Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
NẠO HẠCH CHẬU RỘNG TRONG CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU<br />
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy nạo hạch chậu rộng trong ung thư bàng quang giúp tăng tỉ lệ sống<br />
còn trên những bệnh nhân ung thư bàng quang.<br />
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm ban đầu về nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng quang tận gốc.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tất cả những ca nạo hạch chậu rộng khi cắt<br />
bàng quang tận gốc tại khoa niệu A bệnh viện Bình Dân. Ranh giới trên của nạo hạch chậu rộng là nơi chia đôi<br />
của động mạch chủ bụng, ranh giới bên là dây thần kinh sinh dục đùi, ranh giới dưới là động mạch mũ đùi, ranh<br />
giới sau là bó mạch hạ vị cùng với hố bịt và những hạch trước xương cùng. Chúng tôi cố gắng nạo và đánh giá<br />
mô học tất cả những hạch theo chín nhóm phân theo vị trí giải phẫu.<br />
Kết quả và bàn luận: Từ tháng 12/2011 đến 05/2012, chúng tôi đã thực hiện chín trường hợp cắt bàng<br />
quang kèm nạo hạch chậu rộng. Tám bệnh nhân thực hiện thành công, thời gian nạo hạch trung bình 95 phút (80<br />
– 120), máu mất trung bình trong lúc nạo hạch 85mL (50 – 150). Có một bệnh nhân phải truyền máu và ngưng<br />
nạo hạch do chảy máu.<br />
Kết luận: Chúng tôi nghĩ nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên tất cả những bệnh nhân cắt bàng<br />
quang tận gốc do ung thư bàng quang nhằm cải thiện tỉ lệ sống còn sau mổ. Phẫu thuật có thể được thực hiện<br />
rộng rãi bởi những phẫu thuật viên kinh nghiệm trong cắt bàng quang tận gốc.<br />
Từ khóa: Nạo hạch chậu rộng; Ung thư bàng quang; Cắt bàng quang tận gốc.<br />
<br />
ABTRACT<br />
EXTENDED PELVIC LYMPHADENECTOMY IN RADICAL CYSTECTOMY – OUR INITIAL<br />
EXPERIENCES<br />
Nguyen Van An, Pham Huu Doan<br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 146 - 150<br />
Background: Previous studies demonstrated positive correlation between postoperative survival and the<br />
extent of pelvic lymphadenectomies in patients with bladder cancer.<br />
Purpose: This study is aimed to present initial experiences of the authors about extended pelvic<br />
lymphadenectomy in radical cystectomy.<br />
Objective and method: This is a retrospective study of all cases extended pelvic lymphadenectomy at the<br />
Department of Urology A of Binh Dan hospital. Cranial border of the extended lymphadenectomy was the level of<br />
the aortic bifurcation, lateral borders were the genitofemoral nerve (both sides), and caudal borders were<br />
circumflex iliac veins, posterior borders were hypogastric vessels including obturator fossa as well as presacral<br />
lymph nodes. We made effort to excise and examine microscopically all lymph nodes from 9 well-defined<br />
anatomical locations.<br />
Result and discussion: Between December 2011 and May 2012, we performed 9 radical cystectomies with<br />
extended pelvic lymphadenectomies. Eight patients were successfully performed: mean operative time was 95<br />
*<br />
<br />
Khoa Niệu A, bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Ân. ĐT: 0908163284. Email: vanan63@yahoo.com<br />
<br />
146<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
minutes (80 – 120), mean blood loss during lymphadenectomy was 85 mL (50 – 150). One patient need to get<br />
blood transfusion and had to stop lymp dissection because of bleeding.<br />
Conclusion: We recommend extended pelvic lymphadenectomy to all patients undergoing radical<br />
