intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU KẸO DỪA BẾN TRE

Chia sẻ: Đinh Thanh Thế | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

248
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU KẸO DỪA BẾN TRE

  1. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng ĐỀ TÀI: NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU KẸO DỪA BẾN TRE I Giới thiệu sơ lược về tỉnh bến tre và đặc sản kẹo dừa Bến Tre: 1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre - Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. - Bến Tre có hơn 45.000 ha trồng dừa (2009). Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác phụ như than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa, và cùng các lợi ích đó của dừa, dừa Bến Tre còn mang đến một loại đặc sản nổi danh khắp mọi miền đó là Kẹo dừa Bến Tre Từ bao đời này, những rặng dừa xanh đã là hình ảnh đặc trưng của Bến Tre cũng như vị ngọt ngào của kẹo dừa Bến Tre đã làm nên thương hiệu cho vùng đất còn lắm nỗi nhọc nhắn này. Đất Bến Tre không giàu nhưng người dân Bến Tre luôn giàu tình nghĩa, và kẹo dừa Bến Tre thì đậm đà, ngọt ngào như chính người dân nơi này. 2. Giới thiệu sơ lược về kẹo dừa Bến Tre - Ở khu vực Nam Bộ có nhiều nơi sản xuất kẹo dừa, nhưng thơm ngon nhất vẫn là kẹo dừa Bến Tre, đặc biệt là ở huyện mỏ cày. Bến Tre nước ngọt sông dài Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo Gái Mỏ Cày vừa khéo (lại) vừa ngoan. - Thương hiệu kẹo dừa bến tre đã nổi tiếng trong và ngoài nước từ lâu nay. Nhóm thực hiện: Gà Con Page 1
  2. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng Ngày nay, du khách quốc tế biết đến món ngon Việt Nam không chỉ bởi những tô phở bốc khói, những món ăn cung đình Huế cầu kỳ, sang trọng và đẹp mắt.v.v…mà còn nhớ vị kẹo dừa mộc mạc, dân dã nhưng ngọt ngào, đã trót ăn thử sẽ không thể nào quên. 3. Giới thiệu sơ lược về Xuất sứ của kẹo dừa bến tre  Đất nước ta có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa  Ngày xưa người Bến Tre làm kẹo dừa để ăn trong gia đình hay để biếu bè bạn, người thân trong những dịp lễ tết. Sau đó, nghệ thuật làm kẹo dừa đã không ngừng được cải tiến, trải qua nhiều bước thăng trầm và đã trở thành một sản phẩm truyền thống đặc biệt của Bến Tre  Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày. Theo các tư liệu sưu tầm được thì người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. Vào năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1945, cư ngụ tại thị xả Bến Tre, thai đổi mới cách chế biến kẹo. Bà thành lập cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long, cơ sở đầu tiên ở thị xả Bến Tre, và từ đó tạo ra tên kẹo dừa Bến Tre  Đến năm 1999, kẹo Mỏ Cày chính thức mang thương hiệu "Kẹo dừa Bến Tre" và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. 4. Cách làm kẹo dừa - Để làm được một loại đặc sản vừa thơm, vừa béo, vừa mang một đặc trưng rất riêng của vùng đất này thì quả là không dễ, quá trình này phải trải qua rất nhiều công đoạn và phải rất tỉ mỉ trong việc chọn lọc nguyên liệu. a) Nguyên liệu gồm có: dừa khô, mạch nha, đường b) Cách chọn nguyên liêu. : Nhóm thực hiện: Gà Con Page 2
  3. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng - Trên đất nước ta, có nhiều địa phương trồng nhiều dừa, có đường mía, có mạch nha ngon nhưng vẫn không thể làm được loại kẹo dừa ngon như kẹo dừa Bến Tre.đó là nhờ kĩ thuật độc đáo riêng của nghề làm kẹo dừa ở bến tre, từ cách chọn nguyên liệu đến pha chế. Và cách thức chế biến kẹo dừa Bến Tre trong mắt người dân địa phương dường như là cả một nghệ thuật. Đầu tiên là phải thật tinh tế trong việc chọn nguyên liệu. • Nguyên liệu làm kẹo dừa, đầu tiên và không thể thiếu là những quả dừa Những trái dừa để làm kẹo được lựa chọn rất cẩn thận. Đó là những trái dừa bắt đầu khô hay còn gọi là “rám vàng”, không nên chọn quả dừa quá khô, để có một loại nước cốt ngọt thanh và tạo nên độ béo rất riêng của kẹo dừa, và để có hương vị dừa đặc trưng nhất. • Nếp nấu mạch nha phải là nếp mùa vụ xuân, hạt nảy to, chín đều. Ruộng lúa được chọn lấy nếp phải không dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Thóc nếp để nảy mầm được tưới nước mưa sạch rồi mới đem nấu mạch nha. Công đoạn nấu mạch nha cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi người thợ nấu mạch nha phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và có tay nghề điêu luyện. • Đường thô để chế biến kẹo cũng phải là loại đường tốt, mới, có màu vàng tươi như nghệ, có độ dẻo nhất định …  Tất cả cộng với tay nghề, kinh nghiệm và thuật đánh kẹo nhuần nhuyễn để tạo ra những mẻ kẹo thơm ngon đậm đà, trước sau như một làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.  Xưa kia người ta cho tất cả nguyên liệu vào bể chứa trộn đều sau đó đun sôi rồi cho vào thạp ủ (chiều làm kẹo, sáng nấu bột).  Trong sản xuất đại trà hiện nay, sau khi pha chế nguyên liệu xong người ta cho vào chảo, đun sôi, sử dụng máy quay được lắp sẵn trên chảo và quay cho đến khi nào kẹo “tới” thì đổ ra mâm đã bôi dầu dừa để chống dính. Tiếp theo, Nhóm thực hiện: Gà Con Page 3
  4. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng dùng vải nhựa có bôi dầu dừa để ép kẹo vào khuôn, chờ nguội rồi cắt thành viên, sau đó gói từng viên kẹo riêng rồi cho vào bao bì tùy trọng lượng đặt hàng Cơm dừa dùng lấy nước cốt Bào cơm dừa, sau đó cho vào máy ép Máy ép cơm dừa Bã sau khi đã ép lấy nước cốt Nước cốt sau khi đã ép Sên kẹo bằng máy và phối trộn với mạch nha. Phối mùi và màu kẹo. Cho kẹo lên khuôn và làm khô Dùng dao cắt kẹo theo kích thước ấn định sẵn Nhóm thực hiện: Gà Con Page 4
  5. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng Gói kẹo bằng bánh tráng Thành phẩm - Sau một thời gian, kẹo dừa bến tre có những thay đổi với nhiều hương vị mới, thật độc đáo, thật mới lạ nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của kẹo dừa bến tre như hương vị dứa, sầu riêng, đậu phông, ca cao.. 5. Một số doanh nghiệp lớn về sản xuất kẹo dừa tai Bến Tre  Hiện nay, tỉnh Bến Tre có 12 doanh nghiệp, Công ty TNHH và hơn 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng kẹo dừa. Sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 15.000 tấn, trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 5.500 tấn, xuất khẩu 9.500 tấn, tổng giá trị sản phẩm đạt trên 65 tỷ đồng và 7,43 triệu USD  Các lò kẹo thủ công truyền thống danh tiếng như Bến Tre, Yến Hương, Thanh Long, Thiên Long, Tuyết Mai...Trong đó có 3 doanh nghiệp quan trọng là Thiên Long, Thanh Long, và Đông Á a) Doanh nghiệp Thiên Long Nói đến kẹo dừa Bến Tre người ta không thể không nói đến Kẹo dừa Thiên Long - một trong những thương hiệu đang chiếm được cảm tình của mọi người. Kẹo dừa Thiên Long được chế biến hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gần 20 năm kế thừa và liên tục đổi mới công nghệ sản xuất kẹo dừa, DNTN Thiên Long đã đưa kẹo dừa Bến Tre thành một ngành hàng chủ lực, Nhóm thực hiện: Gà Con Page 5
  6. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho địa phương, góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Bến Tre đến với bạn bè trong và ngoài nước. b ) Doanh nghiệp Thanh Long - Người đưa thương hiệu kẹo dừa Bến Tre đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước là anh Nguyễn Minh Tâm. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành Maketing năm 1999, Tâm về tiếp quản xưởng kẹo dừa của gia đình. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ của gia đình, anh Nguyễn Minh Tâm ở TX.Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã phát triển thành thương hiệu kẹo dừa Thanh Long đứng vững Nhóm thực hiện: Gà Con Page 6
  7. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn cả thị trường nhiều nước trên thế giới. c) Công ty TNHH Đông Á - Nơi sản xuất kẹo dừa xuất khẩu nổi tiếng tại Bến Tre phải kể đến công ty Đông Á do bà Phạm Thị Tỏ làm giám đốc Tại Trung Quốc, kẹo dừa mang nhãn hiệu Bến Tre của “Bà Hai mắt kiếng” (bà Phạm Thị Tỏ, Công ty TNHH Đông Á) bán rất đắt hàng. Thanh danh một đặc sản của Bến Tre càng lúc được nhiều người Trung Quốc biết đến.Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH ) Đông Á, , bà Phạm Thị Tỏ - Giám đốc Công ty – vốn nổi danh với hình ảnh “bà già mắt kiếng" cho biết: bà vừa đầu tư trên 4 tỉ đồng để mở rộng phân xưởng chính, chuyên sản xuất kẹo dừa xuất khẩu tại thị xã Bến Tre, (tỉnh Bến Tre), phân xưởng chuyên sản xuất sản phẩm"kẹo dừa sạch " - Dây chuyền sản xuất chuyên sản xuất ra sản phẩm "kẹo dừa sạch " này được Công ty nhập từ Cộng hòa liên bang Đức. Các công đoạn sản xuất ra sản phẩm kẹo dừa có hệ thống nung sấy bằng gas, máy đóng gói kẹo... theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm , kẹo dừa được sản xuất trong môi trường Nhóm thực hiện: Gà Con Page 7
  8. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng chân không (nhà kính), đảm bảo sạch, tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là lần đầu tiên " Xứ Dừa " tỉnh Bến Tre có một phân xưởng với dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại chuyên sản xuất sản phẩm " kẹo dừa sạch".Hiện nay, công ty có 10 phân xưởng nằm tại thị xã Bến Tre thu hút 300 công nhân chuyện nghiệp và 300 công nhân thời vụ. Bà Phạm Thị Tỏ vừa có chuyến đi tìm kiếm thị trường tại các nước châu Âu, Mỹ, Singapore... với mục tiêu năm 2004 phải xuất khẩu cho được 7.500 tấn kẹo. 6) Các nước tiêu thụ chính: - Sản phẩm tiệu thụ thị trường nội địa hầu như có mặt trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mông Cổ,… Một số ít tiêu thụ ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Ngành kẹo dừa đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 4.000 lao động, đóng góp ngân sách nhà nước hàng năm hơn 1,5 tỷ đồng. II. Thực trạng của kẹo dừa Bến Tre 1. Khó khăn a) Hiện trạng về tình hình nguyên vật liệu và nhân công - Như các bạn đã biết giá thành phẩm của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên vật liệu đầu vào và giá nhân công.  Nhưng mấy năm gần đây, tổng sản lượng dừa tại Bến Tre giảm nhiều sau bão Durian (bão số 9 – tháng 12-2006) và càng gay gắt hơn khi chủ vườn xuất bán dừa khô nguyên trái sang Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia với số lượng lớn, liên tục và với giá luôn cao hơn nội địa Nhóm thực hiện: Gà Con Page 8
  9. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng đẩy giá dừa khô trong nước lên một mức quá cao 50.000đ/chục, làm cho các cơ sở lao đao với lọai nguyên liệu chính này.  Tiếp theo là giá đường và giá mạch nha quá cao. Giá đường hiện nay các cơ sở mua vào để sản xuất dao đông từ 17.000đ đến 20.000đ, giá này cao hơn giá ở Trung Quốc và các nước lân cận, với giá đường như thế này thì các doanh nghiệp khó mà cầm cự trong thời gian dài.  Vì giá nguyên liệu đầu vào quá cao nên đa số các doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng và phải cho thợ nghỉ bớt. nhưng trong sản xuất kẹo dừa, việc giữ chân thợ là hết sức quan trọng. Bởi vì, “tay ngang” làm sao đôi ba bữa có thể trở thành người thợ làm kẹo. Thế nên, đã ngưng hoạt động thì sau đó sẽ rất khó tìm thợ cho cơ sở mình!”. Chất lượng kẹo cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. vì vậy để giữ chân những thợ giỏi có tay nghề và tâm huyết với nghề thì giá nhân công phải đội lên rất cao.  Hàng nông sản (dừa, lúa nếp để làm mạch nha) thuế suất 1,19%/doanh số đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tất cả các điều trên sẽ phải đội giá thành sản phẩm lên rất cao nhưng ngược lại Giá kẹo dừa ngon (béo) hiện nay chỉ từ18.000 - 20.000đ/kg, với giá thành phẩm như thế này thì thật sự các doanh nghiệp thật sự không thế cầm cự nổi. b) Hiện trạng về tình hình sản xuất - Do giá nguyên vật liệu và nhân công quá cao trong khi đó giá thành phẩm lại quá thấp, vì vậy các doanh nghiệp để có thể tồn tại và duy trì sản xuất thì buộc họ phải sản xuất loại kẹo “ngang”, loại kẹo làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và tên tuổi thương hiệu kẹo dừa Bến Tre. - “Kẹo ngang” được thay vào bằng mạch nha Tây (làm từ củ mì), làm cho viên kẹo cứng hơn kẹo béo, để lâu kẹo lại mau chảy nên khi không bán được. Vì Nhóm thực hiện: Gà Con Page 9
  10. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng lợi nhuận cao, không ít cơ sở sản xuất kẹo dừa đã sử dụng những hóa chất trên nên đã đánh mất thanh danh đặc sản kẹo dừa Bến Tre một cách đáng tiếc. - Nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre phải tạm ngưng hoạt động vì sản xuất không có lãi hoặc chỉ sản xuất cầm chừng để giữ chân thợ. Tại Thành phố Bến Tre và huyện Mỏ Cày, Châu Thành có trên 100 cơ sở sản xuất kẹo dừa, thì hiện nay khoảng 80% cơ sở đang ngưng hoạt động. - Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nghề làm cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn, vì sự cạnh tranh này làm cho chất lượng và uy tín sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng 2) Thuận lợi - Kẹo dừa Bến Tre có nhiều hương vị rất đặc biệt làm người ăn không thể nào quên, đó là nhờ một kỹ thuật đặc biệt và sự tâm huyết với nghề.Đặc sản là sản phẩm đặc biệt của một địa phương nào đó. Trong các loại bánh kẹo đặc sản của Bến Tre phần lớn được sản xuất bằng nguyên liệu tại địa phương. Và kẹo dừa cũng vậy, do chất lượng đặc biệt của cây trái Bến Tre, như sầu riêng Cái Mơn cho vào kẹo sẽ tạo ra hương vị rất đặc trưng mà không có hương liệu hóa chất nào thay thế được. Đây là một ưu thế cạnh tranh rất lớn của sản phẩm kẹo dừa nơi đây so với những sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Ngành du lịch Bến Tre đang phát triển tạo điều kiện mở rộng, quảng bá thương hiệu kẹo dừa. Thương hiệu kẹo dừa của Bến Tre càng được bạn bè quốc tế biết đến hơn thông qua vụ thắng kiện tại Trung Quốc về việc “nhái” thương hiệu. Nhóm thực hiện: Gà Con Page 10
  11. Đề tài: nâng cao thương hiệu kẹo dừa Bến Tre GVBM: Phạm Hùng Nền tảng kẹo dừa Bến Tre đã có từ lâu đời. III. Giải pháp: - Cho công ty nhập khẩu đường để sản xuất vì đường cát nhập từ Thái Lan về Việt Nam rẻ hơn. - Giảm thuế VAT cho hai mặt hàng bán nội địa là kẹo và mạch nha vì hai mặt hàng trên tiêu thụ nhiều hàng nông sản từ nông dân. - Và đặc biệt, cần xem lại việc xuất khẩu nguyên liệu dừa trái sang Trung Quốc vì chính lượng dừa khô khổng lồ này lăn qua biên giới đã tạo ra cơn sốt nguyên liệu cho những cơ sở sản xuất tại địa phương… - Tập trung các cơ sở sản xuất nhỏ, liên kết giữa các doanh nghiệp, và đưa ra một tiêu chuẩn phù hợp cho sản phẩm này, để chất lương sản phẩm được đồng nhất và tránh được tình trạng cạnh tranh không công bằng làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm. - Để thương hiệu đứng vững và vươn xa, cách quảng bá chính vẫn là xây dựng hệ thống bán lẻ, nhà phân phối, trong đó việc dùng hình ảnh trực quan để giới thiệu sản phẩm là rất quan trọng. - Một khi thương hiệu đã đủ mạnh thì cần chú ý nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã và phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, hương vị nếu không thương hiệu sẽ bị mai một. - Phải biết dùng hương vị cho từng đối tượng ở từng vùng khác nhau, phải biết kết hợp các gia vị vừa đủ thì viên kẹo mới ngon. - Kết hợp tour du lịch dẫn khách đến tham quan các cơ sở sản xuất, chế biến kẹo dừa để nhiều người biêt đến kẹo dừa Bến Tre. Nhóm thực hiện: Gà Con Page 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2