIDS: Joint Tactical Information Distribution System) của Mỹ. Giải pháp<br />
CCSK thực hiện dịch một tổ hợp symbol phát bằng một chuỗi ngẫu nhiên dịch vòng<br />
theo thời gian. Trong bài báo này, để nâng cao khả năng chống thu chặn của hệ<br />
thống vô tuyến, chúng tôi đề xuất một giải pháp mới trong đó tín hiệu phát được<br />
dịch vòng trên cả hai miền không gian và thời gian nhờ kết hợp CCSK với điều chế<br />
không gian (SM: Spatial Modulation). Hệ thống đề xuất cũng cho phép nâng cao<br />
phẩm chất hệ thống nhờ thu được đồng thời cả độ lợi phân tập không gian và độ lợi<br />
xử lý trải phổ.<br />
Từ khóa: Khóa dịch không gian-thời gian, STSK, Điều chế không gian, CCSK, MIMO.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Các hệ thống thông tin vô tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có<br />
các giải pháp tiên tiến đáp ứng đồng thời các yêu cầu về tốc độ truy nhập, chất lượng tín<br />
hiệu và mức độ bảo mật dữ liệu. Trong những thập niên vừa qua, đã có một loạt giải pháp<br />
được nghiên cứu để đáp ứng các yêu cầu này.<br />
Để đáp ứng yêu cầu về tốc độ truy nhập và chất lượng tín hiệu, giải pháp sử dụng đa<br />
ăng-ten thông qua kỹ thuật truyền dẫn MIMO (Multiple-Input Multiple-Output) [1], [2] đã<br />
được biết đến như một giải pháp đột phá cho thông tin vô tuyến. Đặc biệt kỹ thuật điều chế<br />
không gian (SM: Spatial Modulation) [3]−[5], sử dụng các ăng-ten phát như một miền tín<br />
hiệu để thực hiện điều chế và phát tín hiệu, cho phép giảm được các yêu cầu ngặt nghèo về<br />
nhiễu đồng kênh (ICI: Inter-Channel Interference) và đồng bộ giữa các ăng-ten của các hệ<br />
thống MIMO truyền thống trong khi lại cho phép tăng hiệu suất sử dụng phổ của hệ thống<br />
theo hàm logarit của số ăng-ten phát. Việc sử dụng phân tập ăng-ten cũng cho phép nâng<br />
cao chất lượng tín hiệu thu nhờ độ lợi phân tập không gian.<br />
Đối với giải pháp nâng cao độ bảo mật thông tin thì một giải pháp đơn giản nhưng đã<br />
được chứng minh có hiệu quả chống thu chặn cao là kỹ thuật khóa dịch mã tuần hoàn<br />
(CCSK: Cyclic Code Shift Keying) đã được giới thiệu ở [6] và [7]. Nhóm tác giả cũng đã<br />
có các đánh giá CCSK cho kênh pha-đinh Rayleigh ở [8] và sử dụng kết hợp với mã cyclic<br />
cục bộ trong [9]. Nguyên tắc của hệ thống CCSK là không truyền trực tiếp chuỗi symbol<br />
tín hiệu mà ánh xạ một tổ hợp các symbol thành một chuỗi giả ngẫu nhiên được dịch vòng<br />
theo dữ liệu. Vì vậy, tín hiệu phát trên không gian là các chuỗi chip ngẫu nhiên tương tự<br />
như trong các hệ thống CDMA nhưng lại biến đổi theo dữ liệu cần truyền. Đặc tính này<br />
làm cho CCSK có xác suất thu chặn thấp [6]. Thực tế CCSK đã được lựa chọn là giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 27<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
điều chế băng gốc [7] cho hệ thống phân phối thông tin cấp chiến thuật kết hợp (JTIDS:<br />
Joint Tactical Information Distribution System) của Mỹ.<br />
Trong bài báo này, dựa trên các kết quả nghiên cứu trước về SM và CCSK, chúng tôi<br />
đề xuất một hệ thống thông tin vô tuyến mới kết hợp hai kỹ thuật này. Hệ thống đề xuất lợi<br />
dụng tính chất dịch không gian của SM trên miền không gian ăng-ten và dịch thời gian của<br />
CCSK trên miền chuỗi trải nên được chúng tôi đặt tên là hệ thống khóa dịch không gian-<br />
thời gian (STSK: Space-Time Shift Keying). Hệ thống này có các ưu điểm sau đây:<br />
- Nhờ tính chất dịch hai chiều theo cả hai miền không gian và thời gian nên hệ thống<br />
cho phép nâng cao mức độ bảo mật, tức là làm cho xác suất thu chặn thấp hơn so<br />
với hệ thống CCSK truyền thống.<br />
- Nhờ sử dụng kết hợp với SM nên hệ thống cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng phổ<br />
so với hệ thống CCSK truyền thống.<br />
- Nhờ sử dụng phân tập phát thông qua các ăng-ten điều chế nên cho phép nâng cao<br />
chất lượng tín hiệu thu.<br />
Bài báo có cấu trúc gồm 4 phần như sau. Sau phần mở đầu, chúng tôi sẽ trình bày mô<br />
hình hệ thống STSK trong mục 2. Kết quả mô phỏng và đánh giá hiệu quả kỹ thuật điều<br />
chế STSK sẽ được trình bày ở mục 3. Cuối cùng là các tóm tắt, kết luận và đề xuất hướng<br />
nghiên cứu tiếp theo được rút ra ở mục 4.<br />
<br />
2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG STSK<br />
Mô hình hệ thống STSK được mô tả trên Hình 1. Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ<br />
thống là thực hiện dịch một chuỗi bit dữ liệu cần truyền thành một chuỗi chip giả ngẫu<br />
nhiên lên các ăng-ten phát khác nhau. Để đơn giản cho giải thích và không mất tính tổng<br />
quát, giả thiết là hệ thống sử dụng 2 ăng-ten phát và chuỗi bit cần truyền gồm 4 bit<br />
=[b1 , b2 ,b3 , b4 ]T . Độ dài của chuỗi bit Nb được lựa chọn dựa trên số ăng-ten phát Nt<br />
và độ dài chuỗi chip m sử dụng, cụ thể Nb = log2 Nt + log2 m. Trong số 4 bit cần truyền bit<br />
b1 được sử dụng để thực hiện lựa chọn (dịch) ăng-ten phát, ví dụ b1 = 0 kích hoạt phát qua<br />
ăng-ten 1, b1 = 1 kích hoạt ăng-ten 2. Việc dịch ăng-ten theo dữ liệu sẽ nhân đôi lợi ích:<br />
(i) thứ nhất, do vị trí ăng-ten mang thông tin nên hiệu suất sử dụng phổ được tăng lên. Với<br />
Nt ăng-ten phát thì hiệu suất sử dụng phổ tăng thêm là log2 Nt , với Nt là một số nguyên<br />
lũy thừa cơ số 2; (ii) thứ hai, do hai ăng-ten được kích hoạt theo dữ liệu ngẫu nhiên đầu<br />
vào nên khả năng phát hiện ăng-ten phát để thu chặn sẽ khó khăn hơn so với trường hợp<br />
dùng một ăng-ten thông thường. Trong trường hợp thông tin quân sự, nếu bố trí hai ăng-<br />
ten phát cách nhau ở các vị trí đủ xa (ví dụ, vài trăm mét) thì tín hiệu phát từ hai ăng-ten sẽ<br />
tương đương với hai nguồn độc lập làm cho đối phương dù thu chặn được tín hiệu từ mỗi<br />
ăng-ten cũng khó có khả năng tách được dữ liệu phát. Ba bit còn lại bk = [b2 , b3 , b4 ] sẽ<br />
được ánh xạ thành một chuỗi giả ngẫu nhiên có độ dài bằng = 23 = 8 chip. Tùy theo tổ<br />
hợp 3 bit dữ liệu mà chuỗi chip truyền đi sẽ là một phiên bản dịch vòng của chuỗi chip cơ<br />
sở. Đây chính là phương pháp điều chế khóa dịch vòng tuần hoàn (CCSK: Cyclic Code<br />
Shiff Keying). Việc chuỗi trải được dịch vòng tuần hoàn theo chuỗi dữ liệu đầu vào đã<br />
được chứng minh có xác suất thu bị chặn thấp [6]. Như vậy, rõ ràng là việc dịch đồng thời<br />
trên miền không gian (các ăng-ten) và miền thời gian (chuỗi chip) sẽ làm giảm hơn nữa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28 N.T. Thu, T.X. Nam, “Nâng cao chất lượng… khóa dịch không gian – thời gian.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
khả năng thu chặn của đối phương, tức là tăng mức độ bảo mật của hệ thống. Hoạt động<br />
trên sơ đồ khối được mô tả dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b sk cl<br />
b b b b <br />
1 2 3 4 <br />
cn<br />
bk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
bˆ bˆ1 Yk Hk ,<br />
Nk Vk<br />
<br />
bˆk<br />
<br />
<br />
<br />
m 1<br />
<br />
<br />
l 0<br />
<br />
sˆm -1 cn -m1<br />
m 1<br />
<br />
<br />
sˆ1<br />
<br />
l 0<br />
cn -1<br />
sˆ0 m 1<br />
sˆk max sˆl <br />
l 0<br />
<br />
cn<br />
<br />
cn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ hệ thống STSK trường hợp N t 2, N r 4 .<br />
Tại phía phát chuỗi bit dữ liệu đầu vào được được chia thành các tổ hợp Nb bít trong đó<br />
log2 Nt bít đầu được sử dụng để lựa chọn ăng-ten phát. Chuỗi Nb − log2 Nt bít dữ liệu còn<br />
lại được ánh xạ lên ăng-ten phát được ánh xạ thành các số nguyên sk , tương ứng với các<br />
ký tự (symbol) có độ rộng Ts . Các ký tự số sk sau đó được sử dụng để dịch chuyển chuỗi<br />
chip cơ sở cn thành chuỗi tuần hoàn cl tương ứng. Một ví dụ về ánh xạ chuỗi chip thành<br />
chuỗi dịch vòng cho trường hợp nhóm 3 bít dữ liệu thành tổ hợp chuỗi dịch vòng m = 8<br />
chip được biểu diễn trên Bảng 1. Mỗi chip có độ rộng Tc với Tc = Ts /m. Băng thông của<br />
chuỗi chip được định nghĩa là Wc = 1/Tc sao cho Wc Tc = 1. Do m = 8 nên có tất cả<br />
256 tổ hợp chuỗi chip, tuy nhiên chỉ do hệ thống đề xuất là hệ thống đơn người và chuỗi<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 29<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
chip sử dụng sẽ đóng vai trò như một chữ ký người dùng nên tương tự như hệ thống trải<br />
phổ chỉ có tổ hợp có hệ số tự tương quan tốt nhất được lựa chọn để làm chuỗi cơ sở. Trong<br />
trường hợp hệ thống được mở rộng để hỗ trợ đa người dùng thì các chuỗi chip còn lại sẽ<br />
được lựa chọn để phân phối cho các người dùng khác nhau.<br />
Bảng 1. Ánh xạ SM-CCSK trường hợp khối dữ liệu đầu vào 4 bít.<br />
<br />
Nt 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0000 1<br />
0001 1<br />
0010 1<br />
0011 1<br />
0100 1<br />
0101 1<br />
0110 1<br />
0 1 0111 1<br />
1 0….<br />
1 0 1000 2<br />
1 0<br />
1001 2<br />
1010 2<br />
1011 2<br />
1100 2<br />
1101 2<br />
1110 2<br />
1111 2<br />
<br />
Các chuỗi chip sau khi đi qua bộ lọc phát sẽ đến kênh truyền chịu ảnh hưởng của pha-<br />
đinh Rayleigh phân bố đồng nhất và không tương quan, được đặc trưng bởi ma trận kênh<br />
H ä C × với các phần tử hmn được mô phỏng sử dụng các biến ngẫu nhiên Gauss<br />
phức với kỳ vọng bằng không và phương sai đơn vị. Kênh pha-đinh cũng được giả thiết<br />
biến đổi chậm, sao cho giá trị kênh truyền không thay đổi trong thời gian một khung dữ<br />
liệu. Giả thiết ma trận tín hiệu phát từ các ăng-ten là Vk ä R × , ma trận tín hiệu thu tại<br />
các ăng-ten thu được cho bởi:<br />
Yk = Hk Vk + Nk .<br />
Để thực hiện tách tín hiệu phát mong muốn, giả thiết máy thu biết thông tin hoặc ước<br />
lượng chính xác được thông tin về kênh truyền. Dựa trên thông tin về kênh truyền có<br />
được, máy thu sử dụng một bộ tách tín hiệu hợp lệ cực đại (ML: Maximum Likelihood) kết<br />
hợp theo phương pháp do Mesleh và cộng sự đề xuất trong [3],[4] để tách lấy chỉ số ăng-<br />
ten phát và tách ra chuỗi symbol thu từ ăng-ten tương ứng. Chuỗi symbol thu này sau đó<br />
được giải điều chế và nhóm lại thành từng nhóm m chíp. Tổ hợp m chíp này sau đó được<br />
tính tương quan với các phiên bản dịch vòng của chuỗi chip cơ bản cn để quyết định chuỗi<br />
Nb − log2 Nt bít dữ liệu bk phát từ mỗi ăng-ten phát. Cuối cùng các bít dữ liệu này được<br />
ghép chung với log2 Nt bít dữ liệu điều chế không gian được mang bởi vị trí các ăng-ten<br />
phát thành chuỗi dữ liệu ước lượng được.<br />
<br />
<br />
30 N.T. Thu, T.X. Nam, “Nâng cao chất lượng… khóa dịch không gian – thời gian.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phẩm chất BER của hệ thống STSK đề xuất so với các giải pháp trước đây.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN<br />
