intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi bé bị sốt

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lần đầu làm cha mẹ sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng bối rối khi bé bị ốm, sốt. Bạn băn khoăn, lo lắng và chưa biết nên xử trí ra sao? Những lời khuyên và hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng "ứng phó" kịp thời trong thời điểm này. Biểu hiện - Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều. - Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu. - Mệt mỏi. - Thở gấp. - Ngủ lơ mơ. Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi bé bị sốt

  1. Xử trí khi bé bị sốt Lần đầu làm cha mẹ sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng bối rối khi bé bị ốm, sốt. Bạn băn khoăn, lo lắng và chưa biết nên xử trí ra sao? Những lời khuyên và hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng "ứng phó" kịp thời trong thời điểm này. Biểu hiện - Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều. - Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu. - Mệt mỏi. - Thở gấp. - Ngủ lơ mơ. Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C.
  2. Chăm sóc bé đúng cách. Việc chăm sóc trẻ trong khi bị sốt rất quan trọng, muốn chăm sóc trẻ đúng cách trong khi bị sốt bạn cần thực hiện theo những cách dưới đây: - Quan tâm tới không khí trong phòng. Đối với trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt bạn cần để cho bé nghỉ ngơi trong những căn phòng thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của trẻ. - Dùng một chiếc khăn mặt ướt để đắp lên trán, cổ và tay của trẻ. - Nên cho trẻ uống những loại nước mát như nước lọc, cam, chanh để nhanh chóng cải thiện tình hình.Hạn chế và tốt nhất không nên cho trẻ sử dụng những loại đồ uống có chứa caphêin hay gas khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước. - Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ
  3. loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa. - Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. - Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên. - Không nên đắp cho trẻ quá nhiều chăn, và nếu trẻ còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho trẻ nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ. - Không nên để trẻ một mình khi đo nhiệt độ. - Cần chắc chắn bạn hiểu rõ về cách sử dụng loại nhiệt độ bạn dùng. Nếu bạn sử dụng loại nhiệt độ đo ở trong miệng của trẻ, hãy đặt nhiệt kế phía dưới lưỡi và bỏ nhiệt độ ra trong vòng 2 phút. Không nên để trẻ cắn vào nhiệt độ. - Những loại thuốc như Acetaminophen và Ibuprofen là những loại thuốc giúp nhanh chóng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, ở những trẻ nhỏ, việc sử dụng loại thuốc Ibuprofen sẽ gây nên cho trẻ những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. - Liều lượng thuốc cho trẻ dùng phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng và độ tuổi của trẻ. - Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài. Lưu ý: - Không nên cho trẻ uống nhiều hơn 5 viên thuốc mỗi ngày.
  4. - Không nên cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. - Đọc kỹ nhãn mác bất cứ loại thuốc nào bạn cho trẻ dùng. - Cho trẻ uống đủ lượng nước để phòng tránh tình trạng cơ thể bị khử nước. - Nên để cho trẻ nghỉ ngơi trong những căn phòng yên tĩnh. - Duy trì nhiệt độ trong phòng ở khoảng 21 - 23 độ C. - Mặc cho trẻ những bộ đồ có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Nên gọi cho bác sĩ trong trường hợp nếu: - Trẻ thay đổi thái độ. - Trẻ có biểu hiện đau đầu dữ dội. - Da khô, môi khô kéo dài. - Đau họng kéo dài. - Đau tai. - Sốt kéo dài trong vài ngày. - Đau bụng. - Không có cảm giác đói. - Thở khò khè - Làn da trở nên tím tái.
  5. - Nếu trẻ bị sốt co giật, phải ngay lập tức dùng khăn mềm kẹp giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gẫy xương. Khi ngừng cơn giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ. Sau đó, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2