cystectomy for bladder cancer to improve postoperative survival. The operation can be routinely conducted in<br />
clinical practice by expert urologists for radical cystectomy.<br />
Keyword: Extended pelvic lymphadenectomy; Bladder cancer; Radical cystectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Ung thư bàng quang là một trong những<br />
ung thư thường gặp nhất của hệ tiết niệu, 20 –<br />
40% trường hợp đã hoặc sẽ xâm lấn lớp cơ(12).<br />
Cắt bàng quang và nạo hạch là điều trị tiêu<br />
chuẩn của ung thư bàng quang xâm lấn lớp cơ<br />
chưa di căn xa(4,13). Đã có nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy nạo hạch chậu rộng trong ung thư bàng<br />
quang giúp tăng tỉ lệ sống còn trên những bệnh<br />
nhân ung thư bàng quang, nếu so sánh với các<br />
bệnh nhân chỉ nạo hạch chậu bịt(5,11).<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Di căn hạch được tìm thấy trong 20 – 25%<br />
những bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc và nạo<br />
hạch chậu, nó là yếu tố tiên lượng quan trọng<br />
nhất trên những bệnh nhân này, tiên đoán sự<br />
giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ sống không tái<br />
phát bệnh và tỉ lệ sống còn toàn bộ so với những<br />
bệnh nhân không di căn hạch(10). Trên những<br />
bệnh nhân hạch âm tính, tổng số hạch bạch<br />
huyết được nạo và sự mở rộng giải phẫu của<br />
việc nạo hạch đều là thước đo hữu ích trong<br />
việc đánh giá sự mở rộng thích hợp của phẫu<br />
thuật và kết quả tiên lượng. Trên những bệnh<br />
nhân hạch dương tính, số lượng hạch lấy đi và tỉ<br />
lệ hạch dương tính đều là những yếu tố tiên<br />
lượng độc lập cho sự tái phát và sống còn [4].<br />
<br />
MỤC TIÊU<br />
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên tiền cứu<br />
gần đây về hiệu quả lâm sàng của hóa trị tân hỗ<br />
trợ cùng cắt bàng quang(3) cho thấy yếu tố phẫu<br />
thuật bao gồm nạo hạch và kinh nghiệm của<br />
phẫu thuật viên có vai trò quan trọng lên kết<br />
quả điều trị và tỉ lệ sống còn(7). Chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu nhằm trình bày kinh nghiệm<br />
ban đầu về nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng<br />
quang tận gốc tại khoa niệu A bệnh viện Bình<br />
Dân.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Tất cả những bệnh nhân ung thư bàng<br />
quang có chỉ định cắt bàng quang tận gốc tại<br />
khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân từ tháng<br />
12/2011 đến 05/2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu tất cả những ca nạo<br />
hạch chậu rộng khi cắt bàng quang tận gốc tại<br />
khoa niệu A bệnh viện Bình Dân. Ranh giới trên<br />
của nạo hạch chậu rộng là nơi chia đôi của động<br />
mạch chủ bụng, ranh giới bên là dây thần kinh<br />
sinh dục đùi, ranh giới dưới là động mạch mũ<br />
đùi, ranh giới sau là bó mạch hạ vị cùng với hố<br />
bịt và những hạch trước xương cùng. Chúng tôi<br />
cố gắng nạo và đánh giá mô học tất cả những<br />
hạch theo chín nhóm phân chia theo vị trí giải<br />
phẫu.<br />
Hạch chậu ngoài: Giới hạn bởi nơi chia của<br />
động mạch chậu chung – sàn chậu – thần kinh<br />
sinh dục đùi và động mạch chậu ngoài.<br />
Hạch bịt: Giới hạn bởi nơi chia của động<br />
mạch chậu chung – sàn chậu – động mạch chậu<br />
ngoài và dây thần kinh bịt.<br />
Hạch chậu trong: Giới hạn bởi thần kinh bịt<br />
– sàn chậu – thành bàng quang – vách chậu bên,<br />
kể cả tam giác Marcile và bó mạch chậu trong.<br />
Hạch chậu chung: Nơi chia của động mạch<br />
chủ bụng – nguyên ủy của động mạch chậu<br />
trong, động mạch chậu ngoài – dây thần kinh<br />
sinh dục đùi.<br />
Hạch trước xương cùng: Gồm những hạch<br />
nằm trong giới hạn nơi chia của động mạch chủ<br />
- động mạch chậu chung – những nhánh trong<br />
của động mạch chậu trong.<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Chúng tôi đánh giá thời gian nạo hạch,<br />
lượng máu mất trong thời gian nạo hạch, những<br />
biến chứng trong lúc nạo hạch và những biến<br />
chứng nạo hạch hậu phẫu, kết quả di căn hạch<br />
giữa nạo hạch bịt, nạo hạch chậu tiêu chuẩn,<br />
nạo hạch chậu rộng.<br />
<br />
Máu mất trung bình trong lúc nạo hạch ~<br />
85mL (50 – 150).<br />
Có một bệnh nhân phải truyền máu trong<br />
lúc mổ và ngưng nạo hạch do chảy máu.<br />
Trường hợp này là một bệnh nhân nữ 78 tuổi, là<br />
ca thứ hai trong loạt ca của chúng tôi, vì bệnh<br />
nhân mất máu nhiều trong giai đoạn cắt bàng<br />
quang nên chúng tôi chỉ nạo hạch chậu tiêu<br />
chuẩn mà không nạo hạch chậu rộng trọn vẹn.<br />
Bảng 1: Đặc điểm của bướu bàng quang.<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ chín nhóm hạch.<br />
<br />
Đặc điểm bướu bàng quang<br />
Số bệnh nhân<br />
Số lượng bướu<br />
Một bướu<br />
2<br />
Nhiều bướu<br />
7<br />
Kích thước bướu<br />
< 3 cm<br />
6<br />
≥ 3 cm<br />
3<br />
Độ biệt hóa tế bào bướu<br />
Grade 1<br />
5<br />
trước phẫu thuật<br />
Grade 2<br />
2<br />
Grade 3<br />
2<br />
Tình trạng bướu<br />
Mới xuất hiện<br />
6<br />
Tái phát<br />
3<br />
<br />
Bảng 2: Phân độ ung thư bàng quang (staging và<br />
grading) và kết quả giải phẫu bệnh của nạo hạch chậu<br />
rộng.<br />
<br />
Hình 2: Vùng chậu sau nạo hạch chậu rộng<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Chín trường hợp nạo hạch chậu rộng trong<br />
khi thực hiện phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc<br />
do ung thư bàng quang.<br />
Tám bệnh nhân đã được thực hiện thành<br />
công (nạo đủ 9 nhóm hạch) , một trường hợp<br />
thất bại.<br />
Tuổi trung bình = 60,11 (53 – 79).<br />
Tỉ lệ nam/nữ = 2/7.<br />
Thời gian nạo hạch trung bình ~ 95 phút (80<br />
– 120).<br />
<br />
148<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả sau mổ của bệnh nhân<br />
Bệnh nhân<br />
1 2 3<br />
4<br />
5 6 7 8 9<br />
Giai đoạn ung thư T2a T2b T2b T2b T2b T2b T2a T2b T2a<br />
Độ biệt hóa tế bào G3 G3 G2 G3 G3 G3 G1 G2 G1<br />
sau mổ<br />
Kết quả giải phẫu bệnh từng nhóm hạch ở từng bệnh nhân<br />
Bịt phải<br />
+<br />
+<br />
Bịt trái<br />
+ +<br />
Chậu ngoài phải +<br />
+<br />
+<br />
Chậu trong phải<br />
Chậu ngoài trái<br />
+<br />
+<br />
Chậu trong trái<br />
Trước xương cùng<br />
Chậu chung phải<br />
+<br />
Chậu chung trái<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Sự thay đổi rộng rãi về số hạch được nạo ở<br />
những báo cáo khác nhau phản ánh sự thiếu<br />
tiêu chuẩn hóa của nạo hạch rộng, những kỹ<br />
thuật lấy mẫu khác nhau, sự khác nhau trong xử<br />
lý mô của nhà bệnh học (nạo thành một khối<br />
hay nạo hạch từng vùng). Bochner và cộng sự<br />
đã chứng minh rằng nạo hạch từng vùng làm<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
tăng số lượng hạch nạo được so với nạo hạch<br />
cùng một khối với bàng quang (1).<br />
Mills và cộng sự đã miêu tả nạo hạch chậu<br />
tiêu chuẩn là lấy đi tất cả những mô hạch lên<br />
đến nơi chia của động mạch chậu chung bao<br />
gồm hạch chậu trong (cả hạch trước xương<br />
cùng), hạch chậu ngoài, hố bịt, phần xa hạch<br />
