intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên và không nên khi tập ăn cho bé

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập ăn hay ăn dặm là tập cho bé làm quen dần với các loại thực phẩm, cho đến khi bé ăn được các loại thức ăn giống người lớn. Thông thường, nên cho trẻ tập ăn khi bé được sáu tháng tuổi. Giai đoạn này, trẻ có thể ngồi được và bắt đầu sẵn sàng để nhai các loại thức ăn hỗn hợp. Bạn có thể bắt đầu với các loại thức ăn như trái cây, rau xanh hoặc ngũ cốc được nghiền nát. Cho bé ăn kèm với sữa mẹ, hoặc các loại sữa khác. Số lượng thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên và không nên khi tập ăn cho bé

  1. Nên và không nên khi tập ăn cho bé Tập ăn hay ăn dặm là tập cho bé làm quen dần với các loại thực phẩm, cho đến khi bé ăn được các loại thức ăn giống người lớn. Thông thường, nên cho trẻ tập ăn khi bé được sáu tháng tuổi. Giai đoạn này, trẻ có thể ngồi được và bắt đầu sẵn sàng để nhai các loại thức ăn hỗn hợp. Bạn có thể bắt đầu với các loại thức ăn như trái cây, rau xanh hoặc ngũ cốc được nghiền nát. Cho bé ăn kèm với sữa mẹ, hoặc các loại sữa khác. Số lượng thức ăn cung cấp cho bé trong giai đoạn này không quan trọng bằng việc giúp bé tập làm quen với các loại thực phẩm thay cho sữa.
  2. Tập ăn hay ăn dặm là tập cho bé làm quen dần với các loại thực phẩm Khi bé có thể ăn được nhiều, bạn nên cung cấp cho bé nhiều món ăn khác mà gia đình thường ăn như đậu, thịt, cá, trứng… đã được chế biến, sữa chua và các loại bánh làm từ sữa. Ở giai đoạn này, bạn cũng nên tập cho bé uống nước bằng ly, bằng cách nhấm nháp từng ngụm trong bữa ăn. Uống bằng ly sẽ giúp răng của bé phát triển tốt hơn khi bú nước bằng bình. Mỗi bé có mức độ phát triển khác nhau, nên nếu bạn cảm thấy không chắc chắn đã đến lúc tập cho bé ăn chưa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn cần rửa tay thật sạch khi chuẩn bị thức ăn cho bé và bảo đảm tất cả các dụng cụ chứa đựng cũng như thực phẩm của bé phải được vô trùng.
  3. Những việc nên và không nên làm Nên tập cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm như trái cây và rau nghiền, gạo, mì, đậu Hà Lan hoặc các loại đậu khác cũng như thịt, cá và trứng, được chế biến bằng cách nấu chín. Nên cho bé ăn những loại thức ăn có thể cầm tay như bánh mì, các loại bánh được chế biến từ trái cây, miếng trái cây chín mùi
  4. Nên tập cho bé ăn các loại thức ăn giống như mọi người trong nhà (đã được nghiền nhừ). Như thế bé sẽ quen dần với bữa ăn chung với cả nhà và cũng giúp bạn biết chính xác bé thích ăn loại thực phẩm gì. Nên tập cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, bột lúa mì, và các loại hải sản vào thời điểm thích hợp. Bằng cách này, bạn có thể giúp bé thích nghi dần với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đồng thời phát hiện những vấn đề sức khỏe nếu bé bị dị ứng. Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc các loại sữa khác cùng với ăn dặm, cho đến khi bé được ít nhất một tuổi. Không nên thúc ép, buộc bé phải ăn. Hầu hết các bé đều cảm nhận được khi nào mình đã ăn đủ.
  5. Nếu bé lắc đầu, hoặc quay sang hướng khác, hoặc không chịu mở miệng ăn nữa, bạn không nên ép. Không nên bỏ bé một mình trong khi ăn. Không nên ép buộc bé phải ăn bất cứ loại thực phẩm cứng nào nếu bé không muốn. Bé sẽ ăn những thức ăn đó khi nào chúng đã sẵn sàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1