YOMEDIA
ADSENSE
Năng lực theo chuẩn CDIO trong môn học thiết kế dự án tại viện công nghệ Việt – Nhật (VJIT)
42
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này giới thiệu 13 chuẩn năng lực đầu ra cấp độ 1 (LO) của môn học PD I và PD II được xây dựng dựa trên các nội dung của Đề cương CDIO – ver 2.0. Bộ chuẩn năng lực này nhằm xác định rõ những kỹ năng/ năng lực mà sinh viên có thể học được thông qua môn học PD I-II, tương quan với các nội dung được chuẩn hóa của Đề cương CDIO quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Năng lực theo chuẩn CDIO trong môn học thiết kế dự án tại viện công nghệ Việt – Nhật (VJIT)
- NĂNG LỰC THEO CHUẨN CDIO TRONG MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁN TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT – NHẬT (VJIT) Nguyễn Xuân Hƣng Viện Công Nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết này giới thiệu 13 chuẩn năng lực đầu ra cấp độ 1 (LO) của môn học PD I và PD II được xây dựng dựa trên các nội dung của Đề cương CDIO – ver 2.0. Bộ chuẩn năng lực này nhằm xác định rõ những kỹ năng/ năng lực mà sinh viên có thể học được thông qua môn học PD I-II, tương quan với các nội dung được chuẩn hóa của Đề cương CDIO quốc tế. Hệ thống phiếu nhóm, cá nhân, thuyết trình và báo cáo cuối kỳ của môn học được sử dụng để đối chiếu với 13 chuẩn LO ở 3 mức: a. Mức không bắt buộc; b. mức cơ bản và c. mức lý tưởng. Qua đó sẽ giúp sinh viên có thể nhận biết, hình thành và tự đánh giá những năng lực học tập của mình sau khi học xong mỗi môn học và hướng vận dụng cho các môn học khác hoặc nghề nghiệp trong tương lai. Từ khóa: CDIO, chuẩn năng lực đầu ra, PD, phiếu cá nhân, phiếu nhóm. 1. SƠ LƢỢC VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁN (PD) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) thuộc Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) tiếp nhận môn học Thiết kế Dự án I và II (Project Design - gọi tắt là PD) từ trường Đại học Công nghệ Kanazawa (KIT), Nhật Bản từ năm 2015 trong khuôn khổ hợp tác giữa HUTECH và KIT. Với việc áp dụng hệ thống giáo dục PD của Đại học KIT, VJIT hướng tới trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, xác minh và đổi mới để trở thành những kỹ sư hoặc doanh nhân thành công trong môi trường làm việc thực tế, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 1.1. Mục tiêu môn học Tại VJIT, môn học Thiết kế dự án I & II đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện học tập và giảng dạy ở Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo những đặc trưng và giá trị cốt lõi của hệ thống giáo dục PD từ trường Đại học KIT. Môn học PD tại Viện VJIT hướng tới 4 mục tiêu cơ bản sau: a) phát triển ý thức phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, trong cộng đồng và xã hội bằng những ý tưởng sáng tạo, góp phần vào việc giải quyết các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc mà Việt Nam là một nước thành viên có cam kết. b) phát huy các thế mạnh sẵn có của chính người học để tạo ra những giá trị mới cho bản thân, cộng đồng và xã hội. c) phát triển các kỹ năng, phương pháp, sự tự tin và khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập cho các đề tài NCKH, luận án/ đồ án tốt nghiệp. d) hình thành và phát triển tư duy tích cực (Growth Mindset), tư duy thiết kế (Design Thinking) trong làm việc, học tập và giao tiếp. 570
- 1.2. Nội dung môn học Môn học PD I chủ yếu tập trung phát hiện và giải quyết các vấn đề gần gũi, quen thuộc đối với sinh viên mà không cần phải sử dụng những kiến thức và kỹ năng cao hay kiến thức chuyên ngành. Ở PD II, sinh viên giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Một số nội dung liên quan đến kiến thức chuyên ngành có thể được sử dụng. Ở PD II, sinh viên sẽ phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề ở tầm bao quát hơn với sự tham gia của nhiều bên liên quan. 1.3. Đặc trƣng của môn học Thiết kế dự án – Quy trình cơ bản được áp dụng trong môn học: Phát hiện vấn đề → Phân tích hiện trạng của vấn đề → Phân tích nguyên nhân → Thiết lập các điều kiện ràng buộc và mục tiêu cho giải pháp → Đề xuất giải pháp cho vấn đề. – Chủ đề lớp được giới thiệu là phạm vi nội dung của các đề tài nhóm và việc giải quyết vấn đề. – Mô phỏng hình thức Đào tạo tại chỗ (On-the-job-training: OJT) như hoạt động của một doanh nghiệp hoặc công ty. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp và phụ đạo ngoài giờ. Giảng viên và sinh viên cùng nhau học tập. – PD là một môn học có tính phản biện và sáng tạo cao. Sinh viên có cơ hội được trải nghiệm học tập hoàn toàn tự chủ đối với cá nhân, đồng thời phát huy tinh thần tôn trọng và hợp tác khi làm việc theo nhóm để phát triển những kỹ năng làm việc khác nhau trên cơ sở kiến thức nền sẵn có. – Cách học ở môn PD theo dạng cấu trúc xoắn ốc - phản hồi. Mức độ và tần suất sử dụng những kiến thức và kỹ năng sẽ tùy thuộc vào nội dung đề tài nhóm và mức độ giải quyết vấn đề mà một nhóm đảm nhiệm. 2. CHUẨN NĂNG LỰC TRONG MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁN Các môn học PD được xây dựng áp dụng Đề cương CDIO quốc tế - Ver 2.0 (Crawley et al., 2011) nhằm mục đích phát triển những kỹ năng/ năng lực Hình thành ý tưởng (Conceive: C), Thiết kế ý tưởng (Design: D), Thực hiện ý tưởng (Implement: I) và Vận hành ý tưởng (Operate: O) của người học. Tuy nhiên, nội dung chương trình môn học PD I và PD II đáp ứng 2 cấp độ của Đề cương CDIO-ver 2.0 là Hình thành ý tưởng (C) và Thiết kế ý tưởng (D). Do đó, những kỹ năng/ năng lực của sinh viên trong môn học PD I và II cũng sẽ được hình thành, phát triển và đánh giá trong khuôn khổ 2 cấp độ C và D. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyen-Xuan et al. (2018) đối với 206 sinh viên VJIT và 97 sinh viên KIT, môn học PD có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển năng lực làm việc nhóm, năng lực phát triển thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp (viết, nói, đồ họa và nghe), nhưng lại có ít ảnh hưởng đến những năng lực như thực hiện ý tưởng (I) và vận hành ý tưởng (O). Điều này phù hợp với mục tiêu của chương trình đào tạo môn PD I và II như đã nói ở trên. Dựa theo kết quả này, chúng tôi bước đầu đã thiết lập sự tương quan giữa môn học PD I – II với nội dung Đề cương CDIO ver 2.0 nhằm xác định hệ thống chuẩn năng lực (cấp độ 1) cho sinh viên sau khi hoàn thành mỗi môn học tương ứng. 2.1. Những năng lực/ kỹ năng PD Những năng lực học tập trong bộ môn PD I - II được thể hiện qua kết quả học tập hay 13 chuẩn năng lực đầu ra (Learning Outcomes: LO). Những chuẩn năng lực này (LO) được xây dựng dựa trên nội dung của Đề cương CDIO- ver 2.0 [1]. Mục đích của việc này nhằm xác định mức độ tương quan giữa những năng lực/ kỹ năng mà sinh viên học trong môn học PD I-II với những nội dung được chuẩn hóa trong Đề cương CDIO-ver 2.0. 571
- Bảng 1. Mô tả chuẩn năng lực cấp độ 1 của môn học PD I – II Bảng 1 thể hiện 13 chuẩn năng lực của môn học PD I – II ở cấp độ 1. Trong môn PD I, năng lực LO1, LO11 và LO13 không yêu cầu người học bắt buộc phải đạt. Năng lực LO2, LO3, LO4, LO5, LO7, LO8, LO12 là mức yêu cầu cơ bản mà người phải đạt được nhưng là lý tưởng nếu người học có thể đạt các năng lực LO6, LO9 và LO10. Ở môn PD II đưa ra mức lý tưởng nếu người học đạt các năng lực LO2, LO3, LO4, LO5, LO6, LO7, LO9, LO10 và LO12. Tuy nhiên, người học PD II chỉ cần đạt mức cơ bản các năng lực LO1, LO8, LO11 và LO13. 2.2. Sự tƣơng quan giữa môn học PD I – II với Đề cƣơng CDIO – ver 2.0 Phần này mô tả sự tương quan giữa nội dung môn học PD I – II với Đề cương CDIO-ver 2.0. Sự tương quan được thể hiện thông qua việc đối chiếu hệ thống phiếu nhóm và phiếu cá nhân được sử dụng trong môn học PD I – II với với các chuẩn năng lực như đã trình bày ở phần 2.1 ở trên. 2.2.1. Môn Thiết kế dự án I (PD I) Hệ thống phiếu của môn PD I bao gồm 16 phiếu (nhóm và cá nhân), 3 lần thuyết trình bằng PowerPoint và hoàn thành một báo cáo cuối kỳ (Bảng 2) trong quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Bảng 2 dưới đây cho thấy 13 chuẩn LO đều được thể hiện ở hầu hết trong hệ thống phiếu, thuyết trình và báo cáo cuối kỳ của môn học PD I. Tần suất liên quan nhiều nhất tập trung vào các chuẩn LO2 (năng lực khám phá, lập luận, phân tích và giải quyết một vấn đề mở), LO5 (năng lực tiên phong và hợp tác làm việc theo nhóm), LO6 (năng lực giao tiếp: Viết, nói, đồ họa và nghe) và LO9 (thái độ, tư tưởng và học tập). Riêng chuẩn LO4 (năng lực thuyết trình trước khán giả) được thể hiện ở các buổi thuyết trình 1, 2 và 3 của môn học. 572
- Bảng 2. Sự tương quan giữa môn học PD I với Đề cương CDIO-ver 2.0 2.2.2. Môn Thiết kế dự án II (PD II) Hệ thống phiếu của môn PD II bao gồm 24 phiếu (nhóm và cá nhân), 2 lần thuyết trình bằng PowerPoint và một lần thuyết trình Poster. Bảng 3 dưới đây thể hiện sự tương quan giữa hệ thống phiếu, thuyết trình/ poster với các chuẩn năng lực theo nội dung Đề cương CDIO. Bảng 3. Sự tương quan giữa môn học PD II với Đề cương CDIO-ver 2.0 573
- Trong Bảng 3, chúng ta nhận thấy rằng hệ thống phiếu và thuyết trình đều có tính tương quan đến các chuẩn năng lực. Trong số 13 chuẩn năng lực (LO), chúng ta thấy LO2 (năng lực khám phá, lập luận, phân tích và giải quyết một vấn đề mở), LO5 (năng lực tiên phong và hợp tác làm việc theo nhóm), LO6 (năng lực giao tiếp: Viết, nói, đồ họa và nghe), LO7 (năng lực nghiên cứu độc lập và khám phá tri thức), LO8 (năng lực tư duy hệ thống), LO9 (thái độ, tư tưởng và học tập) là những chuẩn năng lực có liên quan nhiều nhất đến hệ thống phiếu và hoạt động thuyết trình của PD II. Chuẩn LO4 được đánh giá chủ yếu ở các buổi thuyết trình PowerPoint và Poster của môn học. 3. KẾT LUẬN Bài viết bước đầu giới thiệu 13 chuẩn năng lực đầu ra (LO) cấp độ của môn học Thiết kế Dự án dựa theo nội dung của Đề cương CDIO quốc tế ver 2.0, tập trung vào hai mức C-Hình thành ý tưởng và D-Thiết kế ý tưởng. Hệ thống phiếu nhóm và phiếu cá nhân, các hoạt động thuyết trình và báo cáo cuối kỳ tương ứng của các môn PD I và PD II được đối chiếu với 13 chuẩn năng lực. Kết quả cho thấy hầu hết các hoạt động trong quy trình phát hiện và giải quyết vấn đề môn PD I và PD II đều thể hiện tính tương quan với 13 chuẩn năng lực đầu ra (LO). Tuy nhiên, bộ chuẩn này sẽ cần tiếp tục được cải thiện và phát triển chi tiết hơn ở cấp độ 2 theo Đề cương CDIO. Bộ chuẩn năng lực đầu ra (LO) hy vọng sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mục tiêu và nội dung của môn học PD. Từ đó, sinh viên sẽ có thái độ và phương pháp học tập phù hợp để lĩnh hội những kỹ năng tích cực của môn học, hỗ trợ tốt hơn việc học các môn chuyên ngành, đặc biệt ở môn PD III và chuẩn bị các kỹ năng cho nghề nghiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Crawley, E. F., Malmqvist, J., Lucas, W. A., & Brodeur, D. R. (2011). The CDIO syllabus v2.0: An updated statement of goals for engineering education. Proceedings of the 7th International CDIO Conference, Technical University of Denmark, Copenhagen, June 20 – 23, 2011. [2] Nguyen-Xuan, H., Sato, K., Dam-Duy, L., & Nguyen-Xuan-Hoang, V. (2018). The educational influences of project design education on students’ learning abilities (the first report). Proceedings of the 14th International CDIO Conference, Kanazawa, Japan, pp. 272-283, June 28 – July 2, 2018. 574
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn