Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NANG NIỆU QUẢN: NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA<br />
Nguyễn Đặng Đình Thi*, Tôn Thất Minh Thuyết*, Trần Đức Sơn*, Nguyễn Ngọc Hiền*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, tình cờ đi khám tổng quát phát hiện nang niệu quản trái qua siêu âm bụng. Phim<br />
UIV có hình ảnh điển hình sa lồi niệu quản trái vào bàng quang. Phim MSCT 128 lát cắt cho thấy hình ảnh dãn<br />
nhẹ bể thận và niệu quản trái. Nội soi bàng quang cho thấy nang niệu quản trái thay đổi kích thước theo nhu<br />
động của niệu quản và phun nước tiểu qua một lỗ nhỏ gần chóp nang. Bệnh nhân được chẩn đoán nang niệu<br />
quản trái và được phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản trái kết hợp đặt thông double J niệu quản trái. Quá trình<br />
điều trị hậu phẫu ổn định. Bệnh nhân tái khám sau một tháng được siêu âm, nội soi bàng quang thấy lỗ niệu quản<br />
trái đã liền sẹo, phun nước tiểu trong. Bệnh nhân được rút thông double J và hẹn tái khám sau 3 tháng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE URETEROCELE: A CASE REPORT AT KHANH HOA’S GENERAL HOSPITAL<br />
Nguyen Dang Dinh Thi, Ton That Minh Thuyet, Tran Duc Son, Nguyen Ngoc Hien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 161 - 165<br />
A 34 years-old female patient was discovered left ureterocele by abdomen ultrasound throught general<br />
examination by chance. Diagnosed base on UIV with a head of cobra (ureterocele) was demonstrated on the left<br />
and cystoscopic showed a left ureterocele with an orifice near the top. The endoscopic incision of ureterocele was<br />
performed with an double J inside the left ureter. Postoperation was normal. Non left meatal stenosis throught<br />
cystoscopic one month later and double J has been removed after that. We follow the patient with renal<br />
ultrasonography continuously one and three month later.<br />
quang thường là phẫu thuật xẻ nang niệu quản<br />
MỞ ĐẦU<br />
qua nội soi bàng quang - đây là một phương<br />
Thuật ngữ dãn bẩm sinh đoạn cuối niệu<br />
pháp điều trị nhẹ nhàng nhưng nhược điểm là<br />
quản thành nang (Ureterocele) được tác giả<br />
gây ra luồng trào ngược bàng quang - niệu quản<br />
Lilienfeld dùng lần đầu tiên vào năm 1856,<br />
trong 12,5 % trường hợp. Chúng tôi báo cáo một<br />
nhưng đến năm 1911 thì Young mới chính thức<br />
trường hợp nang niệu quản trong bàng quang<br />
là người đã áp dụng phẫu thuật điều trị xẻ nang<br />
trên niệu quản đơn ở bệnh nhân nữ được điều<br />
và nong rộng lỗ niệu quản - phương pháp điều<br />
trị bằng phẫu thuật nội soi bàng quang xẻ nang<br />
trị này vẫn còn được phổ biến cho đến nay. Bệnh<br />
niệu quản.<br />
gặp nhiều nhất ở trẻ em, 80% gặp ở trẻ nữ. Nang<br />
BỆNHÁN<br />
niệu quản có thể xảy ra ở niệu quản đơn, tuy<br />
nhiên thường gặp hơn ở niệu quản đôi (khoảng<br />
Bệnh nhân nữ 43 tuổi, nhập viện tại khoa<br />
80% trường hợp). Nang niệu quản trên niệu<br />
Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh<br />
quản đơn thường gặp hơn ở nam giới trưởng<br />
Hòa ngày 23/03/2015. Số vào viện: 201515748.<br />
thành. Nang niệu quản được phân loại thành<br />
Địa chỉ: Phú Can 2, Vạn Phú, Vạn Ninh,<br />
nang niệu quản trong bàng quang và nang niệu<br />
Khánh Hòa.<br />
quản ngoài bàng quang (nang niệu quản lạc<br />
Nghề nghiệp: nông dân<br />
chỗ). Điều trị đối với nang niệu quản trong bàng<br />
Lý do vào viện: tình cờ phát hiện bệnh khi đi<br />
* Khoa Ngoại Tổng quát, BVĐK tỉnh Khánh Hòa<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đặng Đình Thi ĐT: 0982008599<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Email: thinguyenmd@gmail.com<br />
<br />
161<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
khám siêu âm tổng quát<br />
Tiền sử và bệnh sử: không có gì đặc biệt<br />
Thăm khám lâm sàng: bệnh nhân đau nhẹ<br />
hông lưng trái, không có rối loạn tiểu tiện, nước<br />
tiểu vàng trong. Bụng mềm, hai thận không lớn,<br />
không có điểm đau khu trú.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
- Phim MSCT 128 lát cắt dựng hình không<br />
gian 3 chiều: hình ảnh một niệu quản trái và dãn<br />
nhẹ bể thận - niệu quản trái.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
- Siêu âm bụng: thận trái không sỏi, ứ dịch<br />
nhẹ, niệu quản trái có hình ảnh sa lồi niêm mạc<br />
vào bàng quang. Bàng quang thành không dày,<br />
không sỏi. Thận phải không lớn, không ứ nước,<br />
không sỏi.<br />
- Phim X quang KUB: không thấy hình ảnh<br />
sỏi cản quang.<br />
- Phim X quang UIV: sa lồi niệu quản trái vào<br />
trong bàng quang.<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh dãn bể thận - niệu quản trái trên<br />
phim UIV<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh nang niệu quản trên siêu âm bụng<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh “Đầu rắn hổ mang” (Cobra head)<br />
của nang niệu quản trên phim UIV<br />
<br />
162<br />
<br />
Hình 4. Hình ảnh không gian 3 chiều được dựng từ<br />
phim MSCT 128 lát cắt cho thấy dãn bể thận - niệu<br />
quản trái<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Xét nghiệm sinh hóa máu<br />
- Glucose máu: 4,9 mmol/l; Urea máu 4,4<br />
mmol/l; Creatinine 70 umol/l<br />
- 10 thông số nước tiểu: Bạch cầu âm tính;<br />
Nitrit âm tính; Protein âm tính<br />
Chẩn đoán: Nang niệu quản trái<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tường trình phẫu thuật<br />
Đặt máy soi vào bàng quang dung tích<br />
khoảng 300ml. Nang niệu quản trái kích thước<br />
khoảng (10x10)mm, dãn to lên khoảng<br />
(20x20)mm theo nhu động niệu quản, lổ niệu<br />
quản ở góc phải của nang niệu quản, phun nước<br />
tiểu trong. Tiến hành xẻ nang qua nội soi bàng<br />
quang. Và đặt thông double J vào niệu quản trái.<br />
<br />
Nội soi bàng quang xẻ nang niệu quản trái<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 5. A:Hình ảnh nang niệu quản trái nhỏ trước khi có nhu động niệu quản. B: Hình ảnh nang niệu quản<br />
tăng kích thước khi có nhu động niệu quản, có lỗ niệu quản ở đỉnh bên phải của nang.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 6. A,B: Hình ảnh phẫu thuật xẻ nang niệu quản qua nội soi bàng quang<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
<br />
Tái khám sau một tháng<br />
<br />
Ngày thứ nhất: sinh hiệu ổn, nước tiểu màu<br />
hồng nhạt, dung tích 2100ml/24 giờ<br />
<br />
Siêu âm bụng: niệu quản trái có thông<br />
double J, bể thận trái không dãn.<br />
<br />
Ngày thứ hai: sinh hiệu ổn, nước tiểu trong,<br />
dung tích 2300ml/24 giờ<br />
<br />
Nội soi bàng quang: miệng niệu quản trái đã<br />
liền sẹo, phun nước tiểu trong, không có nang.<br />
Bệnh nhân được rút thông double J niệu quản<br />
trái.<br />
<br />
Ngày thứ ba: bệnh nhân được rút thông niệu<br />
đạo và xuất viện.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
163<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 7. A, B: Hình ảnh đặt thông double J vào niệu quản trái sau khi xẻ nang niệu quản<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
<br />
Về giải phẫu bệnh<br />
<br />
Bệnh nang niệu quản thường gặp nhiều nhất<br />
ở trẻ em với tỷ lệ ước tính 1/4000. Khoảng 80 %<br />
gặp ở trẻ nữ, hầu hết ở người da trắng. Tỷ lệ<br />
nang niệu quản được tìm thấy ngang nhau ở cả<br />
hai bên phải và trái, trong đó hơn 10% nang niệu<br />
quản lạc chỗ ở cả 2 bên. Nang niệu quản thường<br />
gặp hơn ở niệu quản đôi (khoảng 80% trường<br />
hợp) và thường liên quan với hệ thống trên của<br />
hệ thống đôi. Nang niệu quản trên niệu quản<br />
đơn thường gặp hơn ở nam giới trưởng thành.<br />
Phân loại thành hai nhóm: nang niệu quản trong<br />
bàng quang (nằm hoàn toàn trong bàng quang)<br />
và nang niệu quản ngoài bàng quang hay nang<br />
niệu quản lạc chỗ (nang niệu quản có một phần<br />
nằm trong bàng quang, một phần lan về phía cổ<br />
bàng quang và niệu đạo). Nang niệu quản trong<br />
bàng quang bao gồm nang niệu quản không tắc<br />
nghẽn (non-obstructed) có lỗ nang niệu quản lớn<br />
và không tắc nghẽn; và nang niệu quản hẹp<br />
(stenotic) với lỗ nang niệu quản hẹp như đầu<br />
đinh ghim và tắc nghẽn.<br />
<br />
Nang niệu quản trên niệu quản đơn gặp ở<br />
nam nhiều hơn nữ, luôn là loại nang niệu quản<br />
trong bàng quang, có thể gặp ở cả 2 niệu quản<br />
phải và trái, kích thước thay đổi từ nhỏ 1- 2cm<br />
đến lớn chiếm toàn bộ lòng bàng quang, ít khi<br />
gây ra rối loạn tiểu tiện và thường được phát<br />
hiện do những biến chứng như nhiễm trùng và<br />
sỏi. Còn nang niệu quản trong bàng quang trên<br />
niệu quản đôi lại thường gặp ở nữ giới, có kích<br />
thước nhỏ, chưa bao giờ gặp thể bệnh này ở cả 2<br />
niệu quản phải và trái, và niệu quản ít khi bị tắc.<br />
<br />
Theo quan điểm của phôi thai học: sự hẹp lỗ<br />
niệu quản vì quá trình tiêu biến không hoàn toàn<br />
của màng ngăn Chwalla (màng này tồn tại ở<br />
tuần lễ thứ 6 giữa niệu quản và xoang niệu sinh<br />
dục) - đây là cách giải thích phù hợp đối với các<br />
nang niệu quản trong bàng quang. Dãn mầm<br />
niệu quản phình to trước khi mầm này sát nhập<br />
vào vùng tam giác bàng quang - đây là cách giải<br />
thích phù hợp đối với các nang niệu quản ngoài<br />
bàng quang.<br />
<br />
164<br />
<br />
Về chẩn đoán<br />
Siêu âm thấy niệu quản trái có hình ảnh sa<br />
lồi niêm mạc vào bàng quang. Trên phim chụp<br />
UIV: nếu thận hoặc phần thận tương ứng với<br />
nang niệu quản còn chức năng thì đường bài<br />
tiết hệ niệu sẽ hiện hình với nang niệu quản có<br />
hình ảnh kinh điển “đầu rắn hổ mang (Cobra<br />
head) - đây là hình ảnh thường gặp nhất của<br />
những nang niệu quản có kích thước nhỏ và<br />
thuộc loại nang niệu quản trong bàng quang.<br />
Hình ảnh đặc trưng của nang niệu quản ở thì<br />
bàng quang - khi thuốc cản quang đã ra khỏi<br />
nang niệu quản và vào trong bàng quang- sẽ<br />
là hình khuyết tròn hoặc bầu dục, không ngấm<br />
thuốc cản quang và không thay đổi vị trí rõ rệt<br />
khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Kết hợp với CT<br />
scan bụng sẽ giúp khảo sát rõ hình dáng đài<br />
bể thận-niệu quản để phát hiện có hay không<br />
có thận-niệu quản đôi với bên niệu quản có<br />
nang và mức độ dãn của niệu quản-bể thận<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
của niệu quản có nang. Ngoài ra, cũng nên<br />
chụp bàng quang ngược dòng cũng cho hình<br />
ảnh nang niệu quản điển hình như trên UIV<br />
đồng thời phát hiện các luồng trào ngược bàng<br />
quang-niệu quản cùng bên hoặc khác bên có<br />
nang niệu quản (50% trường hợp). Như vậy<br />
trường hợp của chúng tôi là bệnh nhân nữ với<br />
đầy đủ hình ảnh điển hình trên siêu âm, X<br />
quang KUB, UIV và MSCT cho thấy một nang<br />
niệu quản bên trái, trong bàng quang, thuộc<br />
loại nang niệu quản không tắc nghẽn trên niệu<br />
quản đơn.<br />
<br />
Về điều trị phẫu thuật:<br />
Đối với nang niệu quản trong bàng quang<br />
(trên niệu quản đơn hoặc niệu quản đôi) đa số<br />
thận hoặc phần thận có nang niệu quản còn chức<br />
năng nên các phẫu thuật bảo tồn thận được áp<br />
dụng. Phương pháp xẻ nang niệu quản qua nội<br />
soi bàng quang là một giải pháp nhẹ nhàng<br />
nhưng nhược điểm là gây ra luồng trào ngược<br />
bàng quang-niệu quản trong 12,5 % trường hợp.<br />
Mổ đường trên cắt bỏ nang niệu quản kết hợp<br />
với cắm lại niệu quản vào bàng quang là phương<br />
pháp điều trị “chuẩn”, song phẫu thuật này ít<br />
khi được chỉ định ngay từ đầu. Việc cắm lại niệu<br />
quản vào bàng quang được thực hiện theo<br />
những phương pháp cổ điển, thông thường là<br />
theo kỹ thuật Cohen. Đối với nang niệu quản<br />
trong bàng quang trên niệu quản đôi, không nên<br />
tách riêng hai niệu quản mà tốt hơn là cắm cả hai<br />
niệu quản cùng bao xơ chung vào bàng quang.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
phòng nhiễm trùng, bảo tồn chức năng và xa<br />
hơn là chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ về sau<br />
(nếu cần).<br />
- Phẫu thuật nội soi bàng quang xẻ nang niệu<br />
quản ngày càng chiếm ưu thế so với phẫu thuật<br />
cắt bỏ ngay từ đầu.<br />
- Trường hợp chúng tôi sau phẫu thuật bảo<br />
tồn xẻ nang niệu quản qua nội soi bàng quang<br />
bước đầu cho kết quả tốt. Chúng tôi đang hẹn<br />
bệnh nhân tái khám để có những đánh giá đầy<br />
đủ hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
- Nang niệu quản không tắt nghẽn trên niệu<br />
quản đơn thường xảy ở nam giới trưởng thành<br />
hơn là nữ.<br />
- Triệu chứng thường mơ hồ với nhiễm<br />
trùng đường tiết niệu hay chỉ được phát hiện<br />
tình cờ khi đi siêu âm tổng quát.<br />
- Chẩn đoán thường dễ bằng các xét nghiệm<br />
hình ảnh. Phẫu thuật bảo tồn với mục đích dự<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
10.<br />
<br />
Ali S., Amir A.A., Mehran A., Mohammad K.H. (2010).<br />
Bilateral simple orthotopic ureteroceles with bilateral stones in<br />
an adult: A case report and review of literature, Urol J.,7,<br />
pp.209 -211.<br />
Douglas C. (2008). Endoscopic Ureterocele Decompression,<br />
Hinmans Atlas Of Pediatric Urologic Surgery 2E, pp. 297-299.<br />
Isen K. (2012). Technique using a percutaneous nephroscope<br />
and nephroscopic scissors transurethrally for treatment of<br />
complicated orthotopic ureterocele in adult women, Urology,<br />
79(3), pp.713-716.<br />
Mohammad G.M., Seyed R.H., Alborz S. (2013). Ureterocele<br />
Associated with Renal Agenesia Presented as a Pelvic Mass in<br />
an Adult, Iran J Radiol, 10(1).<br />
Mukesh K.V., Preeti V., Arindam D. (2011). The Safety and<br />
Efficacy of endoscopic Incision of Orthotopic Ureterocele in<br />
Adult, Saudi Journal of Kidney Diseases and Transplantation,<br />
22(6), pp.1169-1174.<br />
Nguyễn Đăng Đội. Nhân một trường hợp giãn bẩm sinh đoạn<br />
cuối<br />
niệu<br />
quản<br />
thành<br />
nang<br />
–<br />
ureterocele,<br />
http://tietnieuthanhochue.com.<br />
Reynard J., Mark S., Turner K. (2008). Surgery for Upper Tract<br />
Obstruction and Other Ureteric Surgery, Urological Surgery<br />
1st Edition, pp. 478-507.<br />
Roylance J., Roberts J.B.M. (1965). Ureterocele,Proceedings of<br />
the Royal Society of Medicine (58), pp. 855-856.<br />
Selami S., David E., William S., Linda A.B. (2005). Familial<br />
ureteroceles: an evidence for genetic background?, The<br />
Turkish Journal of Pediatrics, 47, pp. 255-260.<br />
Sujit K. Chowdhary, Deepak K. Kandpal, Anupam Sibal,<br />
Rajendra N. Srivastava (2014). Management of complicated<br />
ureteroceles: Different modalities of treatment and long-term<br />
outcome, J Indian Assoc Pediatr Surg, 19(3), pp. 156–161.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/05/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
01/06/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />
165<br />
<br />