Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Kiên Giang
lượt xem 6
download
Bài viết nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh không chuyên; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học để giúp sinh viên có thể đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ thực sự mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Kiên Giang
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 163-167 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG Thiều Thị Hoàng Oanh+, Trường Đại học Kiên Giang Huỳnh Vương Uyển Thy + Tác giả liên hệ ● Email: tthoanh@vnkgu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 10/3/2020 In order to ensure the quality of English teaching and learning to meet the Accepted: 13/4/2020 increasing demands of society, it is necessary to collect feedback from Published: 30/4/2020 learners to make appropriate adjustments.This article investigates into the practice of teaching and learning English for non-English majors and Keywords suggestions for quality improvement. Results show that the participants current situation, solutions, evaluated the practice of teaching and learning at quite fair level. Results of effectiveness of teaching and qualitative data analysis reveal some strengths and weaknesses of the learning, English for non- practice and provide several suggestions for improving the weaknesses. The English majors, Kien Giang proposed solutions, if implemented synchronously, will improve the quality University. of English teaching and learning. 1. Mở đầu Đánh giá chất lượng đào tạo là một yêu cầu quan trọng của tất cả các trường đại học trên thế giới. Người học là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính nên ý kiến phản hồi của sinh viên (SV) là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, góp phần giúp giảng viên (GV) và nhà trường có những sự điều chỉnh phù hợp. Việc đánh giá chất lượng đào tạo được Bộ GD-ĐT (2008, 2016) hướng dẫn cụ thể bằng văn bản. Điều đó cho thấy sự quan trọng của đánh giá chất lượng hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Trường Đại học Kiên Giang là một đơn vị mới thành lập nên việc tiến hành lấy ý kiến phản hồi của người học lại càng cấp thiết để có được minh chứng chất lượng cụ thể và công khai với xã hội. Một trong các mục tiêu đào tạo của Trường là trang bị cho SV đầy đủ kiến thức và kĩ năng để hội nhập. Do đó, để đảm bảo sứ mệnh này, Khoa Ngoại ngữ được yêu cầu phải đảm bảo về chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Tiếng Anh không chuyên (TAKC) nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu về tiếng Anh ngày càng cao của xã hội. Do đó việc khảo sát thực trạng dạy và học TAKC; đồng thời, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học để giúp SV có thể đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ thực sự mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng dạy và học tiếng Anh không chuyên tại Trường Đại học Kiên Giang 2.1.1 Tổ chức khảo sát - Mục tiêu khảo sát: Đề tài khảo sát thực trạng dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang; trên cơ sở đó, tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng. - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu định lượng và định tính. Bảng hỏi gồm các câu trả lời được dựa trên thang điểm từ 1-5 điểm: (1) Kém, (2) Yếu ,(3) Trung bình, (4) Khá và (5) Tốt. Bảng hỏi gồm 30 câu hỏi khảo sát ý kiến đánh giá của người trả lời về các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang; trong đó, các câu hỏi đã được chia thành 3 nhóm như sau: các yếu tố liên quan đến người dạy, các yếu tố liên quan đến người học, các yếu tố liên quan đến điều kiện phục vụ dạy và học. Cụ thể: Nhóm 1 - các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy của GV bao gồm nội dung, phương pháp giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá; Nhóm 2 - các yếu tố liên quan đến hoạt động học của SV bao gồm ý thức, động lực, cách học; Nhóm 3 - các yếu tố liên quan đến điều kiện phục vụ dạy và học bao gồm các vấn đề về trang thiết bị, phòng học, tài liệu học. - Đối tượng nghiên cứu: 398 SV và 8 GV. Các SV này đang theo học các học phần Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3 tại trường. 8 GV được chọn khảo sát là những GV có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh thuộc Khoa Ngoại ngữ của Trường. - Thời gian khảo sát: tháng 06/2019-01/2020. 2.1.2. Kết quả khảo sát - Hiệu quả dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang: 163
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 163-167 ISSN: 2354-0753 Bảng 1. Thực trạng hiệu quả dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang Thực trạng N Min Max Mean SD Trung bình điểm (theo SV) 398 2,30 6,73 3,94 0,555 Trung bình điểm (theo GV) 8 2,57 3,80 3,05 0,409 Bảng 1 cho thấy, SV đánh giá thực trạng dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang ở mức tương đối khá (Mean=3,94, SD = 0,555). Trong khi đó, GV chỉ đánh giá thực trạng này ở mức Trung bình (Mean =3,05, SD=0,409). Trong đó, Mean là trung bình điểm đánh giá của người trả lời, SD là độ lệch chuẩn cho thấy mức độ khác biệt giữa ý kiến đánh giá của người trả lời bảng hỏi. Kết quả so sánh điểm trung bình của 398 SV (3,94) với giá trị so sánh là 4 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3,94 và 4 với cỡ mẫu là 398 SV (p=0,027, p là giá trị sig. trong phép toán thống kê One-Sample Test). Mặt khác, kết quả so sánh điểm trung bình của 08 GV (3,05 với giá trị so sánh là 3 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3,05 và 3 với cỡ mẫu là 08 GV (p=0,076). Khi đánh giá từng nhân tố (yếu tố người dạy, yếu tố người học, yếu tố về điều kiện phục vụ dạy và học) đối với hiệu quả dạy và học TAKC tại Trường, các SV cho rằng hiệu quả dạy học của GV và điều kiện phục vụ dạy và học ở mức khá; còn việc học của chính mình chỉ đạt mức trung bình. Các GV tham gia khảo sát đánh giá có phần khắt khe hơn, đánh giá từng nhân tố đối với hiệu quả dạy và học TAKC tại trường, các GV cho rằng, hiệu quả dạy học của GV các học phần Tiếng Anh 1, 2, 3 và điều kiện phục vụ dạy và học chỉ ở mức trung bình; đánh giá thấp việc học của SV ở mức yếu. Có thể kết luận rằng, SV đánh giá thực trạng dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang cao hơn so với mức đánh giá của GV. Sự khác nhau giữa đánh giá của SV và GV có thể đến từ sự khác biệt cơ bản giữa kiến thức nền tảng hay trình độ chuyên môn giữa hai nhóm đối tượng khảo sát. - Hiệu quả dạy và học TAKC theo các yếu tố ảnh hưởng đối với từng học phần: Trung bình điểm đánh giá chung Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 1 Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 2 Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 3 4,32 4,04 4 4 4 3,89 3,93 3,88 3,87 3,84 3,75 3,75 Học phần Tiếng Anh 1 Học phần Tiếng Anh 2 Học phần Tiếng Anh 3 Biểu đồ 1. Hiệu quả dạy và học TAKC theo các yếu tố ảnh hưởng đối với từng học phần Biểu đồ 1 cho thấy, khi phân tích dữ liệu từ SV theo từng nhóm học phần (Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2 và Tiếng Anh 3) và từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy và học TAKC, SV lớp học phần Tiếng Anh 1 đánh giá hiệu quả dạy và học ở mức cao nhất - mức Khá. Hai nhóm SV thuộc lớp học phần Tiếng Anh 2 và Tiếng Anh 3 có sự đánh giá chung gần như giống nhau và ở mức tương đối Khá. Xem xét kết quả phân tích dữ liệu theo từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học ở từng lớp học phần (Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3), có thể thấy rõ, SV thuộc cả ba lớp học phần đều đánh giá thực trạng dạy và học TAKC theo các yếu tố thuộc nhóm 1 cao nhất (mức Khá) và đánh giá hiệu quả dạy và học dựa trên các yếu tố thuộc nhóm 2 thấp nhất. Biểu đồ 2 mô tả tổng hợp các kết quả chính qua phân tích dữ liệu thu được từ SV và GV. Thực trạng chung về hiệu quả dạy và học TAKC được SV đánh giá ở mức tương đối cao hơn mức đánh giá của GV đưa ra; trung bình điểm đánh giá của SV và GV lần lượt là 3,94 (tương đương mức Khá) và 3,05 (tương đương mức Trung bình). SV và GV đánh giá thực trạng dạy và học TAKC theo nhóm các yếu tố ảnh hưởng cũng tương tự nhau. Mức đánh giá của SV và của GV dành cho các nhóm theo thứ tự sau: nhóm 1 là 4,12 và 3,83; nhóm 2 là 3,78 và 2,61; nhóm 3 là 3,91 và 2,7. Từ biểu đồ 2 có thể thấy, các yếu tố liên quan đến người dạy cũng có thể được xem là điểm mạnh trong việc dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang; do đó, cần chú trọng phát huy và ngày càng nâng cao ảnh hưởng tích cực của các yếu tố liên quan đến người dạy. Bên cạnh đó, các đặc điểm của người học tại Trường Đại học Kiên Giang cần được quan tâm, nhằm hỗ trợ SV không chuyên nâng cao hiệu quả học tập. Cuối cùng, cần chú ý đảm bảo 164
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 163-167 ISSN: 2354-0753 duy trì các điều kiện dạy và học đang được SV đánh giá cao, nâng cao điều kiện dạy và học để ngày càng tạo ra môi trường dạy và học tốt nhất có thể cho việc dạy học ở Trường Đại học Kiên Giang nói chung và dạy TAKC nói riêng. Trung bình điểm đánh giá thực trạng dạy-học Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 1 Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 2 Trung bình điểm đánh giá theo các yếu tố thuộc nhóm 3 3,94 4,12 3,78 3,91 3,83 3,05 2,61 2,7 Sinh viên Giảng viên Biểu đồ 2. Tổng hợp đánh giá hiệu quả dạy và học TAKC (theo dữ liệu thu từ SV và GV) - Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế: Để có thể xác định nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp giúp GV và SV điều chỉnh việc dạy và học TAKC, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu định tính thu được từ SV và GV. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp 74 ý kiến đề xuất (62 ý kiến từ SV và 12 ý kiến từ GV) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học TAKC tại trường. Trong đó, 49 ý kiến về yếu tố người dạy, 1 ý kiến về yếu tố người học, 14 ý kiến về điều kiện phục vụ dạy - học và 7 ý kiến khác (đối với lãnh đạo Khoa và Nhà trường). Kết quả cho thấy các vấn đề trọng tâm cần phát huy trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học TAKC tại Trường là nhiều GV giảng dạy tích cực, nhiệt tình; một số SV rất có ý thức học tập. Các hạn chế trong dạy và học TAKC có thể thấy được qua khảo sát chủ yếu là điều kiện phục vụ dạy học chưa được trang bị đầy đủ (thiếu loa, máy chiếu, phấn, tivi, phòng học thiếu quạt và rèm khiến phòng học quá nóng); sĩ số lớp học phần quá đông làm giảm hiệu quả dạy và học; một số GV chưa tạo được không khí sinh động trong lớp học; thiếu GV dạy Tiếng Anh, GV không đủ chuẩn; thiếu môi trường rèn luyện sử dụng tiếng Anh; SV thiếu hứng thú học Tiếng Anh và khả năng tự học chưa tốt. Nguyên nhân của các hạn chế này là do Trường Đại học Kiên Giang là trường mới thành lập nên gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa thật hoàn thiện, chưa có khả năng tài chính để có chế độ đãi ngộ thu hút nhiều GV Tiếng Anh giỏi về trường gây khó quản lí về chuyên môn và sĩ số lớp khá đông. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là chất lượng SV đầu vào quá thấp nên đa số SV học chưa tốt, chưa xác định được mục tiêu học tập, thiếu ý thức và sự cố gắng trong học tập. Kết quả nghiên cứu của đề tài này tương ứng với báo cáo kết quả nghiên cứu của Punthumasen (2007) và của Hoàng Văn Vân (2008) lí giải những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hạn chế về năng lực sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh của người học. Các tác giả cũng tìm được các nguyên nhân chính gồm: lớp học không đạt chuẩn, số SV trong một lớp học tiếng Anh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, và thiếu môi trường thực hành kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, Nguyen, Warren và Fehring (2014) đã nghiên cứu các tồn tại của thực trạng dạy và học tại các trường đại học gồm: phong cách giảng dạy thiếu thú vị; thiếu thời gian cho hoạt động giao tiếp Tiếng Anh trên lớp; phương pháp giảng dạy thiên về ngữ pháp, phân bổ thời gian chưa hợp lí; lời hướng dẫn của GV chưa rõ ràng; lớp học quá đông, năng lực quản lí tổ chức lớp học của GV còn hạn chế, chênh lệch lớn về năng lực sử dụng Tiếng Anh giữa các SV trong một lớp; sự đầu tư chuẩn bị cho bài giảng, việc ứng dụng trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy cũng như công nghệ trong giảng dạy của GV còn hạn chế và vai trò của người học trong hoạt động dạy học chưa được đánh giá cao. Nguyen và cộng sự (2015) cũng cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dạy Tiếng Anh tại trường là: giáo trình cập nhật, phương pháp giảng dạy hiện đại và đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố tiêu cực làm giảm hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh, bao gồm: không đủ thời gian cho các môn học Tiếng Anh; các bài kiểm tra và kì thi không đánh giá kĩ năng nói tiếng Anh của người học; năng lực sử dụng tiếng Anh của SV không đồng đều; quy mô lớp học lớn; chưa nhận được đủ sự hỗ trợ cần thiết từ lãnh đạo nhà trường và động lực học tập của SV thấp. Có thể thấy, các yếu tố tiêu cực làm giảm hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Anh của trường khá tương đồng với kết quả nghiên cứu này. Ngô Tấn Hiệp (2017) cũng đã nghiên cứu về đánh giá của SV các khoa không chuyên về hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường Đại học Văn Hiến. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng tương đồng với kết quả nghiên 165
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 163-167 ISSN: 2354-0753 cứu trong bài viết này. Tương tự, Pilat, và cộng sự (2014) đã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ cho SV gồm: nền tảng năng lực ngoại ngữ của người học, thái độ của người học đối với việc học ngoại ngữ, động lực học ngoại ngữ, thời lượng dành cho thực hành kĩ năng sử dụng ngoại ngữ trên lớp, tài liệu học tập và trang thiết bị hỗ trợ. 2.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các học phần tiếng Anh không chuyên tại Trường Đại học Kiên Giang Từ các mặt mạnh và các hạn chế trong việc dạy và học TAKC cũng như nguyên nhân của những hạn chế này, trên cơ sở các ý kiến đề xuất của SV và GV và tham khảo từ các chuyên gia, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp dành cho SV, GV và nhà trường nhằm giúp điều chỉnh nâng cao hiệu quả dạy và học các học phần TAKC tại Trường như sau: - Đối với các phòng, khoa và Nhà trường: + Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị phục vụ dạy học, mỗi phòng học cần được trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ học tập như loa, máy chiếu, tivi,... Các thiết bị nên được bảo quản tốt và bảo trì thường xuyên để đảm bảo chất lượng. + Giảm sĩ số SV trong một lớp học (30-35 SV/lớp) để SV có cơ hội tương tác khi thực hành. + Việc kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính công bằng, tránh trường hợp cùng một môn thi nhưng các đề có độ khó không tương đồng nhau, đề của buổi thi này/lần thi này quá khó so với các buổi thi/lần thi khác. + Cần tăng cường các nguồn tài liệu phục vụ tự học và giao tiếp tiếng Anh. Trung tâm Thông tin - Thư viện cần có nhiều sách tham khảo hơn phục vụ cho nhu cầu học tập của SV. Khoa Ngoại ngữ và Trường nên tổ chức nhiều hoạt động thực tế, ngoại khóa sử dụng tiếng Anh (như câu lạc bộ, cuộc thi, trò chơi) để SV có cơ hội sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn. + Trường cần có chính sách thu hút, đãi ngộ để tuyển được đủ GV dạy tiếng Anh, tránh tình trạng mời GV bên ngoài gây khó quản lí về chuyên môn và lịch học gây khó khăn cho SV. Không mời các GV không đạt chuẩn. + Nên tổ chức kiểm tra xếp lớp trước khi học để đảm bảo SV trong một lớp học phần có cùng trình độ giúp SV dễ tiếp thu, các SV giỏi không phải học lại các kiến thức dưới trình độ thực của họ gây mất thời gian, lãng phí tiền bạc và không hiệu quả. + Nên chú trọng đều cả 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết, không bỏ qua kĩ năng nói trong các kì thi kết thúc học