intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ nên và không nên làm gì với giấc ngủ ngày của bé

Chia sẻ: Be Bebu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với các bé nhũ nhi thì một vài giấc ngủ ngắn trong ngày là cực kỳ cần thiết. Để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ của trẻ thực sự hiệu quả thì cha mẹ cần biết một số điều sau đây: Điều cha mẹ nên làm Nhận biết dấu hiệu bé muốn ngủ: Dụi mắt, khóc và tất nhiên ngáp là những dấu hiệu điển hình báo hiệu cơn buồn ngủ ở bé. Nếu quá mệt và qua cơn buồn ngủ thì bé sẽ khó khăn hơn để ngủ thiếp đi. Vì thế, nhận biết .những dấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ nên và không nên làm gì với giấc ngủ ngày của bé

  1. Mẹ nên và không nên làm gì với giấc ngủ ngày của bé
  2. Với các bé nhũ nhi thì một vài giấc ngủ ngắn trong ngày là cực kỳ cần thiết. Để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ của trẻ thực sự hiệu quả thì cha mẹ cần biết một số điều sau đây: Điều cha mẹ nên làm Nhận biết dấu hiệu bé muốn ngủ: Dụi mắt, khóc và tất nhiên ngáp là những dấu hiệu điển hình báo hiệu cơn buồn ngủ ở bé. Nếu quá mệt và qua cơn buồn ngủ thì bé sẽ khó khăn hơn để ngủ thiếp đi. Vì thế, nhận biết
  3. những dấu hiệu báo ngủ để đưa bé lên giường là điều cần thiết. Biết bé ngủ đủ: Những bé mới sinh có thể ngủ 16 tiếng mỗi ngày, chỉ tỉnh giấc khi được bú và lúc thay tã, tắm rửa. Khi lớn hơn, thời gian ngủ của bé sẽ giảm xuống trong ngày và tăng dần vào ban đêm. Khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ sâu giấc ban đêm, thêm 2-3 cữ ngủ ngắn trong ngày. Đến khoảng 1 tuổi, bé ngủ 1-2 giấc ban ngày và 11 tiếng về đêm. Cho con bú, nghỉ ít phút rồi mới cho ngủ: Điều tự nhiên là hầu hết các bé đều ngủ ngay sau khi bú. Nên tập cho bé thói quen bú mẹ xong, nghỉ một lát rồi mới ngủ. Có thể nói chuyện với bé hoặc bế thẳng, chỉ cho bé thứ gì thú vị để lấp thời gian trống. Giấc ngủ ngày rất quan trọng với trẻ nhỏ
  4. Ít cữ ngủ ngày nhưng mỗi cữ dài hơn: Bé nhà bạn có là “con sâu” ngủ? Nếu bé đã trên 6 tháng mà vẫn ngủ rất nhiều những giấc ngắn (20 phút/giấc) trong ngày thì bạn nên khuyến khích bé ngủ dài nhưng ít giấc hơn. Cố gắng chơi cùng con khi bé tỉnh táo để giảm thời gian bé ngủ liên tục nhưng không sâu giấc. Điều này có thể kéo dài các giấc ngủ trong ngày của bé, lên 1-2 tiếng/giấc và ban đêm, bé cũng ngủ ngon hơn. Ngủ “có bùn có bữa”: Cho bé ngủ theo thời gian và cố định thời gian này, nếu có thể. Chẳng hạn, cho bé ngủ đúng giờ với những giấc ngủ ban ngày. Tránh ngủ vào lúc chiều muộn. Nếu bé trằn trọc vào ban đêm, nên cho bé ngủ trưa sớm hơn và đánh thức bé vào đầu buổi chiều. Cho bé ngủ trong cũi vào ban đêm và ngay cả ban ngày, nếu bạn muốn tách cho bé ngủ riêng dễ dàng. Xem xét an toàn: Nhiều bé bị ngã vì ngủ ở chỗ không an toàn như đệm nước, ghế sofa, giường của bố mẹ… Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ để hạn chế chứng đột tử ở bé sơ sinh. Loại bỏ chăn, gối thừa, thú bông, đồ mềm khác khỏi chỗ ngủ của bé. Không cho bé ngủ c ùng anh chị lớn hay vật nuôi. Điều cha mẹ không nên làm Đánh thức bé: Bé ngủ thiếp đi trên xe đẩy khi hai mẹ con đi dạo và bạn muốn đánh thức con dậy để đưa bé vào nhà ngủ tiếp? Tuy nhiên, cách này chỉ làm bé thức giấc và khó ngủ lại mà thôi. Với những giấc ngủ ngắn của con (không phải giấc ngủ ban đêm hoặc giấc ngủ buổi trưa, kéo dài vài tiếng), bạn hoàn toàn có thể cho bé chợp mắt trên xe đẩy hay ghế đệm, miễn
  5. là bạn phải luôn để mắt tới con. Không vội vã bế ru con: Hắt hơi, ho, cáu kỉnh, thậm chí hơi quấy khi đang ngủ là phổ biến ở bé. Đó chưa là dấu hiệu mà bạn đã ngay lập tức lao tới bế con lên. Đôi khi, cáu kỉnh hoặc khóc một chút lại là dấu hiệu cho thấy bé vẫn ngủ tốt. Hãy đợi để xem bé có tự ngủ lại được không, đồng thời, kiểm tra những dấu hiệu để đảm bảo bé an toàn, thoải mái và không bị đói là được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2