Để làm rõ hiệu quả của giải pháp đề xuất kết hợp CCSK với SM, chúng tôi thực hiện<br />
mô phỏng Monte-Carlo sử dụng phần mềm Matlab. Mô phỏng được thực hiện với số ăng-<br />
ten phát là Nt = 2, số ăng-ten thu là Nr = 2 và Nr = 4. Điều chế sử dụng là BPSK. Số chip<br />
sử dụng cho CCSK là 8 chip/3 symbol và 32 chip/5 symbol. Kênh truyền được giả thiết là<br />
kênh pha-đinh Rayleigh phẳng biến đổi chậm. Máy thu được giả thiết biết đầy đủ thông tin<br />
trạng thái kênh.<br />
Hình 2 biểu diễn kết quả mô phỏng đặc tính BER cho hệ thống đề xuất 2 ăng-ten phát<br />
và 4 ăng-ten thu, viết tắt là (2,4). Để thấy rõ ưu điểm của hệ thống đề xuất, các kết quả mô<br />
phỏng cho các hệ thống chỉ sử dụng CCSK [8], chỉ sử dụng SM [3],[4] và hệ thống điều<br />
chế BPSK đơn giản cũng được đưa ra so sánh trên hình vẽ. Từ hình vẽ có thể nhận thấy hệ<br />
thống đề xuất cho phẩm chất BER vượt trội so với các hệ thống sử dụng CCSK và BPSK<br />
trong cả hai trường hợp sử dụng 8 chip/3 symbol và 32 chip/5 symbol. So với trường hợp<br />
sử dụng SM truyền thống, hệ thống có phẩm chất BER tốt hơn ở vùng Eb /N0 cao do<br />
đường đặc tính BER có độ dốc lớn hơn. Điều này là do hệ thống đề xuất cho phép thu<br />
được đồng thời cả hai độ lợi phân tập không gian do SM và độ lợi xử lý do phương pháp<br />
trải phổ CCSK mang lại. Với hệ số trải càng lớn, ví dụ 32 chip/5 symbol, thì độ lợi xử lý<br />
thu được càng cao, dẫn tới đường đặc tính BER có độ dốc càng lớn. Để ý là do các hệ<br />
thống thực tế thường đạt được Eb /N0 >10 dB và ở vùng công tác này hệ thống đề xuất<br />
cho phẩm chất BER hoàn toàn vượt trội so với các hệ thống truyền thống khác.<br />
Hình 3 so sánh phẩm chất BER của giải pháp đề xuất STSK khi thay đổi số ăng-ten thu<br />
với hệ thống SM trong [3],[4]. Có thể thấy rõ ràng hiệu quả phân tập thu đạt được khi số<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 31<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ăng-ten thu tăng từ 1 lên 2. Kết hợp với nhận xét từ Hình 2 có thể thấy được hiệu quả hơn<br />
nữa khi số ăng-ten thu tăng lên 4.<br />
Từ các kết quả nhận xét ở trên có thể thấy hệ thống đề xuất thích hợp cho các hệ thống<br />
thông tin vô tuyến với số ăng-ten thu từ hai trở lên. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả về<br />
phẩm chất BER thì cần sử dụng số chip trải CCSK lớn. Tuy việc sử dụng chuỗi trải lớn<br />
cũng sẽ tăng cường khả năng chống thu chặn của đối phương nhưng lại yêu cầu độ phức<br />
tạp tính toán cao do phương pháp giải điều chế CCSK bằng cách tính tương quan ở phía<br />
thu. Vì vậy, tùy theo cấu hình thực tế với số ăng-ten có được, tài nguyên xử lý cho trước ở<br />
máy thu, và yêu cầu về mức độ bảo mật mà lựa chọn độ dài chuỗi trải cho phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phẩm chất BER của các hệ thống STSK khi thay đổi số ăng-ten thu.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất giải pháp kết hợp kỹ thuật điều chế không gian<br />
(SM) với kỹ thuật khóa dịch mã tuần hoàn (CCSK), được gọi là hệ thống khóa dịch không<br />
gian thời gian (STSK), cho các hệ thống thông tin vô tuyến. Giải pháp đề xuất được chứng<br />
minh qua mô phỏng cho thấy có phẩm chất BER vượt trội so với các hệ thống SM và<br />
CCSK truyền thống do thu được đồng thời cả độ lợi phân tập không gian của SM và độ lợi<br />
xử lý của CCSK. Hệ thống đề xuất cũng cho phép nâng cao độ bảo mật của hệ thống do tín<br />
