intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Naritasan - ấn tượng Nhật Bản

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

66
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách cảng hàng không Narita nổi tiếng Nhật Bản không xa là ngôi chùa Naritasan Shinshoji. Đây được coi là một đại cổ tự bởi lịch sử lâu dài (hơn 1.000 tuổi) và bao gồm nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu đất Phù Tang. Một góc khuôn viên cổ kính của ngôi chùa - Ảnh: Lương Xuân Duy Naritasan Shinshoji thuộc phái Chân Ngôn - một tông phái Phật giáo lớn ở Nhật Bản, chùa thờ vị thần chính là Fudoumyo. Chính vì thế, chùa thường được gọi là Fudomyo hoặc là Naritasan. Rất nhiều người Nhật (đặc biệt ở khu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Naritasan - ấn tượng Nhật Bản

  1. Naritasan - ấn tượng Nhật Bản Cách cảng hàng không Narita nổi tiếng Nhật Bản không xa là ngôi chùa Naritasan Shinshoji. Đây được coi là một đại cổ tự bởi lịch sử lâu dài (hơn 1.000 tuổi) và bao gồm nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu đất Phù Tang. Một góc khuôn viên cổ kính của ngôi chùa - Ảnh: Lương Xuân Duy Naritasan Shinshoji thuộc phái Chân Ngôn - một tông phái Phật giáo lớn ở Nhật Bản, chùa thờ vị thần chính là Fudoumyo. Chính vì thế, chùa thường được gọi là Fudomyo hoặc là Naritasan. Rất nhiều người Nhật (đặc biệt ở khu vực Kanto) thường đến đây để cầu cho gia đình, người thân, việc đi lại được bình an…
  2. Khuôn viên Naritasan rất rộng, trong đó bao gồm nhiều công trình kiến trúc cũ mới đa dạng, kết hợp hài hòa tạo cho ngôi chùa vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm. Khi đến đây, người ta vẫn cảm nhận được không khí của tín ngưỡng bình dân. Từ ga Narita, có một con đường nhỏ dẫn đến chùa Naritasan dài khoảng một cây số. Dọc con đường này là những tiệm ăn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… và đặc biệt là những ngôi nhà cổ đặc trưng đất Phù Tang. Những ngôi nhà cổ dọc con đường từ ga Narita tới ngôi chùa - Ảnh: Lương Xuân Duy Chùa Naritasan Nhật Bản có năm tòa nhà được coi là tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia: Nioumon (cổng Deva), Sanjyuunotoo (tháp ba tầng), Shaka -doo (Thích Ca Đường), Koomei-doo (Quang Minh Đường).
  3. Ngôi đại cổ tự Naritasan chia làm năm khu vực phân bố từ thấp đến cao. Qua cổng chính, bạn sẽ đặt chân vào khu vực thứ nhất. Ở đây có một bể nước nhỏ hứng nước từ trên núi chảy xuống. Có một niềm tin cho rằng uống nước này vào sẽ gột sạch bụi trần, được may mắn và khỏe mạnh. Vì thế, các tín đồ Phật giáo và các du khách khi đến đây đều tới bể nước để uống nước và rửa tay như một nghi lễ linh thiêng.
  4. Cổng vào ngôi chùa - Ảnh: Lương Xuân Duy Bước tiếp theo những bậc thang đá, ta sẽ tới hai khu vực tiếp theo. Khu vực thứ ba có diện tích khá rộng và là khu trung tâm chùa Naritasan. Khung cảnh ngôi đại cổ tự dần mở ra trước mắt du khách với vẻ đẹp nên thơ, cây cối núi non, mỗi mùa lại thay một vẻ đẹp khác nhau.
  5. Càng lên cao, không gian càng mở ra khoáng đạt. Ta có thể thảnh thơi tản bước trong khuôn viên xanh ngát màu cây cối, trong vắt màu bầu trời in hình những tòa tháp, những điện thờ uy nghi. Phía đông chùa là công viên Naritasan rộng lớn. Chùa Naritasan là một quần thể di tích lịch sử phức hợp với các tòa điện thờ lớn, am thờ nhỏ, nghĩa trang rêu phong, hồ nước và công viên… Lịch sử hơn một ngàn năm của đại cổ tự thể hiện qua các công trình kiến trúc mang hơi thở giao thoa, hài hòa giữa cổ kính và hiện đại với nhiều hiện vật chứa đựng giá trị tôn giáo, văn hóa sâu sắc. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp Nhật Bản đặc trưng: sự tỉ mỉ, tinh xảo, tao nhã mà vẫn ấn tượng, cổ điển mà vẫn hiện đại…
  6. Tòa tháp ba tầng ấn tượng - Ảnh: Lương Xuân Duy
  7. Tòa đại tháp Hòa Bình - Ảnh: Lương Xuân Duy Nếu là một tín đồ của đạo Phật hay chỉ đơn giản là một du khách muốn tìm cho mình những giây phút thiêng liêng để cầu nguyện cuộc sống an bình khi đến thăm Naritasan, bạn sẽ có cơ hội tham gia nghi lễ Goma - nghi lễ quan trọng nhất ở ngôi chùa này.
  8. Nghi lễ Goma - nghi lễ cầu nguyện thần Fudomyo - được tiến hành nhiều lần trong một ngày. Bất cứ ai cũng có thể tham dự nghi lễ này để thỉnh nguyện lên thần Fudomyo những điều mong muốn của bản thân. Nghi lễ Goma gắn liền với biểu tượng lửa - tượng trưng sự sáng suốt của thần Fudomyo và cây gậy - để dập tắt các dục vọng tầm thường, đem đến cho mỗi người trạng thái tinh thần cân bằng, điềm tĩnh. Tòa điện chính uy nghi - Ảnh: Lương Xuân Duy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0