intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả loại bỏ chì trong nước thải ô nhiễm chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn khử sulfate nội tại thu được từ nước thải ô nhiễm

Chia sẻ: NI NI | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO4 2- lên khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF nghiên cứu để lựa chọn tỷ lệ COD/SO4 2- phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì ở Đông Mai, Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả loại bỏ chì trong nước thải ô nhiễm chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn khử sulfate nội tại thu được từ nước thải ô nhiễm

TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI BỎ CHÌ TRONG NƯỚC THẢI Ô NHIỄM CHÌ<br /> CỦA HỖN HỢP CHỦNG VI KHUẨN KHỬ SULFATE NỘI TẠI<br /> THU ĐƯỢC TỪ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM<br /> Kiều Thị Quỳnh Hoa*, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Yến, Vương Thị Nga<br /> Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *ktquynhhoa@ibt.ac.vn<br /> TÓM TẮT: Xử lý nước thải nhiễm chì (Pb) thông qua phản ứng kết tủa giữa ion chì hòa tan độc hại và<br /> ion sulfide tạo ra bởi vi khuẩn khử sulfate (KSF) đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học<br /> trên thế giới bởi hiệu quả xử lý cao, kinh tế và an toàn với môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố như<br /> pH, nguồn carbon, tỷ lệ COD/SO42- là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước thải nhiễm<br /> chì. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- tới khả năng tạo sulfide và<br /> loại chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF DM10 (consortium of SRB-DM10) thu được từ nước thải làng<br /> nghề tái chế chì thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, trong số các hỗn hợp chủng nghiên<br /> cứu, hỗn hợp chủng DM10 có khả năng chống chịu chì cao (100 mg/l). Khả năng sinh trưởng của hỗn hợp<br /> chủng DM10 tốt nhất khi tỷ lệ COD/SO42- là 3 với 92% lượng sulfate ban đầu được chuyển hóa tạo thành<br /> 456 mg sulfide/l sau 6 ngày thí nghiệm. Trong môi trường bổ sung 50-100 mg chì/l và tỷ lệ COD/SO42- là<br /> 2 và 3, hiệu quả loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 đạt tới 99-100%. Do đó, tỷ lệ COD/SO42- là 2 phù<br /> hợp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì.<br /> Từ khóa: kết tủa chì, khử sulfate, nước thải ô nhiễm chì, tạo sulfide, vi khuẩn KSF.<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Ở Việt Nam hiện có hàng trăm làng nghề<br /> sản xuất và tái chế kim loại như đúc đồng, tái<br /> chế chì, mạ, gia công cán thép. Tuy nhiên, do<br /> phần lớn các làng nghề đều sản xuất thủ công<br /> chưa tập trung, chưa có hệ thống thoát nước và<br /> xử lý nước thải nên đã dẫn đến tình trạng ô<br /> nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức<br /> khỏe của con người và môi trường. Làng nghề<br /> tái chế chì thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm,<br /> tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề ô<br /> nhiễm kim loại nặng cần được đặc biệt quan<br /> tâm. Nước thải ô nhiễm chì từ quá trình sản<br /> xuất, tái chế pin, ắc quy xâm nhập vào cơ thể<br /> người chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây<br /> ức chế một số enzyme quan trọng, làm rối loạn<br /> quá trình tạo huyết ở tủy, phá vỡ quá trình tạo<br /> hồng cầu, gây hại đến hệ thần kinh, nhất là hệ<br /> thần kinh của trẻ sơ sinh [4].<br /> Các phương pháp chủ yếu được ứng dụng<br /> để xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng nói<br /> chung và chì nói riêng là phương pháp hóa-lý<br /> (kết tủa hóa học, oxy hóa-khử, trao đổi ion, xử<br /> lý điện hóa) và sinh học (hấp phụ và hấp thụ<br /> bằng thực vật thủy sinh, vật liệu sinh học;<br /> chuyển hóa sinh học bằng sản phẩm trao đổi<br /> chất của vi sinh vật) [10, 12, 15]. Tuy nhiên,<br /> <br /> trong những năm gần đây, phương pháp xử lý<br /> nước thải nhiễm kim loại nặng (Cu, Ni, Fe, Zn,<br /> Cd, Hg, Cr) bằng vi khuẩn KSF thu hút được sự<br /> quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới<br /> và đạt được những thành công nhất định [6, 9,<br /> 13, 16]. Phương pháp này dựa trên khả năng<br /> khử ion sulfate (SO42-) đồng thời oxy hóa các<br /> hợp chất hữu cơ (lactate, acetate, ethanol,<br /> methanol) tạo ion sulfide (H2S, HS- và S2-) của<br /> vi khuẩn KSF. Ion sulfide phản ứng với ion kim<br /> loại hòa tan độc hại tạo kết tủa kim loại dưới<br /> dạng sulfide bền vững [8, 11]. Phản ứng loại bỏ<br /> chì của vi khuẩn KSF sử dụng lactate như sau:<br /> 2CH3CHOHCOOH + 3SO42- → 3H2S + 6HCO3Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+<br /> Ưu điểm của phương pháp này là giá thành<br /> xử lý phù hợp, không tạo hóa chất tồn dư gây ô<br /> nhiễm thứ cấp, lượng cặn tạo ra từ kết tủa<br /> sulfide không đáng kể. Hơn nữa, kết tủa chì<br /> dưới dạng sulfide bền vững không những an<br /> toàn với môi trường mà còn có thể thu hồi và tái<br /> chế [5]. Như trên đã đề cập, hàm lượng sulfide<br /> có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý do<br /> ion sulfide phản ứng với ion chì tạo kết tủa dưới<br /> dạng sulfide bền vững. Vì vậy, để quá trình xử<br /> lý nước thải nhiễm kim loại nặng nói chung và<br /> chì nói riêng ổn định và đạt hiệu quả cao, việc<br /> 73<br /> <br /> Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga<br /> <br /> kiểm soát hàm lượng sulfide tạo ra thông qua<br /> lựa chọn tỷ lệ COD/SO42- phù hợp là vô cùng<br /> quan trọng, đặc biệt đối với những hệ thống xử<br /> lý hoạt động trong thời gian dài. Nếu tỷ lệ<br /> COD/SO42- quá thấp, dẫn đến hàm lượng sulfide<br /> tạo ra không đủ để loại bỏ hết ion chì trong<br /> nước thải, còn nếu hàm lượng sulfide dư thừa<br /> (do tỷ lệ COD/SO42- cao) sẽ ức chế khả năng<br /> sinh trưởng của vi khuẩn KSF làm giảm hiệu<br /> quả xử lý. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến<br /> hành đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42lên khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi<br /> khuẩn KSF nghiên cứu để lựa chọn tỷ lệ<br /> COD/SO42- phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử<br /> lý nước thải nhiễm chì ở Đông Mai, Hưng Yên.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Vật liệu<br /> Hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF từ các mẫu<br /> bùn và nước nhiễm chì được làm giàu trên môi<br /> trường Postgate B (PB) [14].<br /> Môi trường Postgate C (PC) cải tiến [14]<br /> được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của chì<br /> và tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng tạo sulfide và<br /> loại bỏ chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF<br /> nghiên cứu.<br /> Phương pháp<br /> Nghiên cứu khả năng chống chịu chì của<br /> các hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF trên môi<br /> trường Pc cải tiến bổ sung hàm lượng chì khác<br /> <br /> nhau (0, 25, 50, 100, 150, và 200 mg/l).<br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42tới khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi<br /> khuẩn KSF lựa chọn trên môi trường Pc cải tiến<br /> với hàm lượng lactate khác nhau và hàm lượng<br /> sulfate không đổi (2000 mg/l) sao cho tỷ lệ<br /> COD/SO42- lần lượt là 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; và 6.<br /> Nghiên cứu khả năng loại bỏ chì của hỗn<br /> hợp chủng vi khuẩn KSF lựa chọn trên môi<br /> trường Pc cải tiến bổ sung 50 và 100 mg/l chì<br /> với tỷ lệ COD/SO42- là 0,5; 1; 2; và 3.<br /> Phương pháp phân tích: mẫu được phân<br /> tích dựa vào phương pháp tiêu chuẩn [1]. Hàm<br /> lượng chì hòa tan được đo bằng máy quang phổ<br /> hấp thụ nguyên tử (Perkin Elmer, Model 3300,<br /> Mỹ). Hàm lượng sulfate được xác định bằng<br /> phương pháp đo độ đục dựa vào kết tủa BaSO4<br /> bằng máy quang phổ (SP-3000 Nano,<br /> Nhật Bản). Hàm lượng sulfide được xác định<br /> bằng phương pháp so màu dựa trên kết tủa<br /> CuS bằng máy quang phổ (SP-3000 Nano,<br /> Nhật Bản).<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Lựa chọn hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF có<br /> khả năng chống chịu chì cao<br /> Đã nuôi cấy làm giàu được 11 hỗn hợp<br /> chủng vi khuẩn KSF (ký hiệu từ DM1 đến<br /> DM11) từ các mẫu nước và bùn nhiễm chì thu<br /> được tại thôn Đông Mai, Hưng Yên.<br /> <br /> Bảng 1. Khả năng chống chịu chì của 11 hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF sau 7 ngày<br /> Pb<br /> (mg/l)<br /> 0<br /> 25<br /> 50<br /> 100<br /> 150<br /> 200<br /> 250<br /> <br /> DM1<br /> +<br /> +/-<br /> <br /> DM2<br /> +<br /> +<br /> +<br /> -<br /> <br /> Sự sinh trưởng của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF<br /> DM3 DM4 DM5 DM6 DM7 DM8 DM9<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> -/+<br /> +<br /> +/-/+<br /> +<br /> +<br /> +<br /> -/+<br /> +<br /> -/+<br /> +/-<br /> <br /> DM10<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> -<br /> <br /> DM11<br /> +<br /> +<br /> +<br /> -/+<br /> -<br /> <br /> (+). sinh trưởng tốt; (-). không sinh trưởng; (+/-). sinh trưởng trung bình; (-/+). sinh trưởng kém.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu khả năng chống chịu chì<br /> của các hỗn hợp chủng (hình 2, 3 và bảng 1)<br /> cho thấy, trong số 11 hỗn hợp chủng vi khuẩn<br /> nghiên cứu, có 9 hỗn hợp chủng sinh trưởng tốt<br /> <br /> 74<br /> <br /> trong môi trường bổ sung chì với hàm lượng 25<br /> mg/l; 6 hỗn hợp chủng sinh trưởng tốt trong môi<br /> trường bổ sung chì với hàm lượng là 50 mg/l.<br /> Đặc biệt, khả năng chống chịu chì của hỗn hợp<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78<br /> <br /> chủng DM5 và DM10 là cao nhất lên tới<br /> 100 mg/l. Hao và cs (1994) đã thông báo khả<br /> năng chống chịu chì của hỗn hợp chủng vi<br /> khuẩn KSF thu được trong nước thải nhiễm chì<br /> là 70 mg/l [7] và bị ức chế khi hàm lượng chì<br /> trên 70 mg/l.<br /> <br /> Tuy các hỗn hợp chủng DM5 và DM10 đều<br /> có khả năng chống chịu chì cao, nhưng hỗn hợp<br /> chủng DM10 được lựa chọn cho các nghiên cứu<br /> tiếp theo do hàm lượng sulfide tạo ra sau 7 ngày<br /> nuôi cấy trong môi trường bổ sung 100 mg chì/l<br /> cao hơn hỗn hợp chủng DM5 (hình 3).<br /> <br /> Hình 2. Hỗn hợp chủng DM10 trên môi trường<br /> với hàm lượng chì khác nhau sau 7 ngày<br /> <br /> Hình 3. Hàm lượng sulfide tạo ra từ 11 hỗn hợp<br /> chủng vi khuẩn KSF sau 7 ngày<br /> <br /> Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng<br /> tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi khuẩn<br /> DM10<br /> Tỷ lệ COD/SO42- là yếu tố quan trọng ảnh<br /> hưởng đến khả năng tạo sulfide của vi khuẩn<br /> khử sulfate. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên<br /> khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng DM10<br /> được thể hiện ở hình 4, 5 và 6. Kết quả cho<br /> thấy, khi tỷ lệ COD/SO42- trong môi trường tăng<br /> từ 0,5 đến 6, 46-92% lượng sulfate ban đầu<br /> được chuyển hóa thành sulfide với hàm lượng<br /> dao động từ 143 đến 456 mg/l sau 6 ngày nuôi<br /> cấy. Trong đó, hàm lượng sulfide tạo ra (425456 mg/l) và sulfate được chuyển hóa (91-92%)<br /> ở tỷ lệ COD/SO42- -3 và 4 là cao nhất. Kết quả<br /> này gần giống với kết quả đạt được trong<br /> <br /> nghiên cứu của Damianovic et al. (2007) [3].<br /> Tác giả đã thông báo 91% lượng sulfate ban đầu<br /> được khử ở tỷ lệ COD/SO42- trên 2,5 trong môi<br /> trường có hàm lượng sulfide không đổi là 1960<br /> mg/l. Tuy nhiên, hàm lượng sulfide tạo ra bởi<br /> hỗn hợp chủng DM10 tăng dần khi tỷ lệ<br /> COD/SO42- tăng từ 0,5 đến 4 và hàm lượng này<br /> giảm dần khi tỷ lệ COD/SO42- là 5 và 6 (hình 5).<br /> Ở tỷ lệ COD/SO42- là 6, hàm lượng sulfide là<br /> 210 mg/l, chỉ bằng một nửa khi tỷ lệ COD/SO42là 3 sau 6 ngày nuôi cấy. Hàm lượng sulfide<br /> giảm dần có thể là do khi tỷ lệ COD/SO42- cao,<br /> hợp chất hữu cơ trong môi trường dư thừa khiến<br /> vi khuẩn KSF bị ức chế. Choi và Rim đã thông<br /> báo rằng vi khuẩn KSF bị ức chế khi tỷ lệ<br /> COD/SO42- trên 2,7 [2].<br /> <br /> Hình 4. Hỗn hợp chủng DM10 trên môi trường với tỷ lệ COD/SO42- khác nhau sau 14 ngày<br /> 75<br /> <br /> Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga<br /> <br /> Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả<br /> năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng DM10<br /> <br /> Hình 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả<br /> năng khử sulfate của hỗn hợp chủng DM10<br /> <br /> Đánh giá khả năng loại bỏ chì của hỗn hợp<br /> chủng vi khuẩn KSF lựa chọn<br /> <br /> hỗn hợp chủng DM10 ở các tỷ lệ COD/SO42- từ<br /> 1 đến 3 ở mức cao (98-100%). Tuy nhiên, khi<br /> hàm lượng chì tăng lên 100 mg/l thì hiệu quả<br /> loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 ở tỷ lệ<br /> COD/SO42-1 giảm xuống còn 87%, trong khi ở<br /> tỷ lệ COD/SO42--2 và 3 hầu như không giảm<br /> (99%). Với tỷ lệ COD/SO42- là 0,5, hiệu quả loại<br /> bỏ chì thấp nhất lần lượt là 65 và 36 % trong<br /> môi trường bổ sung chì với hàm lượng 50 và<br /> 100 mg/l. Từ kết quả thu được, chúng tôi lựa<br /> chọn tỷ lệ COD/SO42--2 đối với hỗn hợp chủng<br /> DM10 cho những nghiên cứu xử lý nước thải<br /> nhiễm chì tiếp theo.<br /> <br /> Việc xác định tỷ lệ COD/SO42- phù hợp cho<br /> khả năng tạo sulfide và loại bỏ chì của hỗn hợp<br /> chủng DM10 là vô cùng quan trọng. Biết được<br /> tỷ lệ COD/SO42- thấp nhất mà ở đó hỗn hợp<br /> chủng DM10 có khả năng tạo sulfide và loại bỏ<br /> chì tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước<br /> thải nhiễm chì. Kết quả đánh giá khả năng loại<br /> bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 trong môi<br /> trường bổ sung 50 và 100 mg chì/l cho thấy, với<br /> hàm lượng chì 50 mg/l, hiệu quả loại bỏ chì của<br /> <br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 sau 14<br /> ngày<br /> Hiệu quả loại bỏ chì (%)<br /> COD/SO420,5<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> Hàm lượng chì<br /> 50 mg/l<br /> 65%<br /> 98%<br /> 100%<br /> 100%<br /> 100 mg/l<br /> 36%<br /> 87%<br /> 99%<br /> 99%<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Đã nghiên cứu lựa chọn được hỗn hợp<br /> chủng vi khuẩn khử sulfate DM10 có khả năng<br /> chống chịu chì cao. Hỗn hợp chủng DM10 có<br /> thể sinh trưởng trên tất cả các tỷ lệ COD/SO42từ 0,5 đến 6, tốt nhất ở tỷ lệ COD/SO42- là 3.<br /> Hiệu quả loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10<br /> tới 99-100% khi tỷ lệ COD/SO42- là 2 và 3. Tỷ<br /> lệ COD/SO42--2 cho những nghiên cứu tiếp theo<br /> để kiểm soát hàm lượng sulfide do hỗn hợp<br /> chủng DM10 tạo ra nhằm nâng cao hiệu quả xử<br /> 76<br /> <br /> lý nước thải nhiễm chì.<br /> Lời cảm ơn: Công trình này được hỗ trợ về<br /> kinh phí của Quỹ phát triển Khoa học và Công<br /> nghệ Quốc gia (Nafosted), mã số 106.162012.77.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. APHA., 1998. Standard Methods for<br /> Examination of Water and Wastewater, 20th<br /> ed. APHA, Washington, DC.<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78<br /> <br /> 2. Choi E., Rim J. M., 1991. Competition and<br /> inhibition of sulfate reducers and methane<br /> producers in anaerobic treatment. Water Sci.<br /> Technol., 23: 1259-1264.