hiệu được trải đồng thời trên cả hai miền không gian và thời gian. Vì vậy, hệ thống STSK<br />
có khả năng ứng dụng tốt cho các hệ thống thông tin vô tuyến quân sự và cả dân dụng.<br />
Việc thiết kế hệ thống cần dựa trên yêu cầu về chất lượng tín hiệu thu, yêu cầu bảo mật<br />
chống thu chặn và độ phức tạp xử lý máy thu. Hệ thống đề xuất có thể mở rộng cho trường<br />
hợp đa người dùng trong các nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
<br />
32 N.T. Thu, T.X. Nam, “Nâng cao chất lượng… khóa dịch không gian – thời gian.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. E. Telatar, “Capacity of multi-antenna Gaussian channels”, European Trans. on<br />
Telecommun., vol. 10, no. 6, pp. 585–595, Nov. / Dec. 1999.<br />
[2]. G. J. Foschini, “Layered space-time Architecture for wireless communication in a<br />
fading environment when using multi-element antennas”, Bell Labs Technical J., vol.<br />
1, no. 2, pp. 41–59, 1996.<br />
[3]. R. Mesleh, H. Haas, C. W. Ahn, and S. Yun, “Spatial Modulation - A New Low<br />
Complexity Spectral Efficiency Enhancing Technique”, in Proc. Conf. Comm. and<br />
Networking in China, Oct. 2006.<br />
[4]. R. Mesleh, H. Haas, S. Sinanovic, C. W. Ahn, and S. Yun,“Spatial modulation”,<br />
IEEE Trans. Veh. Technol., vol. 57, no. 4, pp. 2228–2241, July 2008.<br />
[5]. J. Jeganathan, A. Ghrayeb, and L. Szczecinski, “Spatial modulation: optimal<br />
detection and performance analysis” , IEEE Commun. Lett., vol. 12, no. 8, pp. 545–<br />
547, 2008.<br />
[6]. G. M. Dillard, et al., "Cyclic Code Shift Keying: A Low Probability of<br />
Intercept Communication Technique", IEEE Trans. On Aerospace and Electronic<br />
Syst. 39(3), pp. 786-798, 2003.<br />
[7]. C. H. Kao, C. Robertson, and K. Lin (2008), “Performance analysis and simulation<br />
of cyclic code-shift keying”, The 2008 IEEE Military Communications Conference<br />
San Diego, USA, IEEE.<br />
[8]. T.Đ. Tấn và T.X. Nam, “Mô phỏng đánh giá phẩm chất hệ thống khóa dịch mã tuần<br />
hoàn CCSK trên kênh pha-đinh Rayleigh”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công<br />
nghệ quân sự, tr. 59-63, số 15, tháng 10 năm 2011.<br />
[9]. T.Đ. Tấn và T.X. Nam, “Phân tích đánh giá phẩm chất mã cyclic cục bộ ứng dụng<br />
trong các hệ thống khóa dịch mã tuần hoàn”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công<br />
nghệ quân sự, trang 62-71, số 18, tháng 4 năm 2012.<br />
ABSTRACT<br />
PERFORMANCE AND SECURITY IMPROVEMENT FOR WIRELESS<br />
COMMUNICATIONS USING SPATIO-TEMPORAL SHIFT KEYING<br />
In this paper, we proposed a spatio-temporal shift keying (STSK) system based<br />
on the conventional spatial modulation (SM) and cyclic code shift keying (CCSK).<br />
Compared with the convetional systems, the proposed STSK system achieves two-<br />
fold advatanges of spatial diversity due to SM and processing gain due to spectrum<br />
spreading of CCSK. Moreover, the proposed system allows increased security as the<br />
signal is spread over both space, i.e. over transmit antennas, and time domain.<br />
Therefore, it has potential applications in both civil and military wireless<br />
communication systems.<br />
Keywords: Space-time shift keying, STSK, Spatial modulation, Cyclic code shift keying, MIMO.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 01 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 2 tháng 02 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
*<br />
Email: thudtdl@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 33<br />