chậu chung (10).<br />
Stein và cộng sự định nghĩa nạo hạch chậu<br />
rộng là tất cả những mô hạch giới hạn trên bởi<br />
nơi chia của động mạch chủ và bó mạch chậu<br />
chung, giới hạn ngoài là dây thần kinh sinh dục<br />
đùi, giới hạn dưới là tĩnh mạch mũ đùi và nhóm<br />
hạch Cloquet, giới hạn sau là bó mạch hạ vị, bao<br />
gồm hạch bịt và hạch trước xương cùng (14).<br />
Trong 9 trường hợp của chúng tôi có 5<br />
trường hợp di căn hạch (55,5 %), chứng tỏ tỉ lệ di<br />
căn hạch trên những bệnh nhân cắt bàng quang<br />
tân gốc do ung thư bàng quang khá cao so với tỉ<br />
lệ 20 – 25% của nhiều tác giả khác(9). Tuy nhiên<br />
do số lượng bệnh nhân của chúng tôi ít nên sự<br />
so sánh chỉ là tham khảo.<br />
Nếu chỉ nạo hạch bịt, chúng tôi sẽ bỏ sót hai<br />
trường hợp di căn hạch:<br />
-Bệnh nhân số 5 có hạch chậu ngoài bên phải<br />
(+), bệnh nhân số 6 có hạch chậu ngoài trái (+),<br />
cả hai trường hợp này đều có hạch chậu bịt (-),<br />
nghĩa là nếu chỉ nạo hạch chậu bịt thì sẽ nghĩ là<br />
chưa di căn hạch.<br />
-Mặt khác, các trường hợp số 1, 2 và 8, nếu<br />
chỉ nạo hạch chậu bịt và có kết quả hạch (+) thì<br />
chỉ có khái niệm di căn hạch cạnh bàng quang,<br />
nhưng 3 trường hợp này còn có di căn xa hơn:<br />
hạch chậu ngoài (+) với trường hợp 1 và 2, thậm<br />
chí trường hợp 8 có di căn xa hơn tới hạch trước<br />
xương cùng.<br />
Leissner và cộng sự nghiên cứu trên 290<br />
bệnh nhân cắt bàng quang và nạo hạch chậu<br />
rộng nhận thấy rằng 74% hạch di căn sẽ bị bỏ<br />
sót lại, và khoảng 7% bệnh nhân bị đánh giá sai<br />
là chưa di căn hạch(9). Leissner và cộng sự cũng<br />
cho thấy rằng những bệnh nhân được nạo hạch<br />
chậu rộng có tỉ lệ sống còn cải thiện ở nhóm<br />
hạch cả âm tính và dương tính, tỉ lệ tái phát tại<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chỗ càng giảm khi số lượng hạch được nạo càng<br />
nhiều. Nếu lượng hạch được nạo trên 16 hạch, tỉ<br />
lệ sống trên 5 năm không tái phát tăng từ 63%<br />
lên 85% ở những ca ung thư còn khu trú, tăng từ<br />
40% lên 55% ở những ung thư giai đoạn pT3(8).<br />
Poulsen và cộng sự chứng minh rằng nạo<br />
hạch chậu rộng mang lại lợi ích cho những bệnh<br />
nhân ung thư còn khu trú trong cơ quan và<br />
chưa di căn hạch, tỉ lệ sống còn sau 5 năm<br />
không tái phát là 90% so với 71% ở nhóm nạo<br />
hạch chậu tiêu chuẩn(11).<br />
Mặc dù nạo hạch chậu rộng mang đến nhiều<br />
lợi ích trong điều trị ung, nguy cơ của nạo hạch<br />
chậu rộng cần được tính đến cẩn thận. Nhắc lại<br />
là loạt bệnh của chúng tôi có 1 trường hợp chảy<br />
máu nặng trong lúc mổ khiến phải bỏ ý định<br />
nạo hạch chậu rộng. Nguy cơ trên những bệnh<br />
nhân lớn tuổi và những bệnh nhân có bệnh kèm<br />
theo cần được tính toán trong mọi quyết định<br />
điều trị. Chúng ta cần cân nhắc vì nạo hạch chậu<br />
rộng sẽ có trung bình thời gian ~ 95 phút (hơn<br />
một tiếng rưỡi), nên sẽ làm cho cuộc mổ cắt<br />
bàng quang tận gốc và đặc biết là nếu có tạo<br />
hình bàng quang bằng ruột sau đó thì thời gian<br />
cuộc mổ có thể rất dài. Trường hợp kéo dài nhất<br />
trong loạt bệnh của chúng tôi có thời gian phẫu<br />
thuật 8 giờ 30 phút. Tuy nhiên Broessner so sánh<br />
giữa 46 bệnh nhân nạo hạch chậu rộng và 46<br />
bệnh nhân nạo hạch tiêu chuẩn cho thấy nhóm<br />
nạo hạch chậu rộng có làm kéo dài thời gian<br />
phẫu thuật nhưng không có sự khác nhau có ý<br />
nghĩa thống kê về biến chứng sớm và tỉ lệ<br />
truyền máu giữa hai nhóm(2).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên<br />
tất cả những bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc<br />
do ung thư bàng quang, nhằm cải thiện tỉ lệ<br />
sống còn sau mổ. Phẫu thuật có thể được thực<br />
hiện rộng rãi bởi những phẫu thuật viên kinh<br />
nghiệm trong cắt bàng quang tận gốc. Mặc dù<br />
có nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác<br />
biệt về biến chứng giữa nạo hạch chậu rộng và<br />
nạo hạch tiêu chuẩn, tuy nhiên thời gian phẫu<br />
thuật kéo dài và những biến chứng có thể xảy ra<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
cần được cân nhắc trên những bệnh nhân lớn<br />
tuổi hoặc có bệnh kèm theo.<br />
<br />
7.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
8.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bochner BH, Herr HW, Reuter VE (2001). Impact of separate<br />
versus en bloc pelvic lymph node dissection on the number of<br />
lymph nodes retrieved in cystectomy specimens. J<br />
Urol;166(6):2295–6.<br />
Brossner C, Pycha A, Toth A, Mian C, Kuber W (2004). Does<br />
extended lymphadenectomy increase the morbidity of radical<br />
cystectomy? BJU Int;93:64–6.<br />
Grossmann HB, Natale RB, Tangen CM, et al (2003). Neoadjuvant<br />
chemotherapy plus cystectomy compared with cystectomy alone<br />
for locally advanced bladder cancer. N Engl J Med;349:859–66<br />
Hautmann RE, Abol - Enein H, Hafez K, Haro I, Mansson W, Mills<br />
RD, Montie JD, Sagalowsky AI, Stein JP, Stenzl A, Studer UE,<br />
Volkmer BG (2007). World Health Organization (WHO)<br />
Consensus Conference in Bladder Cancer, Urinary diversion.<br />
Urology; 69(1 Suppl):17-49.<br />
Herr HW, Bochner BH, Dalbagni G, et al (2002). Impact of the<br />
number of lymph nodes retrieved on outcome in patients with<br />
muscle invasive bladder cancer. J Urol;167(3):1295-8.<br />
Herr HW (2003). Superiority of ratio based lymph node staging for<br />
bladder cancer.J Urol; 169:943–5.<br />
<br />
150<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Herr HW, Faulkner JR, Grossman HB, et al (2004). Surgical factors<br />
influence bladder cancer outcomes: a cooperative group report. J<br />
Clin Oncol;22:2781–9.<br />
Leissner J, Hohenfellner R, Thuroff JW,Wolf HK (2000).<br />
Lymphadenectomy in patients with transitional cell carcinoma of<br />
the urinary bladder; significance for staging and prognosis. BJU Int;<br />
85:817–23.<br />
Leissner J, Ghoneim MA, bol-Enein H, et al (2004). Extended<br />
radical lymphadenectomy in patients with urothelial bladder<br />
cancer: results of a prospectivemulticenter study. J Urol; 171:139–<br />
44.<br />
Mills RD, Fleischmann A, Studer UE (2007). Radical cystectomy<br />
with an extended pelvic lymphadenectomy: rationale and results.<br />
Surg Oncol Clin N Am; 16:233–45.<br />
Poulsen AL, Horn T, Steven K (1998). Radical cystectomy:<br />
extending the limits of pelvic lymph node dissection improves<br />
survival for patients with bladder cancer confined to the bladder<br />
wall. J Urol; 160(6 Pt 1):2015-9.<br />
Prout G, Marshall VF (1956). The prognosis with untreated bladder<br />
tumors. Cancer; 9:551–8.<br />
Stein JP, Lieskovsky G, Cote R, et al (2001). Radical cystectomy in<br />
the treatment of invasive bladder cancer: long-term results in 1,054<br />
patients. J Clin Oncol;19(3):666–75<br />
Stein JP (2007). The role of lymphadenectomy in patients<br />
undergoing radical cystectomy for bladder cancer. Curr Oncol Rep;<br />
9:213–21.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />