intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

Chia sẻ: ViMante2711 ViMante2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết TW8), để nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử thì chúng ta phải cải tiến nội dung dạy-học và sách giáo khoa Lịch sử Trung học phổ thông (THPT); đổi mới về phương pháp dạy-học, lấy học sinh làm trung tâm; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014<br /> <br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC LỊCH SỬ<br /> THEO NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI<br /> <br /> LÊ TÙNG LÂM(*)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết TW8), để nâng cao hiệu<br /> quả dạy – học lịch sử thì chúng ta phải cải tiến nội dung dạy-học và sách giáo khoa Lịch<br /> sử Trung học phổ thông (THPT); đổi mới về phương pháp dạy-học, lấy học sinh làm trung<br /> tâm; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và tăng cường ứng dụng công nghệ thông<br /> tin vào dạy-học. Đó là nhiệm vụ chiến lược quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện<br /> một cách triệt để trong thời gian gần đây.<br /> Từ khóa: Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI, lịch sử, dạy học lịch sử, phương pháp,<br /> trung học phổ thông<br /> <br /> ABSTRACT<br /> According to Resolutions of the Central Conference 8 Course XI, to improve the<br /> efficiency of teaching - learning history, we must improve the teaching-learning content<br /> and the History Schoolbook Middle School; innovative teaching-learning methods takes<br /> student-centered; capacity building for teachers and enhance the application of<br /> information technology in teaching and learning. It is an important strategic task that the<br /> The Vietnam Communist Party and State're done thoroughly in recent times.<br /> Keywords: Central Conference 8 Course XI, history, teaching history, methods, high<br /> education<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ(*) của giáo viên và học sinh trong quá trình<br /> Dạy-học Lịch sử là quá trình giúp học dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ<br /> sinh tái hiện những sự kiện, những hiện đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các<br /> tượng và nhân vật lịch sử một cách chính nhiệm vụ dạy học. Muốn đạt được điều đó,<br /> xác và hiểu được bản chất của nó. Đây là một yếu tố không thể thiếu là phương tiện<br /> một vấn đề rất khó khăn của Lịch sử hiện dạy học.<br /> nay. Vậy thực trạng việc dạy-học lịch sử Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời<br /> như thế nào? Nguyên nhân do đâu và gian trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát<br /> những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả triển của con người và xã hội loài người, là<br /> dạy-học Lịch sử? Đó là những vấn đề sẽ bản thân đời sống xã hội qua các giai đoạn<br /> được làm rõ trong bài viết. tiến triển khác nhau và cả giới tự nhiên<br /> 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu trong phạm vi những gì có liên quan đến<br /> quả dạy-học Lịch sử con người (1, tr.7). Hay nói cách khác,<br /> Phương pháp dạy học là tổ hợp các Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá<br /> cách thức phối hợp hoạt động thống nhất khứ của xã hội loài người. Do đó, dạy-học<br /> Lịch sử là quá trình giáo viên hướng dẫn<br /> (*)<br /> ThS, Trường Đại học Sài Gòn<br /> <br /> 72<br /> cho học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra, nay, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8<br /> giúp học sinh biết, hiểu quá khứ để rút ra khóa XI (Nghị quyết TW8) về đổi mới căn<br /> những bài học kinh nghiệm vận dụng vào bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác<br /> hiện tại và tương lai. Đó là quá trình giúp định mục tiêu của giáo dục là “tạo chuyển<br /> học sinh tái hiện những sự kiện, những biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu<br /> hiện tượng và nhân vật lịch sử một cách quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng<br /> chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ<br /> đại hoá lịch sử. Vì vậy, việc tiếp cận và tái quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.<br /> hiện lại Lịch sử trung thực như nó đã từng Giáo dục con người Việt Nam phát triển<br /> tồn tại là rất khó khăn. toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,<br /> Hiện nay, học sinh phổ thông đang khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu<br /> ngày càng quay lưng lại với môn Lịch sử. gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống<br /> Số lượng học sinh đăng ký chọn môn Lịch tốt và làm việc hiệu quả”[2]. Để thực hiện<br /> sử để thi tốt nghiệp THPT chỉ khoảng 2- mục tiêu đó, việc dạy-học Lịch sử ở trường<br /> 5% (3). Thực trạng trên là do nhiều nguyên THPT cũng phải có những chuyển biến<br /> nhân khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất định.<br /> nhất có lẽ là sự khô cứng và thiếu tính hấp Thứ nhất, về nội dung dạy-học và sách<br /> dẫn của môn học. Phương pháp giảng dạy giáo khoa, theo Nghị quyết TW8 thì phải<br /> môn Lịch sử hiện nay khiến học sinh “xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục<br /> không ham thích môn học và "hình thức phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn,<br /> đọc chép, ghi nhớ kiến thức một chiều, ít bảo đảm chất lượng… Biên soạn sách giáo<br /> hoạt động không gây hứng thú cho học khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp<br /> sinh” (4). Mặt khác, nội dung chương trình với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh<br /> môn Sử ở trường THPT quá dài với số dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật”.<br /> lượng kiến thức nhiều mà số tiết học lại Đây là một việc làm cấp thiết vì thực trạng<br /> quá ít, trong khi nhiều giáo viên ở các hiện nay, nội dung sách giáo khoa Lịch sử<br /> trường THPT quan niệm rằng, Lịch sử là vẫn vừa nặng lại vừa yếu, đầy rẫy những từ<br /> môn học khô khan chỉ có những con số, sự sáo rỗng, xa rời thực tế và không hỗ trợ<br /> kiện và đã là lịch sử thì phải dạy đúng như cho học sinh phát triển năng lực sáng tạo.<br /> những gì vốn có. Đồng thời, SGK gần như không cập nhật<br /> Như vậy, việc dạy-học Lịch sử hiện được cái mới và làm giảm sự hứng thú khi<br /> nay ở trường phổ thông là một vấn đề nan theo học. Do đó, chúng ta phải xem xét,<br /> giải. Sự quá tải về nội dung môn học cùng định lượng lại nội dung chương trình Lịch<br /> những đặc thù của bộ môn đã gây nên tình sử ở các trường phổ thông. Chúng ta phải<br /> trạng thiếu linh hoạt trong dạy học và gây xác định được những nội dung nào học<br /> ra sự nhàm chán, ngoảnh mặt của học sinh sinh cần, phù hợp với thực tế thì cung cấp<br /> đối với môn Lịch sử. Vì vậy, việc tìm một chứ không phải dạy cái chúng ta có như<br /> giải pháp nhằm tạo sự hứng thú cho môn hiện nay.<br /> Lịch sử là cần thiết. Thứ hai, về phương pháp dạy-học,<br /> 2. Nâng cao hiệu quả dạy-học Lịch sử Nghị quyết TW8 cũng xác định là phải<br /> theo Nghị quyết TW8 “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp<br /> Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy<br /> <br /> 73<br /> tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận động, hình ảnh và những đoạn phim tư liệu<br /> dụng kiến thức, kỹ năng của người học; về Võ Nguyên Giáp, chiến tranh chiến<br /> khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, hào…sẽ tạo sự hưng phấn, thích thú cho<br /> ghi nhớ máy móc”. Muốn vậy, giáo viên học sinh hơn nhiều so với việc dùng lời<br /> phải chuyển từ vai trò – thầy làm trung tâm giảng của giáo viên.<br /> sang cố vấn, giúp học sinh chủ động, sáng Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo viên.<br /> tạo trong việc tiếp thu tri thức mới. Một Nghị quyết nêu rõ nhiệm là phải phát triển<br /> trong những điểm yếu nhất của người học đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp<br /> hiện nay là thiếu tính phản biện trong học ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,<br /> tập. Học sinh nghe lời giảng của giáo viên khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ<br /> một cách máy móc, học thuộc lòng…Do quản lý nâng cao trình độ chuyên môn<br /> đó, trong tương lai, giáo viên phải phát huy nghiệp vụ. Chúng ta phải cho giáo viên tiếp<br /> được khả năng tự học, tự phản biện cho tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn<br /> người học. Muốn vậy, giáo viên phải cung để tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo<br /> cấp cho học sinh một cách nhìn đa chiều về viên và kịp thời cập nhật những thông tin<br /> một vấn đề, một sự kiện lịch sử cụ thể. lịch sử hiện tại vào trong giảng dạy, nâng<br /> Thứ ba, chất lượng đào tạo, Nghị cao tính thực tế, tương tác thầy-trò. Đặc<br /> quyết TW8 cũng xác định “phát triển giáo biệt, chúng ta phải tạo điều kiện để chuyên<br /> dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát gia quốc tế và người Việt Nam ở nước<br /> triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở<br /> tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước<br /> quy luật khách quan… đẩy mạnh ứng dụng nhằm tạo ra sự giao lưu với nhau trong quá<br /> công nghệ thông tin và truyền thông trong trình dạy-học.<br /> dạy và học” [2]. Như vậy, mục tiêu của Như vậy, Nghị quyết TW8 đã đưa ra<br /> chúng ta là phải vừa đảm bảo môn học nhiều biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu<br /> phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã quả dạy-học trong bối cảnh hội nhập quốc<br /> hội, vừa phải nắm bắt được với trình độ tế. Đó là cơ sở để chúng ta đổi mới và nâng<br /> khoa học công nghệ trên thế giới. cao hơn nữa hiệu quả dạy-học lịch sử ở<br /> Vì vậy, giáo viên cần phải tăng cường trường trung học phổ thông.<br /> việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá KẾT LUẬN<br /> trình dạy-học Lịch sử ở trường trung học Theo Nghị quyết TW8, trong bối cảnh<br /> phổ thông. Đặc biệt, dựa vào nguồn tài hội nhập và đổi mới giáo dục hiện nay,<br /> nguyên phong phú của Internet, giáo viên việc nâng cao chất lượng dạy-học Lịch sử<br /> định hướng cho học sinh tiếp cận được với là cấp thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục<br /> những tư liệu lịch sử mới, những tranh ảnh, của bộ môn. Muốn vậy, chúng ta phải tiến<br /> bản đồ… nhằm tạo ra sự hứng thú trong hành nhiều biện pháp cùng một lúc như cải<br /> học tập cho học sinh và giúp người học tiến nội dung dạy-học và sách giáo khoa<br /> hiểu rõ được bản chất của sự kiện lịch sử. Lịch sử THPT. Đồng thời, chúng ta phải<br /> Việc này vừa phù hợp với xu thế thời đại, đổi mới về phương pháp dạy-học, lấy học<br /> vừa phù hợp với đặc thù của môn Lịch sử. sinh làm trung tâm của quá trình dạy-học.<br /> Ví dụ, khi giảng về chiến thắng Điện Ngoài ra, chúng ta cũng phải nâng cao chất<br /> Biên Phủ 1954, giáo viên sử dụng Bản đồ lượng đào tạo năng lực cho đội ngũ giáo<br /> <br /> 74<br /> viên, trang bị kĩ năng sử dụng công nghệ trong tương lai, việc dạy-học Lịch sử sẽ trở<br /> thôn tin vào việc soạn giáo án và giảng dạy nên hứng thú, hấp dẫn hơn đối với cả giáo<br /> của giáo viên Lịch sử. Nếu thực hiện được viên lẫn học sinh và chất lượng dạy-học<br /> những mục tiêu của Nghị quyết TW8 đề ra, môn Lịch sử sẽ được nâng cao hơn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. http://laodong.com.vn/xa-hoi/thi-tot-nghiep-thpt-hoc-sinh-chon-mon-lich-su-thap-<br /> mot-cach-dang-ngai-187533.bld<br /> 2. http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/giang-vien-lich-su-xa-hoi-dang-coi-<br /> thuong-mon-su-2961671.html.<br /> 3. Nguyễn Thế Kim (1999), Nhập môn Sử học, Tập Bài giảng, khoa Lịch Sử, Trường<br /> ĐHSPTPHCM.<br /> 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới<br /> căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.<br /> <br /> * Ngày nhận bài: 15/10/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 75<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2