intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên cho trẻ ăn dầu hay mỡ?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Vì vậy, cơ thể trẻ muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên cho trẻ ăn dầu hay mỡ?

  1. Nên cho trẻ ăn dầu hay mỡ? Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Vì vậy, cơ thể trẻ muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ. Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính (google image)
  2. So sánh sự giống và khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật Giống - Đều không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, benzen, chlorofrom. - Đều cung cấp một năng lượng như nhau: 1g cung cấp cho cơ thể 9kcalo. - Đều được cấu tạo bởi các acid béo, gồm carbon, hydro và oxy. Khác - Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hoà) và không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, dầu ca cao). Mỡ động vật chứa nhiều acid béo
  3. no (bão hoà), có khả năng tạo ra cholesterol (trừ mỡ cá thu, cá hồi, cá trích... chứa nhiều omega3 và omega6). - Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, dầu thực vật ở thể lỏng còn mỡ động vật thì đông đặc lại. - Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K, còn mỡ động vật có nhiều vitamin A, D. - Dầu thực vật giúp làm hạ lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, mỡ động vật làm tăng LDL trong máu (ngoại trừ mỡ các loài cá như đã nêu trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường. - Dầu thực vật dễ được dịch mật làm nhũ hoá ở đường ruột nên dễ hấp thu hơn. - Dầu thực vật dễ bị oxy hoá, làm sản sinh một số
  4. chất không có lợi cho sức khoẻ. Mỡ động vật có khả năng cung cấp cholesterol tốt (HDL), cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, làm bền thành mao mạch nên giúp phòng ngừa xuất huyết não, gây đột quỵ. Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật - Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Nên các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo. - Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic - một
  5. axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật. Lưu ý Chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì. - Với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, trẻ 1-2 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30-35% tổng năng lượng khẩu phần. - Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ.
  6. - Bạn nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%. - Nếu bạn đã chuẩn bị thực đơn của bé có các loại thực phẩm giàu chất béo động vật như thịt, trứng, sữa... Lúc này, bạn nên chú ý cân bằng 50% là dầu và 50% là mỡ. - Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ để nấu ăn cho trẻ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống. - Không nướng thức ăn trên bếp than, bếp củi: Khi nướng thịt, chả… trên bếp củi hay bếp than, một số dưỡng chất có thể chuyển hóa thành độc tố gây ung thư. - Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi
  7. cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất, bạn hãy tính toán sử dụng một lượng dầu mỡ sao cho vừa đủ, tránh tình trạng để thừa sau khi nấu. - Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé. - Nếu trẻ đang mắc một trong các bệnh như: Béo phì, tiểu đường… thì không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả... cùng với các loại cá, mỡ cá đã nêu trên. Không ăn các thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt... Theo Mangthai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2