Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Khánh Hòa)
lượt xem 5
download
Bài viết "Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Khánh Hòa)" góp phần nghiên cứu thực trạng sử dụng các trang mạng xã hội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Khánh Hòa)
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA) Đoàn Thị Trang Hiền, Đậu Minh Đức Trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt: Mạng xã hội (social network) là một dịch vụ kết nối trên nền tảng trực tuyến dựa theo nhóm, sở thích, thông tin cá nhân, hay lĩnh vực quan tâm…, và ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng thì nó cũng ảnh hưởng tới một phần đời sống xã hội, trong đó đa phần là giới trẻ. Bài viết góp phần nghiên cứu thực trạng sử dụng các trang mạng xã hội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên. Từ khóa: sử dụng, hiệu quả, mạng xã hội, sinh viên 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, với sự gia tăng không ngừng của công nghệ thông tin, internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng. Một trong những ứng dụng quan trọng của internet chính là việc kết nối và liên lạc, cụ thể đó chính là sự xuất hiện của các trang mạng xã hội. Mạng xã hội với nhiều tính năng và nguồn thông tin đa dạng phong phú đem lại cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị. Không thể phủ nhận tiện ích mang lại cho người dùng, đặc biệt là giới trẻ rất rành về công nghệ khi sử dụng mạng xã hội nhưng nếu tần suất sử dụng quá nhiều, mục đích sử dụng không rõ ràng và đúng đắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người sử dụng. Vì vậy, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên để đưa ra những giải pháp tối ưu là vấn đề cấp thiết trong công tác giáo dục hiện nay. 2. Thực trạng sử dụng truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam 2.1. Các trang mạng xã hội phổ biến được sinh viên ưa chuộng Hơn 20 năm xuất hiện (1997 - 2021), internet đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, để từ đây, các hình thức giải trí trên mạng trở nên phong phú và hiện đại hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng internet mỗi năm trong cả nước đều tăng nhanh. Tương tác qua các trang mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, chủ yếu là đối tượng thanh thiếu niên và sinh viên. Theo thống kê báo cáo Digital 2022, tổng dân số Việt Nam tính đến tháng 2/2022 là 98,56 triệu dân, tăng so với con số 97,96 triệu người vào năm 2021, trong đó có 72,10 triệu người dùng internet, tương ứng với tỷ lệ thâm nhập là 73,2%, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo cũng phát hiện có 26,46 triệu người không dùng Internet vào đầu năm 2022, tương đương với 26,8% dân số [5]. Để tìm hiểu việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên, nhóm tác giả đã điều tra bằng bảng hỏi ngẫu nhiên 500 sinh viên (trong đó có 223 sinh viên nam chiếm 44,6%, 277 sinh viên nữ chiếm 55,4%) từ năm 1 đến năm 4 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết quả cho thấy 100% sinh viên đã và đang sử dụng ít nhất một mạng xã hội. Các trang mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến qua Hình 1. 383
- Hình 1: Các trang mạng xã hội được sinh viên ưa chuộng (Nguồn: Theo điều tra của nhóm tác giả) Hình 1 cho thấy Facebook là trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất chiếm 97,6%; Zalo 92%; Google 80%; Tiktok 74%; YouTube 65%; Instagram 63% và Linkedin 5,8%. Facebook là mạng xã hội trực tuyến của Mỹ thuộc sở hữu của Meta Platforms, được thành lập từ 2004 bởi Mark Zuckerberg. Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng lớn, đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di động nên mức độ sử dụng của sinh viên là rất cao. Xếp thứ hai là Zalo với 92% sinh viên sử dụng, là ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện trên nền tảng di động và máy tính của người Việt Nam. Xếp thứ ba là Google được sinh viên ưa dùng, chiếm tỷ lệ 80% cho nhu cầu lập Gmail, tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ học tập, liên lạc giữa sinh viên và giảng viên. TikTok là trang mạng xã hội đứng thứ tư tập trung vào video thuộc sở hữu của ByteDance Ltd, chủ yếu phát triển nhiều video dạng ngắn chủ yếu cho nhu cầu giải trí. Xếp ở vị trí thứ năm là YouTube, với 65% sinh viên sử dụng, là một nền tảng truyền thông xã hội và chia sẻ video trực tuyến của Mỹ do Google sở hữu. YouTube có tính tiện dụng trong việc chia sẻ hình ảnh, âm thanh và khả năng chứa đựng số lượng video lớn với đầy đủ chương trình truyền hình, phim ảnh, nội dung học tập đa dạng các chủ đề như ngoại ngữ, lịch sử, kỹ năng sống… Instagram của Mỹ do Kevin Systrom và Mike Krieger thành lập năm 2012, là ứng dụng thứ sáu được sinh viên sử dụng phổ biến gần đây, chủ yếu chia sẻ hình ảnh và video miễn phí phục vụ cho nhu cầu giải trí chiếm 63%. LinkedIn là mạng xã hội chuyên dùng cho mục đích tuyển dụng, tìm việc làm phục vụ nhu cầu tìm kiếm công việc, nhưng số lượng sinh viên biết đến và sử dụng trang xã hội này chiếm tỷ lệ rất thấp là 5,8%. 2.2. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Sinh viên sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên và thời lượng truy cập cũng khá nhiều, điều này được thể hiện ở Hình 2. 384
- Hình 2: Thời gian sinh viên sử dụng mạng xã hội trong ngày (Nguồn: Theo điều tra của nhóm tác giả) Hình 2 cho thấy tỷ lệ sinh viên bỏ thời gian từ 1 - 3 giờ cho việc sử dụng mạng xã hội là khá cao chiếm 46,8%, từ 3- 5 giờ chiếm 31,3%, từ 5 - 8 giờ chiếm 15,8% và đáng báo động là có 6,1% sinh viên bỏ hơn 8 giờ/ngày cho các trang mạng xã hội. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế ngày càng nâng cao và giá cả của các thiết bị điện tử có xu hướng giảm thì việc có phương tiện truyền thông tích hợp internet (wifi, 3G, 4G, 5G) giúp cho việc truy cập và sử dụng mạng xã hội bất kỳ nơi đâu dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên rất đa dạng được thể hiện ở bảng sau: Mục đích truy cập mạng xã hội Tỷ lệ (%) Sử dụng trong hoạt động giao tiếp, chia sẻ và thể hiện bản thân/ bày 93,7 tỏ quan điểm cá nhân Giải trí (kết bạn, nghe nhạc, xem phim,chơi game…) 89,7 Chat online 76,3 Tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội 34,4 Lấy thông tin, phục vụ cho học tập 13,8 Hoạt động ngoại khoá 13 Quảng cáo sản phẩm, kinh doanh 7,4 Tìm kiếm cơ hội việc làm 1,4 (Nguồn: Theo điều tra của nhóm tác giả) Mạng xã hội cũng cho phép người dùng cùng một lúc có thể tham gia nhiều hoạt động như giao tiếp, giải trí, chat online, xem tin tức, học tập, gửi file… Qua khảo sát sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu trong nhu cầu cá nhân như: giải trí (89,7%); hoạt động giao tiếp, chia sẻ và thể hiện cá nhân (93,7%); chat online (76,3%),…, cụ thể: 385
- - Sử dụng trong hoạt động giao tiếp, chia sẻ và thể hiện bản thân: 93,7% Mạng xã hội tăng khả năng kết nối giữa sinh viên với gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Giao tiếp trên các mạng xã hội trở nên linh hoạt và diễn ra trên phạm vi rộng hơn. Các trang mạng xã hội cho phép người dùng xây dựng mạng lưới và tương tác bạn bè hiệu quả nhất, số lượng bạn bè của một người trên các trang mạng xã hội có thể đến nghìn người. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng sinh viên tương tác thường xuyên trên mạng xã hội dưới 25 bạn là 43,6%; thường xuyên tương tác từ 25 - 50 bạn chiếm 37,8%; thường xuyên trao đổi trên 50 người là 18,6%. - Sử dụng trong nhu cầu giải trí: 89,7% Ngoài mục đích giao tiếp, kết nối bạn bè thì nhu cầu giải trí cũng được sinh viên sử dụng ở mức độ cao, bởi hầu hết các mạng xã hội đều có tính năng cung cấp nguồn giải trí. Chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại có internet thì sinh viên có thể dễ dàng xem phim, nghe nhạc, chơi game… trong bất cứ thời gian hoặc địa điểm nào. - Sử dụng trong chat online: 76,3% Trước đây, các phần mềm chat được ưa chuộng là Yahoo, Skype… Tuy nhiên, hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng chat online trên mạng xã hội nhờ tính năng tích hợp. Ví dụ, đối với Facebook người dùng có thể làm nhiều việc một lúc như xem tin tức, chat, gửi file… Do đó, lý do người dùng sử dụng mạng xã hội để chat cũng khá cao. - Sử dụng trong tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội: 34,4% Nhờ sự ưu trội về liên kết mạng lưới và sự cập nhật thông tin thì mạng xã hội là một kênh mà giới trẻ sử dụng để truyền tải hoặc tiếp nhận các thông tin về xã hội một cách nhanh chóng những vấn đề được người dùng quan tâm ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, các mạng xã hội như Google, YouTube, TikTok, Facebook… ngày nay trở thành một kênh giải trí (xem phim, video ca nhạc, chơi game…) được yêu thích của hầu hết mọi người, đặc biệt là các sinh viên Gen Z, đây là những người vốn dĩ nhanh nhạy và trực quan ưa chuộng. - Sử dụng trong các hoạt động học tập: 13,8% Có thể nói mạng xã hội là công cụ với nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ, làm thay đổi cách thức truyền thống trong học tập của sinh viên hiện nay. Sinh viên có thể chủ động, tìm hiểu các khóa học, tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin lớp học, trao đổi với bạn bè và giảng viên một cách nhanh chóng. Các trang mạng xã hội có các tính năng tích hợp thuận tiện cho việc trao đổi thông tin bằng hình thức trực tuyến (video call, group…). Tuy nhiều tính năng hữu dụng ví dụ như Google Forms thực hiện khảo sát và đưa ra số liệu nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, nhưng sinh viên sử dụng mạng xã hội cho học tập không cao. - Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa: 13% Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng tăng cường sử dụng mạng xã hội trong việc đăng bài, đưa tin, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề nhằm rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên. Không chỉ cập nhật nhanh chóng mọi hoạt động, tuyên truyền, quảng bá, kết nối nhanh các thành viên mà thông qua đó còn lan tỏa các hoạt động phong trào Đoàn - Hội, nắm bắt tâm lý, nhu cầu, định hướng tư tưởng cho sinh viên. 386
- - Sử dụng để kinh doanh: 7,4% Sử dụng mạng xã hội làm công cụ kinh doanh và khởi nghiệp đang được nhiều người quan tâm không chỉ đối với các doanh nghiệp mà các bạn sinh viên cũng tham gia làm thêm như bán hàng online. Đây cũng là mục đích sinh viên lựa chọn Facebook và Zalo là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao vì sinh viên chưa có nhiều kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong việc kinh doanh online. - Sử dụng trong tìm kiếm việc làm thêm: 1,4% Hiện nay, các trường học và doanh nghiệp rất tích cực sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin tuyển dụng chính thức và thời vụ về vị trí việc làm, giờ giấc, lương thưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên quan tâm đến vấn đề này khá thấp (1,4%). Ngoài ra, hơn 70% sinh viên tham gia khảo sát đang học các năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba nên chưa bị áp lực về công việc trong tương lai. Cho thấy việc tìm kiếm việc làm thêm không phải là mối bận tâm của sinh viên. 3. Những tác động của mạng xã hội đối với sinh viên Thứ nhất, mạng xã hội giúp sinh viên dễ dàng kết bạn, làm quen, tạo được nhiều mối quan hệ với những người cùng sở thích, cùng quan điểm và chí hướng. Mọi khoảng cách về tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý… trở nên vô nghĩa từ khi mạng xã hội ra đời. Đối với sinh viên xa nhà thì việc liên lạc với gia đình qua các ứng dụng mạng xã hội thuận tiện hơn bao giờ hết mà không tốn quá nhiều chi phí. Cập nhật thông tin gia đình, bạn bè mọi lúc, mọi nơi, giao tiếp thường xuyên với nhau, mọi người sẽ trở nên gắn bó, thân thiết, cởi mở hơn trong việc chia sẻ tình cảm, tâm tư của nhau. Việc tham gia các hội, nhóm tình nguyện viên, thiện nguyện… trên mạng xã hội, sinh viên sẽ lan tỏa những hành động tích cực và sống có ích hơn cho cộng đồng. Thứ hai, mạng xã hội bùng nổ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên ngày nay trong việc học tập, trao đổi kiến thức, tìm kiếm tài liệu. Theo Ibis M.Alvarez và Marialexa (2013), các trang mạng xã hội của cá nhân không phải là môi trường học tập, nhưng nó có đủ khả năng và cơ hội để cải thiện việc học của sinh viên trong môi trường đại học. Sinh viên không bị giới hạn về không gian, thời gian để học hỏi, tích lũy kiến thức. Trong xu hướng phát triển toàn cầu, việc học tập không chỉ dừng lại ở việc theo dõi bài giảng trên lớp hay đọc sách ở thư viện mà sinh viên có thể tìm kiếm cả một kho tàng kiến thức từ các nguồn tài liệu trên Google, YouTube, Facebook, Zalo với nhiều lĩnh vực, chủ đề mà sinh viên quan tâm. Sinh viên có thể tìm kiếm các khóa học trực tuyến, học theo nhóm hay học 1:1 với các giảng viên trong nước và quốc tế. Thứ ba, nghiên cứu của D.Chiristopher Brook và Jeffrey Pomerantz (2017) cho thấy rằng xu hướng tăng tỷ lệ môi trường học tập trực tuyến, sinh viên cũng mong muốn sử dụng công nghệ trong hoạt động học tập của mình. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồng Ân và Nguyễn Văn Tuấn (2017), đánh giá hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ tương tác giữa giảng viên và sinh viên ngoài lớp học. Việc sinh viên kết nối trực tiếp vào các diễn đàn thông qua email giúp tăng tính kịp thời và sự minh bạch thông tin của môn học, các thắc mắc của sinh viên cũng đến được với giảng viên nhanh hơn, sinh viên cũng không cần gọi điện hay thắc mắc với giảng viên như trước nữa. 387
- Thứ tư, đối với khởi nghiệp thì sử dụng mạng xã hội hoàn toàn hợp xu hướng kinh doanh hiện nay. Sinh viên có thể quảng bá hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang cá nhân để kinh doanh miễn phí bằng Facebook, Instagram, TikTok, Zalo… Việc kinh doanh trực tuyến sẽ giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm, thực hiện ý tưởng, rèn luyện kỹ năng và chia sẻ đam mê của mình với mọi người ở bất kỳ đâu. Thứ năm, hoạt động ngoại khóa là một trong các chỉ tiêu được nhà trường đánh giá cao ở sinh viên. Ngoài những hoạt động offline như làm tình nguyện viên, tham gia mùa hè xanh, các chiến dịch thiện nguyện… thì các hoạt động trên mạng xã hội cũng rất đa dạng và đem tới nhiều giá trị cho sinh viên chẳng hạn như: tổ chức hay tham gia các chiến dịch truyền thông online cho các hoạt động cộng đồng, lan tỏa những điều tích cực, thể hiện trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh các kênh tuyển dụng truyền thống, với sự phát triển công nghệ, thì việc tuyển dụng qua mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, YouTube, Zalo… cũng đang là xu hướng của các nhà tuyển dụng. Với nguồn dữ liệu khổng lồ, tuyển dụng qua mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kết nối với ứng viên tiềm năng, nhờ vậy, sinh viên có nhiều cơ hội, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Nghiên cứu của Nguyễn Lan Nguyên (2020) chỉ ra mỗi nhóm sinh viên có học lực khác nhau thì ảnh hưởng đến hoạt động học tập khác nhau, cụ thể là với sinh viên khá giỏi thì việc tìm kiếm tài liệu học tập và trao đổi thông tin trên Facebook rất hiệu quả. Không những giúp ích trong việc học tập, Facebook còn giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học. Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, đó là việc gây mất tập trung, giảm thời gian học tập, suy nhược cơ thể và tiếp cận nguồn thông tin không chính xác. [4] Nghiện mạng xã hội có thể nói là hiện tượng phổ biến của sinh viên. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy tần suất sử dụng và thời gian dành cho mạng xã hội của sinh viên là rất cao, thậm chí, có người mắc “hội chứng nghiện Facebook”, không có việc gì làm cũng vào Facebook. Nhiều người vào mạng xã hội không bao giờ chia sẻ gì về mình nhưng lại dành nhiều thời gian vào “nhà người khác” xem ảnh hoặc comment. Có 40,5% sinh viên đồng ý rằng “cảm thấy buồn chán nếu một ngày không vào mạng xã hội”. Phụ thuộc vào mạng xã hội là ảnh hưởng tiêu cực, vì việc sinh viên lạm dụng mạng xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian cũng như học tập của sinh viên. Nhiều bạn sử dụng mạng xã hội xong đến khi thoát ra vẫn không thể tập trung vào việc khác. Ngoài ra, việc cắm cúi vào trang thiết bị điện tử dẫn đến việc giảm thị lực, nguy cơ về bệnh dạ dày, suy nhược cơ thể… 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Để phát huy những hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên, nhóm tác giả tập trung các giải pháp sau: Một là, phát huy các diễn đàn mạng xã hội là nơi để chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập. Giảng viên nên sử dụng mạng xã hội với các tiện ích như chia sẻ hình ảnh, video, nhắn tin cá nhân, nhóm, gửi tài liệu… Ví dụ: giảng viên có thể sử dụng mạng xã hội như một công 388
- cụ dạy học bằng cách tạo ra group hay pages của môn học; giảng viên giao bài tập, giải đáp thắc mắc và cho sinh viên đặt câu hỏi, thảo luận ngay trong group. Hai là, cần xác định rõ hơn vai trò của việc hướng dẫn sinh viên khai thác mạng xã hội trong học tập, định hướng cũng như tìm kiếm việc làm và nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội. Xem xét nghiêm túc cách thức sử dụng, dành thời gian hợp lý sử dụng mạng xã hội để không ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học tập và các hoạt động sống thường ngày của sinh viên. Giảng viên sử dụng mạng xã hội tương tác với sinh viên nhiều hơn nhằm rút ngắn khoảng cách, tạo sự gần gũi, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp, lối sống lành mạnh, lạc quan; từ đó nắm bắt tư tưởng và hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên vượt qua khó khăn, vướng mắc trong học tập cũng như đời sống, giúp sinh viên nâng cao ý thức trước tác động tiêu cực của mạng xã hội. Ba là, nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mạng xã hội nhằm tránh các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bởi những thành phần xấu cũng thường sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền thông tin xuyên tạc, kích động, dụ dỗ, lôi kéo sinh viên có những suy nghĩ tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật, sai trái với quy định, quy chế nhà trường... Vì vậy, nhà trường, thầy cô giáo cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng mạng xã hội. Các cố vấn học tập, hay cán bộ quản lý là quản trị viên các nhóm, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên cần phải kịp thời nắm bắt tư tưởng, tình cảm của sinh viên để định hướng, tuyên truyền và giải thích, hạn chế sinh viên suy nghĩ lệch lạc. Đồng thời, mạng xã hội cũng được xem là một kênh để nhà trường, giảng viên tiếp nhận nhanh chóng những phản hồi của sinh viên về chất lượng, chương trình đào tạo và rèn luyện kỹ năng tốt hơn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 5. Kết luận Sử dụng mạng xã hội đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của sinh viên ngày nay. Trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ, mạng xã hội với những tiện ích không thể phủ nhận thì chúng ta không thể cấm đoán hoặc kìm hãm việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ. Vì vậy, cần chú trọng và có những giải pháp đồng bộ để quản lý, hướng dẫn sinh viên kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả. Như vậy, sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực do mạng xã hội đem lại, giúp cho sinh viên có thái độ tích cực, sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Thanh Hồng Ân và Nguyễn Văn Tuấn (2017), Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, số 3, 1-9. 2. Nguyễn Thái Bá (2019), Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 389
- 3. Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015), Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 56-72. 4. Nguyễn Lan Nguyên (2020), Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 5. Digital Marketing (2022), Báo cáo tổng quan thị trường Digital Việt Nam năm 2022. truy cập ngày 15/07/2022 tại: https://lptech.asia/kien-thuc/bao-cao-tong-quan-thi-truong- digital-viet-nam-nam-2022. Tiếng Anh 6. D.Christopher Brooks (2017), ECAR Study of Undergraduate Students and Information Technology, 2017. Research report (Louisville, CO: ECAR, October 2016): 14. 7. Ibis M.Alvarez và Marialexa (2013), Learning in Social Networks: Rationale and Ideas for Its Implementation in Higher Education. Educ. Sci. 2013, 3, 314-325; doi:10.3390/educsci3030314 390
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
45 p | 403 | 32
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương tiện dạy học hiện đại ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
7 p | 253 | 27
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tại các trường tiểu học ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 171 | 16
-
Một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông
9 p | 136 | 11
-
Sử dụng các phương tiện trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa trong một tiết học ở phòng bộ môn - Trần Thị Thu Thủy
4 p | 124 | 8
-
Sử dụng hình ảnh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
13 p | 172 | 8
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong các học phần tâm lí - giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
4 p | 76 | 8
-
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 75 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên số của Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6 p | 8 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp học tập phục vụ cộng đồng trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
12 p | 13 | 4
-
Sử dụng trò chơi học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở tiểu học
10 p | 32 | 3
-
Sử dụng các phương tiện trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học trong một tiết học ở phòng bộ môn
4 p | 51 | 2
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động có thu của trường Đại học Hùng Vương
5 p | 44 | 2
-
Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
4 p | 52 | 2
-
Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
10 p | 35 | 2
-
Nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
3 p | 30 | 2
-
Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học tại trường Đại học Y Thái Bình
10 p | 110 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn