BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỆ TRUNG CẤP 4 NĂM<br />
Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ<br />
HỒ THỊ QUỲNH TRÂM<br />
Học viện Âm nhạc Huế<br />
PHÙNG ĐÌNH MẪN<br />
Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hoạt động<br />
trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và những đòi hỏi của yêu cầu đổi mới<br />
giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung,<br />
chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên<br />
đang là biện pháp hàng đầu của các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật trong<br />
cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc. Học<br />
viện âm nhạc Huế tuy mới thành lập đã có nhiều cố gắng trong công tác<br />
quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc đối với hệ trung cấp 4<br />
năm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội (KT-XH), và<br />
tạo nguồn đầu vào chất lượng cho các trường Văn hóa nghệ thuật trong cả<br />
nước, nhà trường cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện<br />
pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy chuyên ngành<br />
âm nhạc đối với bậc học này.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan<br />
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy<br />
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và<br />
bền vững”. [1]<br />
Cùng với việc đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo, việc “Xây dựng một nền văn hóa<br />
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng được coi là “một bộ phận quan trọng của sự<br />
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”.<br />
Để đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực văn<br />
hóa nghệ thuật, và những đòi hỏi thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong<br />
giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản<br />
lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là vấn đề cấp thiết của các trường Văn hóa<br />
nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc [3].<br />
Học viện âm nhạc Huế - là cơ sở đào tạo âm nhạc của các tỉnh miền Trung và Tây<br />
Nguyên, cũng không nằm ngoài xu thế đó.Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực và tạo<br />
nguồn đầu vào chất lượng cho các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước, Học viện<br />
âm nhạc Huế đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, và nâng cao chất<br />
lượng hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp<br />
ngắn hạn 4 năm.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012: tr. 124-133<br />
<br />
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC...<br />
<br />
125<br />
<br />
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng như đáp ứng được<br />
nhu cầu đào tạo, và nhu cầu thực tiễn của nền KT–XH đối với bậc học này. Học viện<br />
âm nhạc Huế cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng nguyên nhân của các mặt ưu điểm, hạn<br />
chế trong hoạt động của mình, trên cơ sở đó, tìm kiếm các giải pháp phát triển giáo dục<br />
đào tạo nghệ thuật nói chung, giáo dục và đào tạo chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp<br />
ngắn hạn 4 năm nói riêng.<br />
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ Trung<br />
cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp<br />
điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích và đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến<br />
chuyên gia… Đặc biệt trong phương pháp điều tra, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng<br />
phiếu điều tra 25 CBQL, 55 GV cơ hữu, và 22 GV thính giảng, và 90 học sinh đang<br />
theo học chuyên ngành hệ trung cấp 4 năm. Nội dung khảo sát bao gồm: trình độ năng<br />
lực của GV và CBQL; mức độ thực hiện công tác quản lý quy chế chuyên môn, quản lý<br />
hồ sơ chuyên môn,và quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy chuyên ngành âm nhạc hệ<br />
trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế có những đặc điểm như sau:<br />
2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH ÂM<br />
NHẠC HỆ TRUNG CẤP 4 NĂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ<br />
2.1. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý<br />
Hiện nay, Học viện có 168 giảng viên, giáo viên cơ hữu, cán bộ quản lý và nhân viên.<br />
Trong đó, có 2 cán bộ trình độ Cao đẳng, 125 cán bộ trình độ Đại học, 21 Thạc sĩ và 1<br />
Tiến sĩ. Ngoài ra, nhà trường có 3 giáo viên được Nhà nước phong tặng NSƯT. GV<br />
thỉnh giảng tham gia giảng dạy là 61 GV, gồm: 3 giáo sư, 2 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 8 Đại<br />
học, 2 dưới Đại học.<br />
Trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý: Thống kê cho thấy tỷ lệ cán bộ quản lý có<br />
trình độ cao, học hàm học vị còn thấp so với mặt bằng số lượng GV. Đội ngũ giáo viên<br />
có trình độ Đại học chiếm 72%, trình độ Thạc sĩ chiếm 13,1%, Tiến sĩ chiếm 0,59%.<br />
Cán bộ quản lý có trình độ dưới Đại học còn quá cao 31,34% so với số lượng cán bộ<br />
quản lý nhà trường. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL nhà trường còn chưa kinh qua<br />
đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm.<br />
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên<br />
- Quản lý quy chế chuyên môn:<br />
Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, trưởng bộ môn quản lý hoạt động tập thể GV<br />
có hiệu quả khi dựa trên Quy chế chuyên môn. Nội dung Quy chế chuyên môn cụ thể và<br />
chặt chẽ thì hiệu quả quản lý hoạt động dạy học mới được nâng cao. Thực trạng công<br />
tác quản lý quy chế chuyên môn được chúng tôi tập trung đánh giá các nội dung chủ<br />
yếu như ở Bảng 1.<br />
<br />
126<br />
<br />
HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động chuyên môn của CBQL và GVCH<br />
Stt<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
Hướng dẫn và kiểm tra GV tự xây dựng kế hoạch<br />
giảng dạy và NCKH trong năm học của cá nhân<br />
Quản lý việc chuẩn bị giảng dạy của GV: Đề cương<br />
bài giảng, kế hoạch và hình thức kiểm tra đánh giá<br />
HP, danh mục tài liệu học tập giới thiệu cho HS…<br />
Tổ chức dự giờ giảng chuyên ngành của GV định kỳ<br />
(theo kế hoạch của Khoa, Bộ môn tổ chức, có sự<br />
tham gia của Hội đồng KH – GD<br />
Quy định quy chế sinh hoạt chuyên môn thường<br />
xuyên để GV trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và<br />
nghiệp vụ dạy học.<br />
<br />
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ %<br />
Trung Chưa<br />
Tốt Khá<br />
bình<br />
tốt<br />
6,25<br />
<br />
13,75<br />
<br />
36,25<br />
<br />
43,75<br />
<br />
2,5<br />
<br />
16,25<br />
<br />
45<br />
<br />
36,25<br />
<br />
1,25<br />
<br />
8,75<br />
<br />
41,25<br />
<br />
48,75<br />
<br />
8,75<br />
<br />
41,25<br />
<br />
32,5<br />
<br />
17,5<br />
<br />
Kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy hầu hết phần lớn CBQL, và GVCH được hỏi đều cho<br />
rằng quản lý hoạt động chuyên môn ở nhà trường hiện nay chưa đạt yêu cầu, mức độ<br />
thực hiện chỉ đạt mức trung bình, và chưa tốt. Trong đó công tác tổ chức dự giờ giảng<br />
chuyên ngành của GV theo định kỳ có 48,75% ý kiến đánh giá chưa tốt. Nguyên nhân<br />
dẫn đến thực trạng này là do đặc thù dạy học của ngành âm nhạc là “cá biệt hóa” và thời<br />
gian dạy của GV phụ thuộc vào thời gian học các môn cơ sở của HS, việc tổ chức dự<br />
giờ giảng chuyên ngành theo định kỳ, là điều khó thực hiện. Học viện âm nhạc chưa tổ<br />
chức dự giờ giảng chuyên ngành của giáo viên theo kế hoạch của Khoa và Bộ môn.<br />
Duy nhất có 41,25% ý kiến đánh giá mức độ khá đối với việc thực hiện thường xuyên quy<br />
chế sinh hoạt chuyên môn của CBQL và GVCH. Đây là một hoạt động tốt, giúp GV trao<br />
đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao trình độ giảng dạy nên hằng năm, nhà trường và các<br />
khoa thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn dành cho các GV thông qua các chương<br />
trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, ngày sinh của các nhạc sĩ nổi tiếng…<br />
Vấn đề cấp thiết là nhà trường cần ban hành Quy chế chuyên môn và quy định những hồ<br />
sơ chuyên môn cần thực hiện đối với GV. Trưởng bộ môn thuộc Khoa cần phải thường<br />
xuyên tổ chức, hướng dẫn GV trẻ NCKH, thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá việc<br />
chấp hành các quy định về hồ sơ chuyên môn của GV.<br />
Xây dựng được quy chế quản lý chuyên môn sẽ giúp cho Trưởng khoa, bộ môn đánh<br />
giá đúng chất lượng hoạt động dạy học của đội ngũ GV.<br />
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV:<br />
Hồ sơ chuyên môn chủ yếu là những tài liệu giảng dạy của GV, bắt buộc phải có trong<br />
quá trình dạy học (Kế hoạch giảng dạy và NCKH của cá nhân, đề cương cho tiết học<br />
phần, bài giảng, sổ điểm đánh giá quá trình học tập của HS; chế độ ghi chép và Sổ theo<br />
dõi giảng dạy trên lớp...). Đây là những tài liệu cơ bản nhất để Trưởng Khoa, bộ môn<br />
thông qua đó đánh giá được chất lượng dạy học của GV. Kết quả đánh giá thực trạng<br />
quản lý hồ sơ chuyên môn được thể hiện ở bảng 2.<br />
<br />
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC...<br />
<br />
127<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả đánh giá công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của CBQL và GVCH, GVTG<br />
Stt<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
Quy định cụ thể thống nhất tỷ lệ số tiết lên lớp và tự<br />
học chuyên ngành của học sinh để giáo viên tổ chức,<br />
hướng dẫn, điều khiển HS tự học tập và nghiên cứu<br />
khoa học…<br />
Kiểm tra thực hiện NDDH (đề cương bài giảng, bảng<br />
cho điểm đánh giá quá trình học tập)<br />
<br />
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ %<br />
Trung Chưa<br />
Tốt<br />
Khá<br />
bình<br />
tốt<br />
35,3<br />
<br />
32,4<br />
<br />
24,5<br />
<br />
7,8<br />
<br />
17,64<br />
<br />
39,21<br />
<br />
40,2<br />
<br />
2,94<br />
<br />
Qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy nhà trường đã có những quy định cụ thể và<br />
thống nhất về tỷ lệ số tiết lên lớp của GV. Có tới 35,3% ý kiến đánh giá tốt đối với công<br />
tác này. Hiện nay, đối với giờ học chuyên ngành HS lên lớp với giáo viên: 02 tiết/1 tuần<br />
(60 tiết/02 học kỳ/1năm học). Ngoài giờ lên lớp, HS phải tự học: tối thiểu 12 tiết so với<br />
02 tiết lên lớp với giảng viên/1 tuần, thời gian còn lại, HS dành thời gian cho hoạt động<br />
NCKH, tham khảo tài liệu trên các phương tiện như: Thư viện, phòng nghe nhìn,<br />
Internet…<br />
Tuy nhiên việc kiểm tra quản lý hồ sơ chuyên môn chưa được đánh giá cao. Có 40,2%<br />
đánh giá mức độ thực hiện công tác này chỉ đạt mức trung bình. Điều này cho thấy nhà<br />
trường chưa triển khai kiểm tra thực hiện nội dung dạy học tốt, các Khoa chưa quản lý<br />
đầy đủ, toàn diện việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV thông qua kiểm tra hồ sơ<br />
chuyên môn. GV thì còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch dạy học của bản thân và thực<br />
hiện công tác này theo tính tự phát, chưa theo quy chế chung của nhà trường.<br />
Vì vậy, để quản lý hiệu quả công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của GV thì CBQL và<br />
GVCH, GVTG phải thực hiện công tác này một cách nề nếp, không được xem nhẹ, như<br />
thế, mới nâng cao được chất lượng giảng dạy của GV.<br />
- Quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học:<br />
Bảng 3. Kết quả đánh giá quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học<br />
của CBQL và GVCH, GVTG<br />
Stt<br />
1.<br />
2.<br />
3<br />
4<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
Chỉ đạo GV dạy học trên quan điểm lấy người học<br />
làm trung tâm,phát huy tích cực, sáng tạo của HS, tổ<br />
chức hướng dẫn, điều khiển HĐ học của HS<br />
Tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng<br />
cho đội ngũ GV trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi<br />
mới PPDH<br />
Định ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua đối với GV tích<br />
cực đổi mới PPDH, tạo sự hưởng ứng từ phía GV<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng cơ sở vật<br />
chất cũng như trang thiết bị dạy học hiện đại<br />
<br />
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ %<br />
Trung Chưa<br />
Tốt<br />
Khá<br />
bình<br />
tốt<br />
16,06<br />
<br />
50<br />
<br />
27,45<br />
<br />
5,89<br />
<br />
3,92<br />
<br />
37,25<br />
<br />
46,08<br />
<br />
12,75<br />
<br />
6,86<br />
<br />
25,5<br />
<br />
50<br />
<br />
17,64<br />
<br />
2,94<br />
<br />
25,5<br />
<br />
35,29<br />
<br />
36,27<br />
<br />
128<br />
<br />
HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN<br />
<br />
Khảo sát HS Trung cấp 4 năm có 70% ý kiến cho rằng PPDH của GV hiện nay khá tốt,<br />
nội dung hấp dẫn, dễ hiểu và phù hợp với khả năng của HS, 30% còn lại cho rằng<br />
PPDH còn thiếu đổi mới, một số ít GV còn nặng lối dạy truyền nghề, không gây hứng<br />
thú cho HS. Nhưng đa số GV đã thực hiện dạy học theo quan điểm lấy người học làm<br />
trung tâm, phát huy mọi khả năng sáng tạo của HS.<br />
Trong 4 nội dung chúng tôi đưa ra đánh giá, nhà trường chú trọng chỉ đạo GV dạy học<br />
trên quan điểm lấy người học làm trung tâm,phát huy tích cực, sáng tạo của HS, tổ chức<br />
hướng dẫn, điều khiển HĐ học của HS lấy làm chính. Có tới 50% ý kiến cho rằng nhà<br />
trường đã thực hiện tốt công tác này.<br />
Đây một điều khả quan trong việc đổi mới PPDH theo yêu cầu chung của GD&ĐT nghệ<br />
thuật. Bởi lẽ, lâu nay, đặc trưng cơ bản của hoạt động giảng dạy nghệ thuật là GV<br />
hướng dẫn HS là chính. GV vẫn thường sử dụng phương pháp dạy học theo lối “truyền<br />
nghề, thị phạm”, nên đa số HS tiếp thu kiến thức, thực hành tác phẩm một cách thụ<br />
động dựa trên sự truyền thụ của GV mà không phát huy hết khả năng sáng tạo bản thân<br />
mình.<br />
Việc thay đổi PPDH đã giúp GV định hướng, phát hiện tài năng của HS, từ đó hướng<br />
dẫn HS phát huy mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của HS một cách hiệu quả nhất<br />
Việc Tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy<br />
học hiện đại, phần lớn người được hỏi đánh giá chưa tốt 36,27%, trung bình 35,29%.<br />
Nguyên nhân chính mặc dù nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật<br />
chất và thiết bị dạy học như ưu tiên đầu tư sửa chữa, xây dựng mới phòng học, hội<br />
trường biểu diễn đạt chuẩn yêu cầu dạy và biểu diễn nghệ thuật, mua sắm nhạc cụ mới<br />
tạo điều kiện cho HS rèn luyện tay nghề, cũng như bổ sung tài liệu nghe nhìn ở thư viện<br />
trường tạo điều kiện cho HS tham khảo, nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu đào tạo và nhu cầu của dạy của GV và nhu cầu học của HS.<br />
Nhà trường cần đầu tư thỏa đáng hơn nữa, đồng thời chú trọng tính hiện đại, đồng bộ<br />
và chuẩn hóa của trang thiết bị mua sắm.Việc tạo điều kiện cho GV sử dụng CSVC và<br />
TBDH cần được nhà trường quan tâm, chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học của<br />
GV, giúp GV nhanh chóng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình.<br />
Thực trạng trên đây đòi hỏi nhà trường phải quyết tâm đổi mới PPDH bằng cách phát<br />
huy mọi hiệu lực của các cấp; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, động viên<br />
GV, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt<br />
động dạy học chuyên ngành âm nhạc ở Học viện Âm nhạc Huế.<br />
Từ quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động giảng dạy hệ<br />
trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế có những đặc điểm chính sau:<br />
Mặt mạnh:<br />
- Công tác quản lý của các phòng chức năng, Khoa khá tốt, CBQL có trình độ<br />
chuyên môn về công tác đảm nhiệm; có nhận thực cao đối với tầm quan trọng<br />
<br />