<br /> 3. Damianovic M. H. R. Z., Foresti E., 2007.<br /> Anaerobic<br /> degradation of<br /> synthetic<br /> wastewaters at different levels of sulfate and<br /> COD/sulfate ratio in Horizontal-flow<br /> anaerobic reactors. Environ. Eng. Sci.,<br /> 24(3): 383-398.<br /> 4. Lê Đức, 2000. Ảnh hưởng của nghề nấu tái<br /> chế chì (Pb) thủ công đến sức khoẻ cộng<br /> đồng và môi trường tại thôn Đông Mai - xã<br /> Chỉ Đạo - huyện Mỹ Văn - tỉnh Hưng Yên.<br /> Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa<br /> học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội: 89.<br /> 5. Gallegos-Garcia M., Celis L.B., RangelMéndez R., Razo-Flores E., 2009.<br /> Precipitation and recovery of metal sulfides<br /> from metal containing acidic wastewater in<br /> a sulfidogenic down-flow fluidized bed<br /> reactor. Biotechnol. and Bioeng., 102: 9199.<br /> 6. Goncalves M. M. M., da Costa A. C. A.,<br /> Leite S. G. F., Sant’Anna G. L., 2007.<br /> Heavy metal removal from synthetic<br /> wastewaters in an anaerobic bioreactor<br /> using stillage from ethanol distilleries as a<br /> carbon source. Chemosphere., 69: 18151820.<br /> 7. Hao O. J., Huang L., Chen J. M., Bugass R.<br /> L., 1994. Effects of metal additons on<br /> sulfate reduction activity in wastewater.<br /> Toxicol Environ Chem, 46: 197-211.<br /> 8. Hulshof A. H. M., Blowes D. M., Gould W.<br /> D., 2006. Evaluation of in situ layers for<br /> treatment of acid mine drainage: A field<br /> comparison. Water Res., 40: 1816-1826.<br /> 9. Kieu T. Q. H., Peter S., Lai T. H., Le, T. L.,<br /> Jörn K., 2003. The anaerobic lab-scale test<br /> of heavy metal wastewater treatment in<br /> Vanchang craft-settlement, Nam Dinh<br /> province.<br /> International<br /> workshop:<br /> <br /> Environmental<br /> and<br /> Sustainable<br /> development of traditional craft-settlements.<br /> pp, 87-93.<br /> 10. Kim Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa, Đặng<br /> Hoàng Phước Hiền, Lê Thu Thủy, Hoàng<br /> Thị Bảo, 1999. Sử dụng các chất hấp phụ<br /> sinh học để xử lý ô nhiễm Cr, Ni và Pb<br /> trong nước thải công nghiệp. Tuyển tập hội<br /> nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hà<br /> Nội: 552-557.<br /> 11. Neculita C. M., Zagury G. J., Bussiere B.,<br /> 2007. Passive treatment of acid mine<br /> drainage in bioreactors using sulfatereducing bacteria: Critical review and<br /> research needs. J. Environ. Qual., 36: 1-16.<br /> 12. Đặng Phương Nga, Kiều Thị Quỳnh Hoa,<br /> Phạm Thị Hằng, Lại Thúy Hiền, 2007. Khả<br /> năng khử kim loại nặng của một số chủng vi<br /> khuẩn khử sunphat phân lập từ nước thải<br /> làng nghề Vân Chàng, Nam Định. Những<br /> vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học<br /> sự sống, Hà Nội: 891-894.<br /> 13. Peter S., Sucha V., 1999. Experiences with<br /> an in-situ and passive treatment of heavy<br /> metal polluted water-a posibility also for the<br /> Namdinh region. International workshop:<br /> Environmental<br /> protection,<br /> community<br /> health for sustainable development of craft<br /> manufacturing settlements in Namdinh, 59.<br /> 14. Postgate J. R., 1984. The sulfate-reducing<br /> bacteria, 2nd ed. Cabridge: Cambridge<br /> University Press, 27-28.<br /> 15. Trần Văn Tựa, Hồ Tú Cường, Đặng Đình<br /> Kim, 2003. Một số dẫn liệu về độc tính và<br /> sự hấp thu kim loại nặng của tế bào vi tảo.<br /> Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong<br /> Khoa học và sự sống, Hà Nội: 787-789<br /> 16. Zaluski M., Canty M., Trudnowski J., 2000.<br /> Application of sulfate-reducing bacteria for<br /> passive remediation of water contaminated<br /> with metal. MSE Tech. Appl., Inc. 200<br /> Technology Way, Butte, Montana 59701,<br /> USA, 20-28.<br /> <br /> 77<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2