intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

195
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có người vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm một cái khăn lông dày làm trẻ càng nóng hơn. Có người thấy trẻ bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách bảo vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị rộp miệng, phỏng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt

  1. Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt
  2. Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có người vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm một cái khăn lông dày làm trẻ càng nóng hơn. Có người thấy trẻ bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách bảo vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc bị nghẹt thở. Hoặc có người thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé. Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế. Lau mát hạ sốt cho bé khi:
  3. - Bé bị sốt cao trên 40oC. - Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật. Chuẩn bị dụng cụ: - 5 khăn nhỏ để lau mát. - Thau nước ấm. - Nhiệt kế. Thực hiện: - Đặt bé nằm ngửa trên giường. - Cởi bỏ quần áo trẻ. - Lấy nhiệt độ bé. - Rửa tay. - Chuẩn bị nước lau mát: Cho ít nước lạnh vào trong thau.
  4. + Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh. + Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. - Lau mát + Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. + Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. + Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. + Thay khăn mỗi 2-3 phút. + Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. + Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. + Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ. Những điều không nên làm: - Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  5. - Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ. - Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ. - Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2