phần để SV rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh và tạo nền tảng cho SV đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Việc đưa kĩ năng nói vào kì thi cuối khóa sẽ giúp SV có động cơ học tập tiếng Anh hơn, tránh mất cân đối năng lực giữa các kĩ năng, giúp SV giao tiếp tốt hơn trong môi trường làm việc trong tương lai. + Cần tăng cường dự giờ, kiểm tra, đánh giá thực tiễn giảng dạy, kể cả GV mời giảng để giúp GV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. - Đối với GV: + GV cần phát huy vai trò chủ đạo trong việc thiết kế hoạt động học tập thú vị và ý nghĩa nhằm đảm bảo vai trò chủ động, trung tâm của SV. Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng của từng GV nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của người học. + GV cần tổ chức hoạt động tạo không khí sinh động trong giờ học, cần trao đổi giao lưu với SV nhiều hơn, cần trình chiếu hay có những hình ảnh giới thiệu để SV có hứng thú hơn khi học; cần mở rộng bám sát thực tế nhiều hơn; dạy đúng, đủ nội dung; sử dụng phương pháp truyền đạt phù hợp với trình độ SV. + GV cần phối hợp phát triển đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong giảng dạy nhằm tránh trường hợp SV bị lệch kĩ năng (đọc, viết tốt nhưng nghe nói không tốt), nên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khơi gợi được tinh thần học tập của SV và yêu cầu SV tự học, làm bài tập thêm ở nhà. + GV cần tăng cường giới thiệu các nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu tự học của SV. Ngoài ra, GV nên tổ chức nhiều hoạt động thực tế, trò chơi sử dụng tiếng Anh để SV có cơ hội thực hành tiếng thường xuyên. + Việc kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo tính công bằng, phù hợp với trình độ TAKC. + Một số GV cần tích cực hơn trong công tác giảng dạy cũng như học hỏi trau dồi thêm về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. - Đối với SV: + SV cần xác định được mục tiêu học tập của mình, có ý thức học tập cao hơn; cần cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện khả năng tự học nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh. SV cần chủ động học thêm tiếng Anh trên các trang web, sách báo trong thư viện, giao tiếp với GV nước ngoài tại trường vì đây là cơ hội giúp SV học tiếng Anh hiệu quả và dễ nhớ. 166
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 163-167 ISSN: 2354-0753 + Các SV học chưa tốt cần điều chỉnh phương pháp học tập và có ý thức tự giác học tập hơn. SV có thể học nhóm; trong đó, các SV khá có thể hỗ trợ các SV yếu cùng giúp nhau nắm chắc kiến thức căn bản và tập giao tiếp bằng tiếng Anh. Ngoài ra, nếu gặp khó khăn trong việc tự học, SV có thể đăng kí học thêm, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để có được vốn tiếng Anh cần thiết đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ. + SV cần nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh nói chung và ngoại ngữ nói riêng để có ý thức học tập tốt hơn. Để đạt được điều này, trong quá trình học tập, SV cần được khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong các trường hợp giao tiếp mang tính thực tiễn để SV thấy được mình cần học tốt tiếng Anh để sử dụng cho công việc sau này. 3. Kết luận Qua khảo sát thực trạng việc dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang, có thể thấy, GV và SV đều mới chỉ đánh giá hiệu quả dạy và học TAKC tại trường ở mức khá. Trong đó, các mặt mạnh cần phát huy trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học TAKC tại trường là nhiều GV giảng dạy tích cực, nhiệt tình; một số SV rất có ý thức học tập tốt. Tuy nhiên, các mặt hạn chế được chỉ ra qua khảo sát này là điều kiện phục vụ dạy học chưa được trang bị đầy đủ; sĩ số lớp học phần quá đông làm giảm hiệu quả dạy và học; ý thức học tập của SV chưa cao; một số GV chưa tạo được không khí sinh động trong lớp học; thiếu GV dạy tiếng Anh; hình thức kiểm tra, đánh giá,... Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giúp GV và SV điều chỉnh việc dạy và học TAKC để đạt hiệu quả dạy và học tốt hơn. Các đề xuất chủ yếu liên quan đến việc trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; thay đổi hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá; tăng cường dự giờ, chấn chỉnh hoạt động giảng dạy; phát triển đồng đều 4 kĩ năng trong giảng dạy; giảm sĩ số lớp, đảm bảo số lượng GV dạy tiếng Anh tại trường. Những giải pháp này nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học TAKC tại Trường Đại học Kiên Giang. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2008). Hướng dẫn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/02/2008 về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bộ GD-ĐT (2016). Quyết định số 1481/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 phê duyệt tài liệu hướng dẫn áp dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho người lớn) trong việc xây dựng đề thi và chấm thi. Hoàng Văn Vân (2008). Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội. VNU Journal of Foreign Studies, 24(1), 22-37. Ngô Tấn Hiệp (2017). Đánh giá của sinh viên các khoa không chuyên về hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường Đại học Văn Hiến. Tạp chí Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 14(7), 157-163. Nguyen, H. T., Fehring, H., & Warren, W. (2015). EFL Teaching and Learning at a Vietnamese University What Do Teachers Say. English Language Teaching, 8(1), 31-43. Nguyen, H. T., Warren, W., & Fehring, H. (2014). Factors Affecting English Language Teaching and Learning in Higher Education. English Language Teaching, 7(8), 94-105. Pilat, L. P., Solomintseva, O. V., Shevchenko, E. M., Svintorzhitskaja, I. A., & Ermakova, L. I. (2014). Factors affecting the foreign language teaching quality for the students of the Russian nonlinguistic higher educational institutions. Life Science Journal, 11(11s), 34-38. Punthumasen, P. (2007). International program for teacher education - An approach to tackling problems of English education in Thailand. In The 11th UNESCO-APEID International Conference Reinventing Higher Education Toward Participatory and Sustainable Development, 12-14. 167
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực dạy nghề cho giáo viên dạy thực hành trong các trường dạy nghề
2 p | 127 | 12
-
Thực trạng và một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - Phan Thanh Dũng
4 p | 117 | 12
-
Nguồn nhân lực trong giáo dục đại học, cao đẳng ở các tỉnh Nam bộ hiện nay - Thực trạng và một số giải pháp
5 p | 83 | 8
-
Thực trạng và một số giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch ở thành phố Đồng Hới
7 p | 128 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tự học môn Tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 109 | 7
-
Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 48 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà nội
7 p | 32 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp vận dụng phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề trong giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở Đại học Thái Nguyên hiện nay
4 p | 124 | 4
-
Cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay – yêu cầu, thực trạng và một số giải pháp
9 p | 27 | 4
-
Kiểm định chất lượng dạy nghề thực trạng và một số giải pháp
6 p | 10 | 4
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 p | 154 | 4
-
Phát triển chương trình dạy nghề theo mô đun thực trạng và một số giải pháp
5 p | 11 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp trong hợp tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp hiện nay
5 p | 9 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
4 p | 9 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp phát triển kĩ năng quản lí của cán bộ quản lí trường học
5 p | 96 | 2
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực sử dụng kĩ thuật dạy học cho giáo viên
5 p | 31 | 2
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
6 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn